Luận án Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên

2.4. Hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại2.4.1. Các hình thức trách nhiệm hành chínhKhi đề cập đến hình thức trách nhiệm hành chính là đề cập đến các biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Các hình thức trách nhiệm hành chính bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại. [73, 545].2.4.1.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chínhCác hình thức xử phạt có tính chất trừng trị. Tính chất trừng trị được thể hiện ở nội dung “hạn chế quyền hoặc bổ sung thêm nghĩa vụ mới hoặc chỉ là sự lên án có tính quyền lực Nhà nước đối với người vi phạm”. [60, 38].Arens & Lasswell định nghĩa:“Các hình thức xử phạt là tước bỏ và hạn chế giá trị của cá nhân hoặc tổ chức với mục đích bảo vệ quy tắc trật tự hành chính.” [124, 631]Nếu dựa theo tính độc lập thì hình thức xử phạt được chia thành hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung. Hình thức phạt chính là hình thức phạt được áp dụng độc lập mà không bắt buộc phải áp dụng kèm theo một hình thức xử phạt khác. Ngược lại hình thức phạt bổ sung là hình thức phạt bắt buộc phải áp dụng kèm theo một hình thức phạt chính.Nếu dựa theo tính chất trừng trị thì có hình thức xử phạt được phân chia thành:- Hình thức xử phạt tác động vào uy tín của người vi phạm: Hình thức này chủ yếu tác động vào giá trị về mặt đạo đức của người vi phạm. Theo đó, hành vi vi phạm sẽ được công bố ra công chúng, người vi phạm bị phê bình, khiển trách, nhắc nhở. Những chủ thể có lương tri, coi trọng danh dự sẽ thấy “hổ thẹn” khi sự vi phạm của mình được nêu ra công chúng. Hình thức xử phạt này có tác động vào tâm lý và nhận thức của chủ thể vi phạm. Trong lĩnh vực thương mại, các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Trong kinh doanh, uy tín rất quan trọng. Do đó, các thương nhân rất coi trọng giữ gìn uy tín. Bất kỳ sự công bố nào về hành vi vi phạm của thương nhân cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm uy tín của thương nhân trong kinh doanh. Vì vậy, hình thức phê bình, cảnh cáo có công khai ra công chúng tỏ ra hiệu quả trong lĩnh vực thương mại. Theo các khảo sát thì hình thức xử phạt tác động vào uy tín của đối tượng vi phạm có tác động lâu dài hơn so với mức xử phạt tác động vào tài sản. [133, 113].

pdf181 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- TRẦN MINH TRƯỜNG TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Minh Đức 2. TS. Dương Quỳnh Hoa HÀ NỘI, 2024 LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan tất cả các thông tin được trích dẫn trong luận án này là các thông tin có nguồn gốc tin cậy. Nghiên cứu sinh cam kết các kết quả nghiên cứu trong luận án này là của riêng nghiên cứu sinh. Tác giả luận án Trần Minh Trường MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............. 9 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 9 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên .................................. 27 1.3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 31 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI .......................................... 33 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại....................................................................................................... 33 2.2. Nội dung trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ................. 55 2.3. Nguyên tắc và phạm vi áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại....................................................................................................... 60 2.4. Hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại................................................................................................ 65 2.5. Các bảo đảm áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ......................................................................................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 86 Chương 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH ......................................................................................................................... 87 TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 87 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. ....................................................................................... 87 3.2. Tình hình áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên ....................................................................................... 97 3.3. Đánh giá chung về trách nhiệm hành chính trong thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên ................................................................................................... 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 123 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ............................................... 125 4.1. Phương hướng hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên ........................................................... 125 4.2. Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên .................................................................. 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................. 160 KẾT LUẬN .................................................................................................. 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 163 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù chỉ là biện pháp cuối cùng được áp dụng, khi các biện pháp tác động khác không đạt được hiệu quả mong muốn, trách nhiệm pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ pháp luật, củng cố trật tự pháp luật. Trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, quản lý hành chính về thương mại nói riêng, thông qua việc áp dụng các chế tài hành chính , trách nhiệm hành chính thực hiện chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, củng cố trật tự quản lý, góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Hiện nay, trách nhiệm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chính phủ đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại (Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP)). Mặc dù, có nhiều điểm tiến bộ nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn bộc lộ những tồn tại làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Ví dụ, các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, các chế tài hành chính lạc hậu, không theo kịp sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Trong những năm qua, đặc biệt khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, tình hình vi phạm pháp luật hành chính nói chung, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã và đang diễn ra hết sức phức 1 tạp. Nạn buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng, các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm sở hữa trí tuệ.. có chiều hướng gia tăng. Phải chăng các biện pháp phòng, chống vi phạm hành chính, trong đó có trách nhiệm hành áp dụng đối các hành vi vi phạm này hiệu quả còn thấp, chưa đủ tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng trách nhiệm hành chính trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nghiên cứu sinh nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Tiêu biểu là tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở Tây Nguyên ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất và thủ đoạn. Các vụ việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và các vướng mắc, tồn tại của pháp luật. Về nguyên nhân khách quan, địa bàn các tỉnh Tây Nguyên rộng, với nhiều rừng núi hiểm trở, gây khó khăn trong việc triển khai công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật và nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng góp phần gây khó khăn, hạn chế cho công tác đấu tranh đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Về nguyên nhân chủ quan, cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn một bộ phận không nhỏ những cán bộ, công chức trong lực lượng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại có năng lực chuyên môn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm hiệu quả áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Về những vướng mắc, hạn chế của pháp luật, thực tiễn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các biện pháp chế tài vẫn chưa đủ sức răn đe (hình thức phạt cảnh cáo chưa thực chất và chưa hiệu quả, hình thức phạt tiền quá nhẹ ); còn thiếu các chế tài đối với các hành vi phạm trên không gian mạng; việc phân định thẩm quyền chưa hợp lý dẫn đến thực trạng cán bộ trực tiếp xử lý không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến công 2 việc quá tải; còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật dẫn đến khó khăn, lúng túng trong áp dụng; Như vậy, rất cần những nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên. Với các lý do đã trình bày trên tôi chọn đề tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên” để làm đề tài luận án tiến sĩ luật học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm - Các quan điểm khoa học về vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng. - Các chủ trương, chính sách, pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam. - Pháp luật luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở một số nước trên thế giới. - Tình hình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 4.2. Về phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trách nhiệm hành chính và chế tài hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đề tài tập trung nghiên cứu những nguyên tắc, tiêu chuẩn chi phối việc thiết lập và thực hiện thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Trong phạm vi của luận án, khái niệm lĩnh vực thương mại cũng được tiếp cận theo nghĩa hẹp. Khái niệm lĩnh vực thương mại sẽ được nghiên cứu sinh làm sáng tỏ trong nội dung chính của luận án. 3 Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn 05 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2023. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể 3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính và thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ cụ thể của luận án Để đạt được mục tiêu trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, luận án phải giải quyết được những vấn đề lý luận: Trên cơ sở kế thừa những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính Luận án phải đưa ra được những nội dung sau: khái niệm và đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Thứ hai, luận án phải giải quyết được những vấn đề về thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên. Qua đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên luận án làm nổi bật được vấn đề sau: (1) Những vướng mắc, bất cập của các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; (2) Những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên. 4 Thứ ba, luận án phải đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thương mại và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động gian lận thương mại. Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá và làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đặt ra từ đề tài. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được diễn giải như sau: (1)- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu sinh thu thập thông tin, dữ liệu và phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để đưa ra kết quả nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp được nghiên cứu sinh sử dụng xuyên suốt từ chương 1 đến chương 4 của luận án. (2)- Phương pháp so sánh luật học: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp so sánh luật học để nghiên cứu, so sánh pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm hành chính nói chung, trong lĩnh vực thương mại nói riêng với pháp luật của một số nước về trách nhiệm hành chính nói chung, trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng tại chương 2 và 3 của luận án. (3) – Phương pháp lịch sử: Nhiều vấn đề trong luận án, như sự hình thành và phát triển của trách nhiệm hành chính, chế tài hành chính được phân tích dưới khía cạnh lịch sử để làm rõ các yếu tố xã hội, lịch sử chi phối hệ thống chế tài hành chính. Để từ đó làm sáng tỏ những giá trị lịch sử của những chế tài nhất định, cũng như đánh giá tính phù hợp của những chế tài đó trong thời đại ngày nay. Phương pháp lịch sử được sử dụng tại chương 2, chương 3 và chương 4. 5 (4)- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và nhân văn để làm sáng tỏ những vấn đề như cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của chế tài hành chính, mô hình xử lý vi phạm hành chính, tính hiệu quả của từng loại chế tài hành chính. Phương pháp này được sử dụng để giải quyết các vấn đề tại chương 2, 3 và 4 của luận án. (5) – Phương pháp thống kê, tổng hợp: Bằng phương pháp này, nghiên cứu sinh thu thập số liệu thống kê về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở các tỉnh Tây Nguyên, tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn ở các tỉnh Tây Nguyên, từ đó, nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ và bao quát về thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở các tỉnh Tây Nguyên. (6) – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bằng phương pháp này, nghiên cứu sinh đánh giá những điểm tiến bộ, những mặt còn tồn tại cần phải được tiếp tục hoàn thiện của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại thông qua phân tích các tình huống thực tế. Cách tiếp cận Tiếp cận hệ thống : phân tích trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trong mối quan hệ mật thiết với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, điều kiện – kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc điểm, văn hoá kinh doanh của người Việt Nam và các yếu tố khác. Tiếp cận liên ngành : có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, luật học so sánh v.v... Tiếp cận lịch sử. Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đồng thời khi phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ này được quán triệt trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể nhìn nhận dưới góc độ logic phát triển. 5. Đóng góp và kết quả nghiên cứu 5.1. Những đóng góp mới của luận án Luận án có một số đóng góp sau: 6 Trên cơ sở nhận thức chung về trách nhiệm hành chính, luận án góp phần hoàn chỉnh và lảm rõ nhận thức lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại, luận án đã đưa ra được một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại: khái niệm và đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra được những vướng mắc, hạn chế của các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đồng thời, luận án cũng đã chỉ ra những khó khăn về mặt khách quan và chủ quan làm hạn chế tính hiệu quả trong công tác áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Từ đó, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm hành chính nói chung và trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Luận án cũng có thể được các nhà làm luật tham khảo trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật. 5. Kết quả của luận án Về mặt nội dung, luận án đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, về góc độ lý luận, luận án làm sáng tỏ được khái niệm và đặc điểm của hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm, vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đặc biệt về mặt lý luận, luận án đưa ra được các chế tài hành chính phù hợp với thời đại 4.0, luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá một hệ thống chế tài 7 chuẩn. Luận án cũng luận giải về mặt lý luận về nguyên tắc suy đoán không có lỗi trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Thứ hai, dưới góc độ thực tiễn, luận án đạt được kết quả sau: Luận án chỉ ra và phân tích được những vướng mắc, bất cập của các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; (2) Những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên. Luận án đưa ra được những một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Về mặt hình thức, luận án là một công trình khoa học có độ dày 150 trang A4 với cấu trúc như sau: Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại Chương 3: Thực trạng áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên Kết luận 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về khái niệm lĩnh vực thương mại Cho đến nay, khái niệm lĩnh vực thương mại đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, giải quyết. Có thể kể tên một số công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại như: Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xã hội là một luận văn thạc sĩ luật học; Nguyễn Thị Dung (2006), Tự do hoá thương mại và vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2006; Nguyễn Thị Hồng Hải (2017), Ngăn chặn gian lận thương mại quốc tế sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 255 (4/2017); PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch (2007), Phát triển thương mại Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 133/2007; TS. Nguyễn Hoàng Anh & CN Bùi Ngọc Toàn (2007), Hài hoà pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 133/2007; PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên (2007), Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 133/2007; TS. Nguyễn Văn Trung & Phương Xuân Thịnh (2008), Tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 152 (9-2008); Ths. Hồ Trung Thành (2006), Phát triển thương mại và những vấn đề môi trường sinh thái ở nước ta, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 131/2006; TS. Nguyễn Thế Tràm (2006), Để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển có hiệu quả trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, Tạp chí quản lý nhà nước, số 128/2006; Phan Thảo Nguyên (2007), Vai trò quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2007; Phạm Chí Cường (2007), Quản lý 9 nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Tạp chí Kiểm sát, số 9 (5-2007); Trần Quỳnh Anh (2014), Thực trạng quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại với mục tiêu hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/2014 và nhiều công trình khoa học khác. Trong bài viết của Nguyễn Thị Dung (2006), Tự do hoá thương mại và vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2006 đã khẳng định: “Tự do hoá thương mại là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động loại bỏ các cản trở hiện hành đối với thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ.” [15, 37]. Với cách tiếp cận này, tác giả Nguyễn Thị Dung cho rằng thương mại bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Các nhà kinh tế học thì quan niệm thương mại theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trong bài viết: Nguyễn Thanh Nga (2008), Nhìn lại những bước cải cách hành chính trong lĩnh vực thương , Tạp chí Cộng sản, số 783 (tháng 01/2008), tác giả Nguyễn Thanh Nga đã tiếp cận khái niệm lĩnh vực thương mại theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, kinh doanh ngoại thương, hoạt động ngoại hối và các hoạt động khác. Trong khi đó, tác giả Chu Thanh Hải trong bài viết Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số 17 (1-2016) lại tiếp cận lĩnh vực thương mại theo nghĩa hẹp. Theo đó lĩnh vực thương mại được đề cập trong bài viết của tác giả chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá (bán lẻ, xuất nhập khẩu), cung ứng dịch vụ tiêu dùng xã hội. Như vậy, cho đến nay khái niệm “lĩnh vực thương mại” vẫn chưa được thống nhất. Liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, vấn đề làm sáng tỏ khái niệm “lĩnh vực thương mại” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, cũng như thiết kế hệ thống cơ quan và người có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại 1.1.2.1. Các nghiên cứu lý luận về trách nhiệm hành chính a) Nghiên cứu về vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và lý giải. Về cơ bản, các nhà khoa học đã làm rõ được khái niệm vi phạm hành chính, các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính. Giáo trình: Đại học học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội và Giáo trình: Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc 
 gia, Hà Nội đặt những nền tảng lý luận về hành vi vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình khoa nghiên cứu về hành vi vi phạm hành chính, như Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xã hội; Trần Thế Vinh (2012), Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong mọi lĩnh vực, Nhà xuất bản Lao động và nhiều công trình khác. Cuốn sách: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định: “Để được coi là VPHC thì hành vi trái pháp luật về quản lý nhà nước phải có đủ yếu tố của cấu thành VPHC gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể vi phạm, chủ thể vi phạm qua đó xác định người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hành chính hay không và tương ứng với quy định nào.” [35, 50] Trong bài viết Nguyễn Cảnh Hợp (2020), Trách nhiệm hành chính: Từ lý luận đến thực tiễn lập pháp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam số 03/2020, tác giả Nguyễn Cảnh Hợp cũng đã định nghĩa về vi phạm hành chính. Tuy nhiên, cho đến này chưa có các công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nhằm chỉ rõ bản chất, tính đặc trưng của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. 11 Ở phạm vi quốc tế, có một số công trình nghiên cứu về hành vi thương mại không lành mạnh, như: Bài viết: Damien Geradin and David Henry (2005), The EC fining policy for violations of competition law: an empirical review of the commission decisional practice and the economy courts’ judgments, European Competition journal, Vol.I, No. 2; Edward P. Belobaba (1977), Unfair trade practices legislation: symbolysim and substance in consumer protection, Osgoode Hall Law Journal, Vol. 15, No. 02; Matthew W. Sawchak & Kip D. Nelson (2012), Defining unfairness in “unfair trade practices”, North Carolina Law Review và nhiều công trình khác. Tuy nhiên, các công trình này chưa chỉ rõ được liệu rằng hành vi thương mại không lành mạnh có phải là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại không? Hành vi hành chính trong lĩnh vực thương mại có những đặc trưng gì? b) Nghiên cứu về chế tài hành chính. Trước tiên, cơ sở khoa học và cơ sở hiến pháp của chế tài hành chính đã được các tác giả nước ngoài nỗ lực lý giải. Tác phẩm: Comino, V, 'Civil or Criminal Penalties for Corporate Misconduct: Which Way Ahead?' (2006) 34 (6) Australian Business Law Review 428-446, đã phân tích cơ sở khoa học của sự tồn tại của chế tài hành chính: Thủ tục tố tụng hình sự phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian, đối với các vi phạm hành chính có liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều hành vi vi phạm cùng xảy ra, thì việc xử lý bằng con đường hình sự trở nên khó khăn, phức tạp và kém hiệu quả. [125, 4] Bài viết Vicky Comino (2014), James Hardie and the Problems of the Australian Civil Penalties Regime, UNSW Law Journal, Volume 37(1) đã nghiên cứu lịch sử hình thành hình thức phạt hành chính (civil penalties) ở Úc. Cơ sở của việc hình thành hình thức phạt hành chính là do việc tuân thủ sẽ hiệu quả nếu hệ thống chế tài được thiết kế theo hình chóp, tính nghiêm khắc của các biện pháp chế tài sẽ được xác định trên cơ sở tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chế tài nghiêm khắc nhất ở trên chóp, theo đó chế tài hình sự chỉ nên áp dụng đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc có tính thường xuyên. Hơn nữa thủ tục áp dụng chế tài hành chính ít phức tạp và mất ít thời gian hơn tố tụng hình sự. Vì vậy, chế tài hành chính được đề xuất đưa vào pháp luật của Úc. 12 P. Cacaud, M. Kuruc & M. Spreij (2003), Administrative Sanctions in Fisheries Law, Food and Agriculture Organization of the United States, Rome 2003, nghiên cứu thực tiễn ở Hoa Kỳ và Pháp để tìm ra cơ sở hiến pháp của việc áp dụng chế tài hành chính bởi cơ quan hành chính. Theo đó, Toà án tối cao liên bang Hoa Kỳ thừa nhận cơ quan hành chính có quyền lực bán lập pháp và quyền lực bán tư pháp để thực hiện chức năng hành pháp. Ở Pháp, vào năm 1989, Hội đồng Hiến pháp xem xét việc cơ quan hành chính có quyền áp dụng chế tài hành chính. Hội đồng Hiến pháp đánh giá rằng việc cơ quan hành chính áp dụng chế tài hành chính đối với người vi phạm không trái nguyên tắc phân quyền nếu như là cơ quan hành chính độc lập và thực hiện trong phạm vi thẩm quyền. Sau đó, Hội đồng Hiến pháp mở rộng phạm vi trao một phần quyền tư pháp cho cơ quan hành chính trong việc duy trì trật tự hành chính với hai giới hạn: Một là, cơ quan hành chính không được phép áp dụng chế tài tước quyền tự do (giam giữ). Hai là, việc áp dụng chế tài hành chính không được dẫn đến xâm phạm hoặc hạn chế quyền và tự do mang tính hiến định. Về các loại chế tài hành chính: Các loại chế tài hành chính cụ thể được rất nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Ở nước ngoài, có thể kể một số công trình như: Herwig C. H. Hofmann, Gerard C. Rowe, Alexander H. Türk (2011), Administrative Law and Policy of the European Union, Oxford University Press đề cập đến các chế tài hành chính mà các thành viên của EU sử dụng; Office of the Secretary (2005), An Introduction to Administrative Proectective Order Practice in Import injury Investigation, Publication No. 3755, United States International Trade Commision nghiên cứu về các chế tài hành chính đối với hành vi phạm lệnh hành chính nhằm bảo vệ thông tin mật trong quá trình điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Ở Việt Nam, cuốn sách: TS. Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia chia chế tài hành chính thành chế tài phạt và chế tài khôi phục hành chính. 13 Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước đều đã chỉ ra được những chế tài hành chính chủ yếu như phạt tiền, tước giấy phép, cấm thực hiện một số hành vi, các biện pháp khắc phục hậu quả,... Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu tòan diện và đầy đủ về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Phần lớn các nhà khoa học chỉ nghiên cứu trách nhiệm hành chính hoặc chế tài hành chính hoặc xử lý vi phạm hành chính đối với một số hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại. Cũng đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, như: Trần Mạnh Hùng (2012), Trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành 
 chính trong lĩnh vực thương mại qua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ học, Học viện Khoa học xã hội; Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xã hội. Các nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ luật học, mặc dù đã nỗ lực khảo cứu pháp luật thực định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, nhưng các vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại mới được nghiên cứu và giải quyết ở mức cơ bản. Một bài viết khác của Lê Hương Giang (2014), Thực trạng quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại trên truyền hình tại Việt Nam, Tạp chí Luật học số 8/2014 cũng có những nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong quảng cáo thương mại trên truyền hình. Đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo, có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý. Tác giả chỉ ra: Sự chồng chéo này dẫn đến một hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế có thể bị xử phạt theo nhiều quy định khác nhau của nhiều Nghị định. [26, 8] Bài viết: Nguyễn Như Chính (2014), Quy định về kiểm tra, giám sát và xử lí vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại – thực trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học số 11/2014 cũng có nghiên cứu một số khía cạnh về xử phạt hành chính trong hoạt động quảng cáo thương mại. Trên thực tế, việc xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động quảng cáo thương mại được 14 áp dụng theo các quy định trong lĩnh vực quảng cáo. Tác giả cũng khẳng định rằng việc phân định thẩm quyền như này dẫn đến sự trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Các nhà khoa học nước ngoài cũng chỉ nghiên cứu vấn đề chế tài hành chính trong những hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại. Ví dụ, Comino, V, 'Civil or Criminal Penalties for Corporate Misconduct: Which Way Ahead?' (2006) 34 (6) Australian Business Law Review 428-446 chỉ tập trung nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của công ty. Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen (2006), Report on the Effectiveness of Enforceability Regimes, OECD/OCDE 2006 nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Qua nghiên cứu, các tác giả chỉ ra rằng, mức phạt tiền được xác định trên cơ sở bản chất của vi phạm và hoàn cảnh của thương nhân, là biện pháp hiệu quả nhất về chi phí. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng, trong những hoàn cảnh nhất định, khi mà phạt tiền không phù hợp cho mục đích phòng ngừa, thì khả năng tuân thủ có thể được nâng cao bằng lệnh buộc bồi thường, lệnh bù đắp chi phí hành chính, hoặc lệnh thu hồi lợi nhuận, hoặc áp dụng hình thức phê bình (naming and shaming). [123, 19] Trong những trường hợp nghiêm trọng thì giam giữ, cũng như đình chỉ hoặc huỷ bỏ giấy phép kinh doanh cũng là biện pháp hiệu quả về chi phí. Như vậy, các tác giả đã chỉ ra một số chế tài hành chính phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại có liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bài viết: Michiel Luchtman & John Vervaele, Enforcing the Market Abuse Regime: Towards an Integrated Model of Criminal and Administrative Law Enforcement in the European Uninion? New Journal of European Criminal Law, Vol. 5, Issue 2, 2014 đề cập đến cơ chế xử lý hành vi thao túng thị trường ở EU. Theo nghiên cứu của các tác giả, cơ chế xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường được đưa vào cấp độ EU và yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các chế tài có tính chất phạt và chế tài không có tính chất phạt nhằm ngăn ngừa vi phạm. Về cơ quan thực thi, ở mỗi 15 quốc gia sẽ có cơ quan thực thi riêng, ở cấp EU có Uỷ ban Chứng khoán và Thị trường Châu Âu. c) Nghiên cứu về trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm hành chính và chế tài hành chính là hai khái niệm gắn bó hữu cơ với nhau. Vấn đề trách nhiệm hành chính chủ yếu được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên cơ sở các chế tài hành chính. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như: Đại học học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luật hành chính Việt Nam, NXB Giao thông 
 vận tải; TS. Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và nhiều công trình khác. Các tác phẩm của nước ngoài về trách nhiệm hành chính và chế tài hành chính gồm: Pat O’Malley (2010), Fines, Risks and Damages: Money Sanctions and Justice in Control Societies, Current Issues in Criminal Justice, Volume 21 Number 3; The Hon Justice James Barry (2000), Civil and Administrative Penalties, On the Bench: Perspectives on Judging, Issue 77 2000; de Moor-van Vugt, Adrienne, Administrative Sanctions in EU Law (March 31, 2012). Available atSSRN: or 1992922 và nhiều công trình khác. Ở cấp độ thạc sĩ luật học thì có một số luận văn sau: Bùi Tiến Đạt (2008), Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Mạnh Hùng (2012), Trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại qua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ học, Học viện Khoa học xã hội; Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật và một số luận văn khác. Qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các tác phẩm đã được những kết quả nghiên cứu như sau liên quan đến trách nhiệm hành chính và chế tài hành chính. Khái niệm trách nhiệm hành chính: Bài viết: PGS.TS. Vũ Thư (2010), Những vấn đề cơ bản trong hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý hành 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_hanh_chinh_trong_linh_vuc_thuong_mai_tu.pdf
  • pdfQD_TranMinhTruong.pdf
  • docTrichyeu_TranMinhTruong.doc
  • pdfTT Eng TranMinhTuong.pdf
  • pdfTT TranMinhTuong.pdf
Luận văn liên quan