Luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: Diện mạo và đặc trưng nghệ thuật

Văn học Việt Nam thời trung đại là một nền văn học mà trong đó, thơ ca (vận văn) nổi trội, có nhiều thành tựu hơn so với biền văn và tản văn. Bởi thế, các tác phẩm văn xuôi trong thời kì này dù đã có nhiều thành tựu nghiên cứu nhưng xét đến cùng vẫn chưa đầy đủ để hoàn thiện bức tranh lịch sử văn học dân tộc. Trong kho tàng văn học phong phú, đa dạng ấy có một bộ phận khá lớn được viết bằng chữ Hán. Từ sau chiến công hiển hách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, cùng với việc tích cực xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ, dân tộc ta đã vay mượn chữ Hán như là một yếu tố để tạo lập nền văn hoá nước nhà; là một chuyển ngữ cần thiết để tạo lập nền văn học mới. Cho nên, kho tàng văn học trong đó có truyện văn xuôi chữ Hán còn được xem như di sản tinh thần và văn hóa dân tộc. Nghiên cứu truyện văn xuôi Hán - Việt, trong đó có truyện truyền kỳ, một bộ phận của văn học dân tộc, sẽ góp phần tìm hiểu di sản văn hóa văn học của dân tộc ta. Truyện truyền kỳ là một trong các thể loại của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam vốn tiếp thu từ thể loại truyện kỳ ảo Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử; phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Sự ra đời của thể loại truyện truyền kỳ đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nhưng hơn hết, tất cả các tác phẩm truyền kỳ đều làm nổi bật lên trí tuệ, khí phách, phẩm chất và tâm hồn con người Việt Nam. Với biên độ phản ánh và tiếp nhận rộng, các tác phẩm truyền kỳ trung đại thực sự đã tái hiện lại bức tranh hiện thực và hình ảnh đời sống con người Việt Nam. Từ trước đến nay, truyện truyền kỳ Việt Nam ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng ý kiến khác nhau vẫn còn, thậm chí trên những vấn đề rất cơ bản, chẳng hạn xác lập danh mục tác phẩm truyền kỳ, chọn thiện bản để dịch và giới thiệu, nhận định về vị trí, vai trò của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam. Tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhận định đúng và đủ diện mạo, thành tựu của tác phẩm truyền kỳ theo đặc trưng thể loại của nó.

pdf196 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: Diện mạo và đặc trưng nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ DƢƠNG KHẮC MINH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI: DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ DƢƠNG KHẮC MINH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI: DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 09.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Lý HÀ NỘI - 2019 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô và của tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Công Lý, người thầy đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn cho tôi trong một thời gian dài học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành tri ân Quý thầy cô lãnh đạo Khoa Văn học và Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Quý thầy cô đã giảng dạy các chuyên đề thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam đã trao truyền nhiều tri thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi khi thực hiện đề tài. Xin được biết ơn đấng sinh thành và người bạn đời cùng các bạn bè đồng nghiệp đã luôn đồng hành và là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành luận án này. Trân trọng tri ân tất cả. Hà Nội, ngày 25/4/2016 – 20/12/2017 Tác giả luận án Lê Dƣơng Khắc Minh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Những số liệu khảo sát và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trên bất cứ tài liệu nào. Những trích dẫn có chú thích với xuất xứ rõ ràng. Nếu sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25/4/2016 – 20/12/2017 Tác giả luận án Lê Dƣơng Khắc Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án .................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................. 5 6 . Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5 7. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM .............................................. 8 1.1. Quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục ................................... 8 1.2. Tình hình giới thiệu, dịch thuật và đánh giá Truyền kỳ mạn lục từ cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc ................................................................................................... 9 1.3. Tình hình dịch thuật và nghiên cứu truyện truyền kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975 .................................................................................................................... 11 1.4. Tình hình dịch nghiên cứu truyện truyền kỳ từ sau năm 1975 đến nay .... 13 * Tiểu kết ................................................................................................................. 23 CHƢƠNG 2. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ XÁC LẬP, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ................................................................................................................ 24 2.1. Khái niệm Truyện truyền kỳ .......................................................................... 24 2.2. Truyện truyền kỳ khu vực Đông Á và vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á ............................................................... 26 2.3. Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ..... 33 2.4. Xác lập tiêu chí truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam và phạm vi tác phẩm đƣợc khảo sát ............................................................................................................ 35 * Tiểu kết ................................................................................................................. 36 CHƢƠNG 3. ĐẶC TRƢNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA TÂM LINH ............................................................... 37 3.1. Khái niệm Văn hóa tâm linh............................................................................. 37 3.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam .......................... 39 3.3. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam .................................................................................................................................... 45 3.4. Biểu hiện của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam . 50 3.5. Ý nghĩa của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ... 93 * Tiểu kết ................................................................................................................. 98 CHƢƠNG 4. ĐẶC TRƢNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI TRUYỆN TRUYỀN KỲ KHU VỰC ĐÔNG Á ...................................................................... 100 4.1. Các kiểu kết cấu truyện truyền kỳ ................................................................ 100 4.2. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật .................................................. 102 4.3. Nghệ thuật miêu tả thế giới siêu nhiên ......................................................... 111 4.4. Không gian và thời gian trong truyện truyền kỳ ........................................ 114 4.5. Môtip dân gian đƣợc sử dụng trong truyện truyền kỳ ............................... 117 4.6. Tƣơng đồng và dị biệt giữa truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á ...................................................................................... 132 * Tiểu kết ................................................................................................................ 150 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 152 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 157 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 166 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam thời trung đại là một nền văn học mà trong đó, thơ ca (vận văn) nổi trội, có nhiều thành tựu hơn so với biền văn và tản văn. Bởi thế, các tác phẩm văn xuôi trong thời kì này dù đã có nhiều thành tựu nghiên cứu nhưng xét đến cùng vẫn chưa đầy đủ để hoàn thiện bức tranh lịch sử văn học dân tộc. Trong kho tàng văn học phong phú, đa dạng ấy có một bộ phận khá lớn được viết bằng chữ Hán. Từ sau chiến công hiển hách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, cùng với việc tích cực xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ, dân tộc ta đã vay mượn chữ Hán như là một yếu tố để tạo lập nền văn hoá nước nhà; là một chuyển ngữ cần thiết để tạo lập nền văn học mới. Cho nên, kho tàng văn học trong đó có truyện văn xuôi chữ Hán còn được xem như di sản tinh thần và văn hóa dân tộc. Nghiên cứu truyện văn xuôi Hán - Việt, trong đó có truyện truyền kỳ, một bộ phận của văn học dân tộc, sẽ góp phần tìm hiểu di sản văn hóa văn học của dân tộc ta. Truyện truyền kỳ là một trong các thể loại của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam vốn tiếp thu từ thể loại truyện kỳ ảo Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử; phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Sự ra đời của thể loại truyện truyền kỳ đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nhưng hơn hết, tất cả các tác phẩm truyền kỳ đều làm nổi bật lên trí tuệ, khí phách, phẩm chất và tâm hồn con người Việt Nam. Với biên độ phản ánh và tiếp nhận rộng, các tác phẩm truyền kỳ trung đại thực sự đã tái hiện lại bức tranh hiện thực và hình ảnh đời sống con người Việt Nam. Từ trước đến nay, truyện truyền kỳ Việt Nam ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng ý kiến khác nhau vẫn còn, thậm chí trên những vấn đề rất cơ bản, chẳng hạn xác lập danh mục tác phẩm truyền kỳ, chọn thiện bản để dịch và giới thiệu, nhận định về vị trí, vai trò của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam... Tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhận định đúng và đủ diện mạo, thành tựu của tác phẩm truyền kỳ theo đặc trưng thể loại của nó. 2 Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, truyện truyền kỳ là một thể loại văn học rất được các nhà nghiên cứu trong khu vực Đông Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam) chú ý tìm hiểu. Thể loại này còn thu hút rất nhiều học giả đến từ các nước phương Tây nghiên cứu. Những vấn đề về truyện truyền kỳ khu vực Đông Á mà các học giả thường tập trung nghiên cứu là đánh giá lại các tác phẩm truyền kỳ có ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Á nói chung và mỗi nước nói riêng. Bên cạnh đó, các học giả còn so sánh các tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của mỗi nước để thấy được mối giao lưu, ảnh hưởng và sự tiếp thu sáng tạo của các nước đó. Không dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu yếu tố kỳ và ảo trong truyện truyền kỳ để thấy được những đóng góp của nó cho văn học hiện đại và hậu hiện đại. Do đó, rất cần có những cố gắng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống mảng di sản văn học đang còn nhiều vấn đề này, từ việc xác lập tiêu chí của truyền kỳ, đến việc xác lập danh mục và nghiên cứu các vấn đề văn bản học của truyền kỳ,... để từ đó phân tích, đánh giá một cách khoa học hơn nhằm dựng lại diện mạo và chỉ ra những nét đặc trưng nghệ thuật truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại. Đề tài luận án của chúng tôi hình thành trên cơ sở nhận thức này. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ trước đến nay việc nghiên cứu truyện truyền kỳ thường đóng khung trong từng tác phẩm cụ thể, mang tính đơn lẻ và ít dựa trên một tiêu chí thống nhất nào. Bởi vậy, mục tiêu đầu tiên đặt ra cho luận án là dựa vào những đặc trưng cơ bản của những tác phẩm có chứa đựng yếu tố kỳ lạ, hoang đường, để rút ra những tiêu chí thích hợp cho loại truyện truyền kỳ, tiến tới xác định danh mục về nó. Dựa vào danh mục tác phẩm đã được xác lập, chúng tôi sẽ tiến hành nhận xét, đánh giá tổng quát về thể loại thuộc văn học trung đại này. Luận án không nhằm trình bày giá trị nội dung, hình thức nghệ thuật của từng tác phẩm riêng lẻ mà chủ yếu đi sâu nghiên cứu phương thức phản ánh hiện thực của văn học truyền kỳ nói chung, những giai tầng xã hội mà văn học truyền kỳ phản ánh cùng đặc trưng nghệ thuật thể loại truyền kỳ. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm phục dựng diện mạo, nêu bật những giá trị của thể loại truyền kỳ, qua đó góp phần nêu lên những đặc trưng nghệ thuật của thể loại. Ngoài ra, luận án còn dựng lại bức tranh hình thành và phát triển của thể loại này ở khu vực Đông Á trong bối cảnh giao lưu, sáng tạo. 3 Đề tài còn mang tính nghiệp vụ sư phạm bởi các tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kỳ và truyện ký mang yếu tố truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam hiện đã được đưa vào giảng dạy tương đối nhiều trong chương trình Ngữ văn ở các bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Trong việc nghiên cứu các thể loại văn học ở nước ta hiện nay, truyền kỳ chưa được quan tâm đúng mức. Nó còn bị gộp chung, đánh đồng với nhiều thể loại văn học khác như: bút ký, chí quái, hay gọi chung là văn tự sự. Nhiệm vụ trước tiên của luận án là phải xác lập cho được một tiêu chí khả dĩ nhận diện được loại tác phẩm truyền kỳ. Đây có thể coi là một nhiệm vụ có tính chất mấu chốt và là cơ sở cho những công việc nghiên cứu tiếp theo. Trong việc xây dựng tiêu chí, chúng tôi chủ trương kế thừa thích đáng những thành tựu của người đi trước, đặc biệt là những thành tựu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Việt Nam vì như chúng ta đã biết, chính truyện truyền kỳ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới truyện truyền kỳ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á. Việc xây dựng tiêu chí phải bắt đầu bằng thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó rút ra những yếu tố thích hợp, cộng với ý kiến riêng của chúng tôi, làm thành tiêu chí cho việc nhận diện các tác phẩm truyền kỳ và thống kê danh mục các truyện phù hợp với tiêu chí để khảo sát. Sau khi đã có danh mục truyện, xuất phát từ đặc trưng thể loại, luận án sẽ khảo sát các tác phẩm với từng câu chuyện. Nhiệm vụ này bắt đầu từ công việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của thể truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam cần nắm được: hoàn cảnh, thời điểm truyện truyền kỳ được truyền vào Việt Nam; các giai đoạn phát triển của thể truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam; đội ngũ sáng tác... Chúng tôi cũng tìm hiểu về nội dung (đi sâu phân loại hệ thống nhân vật), nghệ thuật (thể văn, bố cục, giọng điệu, không - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ), phương thức phản ánh hiện thực xã hội của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, nắm chắc các phương diện biểu hiện (qua phân tích văn bản), từ đó chỉ ra chỗ nào ảnh hưởng từ Trung Quốc, chỗ nào chỉ có riêng ở Việt Nam, đồng thời nêu bật các giá trị của nội dung. Từ đó, chúng tôi tiến đến tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển nội dung, nghệ thuật của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ với các nước trong khu vực Đông Á. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu diện mạo và đặc trưng nghệ thuật của truyện truyền kỳ, truyện ngắn có yếu tố truyền kỳ trong văn học Việt Nam thời trung đại (thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) như: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục, Lan Trì Kiến văn lục Bên cạnh những bản dịch từng tác p34hẩm riêng lẻ thì những tác phẩm trên được các nhà nghiên cứu giới thiệu trong các tuyển tập như: Truyện truyền kỳ Việt Nam (3 tập) do Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam do Trần Nghĩa (chủ biên) Để tìm hiểu các tác phẩm thấu đáo hơn, chúng tôi không dừng ở việc nghiên cứu văn bản các tác phẩm trong nước mà còn mở rộng tìm hiểu, đối sánh với văn bản tác phẩm của một số nước trong khu vực cùng thời kỳ để có cái nhìn toàn diện về truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp loại hình: nghiên cứu truyện truyền kỳ theo loại hình thể loại, đặc trưng thể loại. Đây là phương pháp chủ yếu được luận án sử dụng. - Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Chủ yếu dựa vào các bản dịch của các dịch giả uy tín và các công trình nghiên cứu chuyên sâu được công bố rộng rãi để thống kê và phân loại các phương diện như: nội dung, nghệ thuật; lượng văn bản qua từng giai đoạn để xác lập tiêu chí và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về từng văn bản truyện truyền kỳ trong mỗi tác phẩm. - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Đối chiếu trên hai bình diện đồng đại và lịch đại để thấy được những nét tương đồng và dị biệt giữa truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyền kỳ trung đại Trung Quốc, Triều Tiên - Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Nghiên cứu truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam trên các phương diện nội dung, nghệ thuật trong tính chỉnh thể đặc trưng về mặt thể loại, cũng như đặt nó trong quá trình sáng tác, phát triển của các thể loại khác thuộc văn học trung đại Việt Nam. 5 - Thi pháp học: Vận dụng cái nhìn mới vào trong nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ trung đại theo từng phương diện như: con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật... Trong các phương pháp trên thì phương pháp loại hình, phương pháp thống kê - phân loại và phương pháp so sánh - đối chiếu là những phương pháp được luận án sử dụng chủ yếu, các phương pháp còn lại dùng để bổ trợ khi thực hiện đề tài. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận án sẽ đem lại một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thể loại truyện truyền kỳ thời trung đại, đặc biệt là những nét riêng chỉ có ở truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, như: tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân văn, cảm hứng thế sự, mà những nét riêng này không thể nhầm lẫn với truyện truyền kỳ của các nước khác trong khu vực. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra quá trình hình thành, phát triển đỉnh cao và thoái trào của thể loại văn học độc đáo này. Luận án, qua việc khai thác các giá trị nội dung và nghệ thuật, cho thấy các tác phẩm truyền kỳ trung đại Việt Nam đã phản ánh xã hội đương thời một cách chân thật nhưng gián tiếp nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền. Yếu tố kỳ ảo cùng bút pháp ghi chép truyện của các tác giả đã tạo nên sức hấp dẫn cho các truyện truyền kỳ. Qua đó, chúng ta còn hiểu thêm về các lớp trầm tích văn hóa ẩn tàng bên trong tác phẩm văn học. Đây cũng chính là nét độc đáo của thể loại truyền kỳ ở các nước trong khu vực đồng văn Hán ngữ. 6. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở trình bày tổng quan về tình hình dịch thuật, nghiên cứu về truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ trước đến nay; tìm hiểu khái niệm của thể loại, nguồn gốc và quá trình phát triển của thể loại trong khu vực Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng, luận án đã nêu lên tiêu chí với những thống kê phân loại để xác lập các văn bản truyện truyền kỳ trong văn học Việt Nam. Luận án đã nêu lên đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá tâm linh từ việc tìm hiểu khái niệm, trình bày cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, chỉ ra những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam như tín ngưỡng thờ Mẫu – hình tượng những người Mẹ trong truyện truyền kỳ, cái chết, giấc mộng, điềm báo, cầu cúng, khấn vái, sự linh ứng, hồn ma và sự hóa kiếp. 6 Luận án còn chỉ ra đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn nghệ thuật biểu hiện như: các kiểu kết cấu, xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả thế giới siêu nhiên, không gian và thời gian trong mỗi câu chuyện, sử dụng các môtip dân gian. Cuối cùng, luận án còn nêu lên những nét khái quát, cơ bản nhất những điểm tương đồng và dị biệt của giữa truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á trong cái nhìn đối sánh. 7. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần Mở đầu giới thuyết những vấn đề chung, trọng tâm của luận án được dàn dựng thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình dịch thuật và nghiên cứu về truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. Chương này luận án tổng thuật lại những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, là tiền đề để luận án kế thừa, từ