Thứ nhất, luận án đã xây dựng khái niệm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm
tội có tổ chức với những dấu hiệu đặc trưng của nó.
Thứ hai, luận án đã phân tích làm rõ nội dung của các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức.
Thứ ba, luận án đã phân tích làm rõ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật
hình sự đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức tại thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 trên cơ sở phân tích, đánh giá
các kết quả đạt được trong định tội danh và trong quyết định hình phạt đối với
người phạm tội này có chứng minh bằng một số vụ án cụ thể, đồng thời chỉ ra được
những vướng mắc, hạn chế, vi phạm, sai lầm và nguyên nhân của những vướng
mắc, hạn chế, vi phạm, sai lầm đó.
Thứ tư, luận án đã nêu ra các yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng
áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản dưới hình thức
phạm tội có tổ chức; đề xuất được một số giải pháp có đóng góp cho việc nâng cao
chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình
thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
198 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN TRỌNG CHỈNH
TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI
CÓ TỔ CHỨC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN TRỌNG CHỈNH
TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI
CÓ TỔ CHỨC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. HỒ TRỌNG NGŨ
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc và trích dẫn
rõ ràng.
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2022
NGƯỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu ....... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu ........ 15
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
trong luận án ..................................................................................................... 29
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 32
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC ......... 33
2.1. Những vấn đề lý luận về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức 33
2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản dưới hình
thức phạm tội có tổ chức .................................................................................. 56
2.3. Quy định của Bộ luật hình sự một số nước khác trên thế giới về tội
cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức ............................................. 78
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 86
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI CÓ
TỔ CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 87
3.1. Khái quát tình hình tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức
xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2021 ........ 87
3.2. Thực tiễn định tội danh tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ
chức của các cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố Hồ Chí Minh ............... 94
3.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức
phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................. 109
3.4. Nguyên nhân của những sai lầm, vướng mắc trong việc áp dụng quy định
của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức ... 130
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 140
Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP
DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN
DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC ............................................. 141
4.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự
đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức .......................... 141
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình
sự đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức ..................... 148
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 171
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 176
PHỤ LỤC .............................................................................................................. Pl.1
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BLHS Bộ luật hình sự
2 CTTP Cấu thành tội phạm
3 TAND Tòa án nhân dân
4 TNHS Trách nhiệm hình sự
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát triển toàn diện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã và đang mang lại những thành tựu
to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những thành tựu đó, mặt
trái của nền kinh tế thị trường cũng kéo theo nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực, trong
đó có tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm phạm sở hữu, trong đó có
tình hình tội cướp tài sản nói riêng. Những hiện tượng xã hội tiêu cực đó cũng đã và
đang ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược “Xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”, vì vậy cần được khắc phục và dần loại bỏ trên phạm vi cả nước nói
chung và ở từng địa bàn cụ thể nói chung. Đối với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
điều đó cũng không phải là ngoại lệ.
Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Số lượng dân cư đông, tăng nhanh, thành phần phức tạp, phong tục tập quán và văn
hóa ứng xử khác nhau, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nhiều đối tượng hình sự từ
các địa phương khác lợi dụng tình hình nhập cư trà trộn vào thành phố Hồ Chí
Minh... làm cho tình hình tội phạm nói chung, tội cướp tài sản dưới hình thức phạm
tội có tổ chức nói riêng ở thành phố này trong những năm vừa qua diễn biến phức
tạp, nguy hiểm. Số liệu thống kê (xem bảng 3.1 – Phần phụ lục) cho thấy, số vụ án
cũng như số bị cáo bị xét xử về tội cướp tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong 10
năm qua là 1.562 vụ với 3.618 bị cáo, trung bình mỗi năm có 156,2 vụ án với 361,8
bị cáo. So với các địa phương khác trên cả nước thì con số này là tương đối lớn;
tăng giảm không đều và liên tục qua các năm, nhất là, so với năm 2019, thì năm
2020 tăng cả về số vụ án và cả số bị cáo. Thực tiễn xét xử hình sự tại thành phố Hồ
Chí minh trong những năm gần đây cũng cho thấy, tội phạm này xảy ra mang tính
chất băng nhóm, có tổ chức, hoạt động mang tính cơ động cao, có sự liên kết chặt
2
chẽ giữa các tổ chức tội phạm ở các địa phương với nhau xảy ra ngày càng nhiều.
Khi thực hiện loại tội phạm này, người phạm tội thường sử dụng vũ khí, đặc biệt là
vũ khí nóng để gây án, nên để lại hậu quả rất nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe
và tài sản, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, gây bức xúc lớn trong quần
chúng nhân dân và là sự thách thức lớn đối với cơ quan thi hành pháp luật. Số liệu
thống kê về tội cướp tài sản nói chung và tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội
có tổ chức trên cả nước cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tội cướp tài
sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức chiếm tỷ lệ 45,2% trong các vụ án cướp tài
sản và chiếm tỉ lệ 2,4% trong số các vụ phạm pháp hình sự đã phát hiện, điều tra,
truy tố và xét xử.
Số liệu khái quát về tình hình tội cướp tài sản nói chung và tội cướp tài sản dưới
hình thức phạm tội có tổ chức đã nêu trên đây vừa phản ánh kết quả của đấu tranh
chống tội phạm, đồng thời phản ánh hệ luỵ của phòng ngừa, trong đó có chống tội
phạm này chưa tốt vốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có:
Thứ nhất, về lý luận, một số vấn đề, chẳng hạn như thế nào là phạm tội có tổ
chức hay mối tương quan giữa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
chưa được nhận thức một cách thống nhất trong giới luật học cũng như giữa các cơ
quan, người tiến hành tố tụng ở các ngành, các địa phương, dẫn đến các cách hiểu
khác nhau về “cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức” và trách nhiệm của
những người cùng thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội này đã gây ảnh
hưởng không tốt đến định tội danh cũng như định khung hình phạt một cách chính
xác, bảo đảm các nguyên tắc công bằng, phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa
hình phạt, nhân đạo... đối với người phạm tội.
Thứ hai, các quy định về tội cướp tài sản nói chung, tội cướp tài sản dưới hình
thức phạm tội có tổ chức nói riêng mặc dù được quy định khá sớm và ngày càng
được hoàn thiện, song vẫn còn những tình tiết (dấu hiệu) chưa thực sự rõ ràng, trong
khi văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn về tình tiết này đã
được ban hành quá lâu chưa được cập nhật cho phù hợp với những tình hình hiện tại
cũng như không có giá trị pháp lý để hướng dẫn áp dụng cho quy định của BLHS
3
hiện hành, dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiễn xét xử.
Mặt khác, các nguyên tắc trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội
cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng và phạm tội có tổ chức
nói chung với từng vai trò cụ thể ngoài người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy cũng chưa
được pháp luật hình sự quy định một cách cụ thể làm cho việc quyết định hình phạt
đối với người phạm tội trong một số trường hợp “bị ảnh hưởng” bởi cảm tính của
người áp dụng pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cho thấy, trường
hợp phạm tội cướp tài sản của tổ chức tội phạm và trường hợp phạm tội cướp tài
sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức có tính nguy hiểm và mức độ nguy hiểm
cho xã hội cao thấp khác nhau. Tuy nhiên, hai trường hợp này vẫn chưa được BLHS
hiện hành quy định mà hầu hết được áp dụng chung với tình tiết tăng nặng định
khung “phạm tội có tổ chức” ở các tội phạm cụ thể nói chung và tội cướp tài sản nói
riêng. Điều này làm cho tính răn đe, tính công bằng, tính phân hoá trách nhiệm hình
và cá thể hoá hình phạt, tính nhân đạo... của pháp luật hình sự đối với từng hành vi
phạm tội khi áp dụng hình phạt chưa thực sự được bảo đảm trên thực tế.
Từ những phân tích khái quát nêu trên có thể thấy, để có thể giải quyết được
vấn đề tội phạm, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa (ở nghĩa hẹp
của từ này) tình hình tội phạm, cần tăng cường chất lượng, hiệu quả của chống tội
phạm, tức xử lý các tội phạm đã xảy ra. Vai trò to lớn trong chống, tức xử lý tội
phạm đã xảy ra trên thực tế, thuộc về pháp luật hình sự. Vai trò to lớn đó của pháp
luật hình sự, đến lượt mình không chỉ tùy thuộc vào chính sách hình sự, trong đó có
chính sách pháp luật hình sự mà còn tùy thuộc vào chất lượng của các quy phạm
pháp luật hình sự - phương tiện thể hiện chính sách pháp luật hình sự, chất lượng
của áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự trên thực tế và mức độ hoàn thiện
chúng nhằm đáp ứng yêu cầu của chống tội phạm trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của đất nước. Từ góc độ chống tội phạm trong điều kiện, hoàn cảnh mới của đất
nước, pháp luật hình sự cần được tiếp tục nghiên cứu trên tất cả các phương diện lý
luận, thực tiễn và xu hướng phát triển. Nói cách khác, việc nghiên cứu một cách có
hệ thống, giải quyết các vấn đề lý luận mới đặt ra, phân tích đánh giá các quy định
4
của pháp luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định đối với tội cướp
tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức để đưa ra những giải pháp tiếp tục hoàn
thiện pháp luật và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật
trong lĩnh vực tư pháp hình sự là yêu cầu đang đặt ra hiện nay. Cần lưu ý thêm rằng,
trong nhiều năm kể từ thời điểm sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2009 đến nay chưa có
một luận án tiến sĩ nào nghiên cứu vấn đề này. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên
cứu những quy định của pháp luật hiện hành gắn với phân tích thực tiễn đấu tranh
phòng ngừa và chống tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức tại địa
phương điển hình như thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình
thức phạm tội có tổ chức tại địa bàn nói trên nói riêng cũng như trên phạm vi cả
nước nói chung trong tình hình hiện nay là một yêu cầu cần thiết. Đó cũng chính là
lý do để nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có
tổ chức theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để
nghiên cứu làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án này là làm sáng tỏ về mặt lý luận, thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình thức
phạm tội có tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, để trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp
tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung thực hiện những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và ở nước
ngoài liên quan đến đề tài luận án, rút ra những vấn đề cần nghiên cứu trong luận án.
- Phân tích những vấn đề lý luận về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ
chức.
5
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản dưới
hình thức phạm tội có tổ chức; các quy định trong pháp luật hình sự của một số nước
ngoài về tội danh này có so sánh với các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện
hành để thấy được những tiến bộ cần tiếp thu, học tập.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp tài
sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, qua đó, đánh
giá những thành tựu, rút ra những hạn chế, bất cập và xác định những nguyên nhân
của những hạn chế, bất cập đó.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất
lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình thức
phạm tội có tổ chức, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng
quy định của pháp luật hình sự về tội nói trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội
có tổ chức theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Luận án này lấy các quan
điểm khoa học đã được nêu ra trong khoa học luật hình sự về tội phạm, đồng phạm,
phạm tội có tổ chức, tội cướp tài sản, tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ
chức; các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cũng như của pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức;
thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự nói trên tại thành phố Hồ Chí
Minh để nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi chuyên ngành nghiên cứu: Đề tài luận án được nghiên cứu dưới
góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Về phạm vi thực tiễn:
+ Về pháp luật hình sự thực định: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản nói chung và tội cướp tài sản dưới hình
thức phạm tội có tổ chức nói riêng. Luận án còn nghiên cứu các quy định trong
6
pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới về tội cướp tài sản dưới hình thức
phạm tội có tổ chức.
+ Về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự
Việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản dưới hình
thức phạm tội có tổ chức được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau như các cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự, những người tiến hành tố tụng hình sự và nhiều nội
dung khác nhau như định tội danh, miễn trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt,
miễn hình phạt, giảm hình phạt đã tuyên... Tuy nhiên, luận án này chỉ tập trung
nghiên cứu chủ thể áp dụng là Toà án và người tiến hành tố tụng hình sự là Thẩm
phán, Hội thẩm (Hội đồng xét xử) và hai nội dung chính của áp dụng pháp luật hình
sự là định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản dưới
hình thức phạm tội có tổ chức.
- Phạm vi về thời gian và không gian:
+ Các số liệu xét xử, các vụ án điển hình phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
được luận án thu thập trong thời gian từ năm 2011 đến hết năm 2021.
+ Các số liệu xét xử, các vụ án điển hình phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
được luận án thu thập tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chính sách hình sự của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm, về hình phạt, về đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án còn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng có kết hợp trong một
tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích và tổng hợp được
luận án sử dụng xuyên suốt toàn bộ các chương của luận án để thực hiện tất cả các
7
nhiệm vụ nghiên cứu. Cụ thể là, luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để
phân tích các quan điểm đã được nêu ra trong khoa học luật hình sự về tội phạm, các
yếu tố cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản, trách nhiệm hình sự...; phân tích các quy
định cụ thể của pháp luật hình sự; thực tiễn tình hình tội cướp tài sản nói chung, tội
cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng trên thực tế; thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự đối với tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; từ đó khái
quát lại để phân tích, rút ra những cái thuộc về bản chất của các hiện tượng, các quan
điểm, quy định và hoạt động thực tiễn này (Chương 2, Chương 3); từ đó rút ra các đánh
giá, kết luận và kiến nghị phù hợp giữa lý luận và thực tiễn (Chương 4).
- Phương pháp thống kê được luận án sử dụng chủ yếu trong chương 3 để phân
tích thực trạng về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức và việc áp
dụng các quy định của pháp luật để xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội này ở địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này cũng được sử dụng trong việc khảo
sát, lấy ý kiến chuyên gia về cách xử lý cũng như tổng hợp những khó khăn vướng
mắc và nguyên nhân.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được luận án sử
dụng trong tất cả các chương của luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về khái
niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm để phân tích, đánh giá tội cướp tài sản trên
thực tế; từ đó, khái quát lên thành những vấn đề có tính lý luận của tội này (Chương
2, Chương 3); kết hợp lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật. Ngoài ra, luận án cũng đề cập đến một số vấn đề của tội phạm học
liên quan đến trách nhiệm hình sự, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xem xét,
đánh giá chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với tội cướp tài sản dưới hình thức
đồng phạm có tổ chức (Chương 4).
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2
của luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc so sánh các quy định của pháp luật
hình sự về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam, trong quy định pháp luật của một số nước trên thế giới với
quy định về tội danh này trong bộ luật hình sự hiện hành để thấy được những điểm
tích cực, tiến bộ cần học hỏi, tiếp thu; so sánh khái niệm có tổ chức trong quy định của
8
pháp luật Việt Nam, của các nhà khoa học với quy định tại Công ư