Luận án Tổ chức không gian các quảng trường đô thị khu trung tâm Thành phố Vientiane, Lào

Khía cạnh địa lý Phần này trình bày các thuộc tính như vị trí, khả năng tiếp cận và khu vực tâm điểm cấu thành khía cạnh địa lý của một Quảng trường đô thị tốt. Địa điểm: là một trong những yếu tố chính hướng dẫn người dân sử dụng một địa điểm công cộng cụ thể. Như đã trình bày, các khu vực Quảng trường nên ở vị trí trung tâm của thành phố và tiếp cận giao thông dễ dàng. Không gian Quảng trường cần có mục đích sử dụng hỗn hợp và đa dạng (như cửa hàng bán lẻ, quán cà phê, ăn uống v.v.) cho nhiều người (giới tính khác nhau, các nhóm tuổi khác nhau .) tạo nên một địa điểm hấp dẫn, sôi động Khả năng tiếp cận: là một yếu tố quan trọng khác góp phần vào sự thành công của một không gian công cộng. Khả năng tiếp cận đối với không gian Quảng trường tại thành phố được nhận thức ở 02 khía cạnh, bao gồm: Tiếp cận ở dạng vật chất (có khoảng cách hợp lý đối với các tuyến đường giao thông công cộng, cơ giới và đi bộ) và tiếp cận bằng thị giác (cần đảm bảo tính xã hội của tầm nhìn ở cự ly không vượt quá 100m) Khu vực tâm điểm - Khu vực Phục vụ Tiềm năng: Một khu vực tâm điểm (hoặc khu vực phục vụ tiềm năng) có nghĩa là khu vực này sẽ đón nhận những người dùng tiềm năng của không gian công cộng. Như đã trình bày ở chương 2, khu vực tâm điểm được hình thành xét về bản chất phụ thuộc vào bán kính phục vụ của nó phải đảm bảo tiêu chí tạo cảm giác thuận tiện và thoải mái cho người đi bộ, xe đạp và ô tô tiếp cận nó.Trong đó, việc ưu tiên phục vụ người đi bộ là yếu tố rất quan trọng. Trẻ em, người già và người khuyết tật có những nhu cầu đặc biệt sao cho việc đi bộ không gặp trở ngại. Vì vậy, để là một không gian Quảng trường tốt và tiềm năng thì bán kính phục vụ của Quảng trường nên trong phạm vi 0,5 km để cho phép người đi bộ tiếp cận thuận tiện.

pdf289 trang | Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức không gian các quảng trường đô thị khu trung tâm Thành phố Vientiane, Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH -------------------- SITHIPHONE BOUTTIVONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH -------------------- SITHIPHONE BOUTTIVONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9.58.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS.KTS. VŨ THỊ HỒNG HẠNH 2. TS.KTS. TRƯƠNG THANH HẢI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và tôi chịu trách nhiệm về tính xác thực của các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án. Nghiên cứu sinh SITHIPHONE BOUTTIVONG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài: ....................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................... 4 3. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................... 6 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ....................... 7 6. Những đóng góp của luận án: ............................................................ 7 7. Nội dung và cấu trúc của luận án: ..................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ - VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG GIAN TRONG BỐI CẢNH THÀNH PHỐ VIENTIANE – LÀO .... 9 1.1. Những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến đối tượng nghiên cứu 9 1.1.1. Không gian đô thị .................................................................... 9 1.1.2. Không gian công cộng ........................................................... 13 1.1.3. Quảng trường đô thị .............................................................. 14 1.2. Tổng quan về Quảng trường đô thị trên thế giới ............................. 16 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quảng trường . 16 1.2.2. Phân loại Quảng trường trong đô thị ..................................... 26 1.2.3. Xu thế phát triển của Quảng trường trong đô thị .................. 28 1.2.4. Nhận xét chung ...................................................................... 31 1.3. Tổng quan về thành phố Vientiane và Hệ thống Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào ................................................................ 32 1.3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Vientiane - Lào ................................................................................ 32 1.3.2. Giới thiệu chung hệ thống Quảng trường của thành phố Vientiane - Lào ................................................................................ 35 1.3.3. Đánh giá sơ bộ hiện trạng tổ chức không gian các Quảng trường của thành phố Vientiane - Lào. ............................................ 38 1.4. Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài 40 1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ................................ 40 1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (nước CHDCND Lào) 43 Kết luận chương 1 ................................................................................... 47 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐO THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE - LÀO ............ 50 2.1. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng Quảng trường tại thành phố Vientiane .................................................................................................. 51 2.1.1. Khía cạnh địa lý ..................................................................... 51 2.1.2. Khía cạnh vật chất ................................................................. 52 2.1.3. Các khía cạnh về hành vi và tâm lý ....................................... 58 2.1.4. Các khía cạnh về quản lý ....................................................... 58 2.2. Cơ sở hiện trạng thành phố Vientiane - Lào .................................... 59 2.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 59 2.2.2. Văn hóa xã hội ....................................................................... 60 2.2.3. Kinh tế - kỹ thuật ................................................................... 69 2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian Quảng trường đô thị . 74 2.3.1. Đặc điểm về vị trí của Quảng trường .................................... 74 2.3.2. Đặc điểm về yếu tố tự nhiên .................................................. 76 2.3.3. Đặc điểm về yếu tố chính trị ................................................. 79 2.3.4. Đặc điểm về yếu tố kinh tế .................................................... 81 2.3.5. Đặc điểm về yếu tố tôn giáo - tín ngưỡng ............................. 83 2.3.6. Đặc điểm về yếu tố văn hóa - xã hội ..................................... 85 2.3.7. Đặc điểm về yếu tố công nghệ - vật liệu ............................... 88 2.3.8. Đặc điểm về tỉ lệ con người và không gian Quảng trường ... 91 2.3.9. Cơ sở về phát triển bền vững ................................................ 94 2.4. Cơ sở pháp lý ................................................................................... 95 2.4.1. Văn bản pháp lý ..................................................................... 96 2.4.2. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị thủ đô Vientiane .... 97 2.5. Khảo sát ý kiến của người liên quan về chất lượng không gian 04 Quảng trường khu trung tâm TP Vientiane – Lào ................................. 100 2.5.1. Mục đích khảo sát................................................................ 101 2.5.2. Cấu trúc bảng câu hỏi và kỹ thuật thiết kế phiếu khảo sát .. 102 2.5.3. Phân tích xử lý Kết quả khảo sát ......................................... 102 2.5.4. Đánh giá chất lượng không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào - Kết quả khảo sát .............................. 102 Kết luận chương 2 ................................................................................. 103 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO ................................................................................................................................. 105 3.1. Quan điểm và nguyên tắc chung cho việc tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane .............................................................. 106 3.1.1. Quan điểm tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane ........................................................................................ 106 3.1.2. Nguyên tắc chung tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane ................................................................................. 111 3.2. Đề xuất mô hình tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane ................................................................................................ 115 3.2.1. Quan niệm tổ chức không gian Quảng trường theo xu hướng bền vững hiện nay: ......................................................................... 115 3.2.2. Cấu trúc không gian Quảng trường: .................................... 117 3.2.3. Mô hình Quảng trường trong cấu trúc không gian toàn đô thị 118 3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào ............................................................................... 121 3.3.1. Hình thái không gian quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào .............................................................................. 121 3.3.2. Tổ chức KGQTĐT xem xét đặc điểm về vị trí ................... 126 3.3.3. Tổ chức KGQTĐT kết hợp hài hòa với yếu tố tự nhiên ..... 128 3.3.4. Tổ chức KGQTĐT xem xét đặc điểm về chính trị .............. 129 3.3.5. Tổ chức KGQTĐT gắn liền đặc điểm về kinh tế ................ 130 3.3.6. Tổ chức KGQTĐT cần gắn liền với đặc điểm về văn hóa - xã hội 131 3.3.7. Tổ chức KGQTĐT thể hiện được đặc điểm về tôn giáo - tín ngưỡng ........................................................................................... 132 3.3.8. Tổ chức KGQTĐT xem xét yếu tố công nghệ - vật liệu ..... 133 3.3.9. Tổ chức KGQTĐT coi trọng vấn đề tỷ lệ con người .......... 134 Kết luận chương 3 ................................................................................. 137 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .................. 138 4.1. Bàn luận hệ thống hóa các nguyên tắc quy hoạch tổ chức không gian hệ thống Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane ........................ 138 4.2. Bàn luận khả năng ứng dụng của các giải pháp cải tạo không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane ....................................... 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ................................................................................... 142 1. KẾT LUẬN .................................................................................... 142 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Sơ đồ liên hệ giữa phương pháp nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Bảng 02: Cấu trúc của luận án Bảng 03: Bảng thống kê các yếu tố vật chất (i) và hoạt động (ii) tại 04 Quảng trường ở thành phố Vientiane Bảng 04: Sơ đồ nội dung chương 1 Bảng 05: Các bước thực hiện và phương pháp nghiên cứu được sử dụng Bảng 06: Bảng tổng hợp tiêu chí hình dạng Quảng trường Bảng 07: Bảng tổng hợp tiêu chí quy mô & kích thước của Quảng trường Bảng 08: Bảng thống kê các ngày lễ hội chính theo Phật lịch hằng năm Bảng 09: Thay đổi mật độ dân số theo quận/huyện của Thủ đô Vientiane Bảng 10: So sánh tốc độ tăng trưởng GPD của tài chính từng năm với chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần 7 (7th NSEDP) Bảng 11: Các hướng dẫn về dịch vụ tiềm năng Bảng 12: Thang giá trị chung nhất của toàn xã hội Lào Bảng 13: Các yếu tố cấu thành không gian Quảng trường Bảng 14: Kích thước và tỷ lệ không gian Quảng trường Bảng 15: Tương quan tỉ lệ giữa vật thể và chiều cao người Bảng 16: Tầm nhìn phát triển của thủ đô Vientiane Bảng 17: Khung đánh giá chất lượng không gian Quảng trường Bảng 18: Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của khách thể khi sử dụng không gian Quảng trường trung tâm TP Vientiane Bảng 19: Sơ đồ nội dung Chương 2 Bảng 20: Bảng so sánh mô hình thông thường và đề xuất của phát triển bền vững Bảng 21: Bảng tổng hợp các khía cạnh của một Quảng trường thông minh Bảng 22: Bảng tổng hợp mô hình phát triển một Quảng trường bền vững Bảng 23: Sơ đồ bán kính phục vụ các Quảng trường trong thành phố ii Bảng 24: Sơ đồ & Bảng tổng hợp sự tương quan của giữa các tiêu chí đánh giá chất lượng không gian Quảng trường và các nhóm giải pháp cải tạo Bảng 25: Sơ đồ & Bảng tổng hợp các hình thái vây bọc các Quảng trường Bảng 26: Tổng hợp các chất lượng không gian quảng trường Thành phố Vientiane, Lào Bảng 27: Bảng mô tả tạo vùng “tiện nghi nhiệt” bằng giải pháp trồng cây xanh và hạn chế quy mô công trình xung quanh Quảng trường Bảng 28: Bảng tổng hợp tính hiệu quả của sự giao tiếp theo cự ly tầm nhìn trong không gian Quảng trường Bảng 29: Tổng hợp một số giải pháp mang tính định hướng tổ chức không gian Quảng trường thành phố Vientiane – Lào Bảng 30: Sơ đồ nội dung Chương 3 Bảng 31: Sơ đồ & Bảng tổng hợp sự tương quan của giữa các tiêu chí đánh giá chất lượng không gian Quảng trường và các nhóm giải pháp cải tạo iii DANH MỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Hình 1.1: Quảng trường công cộng trong bối cảnh không gian Hình 1.2: Các yếu tố Cảm nhận về địa điểm theo Punter (1991) Hình 1.3: Các yếu tố về địa điểm theo Montgomery (1998) Hình 1.4: Sơ đồ biểu thị sự ra đời của các quảng trường trên thế giới và tại TP Vientiane (Lào) Hình 1.5: Bản đồ vị trí Cộng hòa dân chủ nhân nhân Lào và thành phố Vientiane Hình 1.6: Bản đồ quy hoạch phân vùng của thành phố Vientiane Hình 1.7: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố Vientiane đến năm 2030 Hình 1.8: Bản đồ thành phố Vientiane cổ (Thời kỳ Lanxang (Triệu Voi) Hình 1.9: Bản đồ vương quốc Vientiane 1707 – 1828 Hình 1.10: Phương án quy hoạch mở rộng Vientiane Hình 1.11: Quy hoạch mở rộng Vientiane 3,920 km Hình 1.12: Mô hình đô thị đa tâm Vientiane Hình 1.13: Quy hoạch sử dụng đất TP Vientiane năm 2020 Hình 1.14: Các dự án đang triển khai tại thành phố Vientiane Hình 1.15: Quy hoạch sử dụng đất TP Vientiane năm 2020 Hình 1.16: Bản đồ vị trị quảng trường nằm trong 3 quận trung tâm Hình 1.17: Mặt bằng tổng thể quảng trường Chao Fa ngum Hình 1.18: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường Chao Fa ngum Hình 1.19: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường Chao Fa ngum Hình 1.20: Mặt bằng tổng thể Quảng trường Patuxay Hình 1.21: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường Patuxay Hình 1.22: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường Patuxay Hình 1.23: Mặt bằng tổng thể Quảng trường That Luang Hình 1.24: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường That Luang Hình 1.25: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường That Luang iv Hình 1.26: Mặt bằng tổng thể quảng trường Chao Anouvong Hình 1.27: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường Chao Anouvong Hình 1.28: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường Chao Anouvong CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC Hình 2.1: Bản đồ địa hình và thủy văn thành phố Vientiane Hình 2.2: Hiện trạng hệ thống giao thông tại thành phố Vientiane Hình 2.3: Bản đồ phân khu các quận/huyện trong thành phố Vientiane Hình 2.4: Bản đồ biểu hiện sự liên kết vùng của thành phố Vientiane CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hình 3.1: Định hướng mở rộng không gian Quảng trường Sơ đồ 1 Hình 3.2: Định hướng mở rộng không gian quảng trường Sơ đồ 2, Sơ đồ 3 Hình 3.3: Quảng trường Sơ đồ 3 thể hiện mức độ và khả năng ‘bảo vệ’ Hình 3.4: Quảng trường Chao Fa Ngum và khả năng mở rộng Hình 3.5: Quảng trường và khả năng mở rộng Hình 3.6: Quảng trường That Luang và khả năng mở rộng Hình 3.7: Quảng trường Chao Anouvong và khả năng mở rộng Hình 3.8: Quảng trường với sơ đồ không gian thể hiện mức độ và khả năng khai thác cải tạo cảnh quan Hình 3.9: Quảng trường với sơ đồ không gian thể hiện bản sắc văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng Hình 3.10: Hình ảnh minh họa một số ứng dụng công nghệ vật liệu (hứa hẹn) thành công tại Lào v DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT - Chữ viết tắt tiếng Việt: CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CSHT: Cơ sở hạ tầng CNTT: Công nghệ thông tin ĐT: Đô thị KG: Không gian KGCC: Không gian công cộng KGQTĐT: Không gian Quảng trường đô thị KTCQ: Kiến trúc cảnh quan SCN: Sau công nguyên TCN: Trước Công nguyên TP: Thành phố QHĐT: Quy hoạch đô thị QTĐT: Quảng trường đô thị YTTN: Yếu tố tự nhiên - Chữ viết tắt tiếng Anh: CBD: Central Business District GDP: Gross Domestic Product ICT: Information & Communications Technologies SPSS: Statistical Package for the Social Sciences USD: United States Dolla VUDAA: Vientiane Urban Development and Administration Authority PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài: Trong xã hội hiện đại, đời sống con người ngày càng phát triển, kéo theo điều kiện sống và nhu cầu hưởng thụ ngày một tăng cao. Khái niệm "hưởng thụ" ở đây được hiểu là hưởng thụ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Đô thị càng hiện đại, người dân càng có nhiều cơ hội tiếp cận với những hình thức giải trí mới mẻ, sinh động, càng có nhiều cơ hội trải nghiệm những tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí. Tất cả những bức tranh đẹp đẽ về một đô thị hài hòa, bền vững về mặt xã hội và hạ tầng chỉ có thể được vẽ nên một khi người dân cảm thấy thoải mái khi sống trong đô thị đó, đồng thời sự tương tác giữa các cư dân thành phố cũng phải được kích thích và phát triển một cách tích cực. Từ đó, vai trò của không gian công cộng đô thị trong đời sống xã hội đã trở nên vô cùng quan trọng. Luận án này đặt ra vấn đề xem xét không gian công cộng và không gian công cộng đô thị, tập trung vào thể loại Quảng trường, dưới góc độ xã hội – hành vi con người trong bối cảnh mới, nhằm hướng tới việc đảm bảo vai trò và chất lượng của không gian công cộng (Quảng trường đô thị). Từ đó khuyến khích, thuyết phục người dân tăng cường việc giao tiếp xã hội cũng như các hoạt động mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, môi trường khác trong không gian Quảng trường. Các Quảng trường công cộng làm tăng sự đáng sống của đô thị, tạo động lực cho sự phát triển của khu vực trung tâm thành phố. Đồng thời, các Quảng trường cũng đóng vai trò đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao, vui chơi giải trí, tham quan du lịch,v.v Quảng trường còn là nơi phát huy những giá trị kinh tế - văn hóa - du lịch, và là trung tâm cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, sự kiện văn hóa đời sống kinh tế, chính trị, từ đó góp phần tạo điểm mạnh cho các thành phố. Quảng trường đô thị được coi là chìa khóa để khôi phục các khu trung tâm đang bị áp lực trầm trọng. Hiện nay, trong các quốc gia đang phát triển, ngày càng nhiều Quảng trường công cộng và không gian mở đã và đang được triển khai, mà không phải là các đại dự án (mega-projects) lãng phí. Các Quảng trường công cộng đang có một bước phát triển thật sự mạnh mẽ, trở thành hướng đi bền vững để làm cho các khu 2 trung tâm đô thị trở nên sống động hơn. Nếu coi một thành phố là một thực thể sống, thì những công viên cây xanh hay vườn hoa được nhìn nhận như là những lá phổi của cơ thể ấy. Còn Quảng trường có thể coi là trái tim, củng cố và duy trì sức sống cho cơ thể đô thị. Nhìn lại các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Bangkok (Thái Lan) và Jarkata (Indonesia), việc thiết kế và quy hoạch Quảng trường trong không gian đô thị vẫn chưa được chú trọng và nhìn nhận một cách đúng mức. Những địa điểm được coi là lý tưởng cho các hoạt động của cư dân lại thiếu các công trình dịch vụ, trong khi những khu trung tâm dịch vụ giải trí thì không gian trống lại quá nhỏ về diện tích và manh mún, hời hợt về mặt thiết kế kiến trúc để được coi là Quảng trường. Hơn nữa, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên báo động do sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Khu vực đô thị trung tâm trở nên ngày một nén, mật độ xây dựng tăng, con người cần nhiều hơn những không gian an toàn, hấp dẫn cho những hoạt động xã hội mà những không gian công cộng hiếm hoi hiện hữu không đủ tầm để giải quyết các nhu cầu đó. Từ thực trạng đó, thành phố Vientiane cần thiết phải bắt đầu có những nghiên cứu nghiêm túc về việc quy hoạch và kiến tạo những Quảng trường sinh động, hấp dẫn, tôn trọng những khoảng hở quý giá trong thành phố, tạo nên sức sống cho đô thị. Trong khuôn khổ hòa nhập quốc tế trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Lào đã tích cực xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị để đáp ứng được nhu cầu phát triển của từng giai đoạn. Hiện nay, có khoảng 40% dân số cả nước sống tại đô thị và tương lai không xa, s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_khong_gian_cac_quang_truong_do_thi_khu_trung.pdf
  • pdf1. TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN - TIẾNG VIỆT - NCS SITHIPHONE BOUTTIVONG.pdf
  • pdf2. TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN - TIẾNG ANH - NCS SITHIPHONE BOUTTIVONG.pdf
  • pdf3. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ - TIẾNG VIỆT - NCS SITHIPHONE BOUTTIVONG.pdf
  • pdf4. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ - TIẾNG ANH - NCS SITHIPHONE BOUTTIVONG.pdf
  • pdf6. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ - NSC SITHIPHONE BOUTTIVONG.pdf
  • pdf769- Quyet dinh ve viec thanh lap Hoi dong danh gia luan an tien si cap Truong.pdf