Nền kinh tế thay đổi theo xu hướng chuyển từ kinh tế lao động thuần túy sang
kinh tế tri thức đã được khẳng định ở nhiều quốc gia phát triển1. Giá trị của các ngành
công nghệ cao ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội2. Tài sản do
lao động trí tuệ tạo ra được chú trọng đầu tư hơn bao giờ hết. Trong số các sáng tạo tinh
thần, không thể không kể đến sản phẩm ở lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, thể
hiện dưới dạng các tác phẩm. Lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học là quyền cơ bản
của công dân được ghi nhận tại Điều 40 Hiến pháp năm 2013. Những sản phẩm do tác
giả tạo ra cần được tôn trọng và bảo vệ một cách tốt nhất trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi
ích công cộng. Nhà nước có trách nhiệm quản lý xã hội thông qua việc xây dựng hành
lang pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đóng góp
công sức, vật chất vào quá trình tạo ra tri thức mới.
Tại Việt Nam, ý tưởng về bảo hộ quyền SHTT mà trước tiên là QTG đã được
ghi nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13)3. Luật SHTT số
50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 19/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, được sửa đổi, bổ sung theo Luật
số 36/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 19/6/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và
Luật SHTT (Số 42/2019/QH14) ngày 14/6/20194. Đánh giá các mặt lý luận, thực tiễn
và quy định pháp luật, việc bảo hộ QTG không là vấn đề mới. Tuy nhiên tại Việt Nam,
hành vi xâm phạm QTG vẫn đang diễn ra phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng đến những
giá trị mà pháp luật bảo vệ - quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể. Áp dụng các
biện pháp bảo vệ và xử lý hành vi xâm phạm là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để xử
lý hành vi xâm phạm QTG, các biện pháp chế tài được áp dụng bao gồm cả biện pháp
dân sự, hành chính và hình sự. Nếu biện pháp hành chính và biện pháp hình sự đề cao
trách nhiệm của chủ thể vi phạm trước Nhà nước thì biện pháp dân sự đòi hỏi chủ thể
vi phạm chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác
giả, chủ sở hữu QTG cũng như các chủ thể khác (người được thừa kế QTG, người được
chuyển giao QTG, tổ chức đại diện tập thể QTG ) được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
238 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Phương Thảo
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2022
N
G
U
Y
ỄN
PH
Ư
Ơ
N
G
TH
Ả
O
C
H
U
Y
ÊN
N
G
À
N
H
LU
Ậ
T D
S &
TTD
S K
H
Ó
A
14
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Phương Thảo
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 9380103
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. TS. Nguyễn Hải An
TP. HỒ CHÍ MINH, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, chính xác. Những kết luận khoa học của Luận án là mới và chưa có
tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả Luận án
Nguyễn Phương Thảo
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................... 5
2.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 5
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 6
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6
3.1 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................... 9
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 16
1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 21
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài .................................................................................... 23
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 23
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 25
1.2.3 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 31
1.2.4 Dự kiến kết quả nghiên cứu ................................................................................ 33
1.2.5 Nội dung, kết cấu của luận án ............................................................................. 35
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 36
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ............................................................................................................................. 41
2.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm quyền tác giả .................................................................................................... 41
2.1.1 Khái niệm quyền tác giả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền
tác giả ........................................................................................................................... 41
2.1.1.1 Khái niệm quyền tác giả .................................................................................. 41
2.1.1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả ....... 46
2.1.2 Bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác
giả ................................................................................................................................. 49
2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền
tác giả .......................................................................................................................... 54
2.2.1 Yếu tố về hành vi xâm phạm quyền tác giả ........................................................ 54
2.2.2 Yếu tố về thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả ..................................... 56
2.2.3 Yếu tố về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm quyền tác giả và thiệt
hại gây ra ...................................................................................................................... 59
2.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả ......................... 64
2.3.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể có liên quan .................... 65
2.3.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại ............................................................. 67
2.3.3 Nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường kịp thời ........................................... 69
2.3.4 Nguyên tắc ngăn chặn, hạn chế thiệt hại ............................................................. 70
2.4 Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả .. 71
2.5 Kiến nghị ............................................................................................................... 76
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 79
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......................................................................................... 81
3.1 Các yếu tố xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả ..................................... 81
3.1.1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi tác phẩm đang được bảo hộ quyền tác giả81
3.1.2 Tồn tại yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét ......................................... 85
3.1.3 Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả ....... 93
3.1.4 Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam ............................................................. 97
3.2 Phân loại hành vi xâm phạm quyền tác giả ..................................................... 100
3.2.1 Hành vi xâm phạm trực tiếp và hành vi xâm phạm gián tiếp ........................... 100
3.2.1.1 Hành vi xâm phạm quyền tác giả trực tiếp .................................................... 100
3.2.1.2 Hành vi xâm phạm quyền tác giả gián tiếp .................................................... 101
3.2.2 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân và hành vi xâm phạm quyền tài sản ....... 104
3.2.2.1 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân .............................................................. 104
3.2.2.2 Hành vi xâm phạm quyền tài sản ................................................................... 106
3.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 107
Kết luận Chương 3 ................................................................................................... 116
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................. 118
4.1 Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả ............................................... 118
4.1.1 Xác định thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả ............................... 118
4.1.1.1 Tổn thất về tài sản .......................................................................................... 119
4.1.1.2 Tổn thất về thu nhập, lợi nhuận, cơ hội kinh doanh ...................................... 122
4.1.1.3 Các thiệt hại về vật chất khác ........................................................................ 126
4.1.2 Xác định thiệt hại về tinh thần do xâm phạm quyền tác giả ............................. 129
4.1.2.1 Tổn thất về danh dự, nhân phẩm .................................................................... 130
4.1.2.2 Tổn thất về uy tín, danh tiếng ........................................................................ 131
4.1.2.3 Các tổn thất về tinh thần khác ........................................................................ 132
4.1.3 Chi phí luật sư hợp lý ........................................................................................ 133
4.1.3.1 Quyền yêu cầu bồi thường chi phí luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm
phạm quyền tác giả .................................................................................................... 133
4.1.3.2 Tiêu chí xác định tính hợp lý của chi phí luật sư trong tranh chấp về hành vi
xâm phạm quyền tác giả ............................................................................................ 138
4.2 Ấn định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả .................... 142
4.2.1 Ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả ...... 142
4.2.1.1 Ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất trên cơ sở thiệt hại xác định được
.................................................................................................................................... 143
4.2.1.2 Mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định ............................... 153
4.2.2 Ấn định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do xâm phạm quyền tác giả .... 155
4.2.2.1 Ấn định mức bồi thường thiệt hại dựa trên tổng thiệt hại về tinh thần .......... 155
4.2.2.2 Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do Toà án ấn định .............................. 158
4.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 162
Kết luận Chương 4 ................................................................................................... 170
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BLDS Bộ luật Dân sự
2 BTTH Bồi thường thiệt hại
3 Hiệp định TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên
quan tới thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ ký ngày
15/4/1994 và Nghị định thư sửa
đổi Hiệp định về các khía cạnh
liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ phê chuẩn
theo Quyết định số
109/2017/QĐ-CTN của Chủ
tịch nước ngày 16/01/2017
4 Hiệp định CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương cùng các văn kiện liên
quan ký ngày 08/3/2018, được
phê chuẩn theo Nghị quyết của
Quốc hội số 72/2018/QH14
ngày 12/11/2018
5 Hiệp định EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam – Liên minh Châu Âu
được ký kết ngày 30/6/2019,
được Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn ngày 08/6/2020
6 QTG Quyền tác giả
7 SHTT Sở hữu trí tuệ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thay đổi theo xu hướng chuyển từ kinh tế lao động thuần túy sang
kinh tế tri thức đã được khẳng định ở nhiều quốc gia phát triển1. Giá trị của các ngành
công nghệ cao ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội2. Tài sản do
lao động trí tuệ tạo ra được chú trọng đầu tư hơn bao giờ hết. Trong số các sáng tạo tinh
thần, không thể không kể đến sản phẩm ở lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, thể
hiện dưới dạng các tác phẩm. Lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học là quyền cơ bản
của công dân được ghi nhận tại Điều 40 Hiến pháp năm 2013. Những sản phẩm do tác
giả tạo ra cần được tôn trọng và bảo vệ một cách tốt nhất trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi
ích công cộng. Nhà nước có trách nhiệm quản lý xã hội thông qua việc xây dựng hành
lang pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đóng góp
công sức, vật chất vào quá trình tạo ra tri thức mới.
Tại Việt Nam, ý tưởng về bảo hộ quyền SHTT mà trước tiên là QTG đã được
ghi nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13)3. Luật SHTT số
50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 19/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, được sửa đổi, bổ sung theo Luật
số 36/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 19/6/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và
Luật SHTT (Số 42/2019/QH14) ngày 14/6/20194. Đánh giá các mặt lý luận, thực tiễn
và quy định pháp luật, việc bảo hộ QTG không là vấn đề mới. Tuy nhiên tại Việt Nam,
hành vi xâm phạm QTG vẫn đang diễn ra phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng đến những
giá trị mà pháp luật bảo vệ - quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể. Áp dụng các
biện pháp bảo vệ và xử lý hành vi xâm phạm là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để xử
lý hành vi xâm phạm QTG, các biện pháp chế tài được áp dụng bao gồm cả biện pháp
dân sự, hành chính và hình sự. Nếu biện pháp hành chính và biện pháp hình sự đề cao
trách nhiệm của chủ thể vi phạm trước Nhà nước thì biện pháp dân sự đòi hỏi chủ thể
vi phạm chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác
giả, chủ sở hữu QTG cũng như các chủ thể khác (người được thừa kế QTG, người được
chuyển giao QTG, tổ chức đại diện tập thể QTG) được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, biện pháp buộc BTTH bảo vệ trực
1 Joseph E. Stiglitz (1999), “Public policy for a knowledge economy”, Seminar of Department for Trade and
Industry and Center for Economic Policy Research, Anh, ngày 27/1/1999, tr. 3
2 Vũ Văn Phúc (2020), “Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Cộng sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/820152/cach-mang-khoa-hoc---cong-nghe-hien-
dai-va-nen-kinh-te-tri-thuc.aspx (truy cập lần cuối ngày 03/4/2021).
3 Nguyễn Văn Luật (2019), “Nhu cầu thành lập Toà SHTT ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15
(391), tr. 3.
4 Sau đây gọi là “Luật SHTT”.
2
tiếp quyền của chủ thể QTG bằng việc bù đắp những thiệt hại mà họ phải chịu do hành
vi xâm phạm QTG.
Xuất phát từ bản chất vô hình của các đối tượng quyền SHTT nói chung và QTG
nói riêng, chế định BTTH trong trường hợp này có những điểm khác biệt so với trách
nhiệm BTTH theo pháp luật dân sự. Mặc dù các vấn đề lý luận về BTTH ngoài hợp
đồng đã được xây dựng và hoàn thiện trong khoảng thời gian dài nhưng việc áp dụng
rập khuôn để điều chỉnh đối với QTG là chưa phù hợp. Bảo hộ QTG các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học không chỉ là bảo hộ các lợi ích nhân thân và tài sản thông
thường mà còn liên quan đến sự phát triển nói chung của xã hội. Những đặc trưng của
QTG có thể kể đến như:
Thứ nhất, QTG là đối tượng vô hình, con người nhận thức được thông qua sự
biểu hiện dưới dạng vật chất không cố định. Việc bảo hộ QTG trên cơ sở sự sáng tạo,
là sự bảo hộ hình thức nên hoạt động đánh giá và định giá thiệt hại gặp khó khăn.
Thứ hai, nội dung QTG gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Sự độc lập giữa
việc xâm phạm hai nhóm quyền này làm phát sinh trách nhiệm BTTH về tinh thần và
vật chất riêng biệt.
Thứ ba, bảo hộ QTG có sự giới hạn về không gian và thời gian. Do đó, khi xem
xét hành vi xâm phạm QTG và phạm vi thiệt hại cần giới hạn trong phạm vi bảo hộ.
Thứ tư, nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ QTG tạo ra những ngoại lệ,
một số hành vi được xem là hợp pháp khi sử dụng QTG đang được bảo hộ của người
khác mà không được sự cho phép của chủ thể QTG.
Các đặc trưng này ảnh hưởng đến trách nhiệm BTTH thể hiện ở các vấn đề:
Thứ nhất, tính chất vô hình, dễ bị xâm phạm của QTG đòi hỏi nguyên tắc BTTH
không chỉ chú trọng đến việc bù đắp những tổn thất đã xảy ra mà còn nhằm mục tiêu
phòng ngừa hành vi xâm phạm trong tương lai;
Thứ hai, trong một số trường hợp, hành vi xâm phạm QTG có sự góp sức của
nhiều chủ thể khác nhau, do đó cần ghi nhận chủ thể chịu trách nhiệm BTTH bao gồm
cả chủ thể trực tiếp và gián tiếp thực hiện hành vi xâm phạm;
Thứ ba, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường do xâm phạm QTG dựa trên ba
yếu tố: hành vi xâm phạm QTG, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
xâm phạm và thiệt hại gây ra. Lỗi không là căn cứ bắt buộc phát sinh trách nhiệm. Xác
định hành vi xâm phạm QTG phải chú ý đến phạm vi bảo hộ và các trường hợp ngoại
lệ.
Thứ tư, thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về vật
chất và tổn thất về tinh thần. Từ bản chất của từng nhóm đối tượng quyền SHTT, các
loại thiệt hại do xâm phạm QTG được xác định có những điểm khác biệt, trong đó nổi
3
bật là việc bảo hộ quyền nhân thân và BTTH về tinh thần. Ngoài ra, chủ thể QTG còn
có thể yêu cầu bên có hành vi xâm phạm thanh toán khoản chi phí luật sư hợp lý.
Hành vi xâm phạm QTG gây ra những hậu quả bất lợi cho chủ thể QTG, làm ảnh
hưởng đến hoạt động khai thác bình thường tác phẩm đó. Chủ thể QTG có thể kể đến
bao gồm tác giả, chủ sở hữu QTG và chủ thể được chuyển quyền sử dụng QTG. Đây là
những chủ thể sở hữu hoặc được hưởng quyền sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các
quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc QTG. Theo Hiệp định CPTPP, thuật ngữ “chủ
thể quyền” bao gồm những người được cấp phép, các liên minh và hiệp hội có tư cách
pháp lý và quyền thụ hưởng quyền đó. Thuật ngữ “người được cấp phép” bao gồm
người được chuyển giao độc quyền một hoặc nhiều quyền SHTT trong một tài sản trí
tuệ xác định5. Khoản 6 Điều 4 Luật SHTT quy định chủ thể quyền SHTT là chủ sở hữu
quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT. Quy
định này dường như chưa hợp lý vì đã loại bỏ tác giả, đồng tác giả ra khỏi khái niệm
chủ thể quyền SHTT trong khi những chủ thể này luôn nắm giữ ít nhất là các quyền
nhân thân đối với tác phẩm. Khái niệm chủ thể QTG nên bao gồm: tác giả, đồng tác giả,
chủ sở hữu QTG và bên được chuyển quyền sử dụng theo hợp đồng sử dụng QTG. Đây
là những chủ thể chịu thiệt hại trực tiếp do hành vi xâm phạm QTG về nhân thân hoặc
tài sản. Chế định BTTH được đặt ra với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ quyền lợi của chủ
thể QTG. Tuy nhiên việc áp dụng thuần tuý các nguyên tắc chung về BTTH như hiện
nay vẫn chưa thực sự phù hợp vì QTG có những đặc trưng riêng. Để có thể bảo vệ tốt
nhất quyền lợi của chủ thể QTG, cần xây dựng chế định BTTH theo hướng tăng khả
năng tự định đoạt của chủ thể QTG trong tất cả các quy định liên quan. Nói cách khác,
một khi có bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình, họ có quyền được bồi thường
mức hợp lý để bù đắp tổn thất.
Bên cạnh đòi hỏi về sự hoàn thiện các vấn đề lý luận để bảo đảm quyền lợi của
chủ thể QTG, những bất cập trong thực tiễn xét xử đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc
nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về BTTH do xâm phạm QTG. Hiện nay, các quy định
của Luật SHTT và văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này còn rất hạn chế. Liên quan
đến trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG có hai nội dung lớn còn tồn tại bất cập dẫn
đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền chưa được bảo vệ tốt: Thứ nhất là vấn
đề xác định hành vi xâm phạm QTG – một trong những căn cứ quan trọng phát sinh
trách nhiệm BTTH; Thứ hai là vấn đề xác định thiệt hại và mức BTTH.
Về hành vi xâm phạm QTG, số