Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay

Trong hệ thống lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về con người và xây dựng con người mới chiếm một vị trí rất quan trọng, thể hiện chiều sâu tư duy lý luận của Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn. Thực tế, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của con người, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Bởi vậy, thực hiện chủ trương đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta càng phải nghiên cứu bài bản, toàn diện tư tưởng của Bác về con người và xây dựng con người. Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam, thể hiện đậm “chất Việt”, mang “phong cách Việt” cả về mặt ưu điểm lẫn nhược điểm, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua mỗi thế hệ. Do vậy, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi phải xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn lúc nào hết, phải đặt con người vào vị trí trung tâm, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiều giá trị cốt lõi phù hợp với xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, việc nghiên cứu đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ ra những luận điểm nổi bật trong tư tưởng của Bác về con người và xây dựng con người, đặc biệt là những phẩm chất đạo đức, giá trị nhân cách con người Việt Nam; phân tích chiến lược “trồng người” và thực hành hoạt động “trồng người” của Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa khoa học sâu sắc.

pdf197 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Bùi Thục Anh TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Bùi Thục Anh TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học GS.TS Trần Văn Bính Hà Nội - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2019 Tác giả luận án Bùi Thục Anh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh .................................................................................................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng, phát triển con người22 1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam ................................................................................ 25 1.1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ......................................... 27 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 31 1.2.1. Một số khái niệm liên quan .................................................................... 31 1.2.2. Lý thuyết về con người, phát triển con người, xây dựng con người ...... 37 Tiểu kết .................................................................................................................... 53 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM .............................................................................................. 55 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất con người ............................................. 55 2.1.1. Vấn đề phẩm chất, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh ...................... 55 2.1.2. Phẩm chất, đạo đức, giá trị con người Việt Nam hiện nay ..................... 60 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược xây dựng con người............................. 66 2.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người ....................... 66 2.2.2. Hồ Chí Minh với việc “trồng người” ...................................................... 90 Tiểu kết .................................................................................................................. 100 Chương 3: NHỮNG BÀN LUẬN VỀ VIỆC KẾ THỪA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 103 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội đặt ra với việc xây dựng con người Việt Nam ...... 103 iii 3.1.1. Tác động của bối cảnh kinh tế - xã hộiđến hệ giá trị con người Việt Nam103 3.1.2. Tác động đến việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay ................ 108 3.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người trong bối cảnh hiện nay ......................................................................................................................... 112 3.2.1. Chủ trương của Đảng về vấn đề xây dựng, phát triển con người ......... 112 3.2.2. Định hướng xây dựng con người Việt Nam hiện nay........................... 118 3.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần kế thừa trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay ........................................................................................................ 125 3.3.1. Con người có sức khỏe ......................................................................... 127 3.3.2. Con người có lòng yêu nước ................................................................. 128 3.3.3. Con người có gia đình chuẩn mực ........................................................ 129 3.3.4. Con người ham học hỏi......................................................................... 130 3.3.5. Con người sống có mục đích ................................................................ 131 3.3.6. Con người tôn trọng pháp luật .............................................................. 132 3.3.7. Con người đảm bảo yếu tố “thiện” ....................................................... 133 3.3.8. Con người kết hợp đức và tài, trong đó đức là cái gốc của nhân cách . 134 3.3.9. Con người trung với nước và có tinh thần quốc tế trong sáng ............. 135 3.3.10. Con người biết yêu thương đồng loại, sống có tình nghĩa.................. 136 3.3.11. Con người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư .............................. 136 3.3.12. Con người có lòng tự trọng ................................................................. 137 3.3.13. Đoàn kết, ý thức tập thể ...................................................................... 137 Tiểu kết .................................................................................................................. 138 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .......................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 147 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 156 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCNVN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CT : Chỉ thị GS : Giáo sư GS.TS : Giáo sư Tiến sĩ GS TSKH : Giáo sư tiến sĩ khoa học GSVS : Giáo sư viện sĩ KHXH : Khoa học xã hội NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản TW : Trung ương XHCN : Xã hội chủ nghĩa v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thứ tự quan trọng của các giá trị xếp từ cao xuống thấp ............. 61 Bảng 2.2. Mức độ cần thiết của các giá trị .................................................... 62 Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết về các giá trị mà Hồ Chí Minh nói tới ............. 63 Bảng 2.4. Tính truyền thống và biến động của các giá trị ............................ 64 Bảng 3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 108 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về con người và xây dựng con người mới chiếm một vị trí rất quan trọng, thể hiện chiều sâu tư duy lý luận của Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn. Thực tế, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của con người, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Bởi vậy, thực hiện chủ trương đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta càng phải nghiên cứu bài bản, toàn diện tư tưởng của Bác về con người và xây dựng con người. Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam, thể hiện đậm “chất Việt”, mang “phong cách Việt” cả về mặt ưu điểm lẫn nhược điểm, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua mỗi thế hệ. Do vậy, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi phải xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn lúc nào hết, phải đặt con người vào vị trí trung tâm, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiều giá trị cốt lõi phù hợp với xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, việc nghiên cứu đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ ra những luận điểm nổi bật trong tư tưởng của Bác về con người và xây dựng con người, đặc biệt là những phẩm chất đạo đức, giá trị nhân cách con người Việt Nam; phân tích chiến lược “trồng người” và thực hành hoạt động “trồng người” của Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa khoa học sâu sắc. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, vừa tiếp thu các giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại, vừa phải bảo vệ và giữ gìn được bản sắc dân tộc. Đặc biệt là dưới tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu sắc, quan niệm về giá trị con người cũng có sự thay đổi nhất định, hoặc là không 2 có sự thống nhất. Cùng với sự biến đổi của bối cảnh lịch sử và tình hình, nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới, giá trị con người Việt Nam truyền thống có sự biến động mạnh mẽ. Có nhiều yếu tố truyền thống bị thay đổi hoặc mất đi, xuất hiện yếu tố mới. Trong đó, các giá trị tinh thần vẫn tiếp tục được coi trọng hơn các giá trị vật chất; giá trị tinh thần xã hội vẫn tiếp tục được coi trọng hơn giá trị tinh thần cá nhân. Bên cạnh đó, tệ nạn vẫn gia tăng, trong đó nghiêm trọng nhất là nạn tham nhũng, tiếp theo là quan liêu, cửa quyền, hối lộ, bạo hành, cướp giật, cờ bạc, ma túy, mại dâm; cùng với đó là âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Xuất phát từ giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là yêu cầu cấp thiết đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003 về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”; Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 7/11/2006 về “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào xây dựng con người Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.Nghiên cứu giá trị con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đối với thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết Trung ương (4 khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; 3 ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người; chỉ ra những giá trị cốt lõi về nhân cách con người, đề xuất một số vấn đề về việc kế thừa, phát triển trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Từ mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ chính sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài luận án; - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người; nêu lên những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu; - Xác định nội dung cơ bản, vai trò, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng con người Việt Nam hiện nay; - Bàn về quan điểm, nội dung kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người và việc vận dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: điều tra, khảo sát, số liệu từ 2013 đến nay - Không gian: trong lãnh thổ Việt Nam 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, liên ngành của Văn hóa học - Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí 4 Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người. - Tiếp cận từ thực trạng xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay qua các điều tra, phỏng vấn trực tiếp và các số liệu phỏng vấn, điều tra thứ cấp từ các đề tài khác. - Tiếp cận từ định hướng mục tiêu, chiến lược, quan điểm xây dựng con người Việt Nam hiện nay của Đảng, Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học để làm rõ sự biến đổi các giá trị văn hóa con người, trong đó nghiên cứu sinh khảo sát thực tế bằng hình thức phiếu hỏi. - Phương pháp phân tích văn bản, hồi cứu tài liệu thực tế từ các tài liệu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh, liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như về vấn đề xây dựng con người từ trước đến nay. Góp phần chỉ ra những giá trị quý báu của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và xây dựng con người, cũng như việc kế thừa, phát huy các giá trị đó trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp điền dã, quan sát, phỏng vấn trực tiếp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hóa cũng như người dân về tư tưởng Hồ Chí Minh, về hệ giá trị con người Việt Nam. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Phương pháp này cho phép người viết nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể qua các nghiên cứu đi trước, cũng như qua thực tiễn đời sống, từ đó rút ra những kết luận, những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người cần được kế thừa trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay là gì? 5 - Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng con người Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Gặp những khó khăn, thách thức gì? - Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người được biểu hiện, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam hiện nay? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người có nhiều giá trị đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có thể tiếp tục kế thừa trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài chỉ ra những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; đưa ra quan điểm, nội dung, giải pháp kế thừa nội dung đó trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay. - Luận án cung cấp một số vấn đề lý luận cho việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài có ý nghĩa nhất định đối với nghiên cứu của ngành văn hóa học, đặc biệt là việc nghiên cứu gắn tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn xây dựng văn hóa, con người hiện nay. Đồng thời, đây cũng là việc làm thiết thực, cụ thể góp phần thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, đây còn là tài liệu góp phần khẳng định nhiệm vụ xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay đang chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Mặt khác, luận án có thể làm cứ liệu cho việc tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện 6 nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đề tài còn làm tư liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu văn hóa, con người Việt Nam. 6.3. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ những điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người, bao gồm những quan điểm và thực hành của Hồ Chí Minh về sự nghiệp trồng người. - Chỉ ra những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người cần tiếp tục kế thừa xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay. - Đề xuất quan điểm, nội dungtư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan đến đề tài(48 trang). Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng con người Việt Nam (47 trang). Chương 3: Những bàn luận về việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay (64 trang). 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh Riêng nghiên cứu về Hồ Chí Minh, tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về con người, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trên các khía cạnh như: về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng; về đạo đức cách mạng; về phong cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn, làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn, ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; sống thanh cao, trong sạch, giản dị; nêu gương,... Từ những năm 20 thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam và trên thế giới chủ yếu biết đến Hồ Chí Minh với tư cách nhà cách mạng - lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, chiến sĩ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc chống ách áp bức của chủ 8 nghĩa thực dân. Đến Đại hội II của Đảng năm 1951, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được ghi nhận như một giá trị văn hóa, ngọn cờ tập hợp quần chúng và động lực tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Lúc đó, chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu tư tưởng, lý luận như là những đóng góp của Người vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới. Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh được thế giới đánh giá cao: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận và tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới. Còn trong nước, tại Đại hội VII (1991), Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và xác
Luận văn liên quan