Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho giao dịch ngày càng tăng
trưởng đa dạng và phức tạp. Nếu các giao dịch không bảo đảm an toàn sẽ dẫn đến
những tranh chấp, gây thiệt hại cho các bên tham gia và cho xã hội. Do vậy, cần
phải có một cơ chế pháp lý bảo đảm an toàn cho các giao dịch theo nhu cầu của xã
hội và theo yêu cầu của quản lý nhà nước trong việc điều hành nhằm ổn định trật tự
xã hội. Đó là nguyên nhân mà hoạt động công chứng khởi thủy, tồn tại và phát triển
như ngày nay.
Hoạt động công chứng cung cấp chứng cứ có tính xác thực cao hơn những
chứng cứ khác trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, hướng hành động của
họ thành hành vi xử sự hợp pháp, chuyển hóa các quy định của pháp luật thành thực
tiễn pháp lý sinh động và phong phú của cuộc sống, phục vụ nhu cầu của xã hội.
Xét ở phương diện quản lý nhà nước, hoạt động công chứng tạo ra loại chứng cứ
xác thực, hợp pháp, kịp thời hỗ trợ và bổ trợ cho hoạt động tư pháp. Xét ở phương
diện xã hội, hoạt động công chứng bảo đảm cho các giao dịch vận hành theo trật tự
pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, tạo sự ổn định và
an toàn của giao dịch trong đời sống xã hội.
Hoạt động công chứng ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận và có ý nghĩa to lớn, góp phần duy trì trật tự, an toàn pháp
lý của các giao dịch trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đang đặt ra
đối với hoạt động công chứng nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, như cùng tồn
tại và hoạt động của hai loại hình TCHNCC, một là PCC do Nhà nước tổ chức
thành lập và hai là VPCC do tư nhân thành lập, cùng thực hiện chức năng cung cấp
dịch vụ công chứng; phạm vi hoạt động công chứng và chứng thực có sự pha trộn,
đan xen và chưa phân định rõ ràng về bản chất. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức và
hoạt động của TCHNCC chưa được xây dựng. Đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa hai
loại hình khác nhau của TCHNCC với cơ chế tài chính khác nhau đang ảnh hưởng
đáng kể đến vấn đề phát triển và bảo đảm cho sự hoạt động ổn định và bền vững
của hệ thống các TCHNCC ở Việt Nam.
158 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----o0o-----
HOÀNG MẠNH THẮNG
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----o0o-----
HOÀNG MẠNH THẮNG
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ
HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa trong Luận án
được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố
trong công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Mạnh Thắng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến PGS.TS. Lê Thị Bích Thọ, cùng đội ngũ
các Thầy, Cô của Học viện Khoa học Xã hội, Bộ Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội
và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - những người đã truyền cảm hứng, động viên,
trực tiếp hướng dẫn, góp ý giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Mạnh Thắng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 7
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ................................................................ 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 23
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG .... 24
2.1. Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề
công chứng ................................................................................................. 24
2.2. Khái quát lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức
hành nghề công chứng .............................................................................. 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG
CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY........................... 64
3.1. Thực trạng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức
hành nghề công chứng ở Việt Nam .......................................................... 64
3.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
theo pháp luật Việt Nam hiện nay ............................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 113
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG
CHỨNG Ở VIỆT NAM .............................................................................. 114
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam114
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở
Việt Nam ................................................................................................. 124
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 138
KẾT LUẬN .................................................................................................. 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................ 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 142
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCV Công chứng viên
PCC Phòng công chứng
VPCC Văn phòng công chứng
TCHNCC Tổ chức hành nghề công chứng
VBCC Văn bản công chứng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ số 1: Số lượng của các TCHNCC .......................................................................... 89
Biểu đồ số 2: CCV qua đào tạo, tập sự và không qua đào tạo, tập sự trong 5 năm kể từ
khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực ............................................................... 110
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho giao dịch ngày càng tăng
trưởng đa dạng và phức tạp. Nếu các giao dịch không bảo đảm an toàn sẽ dẫn đến
những tranh chấp, gây thiệt hại cho các bên tham gia và cho xã hội. Do vậy, cần
phải có một cơ chế pháp lý bảo đảm an toàn cho các giao dịch theo nhu cầu của xã
hội và theo yêu cầu của quản lý nhà nước trong việc điều hành nhằm ổn định trật tự
xã hội. Đó là nguyên nhân mà hoạt động công chứng khởi thủy, tồn tại và phát triển
như ngày nay.
Hoạt động công chứng cung cấp chứng cứ có tính xác thực cao hơn những
chứng cứ khác trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, hướng hành động của
họ thành hành vi xử sự hợp pháp, chuyển hóa các quy định của pháp luật thành thực
tiễn pháp lý sinh động và phong phú của cuộc sống, phục vụ nhu cầu của xã hội.
Xét ở phương diện quản lý nhà nước, hoạt động công chứng tạo ra loại chứng cứ
xác thực, hợp pháp, kịp thời hỗ trợ và bổ trợ cho hoạt động tư pháp. Xét ở phương
diện xã hội, hoạt động công chứng bảo đảm cho các giao dịch vận hành theo trật tự
pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, tạo sự ổn định và
an toàn của giao dịch trong đời sống xã hội.
Hoạt động công chứng ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận và có ý nghĩa to lớn, góp phần duy trì trật tự, an toàn pháp
lý của các giao dịch trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đang đặt ra
đối với hoạt động công chứng nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, như cùng tồn
tại và hoạt động của hai loại hình TCHNCC, một là PCC do Nhà nước tổ chức
thành lập và hai là VPCC do tư nhân thành lập, cùng thực hiện chức năng cung cấp
dịch vụ công chứng; phạm vi hoạt động công chứng và chứng thực có sự pha trộn,
đan xen và chưa phân định rõ ràng về bản chất. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức và
hoạt động của TCHNCC chưa được xây dựng. Đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa hai
loại hình khác nhau của TCHNCC với cơ chế tài chính khác nhau đang ảnh hưởng
đáng kể đến vấn đề phát triển và bảo đảm cho sự hoạt động ổn định và bền vững
của hệ thống các TCHNCC ở Việt Nam...
2
Thực tiễn cũng cho thấy, việc xác định rõ VPCC là tổ chức kinh tế có ý
nghĩa quan trọng trong cách thức vận hành hoạt động. Một tổ chức kinh tế hoạt
động với mục đích lợi nhuận thì điều đương nhiên là phải vận hành theo quy luật
của thị trường và chịu sự điều tiết của thị trường, dịch vụ công chứng phải được coi
như một sản phẩm dịch vụ do tổ chức đó cung cấp. VPCC sẽ bình đẳng với các tổ
chức kinh tế khác về mặt địa vị pháp lý trong một số quy định chung áp dụng cho
các tổ chức kinh tế, ví dụ như có thể có nhiều hơn một con dấu để phục vụ cho nhu
cầu hoạt động, cách thức hạch toán và nộp thuế, các chính sách với người lao động
hoặc các chính sách ưu đãi áp dụng cho tổ chức kinh tế khi thành lập và hoạt động ở
địa bàn kinh tế khó khăn...
Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia trên thế
giới trong việc tổ chức và hoạt động của TCHNCC nhằm tiếp thu có chọn lọc
những yếu tố phù hợp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở
Việt Nam, để phát triển ổn định, bền vững cũng là điều cần thiết. Từ đó, đặt ra yêu
cầu phải được nghiên cứu, đánh giá toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
về tổ chức và hoạt động của TCHNCC làm cơ sở khoa học để định hướng, đề xuất và
kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam, dưới giác độ tổ
chức cung cấp và bảo đảm cung cấp dịch vụ công chứng – một loại dịch vụ công thiết
yếu như một chức năng phục vụ xã hội của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nhận thức
đúng đắn về tổ chức và hoạt động của TCHNCC là một yêu cầu cần thiết phục vụ cho
việc hoàn thiện thể chế công chứng theo chủ trương xã hội hóa, đáp ứng yêu cầu của
công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
Với những phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động
của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên
cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam, đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ
chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ
cụ thể như sau:
Một là, thực hiện tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án nhằm rút ra những kết quả mà luận án có thể kế thừa và xác định những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu trong nội dung luận án; xác định rõ cơ sở lý thuyết
nghiên cứu và hướng tiếp cận nghiên cứu.
Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động
của TCHNCC; nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia theo hệ phái
công chứng Latinh về tổ chức và hoạt động của TCHNCC và rút ra những giá trị
tham khảo cho Việt Nam.
Ba là, khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
TCHNCC theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nhằm làm rõ những ưu điểm, đồng
thời, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
Bốn là, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp
luật cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của TCHNCC; hệ thống các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức và hoạt động của TCHNCC; kinh nghiệm
pháp luật một số quốc gia trên thế giới về tổ chức và hoạt động của TCHNCC làm cơ
sở để so sánh, đối chiếu, đánh giá với tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của
TCHNCC theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án này
tập trung vào loại hình VPCC - là các tổ chức tư (được vận hành theo loại hình
doanh nghiệp công ty hợp danh), được Nhà nước giao quyền để cung cấp dịch vụ công,
để xem xét, đánh giá PCC trong mối quan hệ “song hành” trong giai đoạn hiện nay
cùng với VPCC thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công chứng thiết yếu cho xã hội
4
ở Việt Nam, nhưng không đi sâu nghiên cứu những quy định pháp luật về việc tổ chức
và hoạt động của PCC với tư cách là đơn vị sự nghiệp công lập.
Về không gian và thời gian, đề tài luận án được thực hiện trên phạm vi cả
nước, kể từ thời điểm Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2015 cho đến nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó vận
dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý phù hợp với yêu cầu nghiên cứu
từng nội dung của luận án, cụ thể như sau:
Chương 1, sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa,
phương pháp phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công
bố để làm rõ các nội dung, kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xác
định những vấn đề mà luận án kế thừa, những vấn đề mà luận án cần tiếp tục triển
khai trong nội dung nghiên cứu.
Chương 2, sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương
pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp
diễn dịch để phân tích, luận giải, khái quát các phạm trù có tính lý luận liên quan tới
việc tổ chức và hoạt động của TCHNCC. Trong chương này, tác giả cũng sử dụng
phương pháp so sánh để tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về tổ chức và hoạt
động của TCHNCC.
Chương 3, sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân tích nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn tổ chức và
hoạt động của TCHNCC, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp
luật liên quan.
Chương 4, sử dụng phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân tích và phương pháp so sánh, để đề xuất định hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam hiện nay.
5
5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của
TCHNCC ở Việt Nam. Luận án có một số đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận pháp
luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC và việc cần thiết phải phân định về hoạt
động công chứng là hoạt động hành nghề của CCV với hoạt động hỗ trợ cho hoạt
động hành nghề của CCV. Đây là luận cứ khoa học quan trọng cho việc hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của
TCHNCC ở Việt Nam.
Thứ hai, Luận án đã làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức và hoạt
động của TCHNCC thông qua việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật
hiện hành và áp dụng các quy định này trong thực tiễn, từ đó chỉ ra những hạn chế,
bất cập của quy định pháp luật liên quan.
Thứ ba, Luận án nêu rõ sự cần thiết và các định hướng, đồng thời, đề xuất
các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần củng cố và hoàn
thiện thêm những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở
Việt Nam phù hợp với mô hình công chứng hiện đại và pháp luật về công chứng
của nhiều nước trên thế giới.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể trở thành tài liệu
tham khảo có giá trị đối với các cơ quan có thẩm quyền khi nghiên cứu, sửa đổi
Luật Công chứng năm 2014; là tài liệu hướng dẫn áp dụng trong việc tổ chức và
hoạt động của TCHNCC; đồng thời, là tài liệu để phục vụ giảng dạy, bồi dưỡng và
học tập về TCHNCC ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
án được kết cấu 4 chương, cụ thể như sau:
6
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ
chức hành nghề công chứng
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của tổ chức
hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ở
Việt Nam
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công chứng và nghề
công chứng
Theo tác giả Tuấn Đạo Thanh (2008), trong “Nghiên cứu pháp luật về công
chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho
việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, nghề công chứng
đã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm vào những ngày đầu của những nền văn minh
cổ đại. Ở thời kỳ Ai Cập cổ đại đã xuất hiện các tu sĩ (theo tiếng Latinh là
“Scribae”) chuyên ghi chép lại những ghi nhớ, văn bản, quyết định của các sự kiện
quan trọng và cấp bản sao tài liệu công (Public Documents) cũng như tài liệu tư
(Private Documents). Đến thời kỳ La Mã cổ đại, những kỹ năng lập, giải quyết và
lưu giữ văn bản được nâng cao và có vai trò quan trọng trong lĩnh vực công lẫn tư.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nghề công chứng thời La Mã cổ đại đi cùng với
phát triển của Nhà nước và pháp luật La Mã cổ đại. Khi đế chế La Mã cổ đại sụp
đổ, những nội dung pháp luật dân sự và nghề công chứng đã kịp du nhập vào hệ
thống pháp luật của những quốc gia khác.
Nghề công chứng đã xuất hiện ở Cộng hòa Pháp từ những năm 1270, ở Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ từ những năm 1650, ở Vương quốc Anh từ trước năm 1279. Ở
Châu Á, hệ thống công chứng ở Nhật Bản đã có trên 110 năm lịch sử. Theo chính
các luật gia của Nhật Bản nhận xét, thì hệ thống công chứng của họ chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi hệ thống công chứng của Cộng hòa Pháp và có tiếp thu một số quy định
về công chứng Cộng hòa Liên bang Đức cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch
sử riêng của Nhật Bản [78].
Theo tác giả Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp
luật, thì hoạt động công chứng đã được hình thành và phát triển ở hầu hết các nước
trên thế giới, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và hệ thống pháp luật
8
của mỗi nước. Công chứng đã và đang trở thành một nghề ở nhiều nước trên thế
giới [92, tr.289-290].
Theo các nghiên cứu và giải thích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là
nghề sớm xuất hiện trong lịch sử loài người với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản
và làm chứng của CCV như là một nhân viên công.
Theo tác giả Nguyễn Văn Toàn (2004), Công chứng Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường hướng theo mô hình công chứng Latinh, trên thế giới cho đến nay,
nghề công chứng theo những mô hình công chứng tồn tại ở hầu hết các quốc gia và
hình thành nên ba hệ thống công chứng cơ bản như sau:
(i) Hệ thống công chứng Latinh (chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống luật
La mã, còn gọi là hệ thống dân luật - Civil Law), tồn tại ở hầu hết các nước châu Âu
(trừ Đan Mạch và Anh); châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp); các nước châu
Mỹ - Latinh, bang Quebec của Canada, bang Luisane của Hoa Kỳ, một số nước
châu Á (Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ...);
(ii) Hệ thống công chứng Anglo-Saxon, gắn liền với hệ thống pháp luật
Anglo-Saxon (Hệ thống thông luật - Common Law), tồn tại ở các quốc gia: Vương
quốc Anh, Mỹ (trừ bang Luisane), Canada (trừ bang Quebec), Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Đài Loan...;
(iii) Hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể hay công chứng
nhà nước) tồn tại ở các nước XHCN trước đây gồm: Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức,
Bungari, Hungari, Rumani, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam [74].
Ở Việt Nam, hoạt động công chứng đã được hình thành vào thời kỳ Pháp
thuộc. Theo tác giả Trần Văn Hạnh (2016), Tổng quan về nghề công chứng, thời
Pháp thuộc, hoạt động công chứng được định hình rõ nét ở Việt Nam với sự xuất
hiện tổ chức công chứng với tên gọi là Phòng Chưởng khế theo mô hình và thể thức
công chứng của Cộng hòa Pháp [37].
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Mạnh Thắng (2008), Điều chỉnh pháp lý
hoạt động công chứng tại Văn phòng công chứng dưới giác độ pháp luật doanh
nghiệp, ở thời kỳ chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại chế định công chứng
còn được gọi là “chưởng khế” lập, bảo quản và gìn giữ các khế ước (hợp đồng).
9
Phòng Chưởng khế là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, được thiết lập trong một
quản hạt của Tòa án sơ thẩm hay hòa giải rộng quyền tùy thuộc Bộ Tư pháp. Hoạt
động chưởng khế thuộc thể chế công chứng nhà nước, chưởng khế do Nhà nước bổ
nhiệm [81, tr.11].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hiến (1996), Những vấn đề cơ bản về tổ chức và
hoạt động công