Luận án Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Huyện Lắk tọa lạc phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng dãy núi Chư Yang Sin, rừng Nam Ka hùng vĩ, hồ Lắk thơ mộng như tấm gương lớn cho những ngọn núi duyên dáng nghiêng mình soi bóng. Từ chính không gian hiền hòa và thơ mộng ấy, người Mnông đã tích lũy cho mình tri thức về môi trường sinh thái mang đặc trưng văn hóa tộc người. Chính nhờ tri thức ấy mà rừng đầu nguồn được bảo vệ, quan hệ cộng đồng được cố kết, các thực hành văn hóa luôn hướng đến việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cộng đồng “chỉ lấy từ rừng đủ dùng, không hề lãng phí” [45]. Người Mnông là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên Cao nguyên Đắk Lắk. “Chúng tôi ăn rừng” là cách mà người Mnông nói về hoạt động canh tác lúa rẫy của mình. Không phải ngẫu nhiên mà người Mnông chọn động từ “ăn” để nói về cách mà họ canh tác trên các khoảnh rừng, cách mà họ lấy các sản vật từ rừng để duy trì sự sống. Vì rừng chính là nơi họ sinh ra, là nơi họ kiếm sống, rừng cũng là nơi chở che mọi tai họa và đưa họ về với tổ tiên. Đất và làng cũng được cắt ra từ rừng. Sự linh thiêng, huyền bí, dồi dào về nguồn sống của rừng đã tạo nên “văn hóa rừng”. Hay nói đúng hơn, rừng chính là môi trường góp phần tạo nên tri thức bản địa và văn hóa của người Mnông. Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đời sống của người Mnông đang hàng ngày, hàng giờ đối diện với rất nhiều thách thức như: sự tác động của nền kinh tế thị trường; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; suy giảm nguồn tài nguyên rừng và sự thay đổi quyền quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên; áp lực về tăng dân số cơ học dẫn đến nhu cầu đất ở, đất sản xuất trở thành vấn đề cấp thiết đối chính quyền địa phương và người dân địa phương; sự giao lưu, tiếp biến về văn hóa, sự thâm nhập của tôn giáo mới đã làm cho kho tàng tri thức bản địa và văn hóa tộc người dần mai một và nhiều tri thức đã ra đi mãi mãi; điều này đã tác động sâu sắc đến mối quan hệ sinh thái hài hòa giữa con người và tự nhiên, tổn hại đến môi trường.

pdf217 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THANH XUÂN TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THANH XUÂN TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 9 22 9041 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Đức Thịnh 2. PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Lê Thị Thanh Xuân LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án “Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là một hành trình dài của sự tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi không ngừng. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến các cá nhân và tập thể sau: Trước tiên, tôi xin tri ân sâu sắc đến hai giáo viên hướng dẫn của tôi là GS.TS. Ngô Đức Thịnh và PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương. GS.TS Ngô Đức Thịnh là người đã hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn thạc sỹ, sau đó không quản ngại tiếp tục nhận hướng dẫn tôi làm Luận án tiến sỹ. Hai giáo viên hướng dẫn đã đóng góp những ý kiến quan trọng trong lúc thực hiện và hoàn thành luận án. Cảm ơn tập thể các nhà khoa học đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Văn hóa học-Học viện Khoa học Xã hội luôn tận tình hỗ trợ tôi về mặt học thuật, phương pháp nghiên cứu trong suốt thời gian tôi theo học Thạc sỹ và làm nghiên cứu sinh. Các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, các cơ quan đã có những ý kiến đóng góp xác đáng cho cho bản dự thảo luận án để tôi có thể bổ sung, hoàn thiện luận án. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, trường Trung cấp sư phạm Mầm non Đắk Lắk đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể theo đuổi và hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh. Đặc biệt, tôi không thể hoàn thành luận án nếu thiếu sự cộng tác, giúp đỡ của các già làng, bà con, họ hàng ở các bon làng của người Mnông; cán bộ của các thôn, các xã và lãnh đạo UBND huyện Lắk, các sở ban ngành của tỉnh Đắk Lắk. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, những người đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ để tôi có thêm động lực tiếp tục nghiên cứu. Và đặc biệt, tôi cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi, nhất là bố mẹ tôi đã luôn ở bên, tạo điều kiện về thời gian, là chỗ dựa về mặt tinh thần và vật chất để tôi có thể đi trọn con đường nghiên cứu của mình. Tôi vô cùng cảm kích và một lần nữa bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đối với tất cả! Hà Nội, tháng 2 năm 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 10 1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 23 1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 37 Chương 2: TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG ................. 50 2.1. Nhận thức luận/Thế giới quan của người Mnông về tự nhiên ........................... 50 2.2. Luật tục với việc quản lý xã hội và bảo vệ đất rừng .......................................... 55 2.3. Kỹ thuật canh tác phù hợp với môi trường sinh thái ......................................... 80 2.4. Nghi lễ củng cố niềm tin, sự tôn trọng đối với tự nhiên .................................... 85 Chương 3: TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC .......................... 96 3.1. Vai trò của nước trong đời sống của người Mnông ........................................... 96 3.2. Xác lập quyền sở hữu nguồn nước .................................................................. 100 3.3. Vai trò chỉ huy của “Rnoh Rnut” trong việc hướng dẫn dân làng chặn dòng bắt cá tập thể ........................................................................................................... 101 3.4. Tri thức bản địa trong bảo vệ nguồn nước ....................................................... 102 3.5. Một số nghi lễ liên quan đến nguồn nước........................................................ 108 Chương 4: NGUYÊN NHÂN SỰ BIẾN ĐỔI, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK ..................................... 112 4.1. Sự biến đổi của tri thức bản địa về quản lý, sử dụng đất rừng và nước .......... 112 4.2. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi của tri thức bản địa của người Mnông . 130 4.3. Những thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của tri thức bản địa trong bối cảnh hiện nay ........................................................................................... 137 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 146 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Chính phủ DL: Dương lịch DTTS: Dân tộc thiểu số Ha: Hecta Kg: Kilô gram KH: Kế hoạch KHKT: Khoa học kỹ thuật NCS: Nghiên cứu sinh NQ: Nghị quyết PCCR: Phòng chống cháy rừng PL: Phật lịch Pl: Phụ lục PTBV: Phát triển bền vững QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng Sđd: Sách đã dẫn TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Phân loại đất trong canh tác lúa rẫy ................................................ 65 Bảng 2.2: Một số loại cây, lá chữa bệnh (nhóm Gar ở xã Krông Nô) ............. 72 Bảng 2.3: Một số loại cây, lá chữa bệnh (nhóm Rlâm ở buôn Lê) .................. 72 Bảng 2.4: Một số loại cây, lá chữa bệnh (nhóm Gar ở bon Ji Yôk) ................ 73 Bảng 4.1: Mục đích khai thác lâm sản của người Mnông ............................. 124 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Lắk tọa lạc phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng dãy núi Chư Yang Sin, rừng Nam Ka hùng vĩ, hồ Lắk thơ mộng như tấm gương lớn cho những ngọn núi duyên dáng nghiêng mình soi bóng. Từ chính không gian hiền hòa và thơ mộng ấy, người Mnông đã tích lũy cho mình tri thức về môi trường sinh thái mang đặc trưng văn hóa tộc người. Chính nhờ tri thức ấy mà rừng đầu nguồn được bảo vệ, quan hệ cộng đồng được cố kết, các thực hành văn hóa luôn hướng đến việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cộng đồng “chỉ lấy từ rừng đủ dùng, không hề lãng phí” [45]. Người Mnông là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên Cao nguyên Đắk Lắk. “Chúng tôi ăn rừng” là cách mà người Mnông nói về hoạt động canh tác lúa rẫy của mình. Không phải ngẫu nhiên mà người Mnông chọn động từ “ăn” để nói về cách mà họ canh tác trên các khoảnh rừng, cách mà họ lấy các sản vật từ rừng để duy trì sự sống. Vì rừng chính là nơi họ sinh ra, là nơi họ kiếm sống, rừng cũng là nơi chở che mọi tai họa và đưa họ về với tổ tiên. Đất và làng cũng được cắt ra từ rừng. Sự linh thiêng, huyền bí, dồi dào về nguồn sống của rừng đã tạo nên “văn hóa rừng”. Hay nói đúng hơn, rừng chính là môi trường góp phần tạo nên tri thức bản địa và văn hóa của người Mnông. Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đời sống của người Mnông đang hàng ngày, hàng giờ đối diện với rất nhiều thách thức như: sự tác động của nền kinh tế thị trường; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; suy giảm nguồn tài nguyên rừng và sự thay đổi quyền quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên; áp lực về tăng dân số cơ học dẫn đến nhu cầu đất ở, đất sản xuất trở thành vấn đề cấp thiết đối chính quyền địa phương và người dân địa phương; sự giao lưu, tiếp biến về văn hóa, sự thâm nhập của tôn giáo mớiđã làm cho kho tàng tri thức bản địa và văn hóa tộc người dần mai một và nhiều tri thức đã ra đi mãi mãi; điều này đã tác động sâu sắc đến mối quan hệ sinh thái hài hòa giữa con người và tự nhiên, tổn hại đến môi trường. Bên cạnh những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với tri thức bản địa được đề cập ở trên, dưới góc độ lý luận về tri thức bản địa, cho thấy, ở Việt Nam, nghiên cứu về tri thức bản địa đã được chú ý từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX và ngày càng có nhiều nghiên cứu quan tâm đề cập đến vai trò của tri thức này, nhất là trong khía cạnh 2 quản lý môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về tri thức bản địa ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mục đích nghiên cứu phục vụ cho điều tra, sưu tầm, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số dưới góc độ dân tộc học, hoặc chỉ lựa chọn những vấn đề phù hợp với mục đích của các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, dự án phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cho việc xây dựng chính sách về quản lý và bảo vệ tài nguyênnên tiếp cận khái niệm tri thức bản địa như một bản chất ít thay đổi, tập trung trên một số khía cạnh như: gọi tên và phân loại động thực vật, quản lý tài nguyên thiên nhiên qua luật tục, sưu tầm, tìm hiểu phong tục tập quán, sưu tầm luật tục, văn học dân gianThế giới nhận thức luận chưa được quan tâm đúng mức, trong khi chính thế giới quan là yếu tố có sự ảnh hưởng, chi phối toàn bộ các thực hành văn hóa của cộng đồng. Chính vì cách tiếp cận tri thức bản địa như trên, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam ít quan tâm đến mối tương tác giữa yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật hay nói cách khác ít quan tâm mối quan hệ giữa tri thức bản địa và các thành tố khác của văn hóa. Thậm chí, vẫn còn những nghiên cứu xem tri thức bản địa là những phong tục tập quán lạc hậu cần loại bỏchính cách hiểu về tri thức bản địa như trên đã bỏ qua việc nhìn nhận tri thức này trong mối quan hệ qua lại với thế giới quan, vũ trụ quan, với vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, dẫn đến việc xây dựng một số chính sách về văn hóa, về phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa chú ý đến vai trò của tri thức bản địa trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Trong khi các nhà nhân học hiện nay xem “tri thức bản địa cần phải được hiểu như một hệ thống hoặc thế giới quan hoàn chỉnh gồm cả hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi và các khía cạnh của tri thức bản địa” [70, tr.1]. Qua nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý các nguồn tài nguyên đất, rừng và nguồn nước, luận án sẽ tìm hiểu cách mà người Mnông sử dụng vũ trụ quan của sự hòa hợp nhằm thể hiện sự tôn trọng tự nhiên, tôn trọng thần linh như thế nào? Trong luận án này, tri thức bản địa sẽ được nhìn nhận trong mối liên hệ với bối cảnh văn hóa của người Mnông nói chung và trong sự mai một của hệ thống tri thức này nói riêng; bổ khuyết cách hiểu, cách tiếp cận tri thức bản địa còn nhiều khoảng trống ở Việt Nam. Trên cơ sở nhìn nhận tri thức bản địa là một chỉnh thể nguyên hợp, không tách rời các thành tố cấu thành tri thức này, không tách rời yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, quan tâm đến cơ sở hình thành của tri thức bản địa, tìm hiểu tác động của nhận thức luận đến sinh kế bền vững của tộc người Mnông. Tìm hiểu hệ thống tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk 3 giúp chúng ta hiểu biết hơn về kho tàng văn hóa của đồng bào Mnông, hiểu biết hơn về cách mà họ ứng xử với môi trường tự nhiên để bàn luận về vai trò của tri thức bản địa trong đời sống văn hóa tộc người và những vấn đề đặt ra khi kho tàng tri thức này bị mai một và dần biến mất. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của tri thức bản địa đối với văn hóa một tộc người và sự phát triển bền vững nên tôi chọn đề tài “Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên” để làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa dân gian. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc giới thiệu một cách hệ thống và toàn diện về tri thức bản địa của người Mnông góp phần làm sáng tỏ đặc trưng văn hoá của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; đồng thời nhìn ra quá trình vận động của kho tàng tri thức bản địa của người Mnông trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhận diện một cách hệ thống kho tàng tri thức bản địa Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk về quản lý và sử dụng tài nguyên. Chỉ ra quá trình biến đổi và các nhân tố gây biến đổi tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk từ sau 1975 đến nay. Bàn luận về những vấn đề đặt ra liên quan đến tri thức bản địa và sự biến đổi tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kho tàng tri thức bản địa liên quan tới quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Tri thức bản địa là một vấn đề rất rộng song, trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu tri thức bản địa trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất rừng, nguồn nước trên các khía cạnh: xem xét sự phù hợp của kỹ thuật canh tác với môi trường sinh thái; tập trung nhìn nhận cách quản lý, phân phối 4 tài nguyên qua các thiết chế (luật tục, kiêng kị) với vai trò là bà đỡ cho việc bảo vệ tài nguyên. Đề tài đặc biệt quan tâm đến nhận thức luận của người Mnông đối với tài nguyên thiên nhiên thông qua thế giới quan, tín ngưỡng và nghi lễ. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét những nguyên nhân, các chiều tác động làm biến đổi tri thức bản địa. Đặc biệt quan tâm đến chiều tác động của chính sách nhà nước đối với truyền thống quản lý tài nguyên đất rừng và nguồn nước, nên các văn bản của nhà nước cũng được tiếp cận giới hạn trong phạm vi những nội dung liên quan đến quyền sở hữu và quản lý tài nguyên. 3.3. Phạm vi địa bàn nghiên cứu Huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk là địa bàn khảo sát chính của chúng tôi vì đây là nơi sinh sống lâu đời của người Mnông với dân số chiếm 63 % dân số toàn huyện. Nơi đây có địa hình cảnh quan đồi núi xen lẫn các vùng trũng tạo nên sự đa dạng về địa hình, do đó tri thức bản địa của các nhóm Mnông cũng chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái nên có những đặc trưng khác nhau. Nhóm Gar cư trú trên núi cao nổi tiếng với việc “ăn rừng”, nhóm Rlâm cư trú tại các vùng trũng lại thuần thục với việc sử dụng đàn trâu vào canh tác lúa nước. Hiện nay, không gian xã hội của người Mnông đã bị tác động, thay đổi khá nhiều, rừng không còn là không gian bao chiếm, diện tích ruộng lúa bị thu hẹp do tăng dân số và bố trí dân cư xen cài, sự tiếp nhận kỹ thuật canh tác mới, các thiết chế văn hóa, xã hội thay đổi, du lịch trở thành nguồn thu nhập cho một bộ phận người dân, sự tác động của chính sách đối với tài nguyên, sự thâm nhập sâu của các tôn giáo mớiđã làm thay đổi tập quán ứng xử của người Mnông đối với tài nguyên cũng như việc bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống. Trước bối cảnh không ngừng thay đổi và nhiều chiều tác động đối với các làng của người Mnông, chúng tôi chọn 11 làng để khảo sát gồm: Buôn Lê (uôn Dlei), buôn Jun (uôn Jun) (Thị trấn Liên Sơn) là làng của nhóm Rlâm, cư trú ở vùng trũng ven hồ Lắk, canh tác lúa nước, hiện nay có một bộ phận cư dân tham gia làm du lịch. Bon Yuk La (xã Đắk Liêng) là làng cư trú trên núi cao, canh tác lúa rẫy, chịu tác động của chính sách định canh định cư của Nhà nước đã chuyển cư xuống vùng đất thấp ven thị trấn Lắk, chuyển sang canh tác lúa nước và trồng các cây công nghiệp. Bon Ba Yang, R’chai A, Phi Dih Ja (xã Krông Nô); bon Liêng Ké, bon Tlông, bon Ji Yôk (xã Đắk Phơi), là các làng thuộc nhóm Gar, cư trú trên núi cao, 5 nổi bật với truyền thống quản lý đất rừng, canh tác lúa rẫy. Nhưng hiện nay, các làng này cũng được sắp xếp xuống vùng đất bằng phẳng, các tôn giáo mới xâm nhập, tác động khá mạnh đến đời sống tinh thần của một bộ phận người dân. Nhưng về cơ bản, các làng này vẫn còn duy trì nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Uôn Diêu (xã Bông Krang), uôn Dâng Băc (xã Yang Tao) là 02 làng của nhóm Rlâm, canh tác lúa nước, chịu sự tác động mạnh của tôn giáo mới (Tin Lành, Công giáo), phần lớn văn hóa truyền thống được chuyển đổi sang đức tin và làm theo lời chúa, nghi thức tôn giáo thay cho các nghi lễ truyền thống. Sự chuyển đổi diễn ra mạnh mẽ ở các làng có cư dân tin theo đạo Tin Lành. Để nghiên cứu có thêm tính thuyết phục, chúng tôi còn tiến hành điền dã tại xã Đắk Rung, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông); xã Đăm Rông, huyện Đăm Rông (tỉnh Lâm Đồng), qua đó, có sự so sánh những tương đồng và dị biệt về tri thức bản địa giữa các nhóm Mnông ở những địa phương khác nhau. 3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tiến trình phát triển xã hội tộc người; nghĩa là các tri thức bản địa đã và đang tồn tại trong nhận thức của cộng đồng người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi thời gian được trình bày làm hai giai đoạn, từ 1945 đến 1985 và từ 1986 đến nay. Vì từ 1945, ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (chất độc hóa học làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá rừng, dồn dân lập đồn điền, lập ấp chiến lược) thì về cơ bản, quyền sở hữu tài nguyên vẫn thuộc về cộng đồng, nhóm họ, các cá nhân tiến hành khai thác, sử dụng tài nguyên theo sự phân phối của những người được cộng đồng tôn phong trong làng, trong rừng. Người Mnông vẫn duy trì tập quán canh tác lúa rẫy và lúa nước theo đúng truyền thống. Diện tích rừng và độ che phủ rừng đảm bảo cho cộng đồng thực hiện quyền sở hữu và canh tác theo lối luân khoảnh khép kín. Ở giai đoạn này, chúng tôi tập trung vào việc nhận diện những đặc trưng của tri thức bản địa của người Mnông trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất rừng và nguồn nước theo truyền thống. Giai đoạn từ 1986 đến nay, Đảng, Nhà nước đã triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ở huyện Lắk, các nông lâm trường, hợp tác xã nông nghiệp được thành lập, diện tích đất khai hoang được mở rộng đã hình thành nên cánh đồng lúa buôn 6 Tría, buôn Triết rộng lớn; chủ trương di dân từ các tỉnh đồng bằng và duyên hải miền Trung lên phát triển kinh tế đã đặt ra yêu cầu phân bố lại địa bàn cư trú của người Mnông trên cơ sở vận động bà con bỏ tập quán du canh du cư, hình thành các bon làng định canh, định cư dọc các con đường quốc lộ và nội huyện. Bên cạnh đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác (tôn giáo, giao lưu văn hóa, phương tiện truyền thông, khoa học kỹ thuật) đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên, đây có thể xem là giai đoạn đánh dấu nhiều sự
Luận văn liên quan