5. Những điểm mới của luận ánLuận án là công trình nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật về trách nhiệm hình sự (TNHS) của người dưới 18 tuổi phạm tội. Với mục đích xây dựng hệ thống các vấn đề lí luận về cơ bản về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tộivà đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về TNHS của người dưới 18 tuỏi phạm tội; thực tiễn quy định về vấn đề này trong luật hình sự của năm quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore. Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất: Luận án xây dựng định nghĩa về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, chứng minh đây là trường hợp đặc biệt của TNHS nói chung, luận giải những khác biệt trong đặc điểm của TNHS của người dưới 18 tuổi phạmtội so với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội; làm rõ vấn đề bản chất, nội dung, phạm vi và hình thức của TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội; phân tích các cơ sở cho việc quy định TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội trong luật pháp của các quốc gia.
Thứ hai: Luận án đã phân tích và đánh giá so sánh các quy định của pháp luật bốn quốc gia theo các tiêu chí so sánh là hình thức TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, cụ thể là: Hình phạt; Biện pháp tư pháp; án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.…
195 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội dưới góc độ so sánh luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÀO PHƯƠNG THANH
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH LUẬT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÀO PHƯƠNG THANH
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH LUẬT
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC
2. TS. ĐÀO LỆ THU
HÀ NỘI- 2024
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CYPA Luật tư pháp người chưa thành niên
Singapore
JGG Luật Toà án người chưa thành niên Đức
TNHS Trách nhiệm hình sự
YCJA Luật Tư pháp người chưa thành niên
Canada
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 6
5. Những điểm mới của luận án 8
6. Kết cấu của luận án 9
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
1.1. Các nghiên cứu về những vấn đề lí luận về trách nhiệm hình sự của 10
người dưới 18 tuổi phạm tội
1.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm 16
tội trong luật hình sự Việt Nam
2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 18
2.1. Các nghiên cứu về những vấn đề lí luận về trách nhiệm hình sự của 18
người dưới 18 tuổi phạm tội
2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm 22
tội trong luật hình sự Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore
3. Đánh giá tình hình nghiên cứu 27
3.1. Những vấn đề luận án kế thừa 27
3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 28
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 29
4.1. Câu hỏi nghiên cứu 29
4.2. Giả thuyết nghiên cứu 29 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 31
CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung và phạm vi trách nhiệm 31
hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 31
1.1.2. Bản chất, nội dung và phạm vi 44
1.2. Các hình thức trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội 49
1.3. Cơ sở quy định trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm 53
tội
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 65
Chương 2
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI 67
PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM,
ĐỨC, CANADA, TRUNG QUỐC VÀ SINGAPORE
2.1. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 67
2.1.1. Hệ thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 67
2.1.2. So sánh hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm 87
tội
2.2. Biện pháp hình sự khác đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 107
2.2.1. Hệ thống các biện pháp hình sự khác đối với người dưới 18 107
tuổi phạm tội
2.2.2. So sánh hệ thống biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 112
tuổi phạm tội
2.3. Án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 114
2.3.1. Quy định về án tích và xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi 114
phạm tội
2.3.2. So sánh quy định về án tích và xoá án tích đối với người dưới 121
18 tuổi phạm tội
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 123 Chương 3
YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH 126
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
3.1. Các yêu cầu hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về 126
trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội
3.1.1. Yêu cầu liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng ta về 126
trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội
3.1.2. Yêu cầu liên quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật trong đấu 133
tranh phòng chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
3.1.3. Yêu cầu khắc phục những hạn chế trong quy định của Bộ luật 141
hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi
phạm tội
3.1.4. Yêu cầu hài hoà hoá pháp luật về trách nhiệm hình sự của 147
người dưới 18 tuổi phạm tội theo chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm
của các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu so sánh
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về 152
trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định về hình phạt 152
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về biện pháp tư pháp 164
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy định về án tích 167
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 169
KẾT LUẬN 172
PHỤ LỤC 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ngay từ khi mới được thành lập, Đảng ta luôn quan tâm đến thế hệ trẻ.
Thế hệ trẻ Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là “một trong
những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc” và được
Đảng đặt niềm tin “là trụ cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước,
là lực lượng xung kích trong xây dựng và Bảo vệ Tổ Quốc, một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”1 đồng thời nhấn
mạnh nhiệm vụ chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên nói chung, người dưới
18 tuổi nói riêng “là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo
của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia
đình, nhà trường và xã hội”2.
Theo quan điểm của Đảng ta, nhóm đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm
tội càng cần được chăm sóc, giáo dục, định hướng đặc biệt. Chỉ thị số 48-
CT/TW ngày 22/10/2010 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Đảng đánh giá: “Tình trạng
phạm tội trong thanh thiếu niên xảy ra nhiều hơn, rất đáng lo ngại”. Tuy nhiên,
đứng trước vấn đề xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội, quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước là chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Điều này được thể
hiện tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2002 của Bộ chính trị về Bộ Chính trị
1 Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2 Theo Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Giảm hình phạt tù, mở rộng áp
dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội
phạm”. Những quan điểm, chủ trương, đường lối, phương hướng trên của Đảng
ta là ánh sáng soi đường cho việc xây dựng BLHS Việt Nam năm 2015 và cũng là
yêu cầu, đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của
BLHS hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu về việc xây dựng hệ thống pháp luật dân
chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai,
minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã
hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân làm trung tâm,
thúc đẩy đổi mới sáng tạo3.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, thực tiễn
áp dụng TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được phản ánh thông qua
cơ cấu về hình thức xử lí đối với người dưới 18 tuổi trong thời gian 10 năm từ
2015 đến 2024 cho thấy, trong số 34.355 bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội
bị đưa ra xét xử, chỉ 144 bị cáo được áp dụng các biện pháp tư pháp chiếm tỉ lệ
0,42% và số lượng các bị cáo bị áp dụng hình phạt là chủ yếu, chiếm tới 99,35%
(33.676 bị cáo). Trong số bốn loại hình phạt có thể áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội, Toà án chủ yếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn cho các bị
cáo, chiếm tỉ lệ 92.7% số bị cáo bị áp dụng hình phạt. Các thống kê trên cho
thấy sự chênh lệch quá lớn giữa tỉ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng
hình phạt so với áp dụng các biện pháp tư pháp, giữa hình phạt tù với ba hình
phạt không tước tự do của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Bên cạnh đó, từ góc độ nghiên cứu, nhiều điểm hạn chế, vướng mắc trong
quy định của BLHS Việt Nam về vấn đề TNHS của người dưới 18 tuổi phạm
tội cũng đã được các nhà khoa học chỉ ra như: sự thiếu đa dạng của hệ thống
3 Theo Nghị quyết 27-NQ/TW về xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam trong
giai đoạn mới 3
hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phạm vi áp dụng các
hình phạt không tước tự do của người dưới 18 tuổi bị kết án còn hẹp Ngoài
ra, giữa các nhà nghiên cứu còn có những quan điểm trái ngược về một số vấn
đề liên quan đến TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội như nên hay không
nên duy trì hình phạt cảnh cáo, tính phù hợp của mức phạt tù tối đa quy định
đối với người dưới 18 tuổi hiện nay
Tình hình này đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện
quy định của BLHS về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm thể chế
hoá một cách toàn diện những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong
việc đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ góc độ xây
dựng pháp luật, hiện nay Quốc hội đang xây dựng đạo luật chuyên biệt về tư
pháp người dưới 18 tuổi là Luật Tư pháp người chưa thành niên. Từ góc độ
nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều phương hướng hoàn thiện quy
định của dự thảo luật Tư pháp người chưa thành niên và BLHS Việt Nam trong
thời gian tới. Tuy nhiên, quan điểm và phương hướng hoàn thiện được đề xuất
có nhiều điểm không thống nhất, thậm chí trái ngược do khác biệt về cách tiếp
cận, quan điểm lập pháp, quan điểm khoa học.... Điều này đòi hỏi việc hoàn
thiện pháp luật không chỉ phải bám sát với các lí luận khoa học về TNHS của
người dưới 18 tuổi phạm tội mà còn cần một cách tiếp cận đa chiều hơn, đặt
các quy định về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS Việt Nam
trong sự so sánh, đối chiếu không chỉ với các chuẩn mực quốc tế về tư pháp
người dưới 18 tuổi mà còn với pháp luật của các quốc gia có trình độ lập pháp
tiên tiến, có những điểm tương đồng nhất định về chính trị, văn hoá, xã hội...
với Việt Nam, thông qua đó tìm ra những giải pháp chung mà các quốc gia có
thể sử dụng để giải quyết vấn đề TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng
thời tìm ra những giải pháp đặc thù của các quốc gia khác nhưng có tính khả
thi đối với Việt Nam nhằm “cấy ghép” pháp luật thành công. 4
Vì những lí do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự
của người dưới 18 tuổi phạm tội dưới góc độ so sánh luật” để thực hiện luận
án tiến sĩ với mong muốn xây dựng hệ thống lí luận cơ bản về TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ các quốc gia Đức,
Canada, Singapore và Trung Quốc nhằm đưa ra những phương hướng hoàn
thiện phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta về vấn đề
TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời có sức thuyết phục và có
tính khả thi trong việc hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về TNHS
của người dưới 18 tuổi phạm tội.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm xây dựng hệ thống lí luận cơ
bản về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội và đề xuất phương hướng hoàn
thiện quy định của BLHS Việt Nam về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Với mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống lí luận cơ bản về TNHS của người dưới 18
tuổi phạm tội bao gồm định nghĩa, đặc điểm, bản chất, nội dung, phạm vi, hình
thức và các cơ sở quy định TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ hai: So sánh quy định về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội
trong pháp luật hình sự Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore.
Thứ ba: Luận giải sâu sắc những yêu cầu hoàn thiện và đề xuất giải pháp
hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về TNHS đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trên cơ sở nghiên cứu so sánh luật.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: lí luận về TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội; các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự
của Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore về TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội.
Về phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu các quy định về TNHS của 5
người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật hiện hành của
các quốc gia Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore. Trong đó, việc
lựa chọn các quốc gia nghiên cứu dựa trên sự cân nhắc, đánh giá tổng hợp nhiều
yếu tố:
Đức là quốc gia thuộc dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa với đặc trưng
là việc xây dựng hệ thống pháp luật thành văn, nguồn chủ yếu của pháp luật
nói chung và luật hình sự nói riêng là văn bản pháp luật – tương tự như Việt
Nam. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của Đức về vấn đề TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội được đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc kiểm soát
tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ở quốc gia này. Chính vì vậy, Đức
được lựa chọn là quốc gia có tính đại diện cho dòng họ pháp luật Civil Law
trong quá trình so sánh.
Canada là quốc gia thuộc dòng họ pháp luật Anh – Mĩ với đặc trưng là
nguồn chủ yếu của pháp luật là án lệ. Với thể chế Liên bang, mỗi bang tại
Canada đều có hệ thống pháp luật riêng và có hệ thống pháp luật Liên bang.
Tuy nhiên, điểm đặc thù của Canada so với các quốc gia trong dòng họ pháp
luật này là riêng lĩnh vực hình sự, Canada thống nhất sử dụng duy nhất luật liên
bang mà không có BLHS riêng của từng bang. Việc sử dụng duy nhất một
BLHS là điểm tương đồng giữa Canada với Việt Nam. Bên cạnh đó, Canada từ
lâu đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tư pháp người dưới 18 tuổi, đặc
biệt là hệ thống các biện pháp xử lí người dưới 18 tuổi được xây dựng đa dạng,
phong phú, nhiều biện pháp có tính chất khác nhau và có thể áp dụng linh hoạt
trong việc giải quyết TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong bối cảnh
chúng ta đang hướng đến mục tiêu giảm hình phạt giam giữ, tăng cường các
hình phạt, các biện pháp xử lí không giam giữ, huy động sức mạnh của toàn xã
hội trong việc xử lí, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội như hiện nay thì việc
học hỏi kinh nghiệm lập pháp của Canada là phù hợp và khả thi.
Trung Quốc là quốc gia có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về 6
văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, điều kiện kinh tế xã hội, thể chế chính trị
và mục tiêu phát triển đất nước... Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phải đối
mặt với vấn đề gia tăng tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện tương tự như
Việt Nam, việc cải cách pháp luật về tư pháp người dưới 18 tuổi của Trung
Quốc cũng phải đối mặt với những ý kiến trái chiều từ dư luận tương tự như
những khó khăn của Việt Nam. Do vậy, việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp
của Trung Quốc – bao gồm cả những ưu điểm và hạn chế của luật hình sự, thành
công và thất bại của pháp luật trong việc kiểm soát tội phạm do người dưới 18
tuổi thực hiện sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật hình sự Việt Nam.
Singapore là một quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á, đồng
thời là quốc gia trong Asean. Tương tự như Việt Nam, Singapore là thành viên
của nhiều điều ước quốc tế và khu vực, và có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc
và chuẩn mực quốc tế trong các điều ước đó. Bên cạnh đó, Singapore có hệ
thống các biện pháp hình sự áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khá
đa dạng và linh hoạt. Do vậy, các kinh nghiệm lập pháp của Singapore sẽ có ý
nghĩa tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định của BLHS về TNHS của
người dưới 18 tuổi phạm tội.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận là các phép biện
chứng của chủ nghĩa Marx. Đây là phương pháp luận thống nhất, xuyên suốt
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng khi thực hiện luận án
bao gồm:
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng ở chương này 7
là phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp nhằm phân tích các quan
điểm khác nhau đối với từng vấn đề lí luận về TNHS của người dưới 18 tuổi
phạm tội, qua đó đánh giá và tổng hợp thành các vấn đề lí luận chung về TNHS
của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Chương 2: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích quy định
của pháp luật từng quốc gia được lựa chọn nghiên cứu về TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội. Phương pháp so sánh luật học là phương pháp nghiên
cứu chính được sử dụng nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của
BLHS Việt Nam và pháp luật các quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu. Hai
phương pháp là phương pháp nghiên cứu đa ngành được sử dụng nhằm nghiên
cứu luật pháp trong mối quan hệ với chính trị hoặc trong mối quan hệ với xã
hội học... và phương pháp xử lí thông tin logic được sử dụng để phán đoán về
bản chất của các quy định cũng như những liên hệ logic của các quy định đó
nhằm lí giải một phần nguyên nhân của quy định cũng như những điểm giống
và khác nhau trong các quy định của pháp luật của từng quốc gia. Phương pháp
tổng hợp được sử dụng để đánh giá nhằm rút ra những kết luận về tính hợp lí,
khả thi khi cấy ghép các quy định của pháp luật từ các quốc gia khác vào hệ
thống pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp phân tích dược sử dụng để phân tích các yêu
cầu của việc hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về TNHS đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội; phương pháp xử lí thông tin logic được xử đụng để phán
đoán về tính hợp lí của các kinh nghiệm rút ra qua quá trình so sánh luật;
phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm rút ra các kết luận về phương hướng
hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về TNHS của người dưới 18 tuổi
phạm tội.
8
5. Những điểm mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật về trách nhiệm
hình sự (TNHS) của người dưới 18 tuổi phạm tội. Với mục đích xây dựng hệ
thống các vấn đề lí luận về cơ bản về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội
và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội, luận án tập trung nghiên
cứu các vấn đề lí luận về TNHS của người dưới 18 tuỏi phạm tội; thực tiễn quy
định về vấn đề này trong luật hình sự của năm quốc gia trên thế giới bao gồm
Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore. Những đóng góp mới của
luận án được thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất: Luận án xây dựng định nghĩa về TNHS của người dưới 18 tuổi
phạm tội, chứng minh đây là trường hợp đặc biệt của TNHS nói chung, luận
giải những khác biệt trong đặc điểm của TNHS của người dưới 18 tuổi phạm
tội so với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội; làm rõ vấn đề bản chất, nội dung,
phạm vi và hình thức của TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội; phân tích
các cơ sở cho việc quy định TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội trong luật
pháp của các quốc gia.
Thứ hai: Luận án đã phân tích và đánh giá so sánh các quy định của pháp
luật bốn quốc gia theo các tiêu chí so sánh là hình thức TNHS của người dưới
18 tuổi phạm tội, cụ thể là: Hình phạt; Biện pháp tư pháp; án tích đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ ba: Trên cơ sở bài học kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia, những
yêu cầu cụ thể của việc hoàn thiện luật hình sự, luận án đưa ra một số kiến nghị
có giá trị khoa học và thực tiễn về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm là: đa
dạng hoá hệ thống hình phạt, mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt không tước
tự do, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù, giảm mức phạt tù tối đa, đa dạng
hoá hệ thống biện pháp tư pháp, hoàn thiện quy định về phạm vi người dưới 18
tuổi phạm tội không có án tích./. 9
6. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu và tổng quan của luận án, bố cục nội dung của luận
án như sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về trách nhiệm hình sự của người dưới
18 tuổi phạm tội
Chương 2: Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội trong
pháp luật hình sự của Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và Singapore
Chương 4: Yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật
Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội 10
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1. Các nghiên cứu về những vấn dề lí luận về trách nhiệm hình sự
của người dưới 18 tuổi pham tội
1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm trách nhiệm hình sự của người dưới
18 tuổi phạm tội
TNHS là nội dung nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên
cứu trong nước, thể hiện ở số lượng công trình đồ sộ với nhiều cấp độ nghiên
cứu khác nhau. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
GS.TSKH. Đào Trí Úc với cuốn Mô hình lí luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam
(Phần chung)4, GS.TSKH. Lê Cảm với cuốn Các nghiên cứu chuyên khảo về
Phần chung luật hình sự5, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà với cuốn Trách nhiệm
hình sự, hình phạt và các Biện pháp hình sự khác6, PGS.TS. Cao Thị Oanh với
cuốn Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự,7 tác giả Đỗ Ngọc Quang với
cuốn Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong
luật hình sự Việt Nam8, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt với cuốn Trách nhiệm hình sự
và hình phạt9, PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn với tài tạp chí Bàn về khái niệm, Bản chất,
4 Đào Trí Úc (1993), Mô hình lí luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
5 Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, NXB.
Công an nhân dân, Hà Nội.
6 Nguyễn Ngọc Hoà (2022), Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp hình sự
khác, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
7 Cao Thị Oanh (2008), Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
8 Đỗ Ngọc Quang (1997), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham
nhũng trong luật hình sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
9 Trịnh Tiến Việt (2022), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội. 11
nội dung và giới hạn của trách nhiệm hình sự10... Các công trình này có cách
tiếp cận khác nhau về khái niệm TNHS, từ cách tiếp cận khác nhau đó dẫn tới
cách xây dựng định nghĩa khác nhau về TNHS, về hệ thống các đặc điểm của
TNHS, đồng thời có những quan điểm khác nhau về bản chất, nội dung, phạm
vi của TNHS.
Nếu như khái niệm TNHS nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, biểu
hiện ở số lượng và loại các công trình nghiên cứu khác nhau (giáo trình, sách
chuyên khảo, bài tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, tham luận tại hội
thảo các cấp ) thì đa phần các giáo trình, sách, bài tạp chí về TNHS của
người dưới 18 tuổi phạm tội không đưa ra khái niệm riêng về TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội, mà chỉ dựa trên khái niệm TNHS của người phạm tội
nói chung như Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung11 của Trường Đại
học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung của Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội Một số ít công trình nghiên cứu có xây dựng khái
niệm và chỉ ra đặc điểm của TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội là các luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu như: luận văn thạc sĩ Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam của tác giả Trần Văn Dũng12; luận án tiến
sĩ “Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình
sự Việt Nam (những vấn đề cơ Bản của phần chung)” của tác giả Trịnh Thị
Yến13
10 Hồ Sỹ Sơn (2010), Bàn về khái niệm, bản chất, nội dung và giới hạn của trách nhiệm
hình sự, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2010.
11 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình luật hình sự, phần chung, nxb.
CAND, Hà Nội.
12 Trần Văn Dũng (2003), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.12
13 Trịnh Thị Yến (2019), Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam (những vấn đề cơ bản của phần chung), Luận án tiến sĩ Luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.35 12
Từ các công trình nghiên cứu này, có thể nhận thấy hiện nay chưa có sự
thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về định nghĩa TNHS. Đồng thời, hệ thống
các đặc điểm của khái niệm TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội cũng chưa
có sự thống nhất. Bên cạnh đó, các vấn đề lí luận cơ bản khác như bản chất, nội
dung, phạm vi của TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng chưa được
làm rõ.
1.1.2. Các nghiên cứu về hình thức TNHS của người dưới 18 tuổi phạm
tội
Liên quan đến hình thức TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội cũng có
nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến như: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà với
cuốn Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các Biện pháp hình sự khác14, PGS.TS.
Cao Thị Oanh với cuốn Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự,15 tác giả Đỗ
Ngọc Quang với cuốn Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam16, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt với cuốn
Trách nhiệm hình sự và hình phạt17, PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn với tài tạp chí Bàn về
khái niệm, Bản chất, nội dung và giới hạn của trách nhiệm hình sự18, luận án
tiến sĩ “Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam (những vấn đề cơ Bản của phần chung)” của tác giả Trịnh Thị
Yến19 Qua các công trình này có thể nhận thấy, hình thức của TNHS có
14 Nguyễn Ngọc Hoà (2022), Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp hình sự
khác, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
15 Cao Thị Oanh (2008), Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
16 Đỗ Ngọc Quang (1997), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham
nhũng trong luật hình sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
17 Trịnh Tiến Việt (2022), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
18 Hồ Sỹ Sơn (2010), Bàn về khái niệm, bản chất, nội dung và giới hạn của trách nhiệm
hình sự, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2010.
19 Trịnh Thị Yến (2019), Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam (những vấn đề cơ bản của phần chung), Luận án tiến sĩ Luật 13
những cách gọi khác nhau như dạng của TNHS, biện pháp của TNHS... Về các
hình thức cụ thể của TNHS cũng có những quan điểm khác nhau: hình thức của
TNHS chỉ bao gồm hình phạt; hình thức của TNHS bao gồm: hình phạt, biện
pháp tư pháp; hình thức của TNHS bao gồm: hình phạt, biện pháp tư pháp và
án tích....
1.1.3. Các nghiên cứu về cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự của
người dưới 18 tuổi phạm tội
Các nghiên cứu về cơ sở khoa học – tâm lí có thể liệt kê như: cuốn sách
Tâm lí học của tác giả Phạm Minh Hạc20, cuốn sách Người chưa thành niên
phạm tội, đặc điểm tâm lí và chính sách xử lí21 của tác giả Đặng Thanh Nga và
Trương Quang Vinh; cuốn sách Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên
vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa của tác giả Nguyễn Minh
Đức22; Chương 1 Luận án tiến sĩ luật học Trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Những vấn đề cơ Bản
của Phần chung), của tác giả Trịnh Thị Yến23; giáo trình Tư pháp đối với người
chưa thành niên của Trường đại học Luật Hà Nội24... các công trình này đều
thống nhất cho rằng sự chưa hoàn thiện về tâm sinh lí và thiếu kinh nghiệm
sống là một trong những nguyên nhân dẫn tới tội phạm của người dưới 18 tuổi.
Các nghiên cứu về các triết lí xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội như Đào
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.35
20 Phạm Minh Hạc (1992), Tâm lí học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
21 Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội, đặc
điểm tâm lí và chính sách xử lí, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
22 Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
23 Trịnh Thị Yến (2019), Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
trong Luật hình sự Việt Nam (Những vấn đề cơ bản của Phần chung), Luận án tiến sĩ Luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Tư pháp đối với người chưa thành
niên, NXB. Tư pháp, Hà Nội. 14
Lệ Thu với cuốn sách Triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm và thực tiễn
xây dựng pháp luật trên thế giới25, tác giả Đào Phương Thanh với nghiên cứu
về Các triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong thực tiễn
lập pháp của Việt Nam và những đề xuất26, tác giả Đỗ Hoàng Yến với công bố
Tư pháp phục hồi trong việc xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật27...
có thể nhận thấy các công trình trong nước thuộc nhòm này không nhiều, tuy
nhiên các tác giả khá thống nhất chỉ ra rằng các triết lí xử lí người dưới 18
tuổi phạm tội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy định của pháp luật về TNHS của
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Các nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội khá phong phú với những công trình như: GS.TSKH. Đào Trí Úc với cuốn
Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 1. Những vấn đề chung28, GS.TS. Võ Khánh
Vinh với công bố Chính sách hình sự trong xây dựng nhà nước pháp quyền:
Các Bộ phận cấu thành cơ Bản29 Ngô Thị Tuyết Thanh với công bố Chính sách
hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Khía cạnh so sánh30,
Phùng Thế Hùng với công bố Tìm hiểu chính sách hình sự trong xây dựng nhà
25 Đào Lệ Thu (2024), Triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm và thực tiễn xây
dựng pháp luật trên thế giới, nxb. Tư pháp.
26 Đào Phương Thanh (2023), Các triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp
luật trong thực tiễn lập pháp của Việt Nam và những đề xuất, chuyên đề 6 thuộc đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Trường: Triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật và sự thể
hiện trong thực tiễn lập pháp của một số quốc gia trên thế giới, chủ nhiệm TS. Đào Lệ Thu,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
27 Đỗ Hoàng Yến (2008), Tư pháp phục hồi trong việc xử lí người chưa thành niên vi
phạm pháp luật, tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
28 Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 1. Những vấn đề chung, NXB.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
29 Võ Khánh Vinh (2024), Chính sách hình sự trong xây dựng nhà nước pháp quyền:
Các bộ phận cấu thành cơ bản.
30 Ngô Thị Tuyết Thanh (2018), Chính sách hình sự Việt Nam đối với người dưới 18
tuổi phạm tội: Khía cạnh so sánh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà
Nội.