Luận án Trách nhiệm xã hội của tập đoàn điện lực quốc gia Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế

1.4. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ TỔNG QUAN VÀNHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU1.4.1. Giá trị của những công trình nghiên cứuThứ nhất, giá trị từ các công trình nghiên cứu đến CSR của doanh nghiệp tưVề mặt lý luận: thời gian qua đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở cáckhía cạnh khác nhau tập trung làm rõ những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến CSR.Trong đó các công trình này đã hướng đến việc làm rõ khái niệm CSR, các yếu tố cấuthành của CSR, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực hiện CSR đối với chính bảnthân doanh nghiệp, đối với xã hội cũng như đối với việc xây dựng xã hội. Ngoài ra,tại nước CHDCND Lào tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách bài bản,chi tiết như ở nước ngoài nhưng bước đầu đã có các nhà nghiên cứu tập trung làm rõmột số khía cạnh về CSR. Điều này có thể thấy qua các công trình nghiên cứu đãđược tổng quan ở trên đã đề cập đến quan niệm về CSR, tầm quan trọng của việc thựchiện CSR đối với các tập đoàn cũng như các SME, yêu cầu đòi hỏi đặt ra đối với cácdoanh nghiệp đang hoạt động trên thực tế trong việc thực hiện các báo cáo về thamgia thực hiện CSR trong thực tiễn cũng như ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trongviệc thực hiện CSR trong bối cảnh mới.Về mặt thực tiễn: các công trình nghiên cứu này cũng đã đề cập đến thực tiễnviệc thực hiện CSR tại các quốc gia khác nhau trên thế giới để cho thấy rằng dù ở cácmôi trường pháp lý khác nhau, văn hóa, tín ngưỡng khác nhau tuy nhiên CSR là giốngnhau vì đây là điều voo cùng cần thiết trong hoạt động của doanh nghiệp cũng nhưđảm bảo tính PTBV của các doanh nghiệp trong thực tiễn. Đặc biệt, đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về CSR ở các quốc gia trên thế giới và đúc kết được những giá trị,bài học kinh nghiệm bổ ích để vận dụng thực thi CSR trong thực tiễn một cách hiệuquả. Nhất là trên thế giới và ở nước CHDCND Lào nhiều doanh nghiệp đã gắn việcthực hiện CSR với kế hoạch phát triển của mình trong thực tiễn.

pdf272 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm xã hội của tập đoàn điện lực quốc gia Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH OUTHONE SINGDALA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI-2024 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH OUTHONE SINGDALA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 931 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Lê Quốc Lý HÀ NỘI-2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án OUTHONE SINGDALA MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 9 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TƯ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ............. 9 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................................................................................................... 32 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN, CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................................................. 40 1.4. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ................. 48 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ................................ 53 2.1. QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ..................................................................... 53 2.2. NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .............................................................................................................. 72 2.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NƯỚC NGOÀI VÀ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ......... 84 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO ................................................... 106 3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................................................................... 106 3.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO ....................................................................... 119 3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................................................................................ 142 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........................................................................ 166 4.1. BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO THỜI GIAN TỚI ........................................................................................... 166 4.2. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO ....................................................................... 172 4.3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO ................................ 176 4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO ........... 196 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 201 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................ 202 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 203 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 219 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 ASXH : An sinh xã hội 2 BVMT : Bảo vệ môi trường 3 CB, CC : Cán bộ, công chức 4 CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân 5 DLXH : Dư luận xã hội 6 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTN : Doanh nghiệp tư nhân 8 EDL : Electricite du Laos Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào 9 FTA : Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 10 HTCT : Hệ thống chính trị 11 HTPL : Hệ thống pháp luật 12 LLLĐ : Lực lượng lao động 13 NLĐ : Người lao động 14 NDCM : Nhân dân cách mạng 15 NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao 16 PTBV : Phát triển bền vững 17 QLNN : Quản lý nhà nước 18 QPPL : Quy phạm pháp luật 19 TNCDN Trách nhiệm của doanh nghiệp 20 CSR : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 21 SME : Small and medium-sized enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ 22 VBPL : Văn bản pháp luật 23 VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật 24 XĐGN : Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1: Công tác bố trí tái định cư cho người dân từ dự án 131 IPP trên cả nước CHDCND Lào từ năm 2016-2023 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1: Lượng điện đáp ứng được trong giờ cao điểm 116 của EDL giai đoạn 2016-2023 (MW) 2 Biểu đồ 3.2: Sản lượng điện của EDL giai đoạn 2016-2023 120 (GWh) 3 Biểu đồ 3.3: Xây dựng đường dây truyền tải điện (Kv) của 121 EDL giai đoạn 2016-2023 4 Biểu đồ 3.4: Sản lượng và doanh thu từ phân phối điện ra 122 nước ngoài của EDL giai đoạn 2016-2023 5 Biểu đồ 3.5: Công tác đào tạo, bồi dưỡng NNLCLC cho EDL 125 trên cả nước giai đoạn 2016 đến 2023 6 Biểu đồ 3.6: Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới 129 điện phân phối (SAIFI) EDL giai đoạn 2016-2023 7 Biểu đồ 3.7: Kết quả kinh doanh của EDL giai đoạn 2016- 138 2023 (tỷ kíp) 8 Biểu đồ 3.8: Số cán bộ, nhân viên của EDL giai đoạn 2016 140 đến 2023 9 Biểu đồ 3.9: Cung cấp điện cho người tiêu dùng trong cả nước 141 của EDL giai đoạn 2016-2023 10 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ điện bị thất thoát của EDL giai đoạn 151 2016-2023 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là vấn đề thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quyền lực nhà nước, các nhà nghiên cứu, nhân dân. Trong đó đã có nhiều nghiên cứu khác nhau của các nhà khoa học nhằm luận giải và xây dựng các khung lý luận, tiêu chí đánh giá về CSR để làm căn cứ, cơ sở và kham khảo đối với việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý cũng như quy chế về CSR. Qua đó góp phần giúp cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và gắn thực hiện CSR trong thực tiễn nhất là nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của mình được phù hợp. Trong đó CSR thường được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học nhấn mạnh và chú trọng đến các yêu cầu đóng góp vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân nhưng công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội cùng với nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao do vậy CSR đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết mà hầu hết các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đều chú trọng tuân thủ cũng như gắn chặt với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các nước phát triển, CSR được xem là một trong những chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững, là cơ sở giảm chi phí và tăng năng suất; tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; thu hút được nguồn lao động giỏi; sản phẩm và hàng hóa dịch vụ dễ tiếp cận được với thị trường thế giới; bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, môi trường xã hội... và nó cũng được xem là “triết lý” kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, thực hiện CSR là nguyên tắc bắt buộc cũng như đã từng bước được quy định trong 2 các văn bản pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, kinh doanh. Bên cạnh đó, tại một số nước đang phát triển, mở cửa trong khu vực ASEAN nói chung và trên thế giới nói riêng CSR cũng từng bước được quan tâm nhiều hơn để đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và các vấn đề xã hội khác nhất là hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Đối với nước CHDCND Lào cùng với quá trình phát triển, mở cửa Nhà nước đã từng bước quan tâm, khuyến khích cũng như xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp tư cũng như các doanh nghiệp cong tăng cường thực hiện CSR. Trong đó với những đặc thù nhất định về bối cảnh kinh tế vĩ mô, trình độ phát triển kinh tế, vốn đầu tư, an ninh kinh tế do vậy tại nước CHDCND Lào các doanh nghiệp công mà nhất là tập trung cung cấp các sản phẩm công nhằm phục vụ đa mục tiêu gắn với sứ mệnh bảo vệ và xây dựng đất nước có vị trí, vai trò dẫn đầu, làm gương cho các doanh nghiệp khác trong nước nhằm thực hiện CSR. Trong đó Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào (EDL) trong thời gian vừa qua được ghi nhận là doanh nghiệp công có vốn đầu tư, có vị trí, vai trò quan trọng với sản phẩm đặc thù thường đi đầu trong quá trình thực hiện CSR. Ngoài ra, với lịch sử thành lập trải qua nhiều giai đoạn khi EDL được thành lập năm 1961 - DNNN hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực năng lượng, nhằm cung cấp điện cho nhân dân trong nước và xuất khẩu điện ra nước ngoài. EDL đặt dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Năng lượng và Mỏ và chịu sự quản lý Tài chính của Bộ Tài chính Lào. Trong những năm qua, EDL đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nước CHDCND Lào cả trong chiến tranh lẫn trong thời kỳ hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước. EDL đã cung cấp năng lượng cho lưới điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, hiện đại hóa các mặt của đời sống văn hóa, xã hội. Có thể nói, Tập đoàn đã thực hiện khá tốt CSR trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân nhưng công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế... Do đó, để phát huy vai trò tiên phong, vị trí dẫn đầu cả trong phát triển kinh tế và thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, EDL cần thực hiện tốt CSR của mình. Vì lý do đó, tôi 3 chọn vấn đề: “Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” là đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề tài phân tích thực trạng thực hiện CSR của EDL trong điều kiện hội nhập quốc tế từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp thực hiện CSR của Tập đoàn EDL trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu về CSR và CSR của Tập đoàn, công ty điện lực ở trong và ngoài nước; chỉ ra giá trị của những công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm về CSR đối với các Tập đoàn, công ty điện. Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như khái niệm, vai trò và nội dung CSR của doanh nghiệp cũng như tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực hiện CSR của doanh nghiệp. Thứ ba, phân tích thực trạng thực hiện CSR của EDL trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ tư, đề xuất quan điểm và giải pháp thực hiện CSR của Tập đoàn EDL trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSR của EDL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào. 4 - Phạm vi thời gian: từ 2016 đến 2023. - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện CSR của EDL thông qua những nội dung chính sau: (1) CSR của EDL trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước; (2) CSR của EDL trong việc giải quyết việc làm cho người lao động; (3) CSR của EDL trong thực hiện phúc lợi xã hội và an sinh xã hội và (4) CSR của EDL trong trong bảo vệ môi trường sinh thái. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, quan điểm của Đảng NDCM Lào về trách nhiệm của con người, cá nhân, tổ chức với xã hội. Ngoài ra, luận án cũng dựa trên các quy định trong Hiến pháp Lào và VBQPPL có liên quan đến CSR của EDL. 4.2. Cơ sở thực tiễn Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn của các báo cáo, tổng kết, của các công trình nghiên cứu thứ cấp về CSR của EDL. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để làm nền tảng, cơ sở phương pháp luận cho việc triển khai các nội dung nghiên cứu. Đồng thời, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: đây là phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của lĩnh vực kinh tế chính trị nhằm góp phần giúp cho nghiên cứ sinh nhìn nhận được các vấn đề cốt lõi, bản chất, phạm trù, quy luật về CSR của EDL. Phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp nghiên cứu sinh tổng kết việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để rút ra kinh nghiệm trong thực hiện CSR của EDL. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp này nhằm giúp nghiên cứu 5 các công trình trước đây có liên quan đến thực hiện CSR ở trong và ngoài nước nói chung cũng như đối với DN điện lực nói riêng. Phương pháp phân tích và tổng hợp: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm giúp nghiên cứu sinh tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đề tài. Đồng thời, đề tài cũng phân tích các tài liệu, số liệu này nhằm chứng minh, làm rõ thực trạng quá trình thực hiện CSR của EDL qua các năm từ 2016 đến 2023. Phương pháp logic và lịch sử: nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này trong việc xây dựng và đánh giá quá trình thực hiện CSR của EDL với cấu trúc lý luận, phân tích thực tiễn và đề xuất giải pháp có tính logic. Đồng thời nhìn nhận việc thực hiện CSR của EDL theo tiến trình lịch sử phát triển, thay đổi của bối cảnh khách quan. Phương pháp thống kê: đây là phương pháp giúp nghiên cứu sinh thống kê về các công trình trong phần tổng quan, thống kê số liệu về CSR của EDL qua các nội dung như phát triển kinh tế, đóng góp ngân sách nhà nước, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, đóng góp đối với cộng đồng và xã hội qua đó giúp đề tài có được căn cứ chính xác từ thực tiễn để đánh giá. Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp này trong việc so sánh số liệu, kết quả quá trình thực hiện CSR của EDL trong từng năm với nhau (từ 2016 đến 2023) để phân tích rõ hơn thực trạng nhằm rút ra đánh giá chính xác về thực hiện CSR của EDL. Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được thực hiện thông qua phiếu điều tra xã hội học. Trong đó đối tượng là nhân dân nước CHDCND Lào ở 3 miền và ở nước ngoài; với số lượng 869 phiếu (Theo kích cỡ mẫu khảo sát do Krejcie and Morgan nghiên cứu về số mẫu tối thiểu so với tổng số đối tượng của một đề tài nghiên cứu). Thời gian tiến hành từ từ ngày 22 tháng 2 năm 2023 đến ngày 14 tháng 6 năm 2023. Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi và khảo sát online qua 6 link: MbYmim0FJ6xFmt5VqFYzi3lA/closedform. Đối tượng khảo sát là nhân dân trong nước nói chung, tuy nhiên trong 869 phiếu có 97,1% (Trong đó tiến sĩ có 25 người chiếm 2.9%; thạc sĩ có 204 người, chiếm tỷ lệ 23.5%; đại học có 456 người, chiếm tỷ lệ 52.4%; cao đẳng và trung cấp có 159 người chiếm 18.3%). Đây chủ yếu là các cán bộ tại các chi nhánh của EDL trên cả nước và những người có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên (đây là các đối tượng có am hiểu nhất định về CSR cũng như có trình độ, nhận thức dân trí cao so với các đối tượng khác nhờ đó kết quả khảo sát có thể thu thập được chính xác và hiệu quả hơn). Phương pháp phỏng vấn sâu: đề tài sử dụng phương pháp này trong việc phỏng vấn các cán bộ, nhà khoa học có kiến thức chuyên môn về KTCT nói chung cũng như CSR nói riêng tại nước CHDCND Lào như Vụ trưởng Vụ kế hoạch và hợp tác quốc tế và Vụ phó Vụ chính sách và kế hoạch năng lượng của Bộ năng lượng và mỏ nước CHDCND Lào; Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách kinh tế trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư Lào, Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Viện hàn lâm, kinh tế và xã hội Lào; Viện phó Viện CNXH khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Lào. Qua đó giúp đề tài có được thêm ý kiến từ các chuyên gia am hiểu về CSR tại nước CHDCND Lào để bổ sung vào các lập luận cũng như cung cấp thêm các thông tin khách quan hơn từ các đối tượng. Phương pháp phân tích dữ liệu: Với kết quả nghiên cứu sau khi đã thu thập tác giả đã sử dụng sự hỗ trợ từ Excel, tuy mặc dù không phải là phần mềm phân tích chuyên sâu nhưng Excel vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc thực hiện phân tích dữ liệu cơ bản và trực quan hóa các số liệu để biểu đồ hóa các kết quả nghiên cứu trong đề tài. Quy trình phân tích dữ liệu trong khảo sát bao gồm các bước sau: (1) Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các nguồn phù hợp như báo cáo thống kê chính thức của EDL, cơ sở dữ liệu kinh tế, kết quả trả lời khảo sát của các đối tượng; (2) Tiền xử lý dữ liệu: Kiểm tra và làm sạch dữ liệu để loại bỏ dữ liệu nhiễu, 7 xử lý dữ liệu còn thiếu và chuyển đổi dữ liệu vào định dạng phù hợp cho việc phân tích; (3) Phân tích dữ liệu: Thực hiện các phân tích để hiểu rõ hơn về tính chất của dữ liệu, bao gồm các phân tích thống kê cơ bản và trực quan hóa dữ liệu cũng như khám phá mối quan hệ giữa các biến (là các số liệu, kết quả của khảo sát); (4) Trực quan hóa kết quả: Trực quan hóa kết quả của phân tích thành bảng và biểu đồ cũng như nội dung phân tích trong bài để trình bày kết quả một cách dễ hiểu và trực quan; (5) Diễn giải kết quả: Diễn giải kết quả của phân tích và đưa ra kết luận hoặc khuyến nghị liên quan đến CSR của EDL dựa trên các phát hiện từ dữ liệu. 5. Đóng góp của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CSR của EDL. - Luận án có thể là cơ sở khoa học để EDL, Chính phủ nước CHDCND Lào, Bộ năng lượng và mỏ cũng như các cơ quan, pháp nhân liên quan có thể có căn cứ khoa học để đưa ta các chính sách nhằm nâng cao CSR của EDL. - Những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CSR của EDL có thể có ý nghĩa tham chiếu với việc thực hiện CSR nhà nước khác ở nước CHDCND Lào. - Luận án có thể là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho học viên các ngành kinh tế, kinh tế chính trị và những người quan tâm đến vấn đề này. 6. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 14 tiết. Cụ thể các nội dung trong luận án tập trung giải quyết những vấn đề sau đây: Chương 1: Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đền đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước. Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn điện lực quốc gia Lào. 8 Chương 4: Quan điểm và giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn điện lực quốc gia Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế 9 Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TƯ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1.1. Các công trình tại nước ngoài C.V. Baxi & Rupamanjari Sinha Ray (2012), Corporate Social Responsibility [45]. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu về (1) Tổng quan về DN và xã hội ở Ấn Độ, vai trò của chính sách công trong việc thúc đẩy CSR và tính bền vững, CSR và môi trường của DN thông qua khảo sát về tài liệu và nhìn nhận toàn cầu về CSR, vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc thúc đẩy CSR; (2) Phân tích CSR trong các DN công, DN gia đình; làm rõ CSR trong ngành ngân hàng, trong các công ty đa quốc gia; phân tích sự khác biệt theo ngành dẫn đến CSR và tính bền vững; (3) Đặc biệt tác giả đã minh chứng thực tiễn CSR trong ngành công nghiệp Ấn Độ cũng như những báo cáo đến công chúng trong quá trình thực hiện vấn đề này. Đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề khác nhau mà các DN và các bên liên quan phải đối mặt trong quá trình thực hiện CSR cũng đưa ra các chiến lược và khuyến nghị để cải thiện sức mạnh tổng hợp giữa các bên liên quan và thực hiện CSR hiệu quả hơn. Lê Thị Hoài Thu (2012), “Bảo đảm an sinh xã hội - trách nhiệm của doanh nghiệp” [32, tr.37-43]. Tác giả tập trung làm rõ những nội dung căn bản đó là (1) Làm rõ những đặc điểm của TNCDN đối với thị trường và người tiêu dùng, TNCDN đối với người lao động, TNCDN đối với cộng đồng và TNCDN đối với môi trường. Đồng thời làm rõ vai trò của TNCDN đối với trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo lợi ích chung cho cộng đồng xã hội, làm 10 thay đổi cách thức thực hiện và cấu trúc ASXH, chia sẻ gánh nặng với nhà nước; (2) Phân tích những quy định của Nhà nước về TNCDN trong việc bảo đảm ASXH đối với người lao động và cộng đồng. Qua đó chỉ rõ hiện còn nhiều DN còn tìm cách trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm cho NLĐ, khai không trung thực số lượng NLĐ, DN tìm cách đóng bảo hiểm cho NLĐ ở mức thấp nhất có thể. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc ý thức trách nhiệm của DN chưa cao, quy định trong HTPL còn những bất cập, công tác QLNN còn hạn chế, biện pháp chế tài còn chưa mạnh, NLĐ còn chưa chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và có DN khó khăn dù muốn mà chưa thực hiện được; (3) Đưa ra kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện HTPL liên quan đến việc thực hiện CSR, tạo điều kiện cho DN phát triển, sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức cũng như đóng góp nhiều hơn vào cộng đồng. Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) (2013), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Bộ sách cẩm nang dành cho CEO [16]. Cuốn sách với sự tham gia của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan kinh tế đã tập trung vào phân tích những vấn đề sau: (1) Phân tích vai trò của CSR đối với sự phát triển bền vững của DN thông qua các nội dung thực hiện CSR nhằm nâng cao sức cạnh tranh và PTBV của DN, nâng cao sức cạnh tranh lành mạnh của DN, thực hiện quyền lợi hơn là nghĩa vụ của DN, khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu, thực hiện sứ mạng xã hội vì cộng đồng, kinh doanh trung thực và bình đẳng cũng như cam kết của DN từ con tim. Đồng thời, phân tích nhận thức của người tiêu dùng về CSR tác động đến quá trình thực hiện CSR trong thực tế; (2) Chỉ rõ thực trạng “cuộc đua xanh” đã và đang bắt đầu thông qua phân tích cơ hội và thách thức trong phát triển nông nghiệp thông minh, các nội dung yêu cầu nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đạt hiệu quả, yêu cầu trong phát huy vai trò của DN trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của quá trình CNH-HĐH đất nước, những bước tiến của cuộc năng lượng tái tạo trong thế kỷ 11 XXI, thực tiễn năng lực cạnh tranh của Việt Nam; và (3) Chỉ rõ ảnh hưởng của báo chí đối với thúc đẩy CSR tại Việt Nam qua thực tiễn công tác truyền thông CSR của các DN điển hình trong đất nước cũng như tác động của nó đến xã hội. Jesse Dillard, Kathryn Haynes, Alan Murray (2013), Corporate Social Responsibility-A Research Handbook [48]. Các tác giả đã tập trung hệ thống hóa cũng như phân tích một số khía cạnh như (1) Khái niệm CSR được sử dụng rộng rãi bởi các DN, cơ quan chuyên môn và học giả, nhưng cũng bị tranh cãi rộng rãi. Tuy vậy, thường được mô tả là bao gồm ba yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội, mặc dù không có sự đồng thuận nghiêm túc về cách chuyển các ý tưởng thành thực tế; (2) Đề cập đến một số lĩnh vực tranh luận, lý thuyết và thực hành chính trong CSR nhằm giải quyết, thách thức và cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận trong học thuật và thực tiễn qua việc nêu rõ suy nghĩ hiện tại về từng khía cạnh của một chủ đề quan trọng với các khoa học liên ngành; (3) Xem xét các mục tiêu CSR với các chiến lược quốc gia, tổ chức và đánh giá vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của CSR và tính bền vững, giá trị lâu dài của thực hành CSR đối với các tập đoàn và xã hội. Nguyễn Như Phát (2013), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận” [24, tr.29-34]. Bài viết đa tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về CSR thông qua những nội dung đó là (1) Phân tích quan điểm khác nhau liên quan đến CSR như đây là sự quan tâm, phản ứng của DN với các vấn đề vượt ngoài các yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ; là các vấn đề kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông mong ở các DN trong thời gian nhất định; CSR cũng bao hàm những vấn đề nhỏ như đạo đức kinh doanh, từ thiện, tính bền vững và tham gia bảo vệ môi trường; (2) Chỉ rõ bản chất của CSR luôn được thử thách qua các thời điểm đặc thù nhưng nó luôn thể hiện vai trò của DN trong mối tương quan với vai trò của mỗi Nhà nước trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển cũng như đem lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân trong đất nước; (3) Luận 12 giải CSR sẽ luôn biến đổi theo không gian, thời gian nơi đòi hỏi cần có CSR để đáp ứng với những yêu cầu, chuẩn mực của một xã hội hoặc một thời điểm nhất định nhất là khi xảy ra các vấn đề ảnh hưởng sâu rộng đến phần đông xã hội. Trần Hoàng Hải (2016), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khái niệm, các mô hình và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp” [12, tr.3-10]. Tác giả đã tập trung phân tích những nội dung chính đó là: (1) CSR được thực hiện rộng rãi ở các nước, nhất là các nước phát triển từ những thập niên cuối của thế kỷ XX. Nội hàm của phạm trù CSR bao gồm không chỉ trách nhiệm pháp lý mà cả trách nhiệm về đạo đức của doanh nghiệp trong tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh; (2) Các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ có cơ hội và khả năng cao được cộng đồng ủng hộ, uy tín được nâng cao. Qua đó góp phần giúp cho việc nhận diện thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trong thực tiễn đạt được hiệu quả cao hơn; và (3) Thực hiện CSR đặc biệt sẽ góp phần giúp cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường, đạt được cao hơn và giúp cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững hơn. Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée (Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (dịch)) (2016), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [5]. Cuốn sách đã tập trung làm rõ những vấn đề căn bản đó là (1) Trong giai đoạn hiện nay CSR đã làm cho đối tượng quan tâm chính ngày nay không dừng ở kết quả kinh tế của các DN, mà là chính các DN-với tư cách là tác nhân chính của hoạt động kinh tế, cùng với hệ thống ứng xử và hành vi của họ đối với cá nhân, xã hội loài người và đối với môi trường tự nhiên; (2) Đưa ra 2 quan điểm về CSR đó là một trào lưu tư tưởng được thể hiện thông qua các biểu trưng và diễn ngôn của điều mà chúng ta gọi là “các chủ thể hành động” hoặc là những thực tiễn quản trị, tư vấn, lượng giá và giải trình dựa trên các công cụ được sử dụng không chỉ bởi các DN mà bởi tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp (hoặc ngoài nghề nghiệp) đang trong tiến trình xây dựng một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_xa_hoi_cua_tap_doan_dien_luc_quoc_gia_la.pdf
  • pdf2. TÓM TẮT LUẬN ÁN.pdf
Luận văn liên quan