Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Nhìn lại tiến trình lịch sử hơn 85 năm qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đất nước ta đã có những bước nhảy vọt vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. Trên nền tảng giá trị văn hoá tư tưởng truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp biến, tổng hoà và phát triển biện chứng tinh hoa văn hoá tư tưởng phương Đông và phương Tây, đặc biệt lấy học thuyết cách mạng của Mác - Lênin làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận, xây dựng được một hệ thống quan điểm toàn diện và sáng tạo về lý luận giải phóng và phát triển làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước theo xu thế tiến bộ của thời đại mới. Sau khi lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức và giải quyết một cách đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Trên cơ sở đó, Người đã từng bước giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, như: Xác định mục tiêu, con đường, lực lượng cách mạng; những vấn đề về đoàn kết dân tộc và quốc tế; những vấn đề lý luận về Đảng, Nhà nước, Mặt trận,. Nội dung cốt lõi trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc không tách rời với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Con đường giải phóng dân tộc đó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại - thời đại đấu tranh cho sự thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội - một đường lối thấm đượm tính dân tộc và nhân văn, đáp ứng được yêu cầu và khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước “truyền thống quý báu” của dân tộc, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng - sức mạnh vô địch đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

pdf169 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÙNG LÂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÙNG LÂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. MẠCH QUANG THẮNG 2. TS. LÝ VIỆT QUANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Tùng Lâm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Các công trình liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp 7 1.2. Các công trình liên quan đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay 14 1.3. Những khía cạnh đã được đề cập và những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu 20 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP 24 2.1. Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp 24 2.2. Tính tất yếu và nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng Việt Nam 32 2.3. Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam xuất phát từ việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp 51 Chương 3: GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (1986 - 2016) 68 3.1. Bối cảnh mới tác động đến việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở nước ta trong quá trình đổi mới 68 3.2. Một số kết quả đạt được trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở nước ta giai đoạn 1986 - 2016 72 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong quá trình đổi mới ở nước ta 102 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 115 4.1. Những quan điểm cơ bản 115 4.2. Một số giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 123 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nhìn lại tiến trình lịch sử hơn 85 năm qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đất nước ta đã có những bước nhảy vọt vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. Trên nền tảng giá trị văn hoá tư tưởng truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp biến, tổng hoà và phát triển biện chứng tinh hoa văn hoá tư tưởng phương Đông và phương Tây, đặc biệt lấy học thuyết cách mạng của Mác - Lênin làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận, xây dựng được một hệ thống quan điểm toàn diện và sáng tạo về lý luận giải phóng và phát triển làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước theo xu thế tiến bộ của thời đại mới. Sau khi lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức và giải quyết một cách đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Trên cơ sở đó, Người đã từng bước giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, như: Xác định mục tiêu, con đường, lực lượng cách mạng; những vấn đề về đoàn kết dân tộc và quốc tế; những vấn đề lý luận về Đảng, Nhà nước, Mặt trận,... Nội dung cốt lõi trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc không tách rời với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Con đường giải phóng dân tộc đó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại - thời đại đấu tranh cho sự thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội - một đường lối thấm đượm tính dân tộc và nhân văn, đáp ứng được yêu cầu và khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước “truyền thống quý báu” của dân tộc, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng - sức mạnh vô địch đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành tựu của 30 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam với nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng 2 Hồ Chí Minh đã luôn chú trọng nhận diện và xử lý vấn đề đặt ra từ mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở Việt Nam. Mặt thành công cần phải khẳng định. Tuy nhiên, do tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan, nên vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp và mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp càng diễn biến phức tạp. Nếu tuyệt đối hoá vấn đề dân tộc hay vấn đề giai cấp cũng đều dẫn tới sự chệch hướng cách mạng, hoặc sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Thực tế cho ta bài học là, có thời kỳ, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã có lúc Đảng ta phạm sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh vấn đề giai cấp nên đã xem nhẹ vấn đề dân tộc trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp không được tính đến đầy đủ và kết hợp hài hoà, sức mạnh dân tộc không được phát huy như một trong những động lực chủ yếu nhất. Nhưng ngay sau đó, Đảng ta đã kịp thời khắc phục có hiệu quả cả về phương diện nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn về vấn đề này. Tuy vậy, có một số ý kiến cho rằng: Hồ Chí Minh chỉ là người theo “chủ nghĩa dân tộc”. Quan điểm này đã bỏ tính giai cấp, làm mờ đi lập trường, quan điểm giai cấp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam; hoặc có quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp luận chứng trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng với một số nước khác nào đó, còn ở Việt Nam vốn là nước thuộc địa, nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối, khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn đến sai lầm. Từ đó, họ đề xuất ý kiến theo hướng nhấn mạnh một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc khỏi vấn đề giai cấp, hạ thấp ý nghĩa quan trọng, bức thiết của vấn đề giai cấp, không lấy quan điểm giai cấp làm quan điểm cơ sở lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc. Theo họ, nước ta hiện nay chỉ nên đề ra và giải quyết những vấn đề dân tộc, còn vấn đề giai cấp không nên đặt ra. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” được họ đồng tình, nhưng giải thích theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất của những quan điểm nêu trên chính là sự tước bỏ nội dung cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, bác bỏ đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của 3 giai cấp công nhân, tách rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cổ súy cho quan điểm muốn nước ta từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa, đi ngược với con đường mà Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, và rõ ràng là không phù hợp với thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Quan điểm sai trái ấy đã trái ngược hoàn toàn với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, giải quyết thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là cơ sở để cách mạng nước ta đi đúng con đường đã chọn, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời là cơ sở để chúng ta có được đường lối phát triển đúng đắn, từng bước tận dụng những thuận lợi, thời cơ, vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Tình hình thế giới ngày nay có nhiều biến động phức tạp, thế giới đang hình thành nên những liên minh quốc tế và khu vực; tốc độ toàn cầu hóa diễn ra càng nhanh thì xung đột dân tộc, sắc tộc lại càng trở nên quyết liệt, khiến cho loài người phải bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc, thậm chí cả máu để giải quyết. Đảng ta khẳng định: “Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp” [50, tr.184]. Tình hình trong nước, nhiều vấn đề cũng được đặt ra ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong quá trình đổi mới như: Giữa yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và thực trạng yếu kém của nền kinh tế nước ta; Giữa mở rộng giao lưu quốc tế với vấn đề giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa; Giữa yêu cầu tăng cường củng cố khối đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và những yếu tố phân hóa các lực lượng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và âm mưu các thế lực thù địch tạo ra; Những vấn đề đặt ra đối với Đảng cầm quyền... Như vậy, cả thực tiễn thế giới và trong nước, cho thấy vấn đề dân tộc và giai cấp vẫn đang diễn ra hết sức gay gắt và có xu hướng ngày càng tăng, đòi hỏi phải giải quyết một cách thấu đáo vấn đề trên mới tạo động lực phát triển cho quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù thực tiễn hiện nay đã có nhiều đổi thay so với trước, song có thể khẳng định rằng việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, đóng vai trò định hướng cho tư duy và hoạt động chính trị, 4 cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi đường lối, chính sách bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiệm vụ này đang đặt ra rất cấp bách. Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có tính thời sự cấp bách. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Làm rõ nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận và những giải pháp chủ yếu để giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. - Làm rõ sự cần thiết, yêu cầu, tiêu chí cụ thể của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. - Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, phân tích việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, đánh giá những thành công và những vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết vấn đề trên. - Đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu để giải quyết về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp nảy sinh trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề trên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong luận án tác giả chỉ đề cập đến những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, vấn đề dân tộc mà tác giả nghiên cứu thuộc phạm trù dân tộc - quốc gia, không thuộc phạm trù dân tộc - tộc người. Thứ hai, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh, được đặt trong điều kiện đất nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phân tích việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp chủ yếu được đề cập dưới góc độ quan hệ lợi ích. - Về thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; quá trình vận dụng của Đảng ta trong quá trình cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới từ năm 1986 trở đi. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc, giai cấp và mối quan hệ dân tộc và giai cấp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành sau: Lịch sử - logic; phân tích, tổng hợp; thống kê, định lượng, định tính, so sánh, văn bản học, phỏng vấn, tọa đàm... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; chỉ rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chính sách ở nước ta về việc giải quyết vấn đề này trong các thời kỳ cách mạng. - Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, phân tích quan hệ dân tộc và giai cấp trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, đánh giá những thành công và những vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết vấn đề trên. 6 - Đưa ra cơ sở lý luận, phương pháp luận và đề xuất những giải pháp chủ yếu để giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án góp phần làm rõ việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp dưới góc độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học và làm cơ sở để đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối, chính sách giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó góp phần đi tới thống nhất về nhận thức và hoạt động trong quá trình đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đạt được của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo bậc đại học và sau đại học trong nhóm ngành khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh, đề cập đến nhiều lĩnh vực, một trong những vấn đề mà các tác giả đề cập dù trực tiếp hoặc gián tiếp đều khẳng định, chính việc nhận thức và giải quyết một cách sáng tạo vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, là cơ sở để Hồ Chí Minh xác lập được đường lối đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong số các công trình có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có những công trình sau đây: - Các sách liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của Võ Nguyễn Giáp [65], tác giả đã đề cập một cách khá toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, mặc dù không trình bày một cách trực tiếp, nhưng trên tất cả các lĩnh vực mà cuốn sách đề cập như vấn đề về chiến lược, sách lược, vấn đề xây dựng Đảng, Mặt trận, Nhà nước, quân sự, văn hoá, đạo đức, nhân văn... đều thấm đượm tính dân tộc và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, thực chất của vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Đặc biệt, Cuốn sách, các tác giả khẳng định giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp là một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của Hồ Chí Minh trong khi giải quyết vấn đề xã hội của cách mạng. Đó là cơ sở phương pháp luận của đường lối “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Đảng ta. Nhờ nguyên tắc đúng đắn sáng tạo đó, Đảng ta đã tạo nên sức mạnh to lớn chưa từng có trong lịch sử của dân tộc ta, đưa cách mạng nước ta đến những thắng lợi vĩ đại. Tuy nhiên, việc đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Cuốn sách chỉ mới là bước đầu, có tính chất gợi mở, chưa đi sâu phân tích một cách sâu sắc và hệ thống vấn đề trên. Cuốn Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh của Lê Hữu Nghĩa [129], tập hợp các bài viết liên quan đến vấn đề triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề đã được nghiên cứu một cách cơ bản ở cả hai góc độ, tư tưởng triết học và việc vận dụng cơ sở triết học vào hoạt động thực tiễn. Một trong những vấn đề rất quan trọng mà các tác giả đề cập chính là giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, khẳng định đây 8 cũng là một những sáng tạo rất độc đáo và sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các tác giả khẳng định quan điểm kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, gắn độc lập lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là một quan điểm có tính nguyên tắc được thể hiện một cách nhất quán trong tư tưởng và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề trên, mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, chưa mang tính hệ thống. Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh [185], phân tích bối cảnh trong nước và thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; quá trình Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác giả đã làm rõ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, chỉ rõ sự kết hợp mang tính khoa học giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng của Người. Độc lập dân tộc được coi là tiền đề quan trọng, yếu tố cơ bản nhất để nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể bảo đảm nền độc lập bền vững. Các tác giả cũng chỉ rõ trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giữ vững độc lập dân tộc là nhiệm vụ chiến lược quan trọng để đưa nước ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được điều đó cần tiếp tục vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn nước ta hiện nay, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
Luận văn liên quan