Tư tưởng chính trị về Nhân dân là một trong những nội dung quan
trọng, có tầm bao quát và có ý nghĩa đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và tư tưởng chính trị của Người nói riêng. Đó là tư tưởng chỉ
đạo đường lối, là nguồn sức mạnh quyết định những thắng lợi vĩ đại trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước.
Thắng lợi mà cách mạng Việt Nam có được là do sức mạnh của Nhân dân
được tập hợp và phát huy dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng chính trị
Hồ Chí Minh về Nhân dân.
Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay có thời cơ, thuận lợi lớn nhưng
khó khăn, thách thức cũng không ít. Chỉ có sự đồng lòng, nhất trí của toàn
dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới là sức mạnh vô địch để chúng ta
vượt qua mọi sóng to, gió lớn. Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong
quan hệ có tính quyết định thành công sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện
nay là nhiệm vụ vừa căn bản vừa cấp bách. Tuy nhiên, nhận thức đúng, đề ra
giải pháp đúng và đặc biệt là định hình mối quan hệ nêu trên trong thực tế thì
không phải là đơn giản
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về nhân dân và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHƯƠNG AN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
VỀ NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2017
2
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
2. TS. Hồ Việt Hiệp
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng chính trị về Nhân dân là một trong những nội dung quan
trọng, có tầm bao quát và có ý nghĩa đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và tư tưởng chính trị của Người nói riêng. Đó là tư tưởng chỉ
đạo đường lối, là nguồn sức mạnh quyết định những thắng lợi vĩ đại trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước.
Thắng lợi mà cách mạng Việt Nam có được là do sức mạnh của Nhân dân
được tập hợp và phát huy dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng chính trị
Hồ Chí Minh về Nhân dân.
Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay có thời cơ, thuận lợi lớn nhưng
khó khăn, thách thức cũng không ít. Chỉ có sự đồng lòng, nhất trí của toàn
dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới là sức mạnh vô địch để chúng ta
vượt qua mọi sóng to, gió lớn. Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong
quan hệ có tính quyết định thành công sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện
nay là nhiệm vụ vừa căn bản vừa cấp bách. Tuy nhiên, nhận thức đúng, đề ra
giải pháp đúng và đặc biệt là định hình mối quan hệ nêu trên trong thực tế thì
không phải là đơn giản.
Đi sâu nghiên cứu, vận dụng và phát huy tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh về Nhân dân sẽ mang lại những chỉ dẫn phương pháp luận soi đường
cho việc giải quyết hạn chế nêu trên, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, thực
hiện đúng và phát huy hiệu quả của tư tưởng ấy, góp phần tiếp tục củng cố
mối quan hệ bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, phát huy sức
mạnh vô địch của Nhân dân tiếp tục tạo nên các thắng lợi to lớn và mang
tính bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới.
Với toàn bộ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu “Tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi
mới hiện nay” với tư cách một đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính
trị học là hết sức có ý nghĩa và cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh về Nhân dân; trên cơ sở đó, phân tích, làm rõ ý nghĩa to lớn của tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay.
2
2.2. Nhiệm vụ
Phân tích, làm rõ phạm trù “Nhân dân” theo tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh, cụ thể là quan niệm về Nhân dân; vị trí, vai trò của Nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Phân tích, làm rõ việc đảm bảo thực hiện vị trí, vai trò của Nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.
Phân tích làm rõ ý nghĩa to lớn của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
về Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những quan điểm cốt lõi về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh.
Ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân đối với sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh về Nhân dân theo nghĩa là những khái quát ban đầu.
Nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân trên cơ sở các
các công trình, bài viết, bài nói, thực tiễn hoạt động chính trị của Người trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
cụ thể
- Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Nhân dân.
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử là phương pháp luận của việc nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp giữa phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc; phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp;
phương pháp lý luận gắn liền với thực tiễn; phương pháp khái quát hóa.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận những tư tưởng chính trị của Hồ
Chí Minh về phạm trù “Nhân dân”, cụ thể là quan niệm Nhân dân; vị trí, vai
trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, khái quát những tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh về việc
đảm bảo thực hiện vị trí, vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng
Việt Nam, cụ thể: trước hết là giải phóng Nhân dân; sau đó là đưa Nhân
3
dân lên địa vị là chủ và làm chủ xã hội, làm chủ đất nước; kế tiếp là tạo lập
nội dung, cơ chế, điều kiện để Nhân dân xây dựng và phát triển xã hội,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, phân tích, làm rõ ý nghĩa to lớn của tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh về Nhân dân đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, đó
là: Đổi mới hướng tới và thực hiện cho được mục đích, lý tưởng cao đẹp
của Nhân dân Việt Nam theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân;
công cuộc đổi mới của Đảng và Nhân dân ta hiện nay chỉ đạt tới thành
công theo hướng nêu trên khi Đảng, Nhà nước phát huy cao nhất toàn bộ
sức mạnh của Nhân dân.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khái quát rõ hơn tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân; cung cấp nhận thức đúng đắn về quan
niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân và vị trí, vai trò của Nhân dân cũng
như việc đảm bảo thực hiện vị trí, vai trò đó trong sự nghiệp cách mạng
Việt Nam; từ đó giúp cho việc sử dụng lực lượng vô tận của Nhân dân,
phát huy lực lượng của Nhân dân trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nói
chung, đổi mới đất nước hiện nay nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp vào thực tiễn hoạt động của hệ
thống chính trị trong việc đảm bảo và phát huy vai trò của Nhân dân ở sự
nghiệp đổi mới hiện nay; là tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
án gồm 4 chương với 8 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vì công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ngoài
không nhiều nên các nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh gần như chưa được thống kê. Ở các nước tư bản phương Tây, chưa
4
thấy có công trình nào nghiên cứu trực diện và hệ thống tư tưởng chính trị
Hồ Chí Minh; đôi khi xuất hiện một vài quan điểm đề cập đến tư tưởng
chính trị của Hồ Chí Minh trong quá trình phân tích cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người như: Ho Chi Minh, A Political Biography của Jean
Lacouture, Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?) của A. Pátti, Hồi ký N.
Khơrútsốp, “Khảo cứu lại Hồ Chí Minh” của Tsuboi Yoshiharu,...
1.1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là nội dung cốt lõi và bao trùm trong
tư tưởng Hồ Chí Minh nên các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh thực chất đã là nghiên cứu tư tưởng chính trị của Người. Tuy nhiên,
nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh một cách riêng biệt và độc lập thì
còn ít được triển khai. Công trình Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph.Ănghen,
V.I. Lênin và Hồ Chí Minh của Lê Minh Quân là một trong số ít đó khi dành
một phần nội dung nêu quan niệm về tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; phân
tích các nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về đường lối
cách mạng Việt Nam, xây dựng Đảng, xây dựng chế độ mới, phương pháp
và nghệ thuật chính trị, con người chính trị.
Các bộ phận, các yếu tố cấu thành nội dung tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh được nghiên cứu trong nhiều công trình. Đó là các công trình
nghiên cứu tư tưởng về Đảng và xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh như Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng của Nguyễn Quốc
Bảo, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh của Phạm
Ngọc Anh và Bùi Đình Phong, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng
do Phạm Ngọc Anh chủ biên,... Các công trình này đề cập một cách hệ
thống, toàn diện nhiều khía cạnh về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng;
về các mặt công tác (tổ chức – cán bộ, tư tưởng, kiểm tra, dân vận,...), các
yếu tố (văn hóa, bản chất, mục tiêu, lý tưởng,...) của Đảng; về xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh; về việc vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc
xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta... từ vị trí, vai trò của Đảng và công
tác xây dựng Đảng.
Nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước đã luận giải trên nhiều khía cạnh: cơ sở, quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước; quan niệm về nhà nước của
dân, do dân và vì dân; bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta; nhà
nước pháp quyền; tổ chức, bộ máy, phương thức hoạt động;... Một số công
trình tiêu biểu đề cập đến các vấn đề trên là: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ
5
chức nhà nước và cán bộ, công chức (Hà Quang Ngọc, Nguyễn Minh
Phương); Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin về xây dựng Nhà nước pháp quyền (Phạm Ngọc Dũng); Pháp quyền
nhân nghĩa Hồ Chí Minh (Vũ Đình Hòe);...
Con người chính trị được đề cập nhiều trong tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến Hồ Chí
Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài (Đức Vượng), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về việc giải quyết mối quan hệ cá nhân – xã hội trong đạo đức
của người cán bộ cách mạng (Phạm Huy Kỳ),... Ở các công trình này,
trong khi khẳng định cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự
nghiệp cách mạng thì việc gắn bó với Nhân dân, đi đúng đường lối Nhân
dân là yêu cầu trước tiên và bao trùm đối với cán bộ.
Như vậy, nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đa số đi vào
các nội dung bộ phận, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt.
Tuy nhiên, từ nhiều công trình nghiên cứu các nội dung bộ phận của tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh nêu trên cho thấy hầu hết nội dung của tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh đều liên quan đến Nhân dân, đều cho thấy
Nhân dân đóng vai trò rất quan trọng và bao trùm.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về
Nhân dân và ý nghĩa, vận dụng tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân phần lớn
được thể hiện qua các nhận định trong những công trình nghiên cứu tiểu
sử, sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh. Một số tiêu biểu như:
“Ho” của David Halberstam, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cảm nghĩ của một
người Hàn Quốc của Ahn Kyong Hwan, Đấng cứu tinh của hòa bình, độc
lập và hạnh phúc của Geetesh Sharman, Chính sách xã hội và tinh thần
thời đại của Hồ Chí Minh của A.X. Varônhin, Tinh thần Hồ Chí Minh ở
Mỹ Latinh của Igơnaxiô Gônxalết Hanxen,...; nhiều bài viết trên báo chí
như Bằng chứng Thiên Chúa giáo, Manila Times ,...
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (12/1986) đến nay, tuy chưa có các
nghiên cứu chuyên biệt nhưng tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân
dân lại được phản ánh gián tiếp, lồng ghép, tồn tại như một phần trong
tổng thể nội dung của nhiều công trình nghiên cứu có liên quan.
6
Các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng và Dân theo tư
tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện với tần suất nhiều nhất. Tiêu biểu trong đó là
công trình Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
của Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng. Các công trình nghiên cứu vấn đề dân chủ,
dân quyền trong tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh có
nhiều nội dung liên quan: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ của Phạm
Hồng Chương; Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh của Phạm Văn Bính
(chủ biên)
Trên nhiều tạp chí khoa học xuất hiện không ít các bài viết có nội
dung đề cập liên quan đến tư tưởng chính trị về nhân dân của Hồ Chí
Minh. Nhóm các bài viết có nội dung phân tích khái niệm, vai trò của nhân
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh tiêu biểu như “Khái niệm nhân dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh” của Mai Trung Hậu; “Nhân dân – Một phạm trù
văn hóa chính trị Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong; “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng” của Trần
Quang Nhiếp; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố nhân dân và dư luận xã
hội trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng" của Nguyễn Thế
Thắng; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân chủ" của Nguyễn Thị Mai
Anh,... Các bài viết trên có sự gần nhau trong trình bày quan niệm về Nhân
dân của Hồ Chí Minh.
Dân chủ, dân quyền, dân vận trong tư tưởng, phương pháp, phong
cách Hồ Chí Minh cũng là nội dung của nhiều bài viết trên các tạp chí
khoa học: “Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo
“Dân vận”- ý nghĩa thực tiễn” của Nguyễn Thanh Tuyền, “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát huy quyền dân chủ để nhân dân tích cực tham gia quản
lý nước nhà” của Nguyễn Thế Phúc, "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề
dân quyền" của Phạm Văn Bính,...
Nhiều nhà nghiên cứu đi sâu phân tích tính cấp thiết, tầm quan trọng,
yêu cầu, nội dung, cách thức mà hệ thống chính trị (chủ yếu là Đảng và
Nhà nước) phải làm nhằm chăm lo cho Nhân dân, nhằm phát huy vai trò
của Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh như: Phạm Bá Lượng trong "Tư
tưởng Hồ Chí Minh về "lấy dân làm gốc"" , Đỗ Xuân trong "Học Bác lấy
dân làm gốc", Đặng Văn Thái trong "Những tâm huyết trong Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo hạnh phúc của nhân dân" , Phạm Ngọc
Anh trong "Quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp phát huy nguồn
lực của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước" , Nguyễn Lương
7
Uyên trong "Phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Lê Quốc Lý trong "Thực hiện
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh "không ngừng nâng cao đời sống của
nhân dân",...
Dù có số lượng không nhiều bằng các chủ đề khác, một số bài viết
tiếp cận vấn đề Nhân dân với tư cách là một bộ phận nội dung trong hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn có chỗ đứng riêng. Các tác giả hệ thống
tần suất xuất hiện và những điểm chủ yếu về Nhân dân trong tư tưởng
cũng như thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh để đưa ra
khẳng định vị trí, vai trò của vấn đề này đối với toàn bộ tư tưởng. Nguyễn
Đình Hòa trong bài viết "Độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân -
cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh" đã luận giải để khẳng định, đối với Hồ
Chí Minh, độc lập cho dân tộc luôn gắn liền với hạnh phúc cho Nhân dân.
Ở góc độ nghiên cứu tác phẩm Di chúc, tác giả Nguyễn Tất Giáp trong
"Trọng dân, thân dân – Tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh" đã trình bày những bổ sung, phát triển tư tưởng trọng dân, thân
dân trong triết lý truyền thống của dân tộc và văn hóa nhân loại của Hồ
Chí Minh để làm nên diện mạo mới, bản chất mới của quan niệm.
Ở hầu hết các công trình nêu trên, liền với trình bày các nội dung liên
quan đến tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân là nêu bật ý nghĩa
của nội dung trình bày. Các nghiên cứu đều khẳng định giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn của các vấn đề về nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh; luận chứng những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình cách mạng
Việt Nam, tập trung ở thời kỳ đổi mới có mối liên hệ chặt chẽ với việc
trung thành và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, các quan điểm
chính trị về Nhân dân nói riêng; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, khuyến
nghị. Có thể khẳng định, nội dung tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về
Nhân dân và ý nghĩa, vận dụng các nội dung đó trong thời kỳ đổi mới là
“cặp đôi” trong các nghiên cứu.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, căn cứ mục
đích và nhiệm vụ đề ra, từ góc độ chuyên ngành Chính trị học, luận án
thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ quan niệm về Nhân dân, vị trí, vai trò
của Nhân dân theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.
8
Thứ hai, phân tích để làm rõ rằng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh về Nhân dân, con đường để Nhân dân Việt Nam thực hiện đúng vị
trí, vai trò của mình khi mà tình cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến
đã tước mất chính là tiến hành sự nghiệp cách mạng. Luận giải rõ những
vấn đề trên để cho thấy đây không chỉ là lý thuyết, mong muốn chính trị
mà còn là nội dung hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Thứ ba, ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân
trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay.
Tiểu kết Chương 1
Nghiên cứu “Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý
nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Chương 1 của luận án đã tổng
quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài thông qua khảo sát, phân
tích, nhận định các công trình nghiên cứu (sách, bài viết trên tạp chí khoa
học) trong và ngoài nước theo hai nhóm: (1) Các công trình nghiên cứu
liên quan đến tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; (2) Các công trình nghiên
cứu liên quan đến tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân. Kết quả
nghiên cứu của các công trình liên quan là nguồn tư liệu quý báu giúp thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Chương 2
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH
MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
2.1. QUAN NIỆM VỀ NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Quan niệm chung về Nhân dân
Từ nhiều khái niệm về nhân dân có thể nhận thấy những đặc trưng
nổi bật sau của phạm trù này:
Trước hết, nhân dân là toàn thể cộng đồng người (nghĩa rộng, hiểu
thông thường) hoặc cộng đồng người chiếm đa số trong xã hội (nghĩa hẹp,
cách hiểu khoa học chặt chẽ).
Thứ hai, nhân dân là cộng đồng người được gắn kết chặt chẽ thành
thể thống nhất bởi mẫu số chung. Mẫu số chung này khác nhau trong nhiều
quan niệm.
Thứ ba, nhân dân là phạm trù chính trị - xã hội có tính lịch sử, vừa
mang tính cộng đồng xã hội vừa mang tính giai cấp. Thành phần trong
nhân dân có sự thay đổi và luôn khác biệt về giai cấp, tầng lớp.
9
Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm Nhân dân là toàn thể dân tộc,
không phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn
giáo cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự
đồng thuận, thống nhất, đoàn kết toàn dân, lực lượng nền tảng, nòng cốt là
giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
2.1.2. Cơ sở hình thành và nội dung quan niệm về Nhân dân
trong tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh nói riêng, Nhân dân đứng ở vị trí trung tâm thể hiện qua tần suất rất
lớn các quan điểm đề cập đến trong di sản bài viết, bài nói. Trong đó, quan
niệm về Nhân dân là sự khởi đầu, điểm xuất phát cho hệ thống quan điểm
chính trị toàn diện và sâu sắc về Nhân dân của Người.
2.1.2.1. Cơ sở hình thành quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh
Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo quan niệm về nhân dân của các nhà tư tưởng Mác –
Lênin và nhiều quan niệm thuộc các trường phái tư tưởng khác, kế thừa và
phát huy tư tưởng chính trị truyền thống của dân tộc vào điều kiện cụ thể
đương thời của Việt Nam. Do vậy, Nhân dân trong quan niệm của Người
vừa có điểm nhất quán, vừa có những thay đổi, điều c