Luận án Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay

Các quốc gia trên thế giới đang nằm trong xu thế tất yếu khách quan của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá trị, vị thế của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế. Do đó, bất kể quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển đều phải biết các quốc gia khác trên thế giới nhìn nước mình như thế nào. Đó chính là hình ảnh của quốc gia. Hình ảnh của một quốc gia tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư của nước ngoài của quốc gia đó. Trong bối cảnh đó, hình ảnh quốc gia tích cực có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh của một quốc gia được hình thành thông qua nguồn thông tin hữu cơ trong quá trình xã hội hóa của cá nhân, nguồn thông tin từ quá trình truyền thông chủ động của quốc gia đó thông qua ngoại giao công chúng hay tuyên truyền đối ngoại và nguồn thông tin từ chính trải nghiệm trực tiếp của cá nhân đó. Do đó, hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng có thể đã lỗi thời và đi sau thực tế của quốc gia đó nếu công chúng không tiếp nhận được thông tin mới chính xác. Chính vì thế, việc thực hiện tuyên truyền hình ảnh quốc gia là một trong những việc làm cần thiết của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuyên truyền hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại. Báo chí đối ngoại là một bộ phận của báo chí, hướng tới các đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc ở Việt Nam và công chúng ở các quốc gia trên thế giới, người Việt Nam ở nước ngoài nhằm cung cấp cho họ những thông tin chính thức của Việt Nam để làm cho họ hiểu, đồng tình, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự phủ sóng truyền hình qua vệ tinh, sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên mạng internet và tính chính thống đã giúp cho báo chí đối ngoại có được những lợi thế giúp thu hẹp ranh giới khoảng cách địa lý, đem lại những thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các hình thức tuyên truyền khác. Báo chí đối ngoại làm cho thế giới hiểu Việt Nam, về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, về những cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, phẩm chất quý báu của con người, về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua đó thu hút hợp tác, đầu tư, du lịch nhiều hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra cho báo chí đối ngoại những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển. Đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội về các phương tiện truyền thông khác. Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là cần thiết, qua đó đề xuất những quan điểm, giải pháp để tăng cường công tác này trong thời bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế. Một mặt, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua hoạt động báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về tuyên truyền, quan hệ quốc tế nói chung, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn vấn đề Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng.

doc329 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LƯU TRẦN TOÀN TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Qua khảo sát các chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LƯU TRẦN TOÀN TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Qua khảo sát các chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times) Ngành : Chính trị học Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 93 10 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Minh Sơn TS Lương Ngọc Vĩnh HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Lưu Trần Toàn MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH SÁCH PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội CTQG Chính trị quốc gia EU European Union (Liên minh châu Âu) FDI Foreign Development Investment (Đầu tư phát triển nước ngoài) FTA Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do) HĐND Hội đồng nhân dân Nxb Nhà xuất bản THVN Truyền hình Việt Nam TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VET Vietnam Economic Times (Thời báo kinh tế Việt Nam) XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH SÁCH PHỤ LỤC Phụ lục 1: Minh họa ưu điểm và hạn chế về phương thức tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của VTV4, Vietnam Plus, VET. Phụ lục 2: Danh sách các tác phẩm báo chí trong diện khảo sát (Vietnam Plus, VTV4, VET). Phụ lục 3: Bộ mã phân tích định tính nội dung tác phẩm báo chí (VTV4, Vietnamplus và VET). Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu (VTV4, Vietnamplus và VET). Phụ lục 5: Câu trả lời phỏng vấn sâu (VTV4, Vietnamplus và VET). Phụ lục 6: Bảng câu hỏi và Câu trả lời phỏng vấn của công chúng truyền thông ở nước ngoài. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các quốc gia trên thế giới đang nằm trong xu thế tất yếu khách quan của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá trị, vị thế của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế. Do đó, bất kể quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển đều phải biết các quốc gia khác trên thế giới nhìn nước mình như thế nào. Đó chính là hình ảnh của quốc gia. Hình ảnh của một quốc gia tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư của nước ngoài của quốc gia đó. Trong bối cảnh đó, hình ảnh quốc gia tích cực có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh của một quốc gia được hình thành thông qua nguồn thông tin hữu cơ trong quá trình xã hội hóa của cá nhân, nguồn thông tin từ quá trình truyền thông chủ động của quốc gia đó thông qua ngoại giao công chúng hay tuyên truyền đối ngoại và nguồn thông tin từ chính trải nghiệm trực tiếp của cá nhân đó. Do đó, hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng có thể đã lỗi thời và đi sau thực tế của quốc gia đó nếu công chúng không tiếp nhận được thông tin mới chính xác. Chính vì thế, việc thực hiện tuyên truyền hình ảnh quốc gia là một trong những việc làm cần thiết của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuyên truyền hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại. Báo chí đối ngoại là một bộ phận của báo chí, hướng tới các đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc ở Việt Nam và công chúng ở các quốc gia trên thế giới, người Việt Nam ở nước ngoài nhằm cung cấp cho họ những thông tin chính thức của Việt Nam để làm cho họ hiểu, đồng tình, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự phủ sóng truyền hình qua vệ tinh, sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên mạng internet và tính chính thống đã giúp cho báo chí đối ngoại có được những lợi thế giúp thu hẹp ranh giới khoảng cách địa lý, đem lại những thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các hình thức tuyên truyền khác. Báo chí đối ngoại làm cho thế giới hiểu Việt Nam, về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, về những cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, phẩm chất quý báu của con người, về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua đó thu hút hợp tác, đầu tư, du lịch nhiều hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra cho báo chí đối ngoại những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển. Đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội về các phương tiện truyền thông khác. Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là cần thiết, qua đó đề xuất những quan điểm, giải pháp để tăng cường công tác này trong thời bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế. Một mặt, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua hoạt động báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về tuyên truyền, quan hệ quốc tế nói chung, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn vấn đề Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, tác giả luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại: hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản, xác định các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại. Thứ hai, khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, đánh giá ưu điểm, hạn chế của các chủ thể, nội dung, phương thức, kết quả tuyên truyền, nêu rõ nguyên nhân và những kết quả đạt được. Thứ ba, trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng và dự báo tình hình, tác giả đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại. 3.2. Khách thể Khách thể của đề tài là báo chí đối ngoại Việt Nam, bao gồm cơ cấu, số lượng và chất lượng nhân sự, nội dung tuyên truyền, phương thức tuyên truyền, kết quả tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới trên báo chí đối ngoại. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về khách thể: Hiện nay, ở nước ta có khá nhiều cơ quan báo chí đối ngoại hoặc cơ quan báo chí có các ấn phẩm đối ngoại thuộc quyền quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, TTXVN, Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ lựa chọn những kênh/ấn phẩm thường xuyên có nội dung tuyên truyền/quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, tiêu biểu cho báo hình là VTV4, báo mạng điện tử là Vietnam Plus, báo in là Vietnam Economic Times. Đối với kênh VTV4 do Ban truyền hình đối ngoại Đài THVN phụ trách, tác giả luận án khảo sát ba chuyên mục: Vietnam Discovery (Khám phá Việt Nam), Culture Mosaic (Mảnh ghép văn hóa), Fine Cuisine (Ẩm thực ngon). Đây là những chuyên mục tiêu biểu nhất của VTV4 về tuyên truyền/quảng bá hình ảnh Việt Nam, phát bằng tiếng Anh và có phụ đề tiếng Việt, phù hợp với cả hai nhóm công chúng là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài phát sóng chính thức trên VTV4, thông qua hệ thống truyền hình cáp, vệ tinh, trên internet, các chuyên mục này còn được phát sóng trên kênh truyền hình Ariang của Hàn Quốc, giúp tăng khả năng tiếp nhận của công chúng. Đối với báo mạng điện tử www.vietnamplus.vn (Vietnam Plus) phần nội dung tiếng nước ngoài do Ban biên tập Đối ngoại TTXVN phụ trách, tác giả lựa chọn chuyên mục Thăng Long - Hà Nội, chuyên mục tập trung nhiều nhất các bài viết tuyên truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam và được thực hiện với 4 ngoại ngữ là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Tác giả lựa chọn phiên bản tiếng Anh để thuận tiện cho việc nghiên cứu. Có thể nói, Vietnam Plus là tờ báo đối ngoại chủ lực của TTXVN. Do là báo mạng điện tử, lại phát bằng nhiều ngôn ngữ nước ngoài nên có ưu thế về khả năng tiếp cận khán giả với số lượng truy cập cao, đối tượng tác động rộng. Đối với tạp chí in Vietnam Economic Times do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phụ trách, tác giả lựa chọn khảo sát ba chuyên mục: Cover story (Câu chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt) và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh) - những chuyên mục tiêu biểu có nội dung giới thiệu Việt Nam về lĩnh vực kinh tế, những thành tựu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Với việc tập hợp, nghiên cứu 130 bài báo viết bằng tiếng Anh của ba chuyên mục này, tác giả có đủ số lượng thông tin cần thiết để hệ thống hóa, so sánh, phân tích để đánh giá được thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam về kinh tế trên báo in. Do loại hình phát thanh không đặc trưng về các chuyên mục quảng bá hình ảnh Việt Nam nên phát thanh không được khảo sát trong luận án này. - Phạm vi về thời gian khảo sát: tác giả chọn tất cả các tác phẩm báo chí của các chuyên mục, các kênh, tờ báo trong diện khảo sát, phát sóng, đăng tải từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. Đây là khoảng thời gian đủ lớn để phân tích nội dung các bài viết về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Cụ thể: * VTV4: Trong năm 2016, có tổng cộng 93 phóng sự trong ba chuyên mục của VTV4, trong đó 27 thuộc chuyên mục Vietnam Discovery, 26 thuộc chuyên mục Fine Cuisine, 40 thuộc chuyên mục Culture Mosaic. Trong đó, có nhiều phóng sự được phát lại (Xem phụ lục 2.2). * Vietnam Plus: Trong năm 2016, có 48 bài viết trong 03 chuyên mục Attraction (Địa điểm hấp dẫn), Food (Ẩm thực), Culture (Văn hóa) (Attraction: 32 bài, Food: 5 bài, Culture: 11 bài) (Xem phụ lục 2.1). * Vietnam Economic Times: Trong năm 2016, có 130 bài viết trong các chuyên mục Cover story (Câu chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt) và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh) (Xem phụ lục 2.3). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng, tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí - truyền thông Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng lựa chọn và sử dụng những lý thuyết truyền thông, lý luận nguyên lý tuyên truyền của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, phương pháp này được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản: thứ nhất, các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau; thứ hai, các sự vật, hiện tượng luôn vận động và chuyển hoá không ngừng; thứ ba, sự phát triển không phải là sự tăng trưởng giản đơn mà được diễn ra từ sự thay đổi về lượng đến thay đổi về chất; thứ tư, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật. Thực chất của chủ nghĩa duy vật mácxít được thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: thứ nhất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và luôn vận động biến đổi không ngừng; thứ hai, vật chất là cái có trước, ý thức, tư duy là cái có sau; thứ ba, con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của nó. Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài, vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin phải quán triệt nguyên tắc lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa học: Chính trị học, Báo chí học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học, trong đó các phương pháp của Chính trị học là chủ đạo. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, thống kê, nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích nội dung văn bản, quan sát thực tiễn, phỏng vấn sâu... - Phương pháp lịch sử và logic: Theo phương pháp lịch sử, mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với hoàn cảnh chung của đất nước, khu vực và quốc tế. Sử dụng những tư liệu, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những trường hợp điển hình để hệ thống hóa, mô hình hóa sự kiện. Theo phương pháp logic, các sự vật, hiện tượng phải đặt trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật khách quan, trong mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng liên quan. Phương pháp lôgic và lịch sử còn được dùng để khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước theo các chủ đề, vấn đề xác định và trình bày theo thời gian công bố các công trình nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Đây là những phương pháp được sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu, khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn, bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề của các cơ quan báo chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Trên cơ sở làm rõ những nội dung cụ thể của các công trình nghiên cứu đã công bố, xem xét, phân tích các bài báo, chuyên mục, chuyên trang, từ đó rút ra những dữ liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và khái quát lại thành những nhóm vấn đề để có cái nhìn tổng quan. - Phương pháp phân tích nội dung văn bản Luận án sử dụng phương pháp phân tích nội dung văn bản trên 3 loại hình báo chí trong diện khảo sát nhằm khái quát hóa và lượng hóa nội dung một cách có hệ thống. Đối với báo (tạp chí) in và báo mạng điện tử, nội dung được phân tích thông qua văn bản. Đối với truyền hình, nội dung được phân tích thông qua lời nói và phụ đề. - Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu giữa các thể loại báo chí với nhau, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế của từng loại hình, thể loại báo chí. Đồng thời tác giả so sánh, nhận xét quan điểm của các tác giả trong nước với các tác giả ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: Cho phép xem xét nghiên cứu các vấn đề trong tổng thể chung, trong mối liên hệ, tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong hệ thống. Theo đó, với phương pháp này, vấn đề nghiên cứu là báo chí đối ngoại cần được đặt trong quan hệ đối chứng với báo chí nói chung, báo chí đối nội nói riêng; trong quan hệ biện chứng với sự tác động của nhiều yếu tố: yếu tố truyền thống, yếu tố thời đại, yếu tố trong nước, yếu tố quốc tế, các yếu tố khách quan và chủ quan - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Được dùng để làm rõ các vấn đề, nội dung, hình thức của các loại hình báo chí đối ngoại khi tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới. - Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, số liệu, sự kiện, dữ liệu... có được trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thông tin. Các phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến đề tài, từ những quan điểm, lý thuyết đến các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài đặt ra. Để khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam, luận án thu thập thông tin qua nghiên cứu các báo cáo, văn bản liên quan. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với cán bộ quản lý của 3 cơ quan báo chí và một số người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tiếp nhận các sản phẩm báo chí về Việt Nam. Về cán bộ quản lý, Tại VTV4 là Trưởng ban VTV4 và Phó trưởng phòng tiếng Anh; tại TTXVN là Trưởng ban biên tập đối ngoại; tại Thời báo kinh tế là Phó Tổng biên tập để khai thác những thông tin toàn diện về tổ chức và hoạt động của kênh, báo và tạp chí. Về người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài, do đây là đối tượng khó tiếp cận nên tác giả thu về được 8 kết quả phỏng vấn bao gồm 7 người Việt Nam và 1 người nước ngoài để bổ sung minh chứng cho phương thức và kết quả tuyên truyền. Phương pháp xử lí thông tin: Luận án sử dụng phần mềm Nvivo dựa trên bộ mã hóa định tính (Phụ lục 3) để phân tích nội dung thông tin trên các tác phẩm báo chí trong diện khảo sát. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hóa, đưa ra định nghĩa mới về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, phân biệt tuyên truyền với các thuật ngữ có liên quan khác. Đưa ra định nghĩa báo chí đối ngoại, phân biệt báo chí đối ngoại với báo chí đối nội. - Làm rõ cơ sở lý luận của “hình ảnh quốc gia” bao gồm định nghĩa, đặc điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia với các khái niệm có liên quan khác; - Đưa ra quan niệm về tuyên truyền hình ảnh quốc gia ra thế giới qua báo chí đối ngoại, chỉ rõ và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại; - Chỉ ra thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên báo chí, bao gồm ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân; - Đề xuất những quan điểm mang tính nguyên tắc và những giải pháp căn cứ cần phải khắc phục, nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua báo chí đối ngoại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, quy mô về thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa lý luận, góp phần bổ sung hệ thống những vấn đề lý luận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại nói chung, báo chí đối ngoại và tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng. - Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà lãnh đạo, quản lý ở các Ban tuyên giáo, báo chí truyền thông, các cơ quan báo chí đối ngoại tham khảo để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển cơ quan mình, nhất là tăng cường chất lượng, hiệu quả của tuyên truyền đối ngoại qua báo chí. Công trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về tuyên truyền, công tác tư tưởng, thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế, quảng bá hình ảnh quốc gia và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho những người quan tâm. 7. Kết cấu của đề tài luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận án gồm có phần tổng quan, 3 chương, 9 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền hình ảnh quốc gia Tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, hình ảnh quốc gia và báo chí đối ngoại đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ, cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tổng quan những công trình liên quan đến tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, có thể khái quát thành các vấn đề cơ bản như sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và tuyên truyền đ
Luận văn liên quan