Trong lịch sử loài người, bệnh lây nhiễm là nguyên nhân chính
gây tử vong trên Thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển của kháng
sinh và các chương trình tiêm chủng tỷ lệ tử vong do bệnh lây nhiễm
đã giảm dần. Ngày nay, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân chính
dẫn đến tử vong ở cả nước phát triển và đang phát triển. Tại Việt
Nam, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng. Sự gia tăng các
bệnh không lây nhiễm đồng hành với tăng chi phí khám chữa bệnh,
tăng đầu tư cho y tế và là thách thức lớn cho ngành Y tế Việt Nam
trong tương lai.
Đái tháo đường týp 2 là m ột tình trạng bệnh lý liên quan đến
rối loạn chuyển hóa có tính xã hội được xếp là một trong những bệnh
lý không lây nhiễm phổ biến nhất trong toàn cầu hiện nay. Tiền đái
tháo đư ờng là tình trạng có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đái
tháo đường năm 2008 tăng gần gấp đôi năm 2002 (5,0% so với 2,7%).
Nhiều hành vi có hại liên quan đến tiền đái tháo đường - đái
tháo đường týp 2 tồn tại khác nhau trong từng cộng đồng. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu áp dụng chế độ tiết thực, thay đổi lối sống, hạn
chế các yếu tố liên quan góp phần phòng ngừa tiền đái tháo đường và
làm chậm tiến triển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường týp 2.
Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu Tây Nam Bộ có khoảng 30%
dân tộc Khmer sinh sống, huyện Cầu Ngang có nhiều đặc điểm đại
diện cho tỉnh Trà Vinh, chưa có nghiên cứu về tiền đái tháo đường –
đái tháo đường.
Với mong muốn tìm ra t ỷ lệ và một số yếu tố liên quan tiền đái
tháo đư ờng - đái tháo đường đặc thù cho cộng đồng dân cư huyện
Cầu Ngang, ứng dụng thang điểm FINDRISC để dự báo tỷ lệ đái
tháo đư ờng trong 10 năm tới và đề xuất một số biện pháp can thiệp
25
- Hành vi sức khỏe có liên quan tiền đái tháo đường - đái tháo
đường là thói quen uống nhiều rượu bia (OR = 1,38), ăn uống nhiều
đường (OR = 1,34), ăn nhiều mỡ (OR = 1,41), ít vận động thể lực
(OR = 1,27).
- Một số chỉ số sức khỏe trung gian: Tăng huyết áp, béo phì
dạng nam, mức mỡ nội tạng cao, tỷ lệ mỡ cơ thể cao có khả năng
mắc bệnh cao hơn nhóm không có các biểu hiện đó (OR lần lượt là
1,38; 1,60; 1,48; 1,90).
- Dự báo tỷ lệ đái tháo đư ờng trong 10 năm tới ở người từ 45 tuổi
tr ở lên cho quần thể nghiên c ứu là 13,9%. Chỉ số khối c ơ thể, vòng
bụng, tiền sử tăng huy ết áp là ba yếu tố liên quan trong thang điểm
FINDRISC; huy ết áp tâm trương, tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng là ba
yếu tố ngoài thang điểm FINDRISC liên quan đến sự tiến triển tiền đái
tháo đường thành đái tháo đường tý p 2
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Tỷ lệ và yếu tố liên quan tiền đái tháo đường - Đái tháo đường đặc thù ở huyện Cầu Ngang,, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tóm tắt luận án
Tỷ lệ và yếu tố liên quan tiền đái
tháo đường - đái tháo đường đặc
thù ở huyện Cầu Ngang, ứng dụng
thang điểm FINDRISC để dự báo
tỷ lệ đái tháo đường trong 10 năm
tới và biện pháp can thiệp
Đại học Huế
2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN .................................................................................................. 6
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 6
1.1.1. Sơ lược lịch sử......................................................................................... 6
1.1.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường – đái tháo đường ..................................... 6
1.1.4. Sinh bệnh học tiền đái tháo đường – đái tháo
đường týp 2 .................................................................................................. 7
1.1.5. Yếu tố nguy cơ tiền đái tháo đường – đái tháo
đường týp 2 .................................................................................................. 7
1.2. CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG TĐTĐ -
ĐTĐ .................................................................................................................. 8
Chương 2 ......................................................................................................... 9
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 9
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 9
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: huyện Cầu Ngang, tỉnh
Trà Vinh ....................................................................................................... 9
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2009 đến
tháng 2/2011. ............................................................................................... 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 10
Chương 3 ....................................................................................................... 12
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 12
27
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu này, một số kiến nghị được đề xuất sau:
1. Can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường - đái tháo đường týp 2
- Tỷ lệ hiểu biết về yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh trong
cộng đồng này còn rất thấp. Nên tăng cường công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ bệnh.
- Nên áp dụng mô hình can thiệp trên cộng đồng vì nguy cơ bệnh
tiền đái tháo đường - đái tháo đường týp 2 đang lan rộng và mô hình can
thiệp cộng đồng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tiền đái tháo đường.
- Mô hình can thiệp cộng đồng phải quy động nguồn lực địa
phương. Đặc biệt vai trò của cộng tác viên dân tộc địa phương và các
chức sắc tôn giáo.
- Mô hình can thiệp tiền đái tháo đường - đái tháo đường phải
được cụ thể cho từng vùng, từng quần thể khác nhau vì có những yếu tố
liên quan khác nhau.
2. Yếu tố nguy cơ mới
Mức mỡ nội tạng và tỷ lệ mỡ cơ thể là hai yếu tố liên quan
đái tháo đường cần nghiên cứu thêm để chứng minh đây là yếu tố
nguy cơ đái tháo đường týp 2.
3. Thang điểm dự báo đái tháo đường
Cần áp dụng thang điểm nguy cơ đái tháo đường rộng rãi trong
cộng đồng nhằm dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10
năm tới theo thang điểm FINDRISC trong đó áp dụng tiêu chí BMI
và vòng bụng dành cho người Châu Á.
26
đúng hậu quả của bệnh (35,9% so với 6,4%), hiểu biết cách phòng ngừa
bệnh (26,6% so với 16,6%).
- Giảm một số hành vi sức khỏe có hại ở nhóm can thiệp so với
nhóm chứng. Giảm các tỷ lệ: ăn uống nhiều đường (12,6% so với
16,5%), ăn nhiều mỡ (10,8% so với 14,9%), ăn đêm sau 20h (9,5%
so với 14,4%), ít hoặc không ăn rau quả hàng ngày (53,6% so với
63,4%), ít vận động thể lực (37,8% so với 54,0%).
- Thay đổi chỉ số sức khỏe trung gian theo chiều hướng tốt ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Giảm các tỷ lệ: béo phì dạng
nam (16,6% so với 26,1%), thừa cân - béo phì (20,9% so với 27,2%),
mức mỡ nội tạng cao (13,1% so với 17,5%), tỷ lệ mỡ cơ thể cao
(54,3% so với 58,5%).
- Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường của nhóm can thiệp
so với nhóm chứng (14,2% so với 17,9%, p < 0,05). Hiệu lực bảo vệ
của chương trình can thiệp đối với TĐTĐ là 20,7%.
- Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường của
nhóm can thiệp (20,4%) so với nhóm chứng (25,6%), với hiệu lực
bảo vệ 20,3%. Hiệu lực bảo vệ của chương trình can thiệp suy cho
quần thể nghiên cứu từ 7,1% đến 31,3%.
3
3.1. TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ................................................
Chương 4 ................................................................................................
BÀN LUẬN ................................................................................................
4.1. TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ................................................
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG
ĐỒNG PHÒNG CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ...............................................................
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng ................................
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG
PHÒNG CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ...............................................................................
4
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người, bệnh lây nhiễm là nguyên nhân chính
gây tử vong trên Thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển của kháng
sinh và các chương trình tiêm chủng tỷ lệ tử vong do bệnh lây nhiễm
đã giảm dần. Ngày nay, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân chính
dẫn đến tử vong ở cả nước phát triển và đang phát triển. Tại Việt
Nam, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng. Sự gia tăng các
bệnh không lây nhiễm đồng hành với tăng chi phí khám chữa bệnh,
tăng đầu tư cho y tế và là thách thức lớn cho ngành Y tế Việt Nam
trong tương lai.
Đái tháo đường týp 2 là một tình trạng bệnh lý liên quan đến
rối loạn chuyển hóa có tính xã hội được xếp là một trong những bệnh
lý không lây nhiễm phổ biến nhất trong toàn cầu hiện nay. Tiền đái
tháo đường là tình trạng có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đái
tháo đường năm 2008 tăng gần gấp đôi năm 2002 (5,0% so với 2,7%).
Nhiều hành vi có hại liên quan đến tiền đái tháo đường - đái
tháo đường týp 2 tồn tại khác nhau trong từng cộng đồng. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu áp dụng chế độ tiết thực, thay đổi lối sống, hạn
chế các yếu tố liên quan góp phần phòng ngừa tiền đái tháo đường và
làm chậm tiến triển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường týp 2.
Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu Tây Nam Bộ có khoảng 30%
dân tộc Khmer sinh sống, huyện Cầu Ngang có nhiều đặc điểm đại
diện cho tỉnh Trà Vinh, chưa có nghiên cứu về tiền đái tháo đường –
đái tháo đường.
Với mong muốn tìm ra tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tiền đái
tháo đường - đái tháo đường đặc thù cho cộng đồng dân cư huyện
Cầu Ngang, ứng dụng thang điểm FINDRISC để dự báo tỷ lệ đái
tháo đường trong 10 năm tới và đề xuất một số biện pháp can thiệp
25
- Hành vi sức khỏe có liên quan tiền đái tháo đường - đái tháo
đường là thói quen uống nhiều rượu bia (OR = 1,38), ăn uống nhiều
đường (OR = 1,34), ăn nhiều mỡ (OR = 1,41), ít vận động thể lực
(OR = 1,27).
- Một số chỉ số sức khỏe trung gian: Tăng huyết áp, béo phì
dạng nam, mức mỡ nội tạng cao, tỷ lệ mỡ cơ thể cao có khả năng
mắc bệnh cao hơn nhóm không có các biểu hiện đó (OR lần lượt là
1,38; 1,60; 1,48; 1,90).
- Dự báo tỷ lệ đái tháo đường trong 10 năm tới ở người từ 45 tuổi
trở lên cho quần thể nghiên cứu là 13,9%. Chỉ số khối cơ thể, vòng
bụng, tiền sử tăng huyết áp là ba yếu tố liên quan trong thang điểm
FINDRISC; huyết áp tâm trương, tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng là ba
yếu tố ngoài thang điểm FINDRISC liên quan đến sự tiến triển tiền đái
tháo đường thành đái tháo đường týp 2.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG
CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Sau 12 tháng can thiệp cộng đồng huy động nhiều thành phần
tham gia, dựa vào thực tiễn cộng đồng và các yếu tố liên quan đến
bệnh đặc thù của cộng đồng. Đặc biệt có sự tham gia của các chức
sắc tôn giáo, cộng tác viên người dân tộc địa phương. Một số kết quả
đạt được:
- Tăng hiểu biết về bệnh tiền đái tháo đường - đái tháo đường ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tăng các tỷ lệ: nghe thông tin về
bệnh đái tháo đường (46,8% so với 21,7%), nghe thông tin về tiền đái
tháo đường (39,5% so với 13,4%), hiểu biết về triệu chứng ĐTĐ (20,8%
so với 17,2%), hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh (35,6% so với
7,7%), hiểu biết về cách phát hiện bệnh (38,0% so với 7,6%), hiểu biết
24
KẾT LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành hai giai đoạn trên đối tượng từ 45
tuổi trở lên tại huyện Cầu Ngang bằng phương pháp nghiên cứu
ngang mô tả trên mẫu n = 2350 đối tượng và phương pháp can thiệp
trên cộng đồng có đối chứng, sau can thiệp điều tra 2 nhóm với n1=
n2 = 1150 có thể đưa ra một số kết luận sau:
1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường
Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở độ tuổi từ 45 trở lên là 9,5%
(8,0% – 11,4%) và tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường là 19,3%
(17,1% - 21,7%).
1.2. Các yếu tố liên quan đến tiền đái tháo đường - đái tháo đường
- Các yếu tố dân số học và tiền sử gia đình có liên quan là tuổi,
giới, dân tộc, có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường. Tuổi càng
cao tỷ lệ mắc bệnh càng tăng (45 – 59 tuổi: 25,2%, 60 – 74 tuổi:
33,5%, ≥ 75 tuổi: 33,6%). Giới nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam
(31,2% so với 25,2%). Dân tộc Kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dân tộc
Khmer (31,3% so với 23,8%). Nhóm đối tượng có tiền sử gia đình
mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh (46,8%) cao hơn nhóm
không có tiền sử này (28,2%).
- Hiểu biết về tiền đái tháo đường - đái tháo đường có liên
quan là hiểu biết về triệu chứng và cách phòng chống. Nhóm có mức
hiểu biết kém về tiền đái tháo đường – đái tháo đường có khả năng
mắc bệnh cao hơn nhóm có hiểu biết tốt. Nhóm đối tượng có hiểu
biết về cách phòng chống có tỷ lệ tiền đái tháo đường - đái tháo
đường (19,8%) thấp hơn so với nhóm chưa hiểu biết (29,6%).
5
phù hợp phòng chống tiền đái tháo đường - đái tháo đường.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường - đái tháo đường và một
số yếu tố liên quan tại huyện Cầu Ngang.
2. Đánh giá kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống tiền đái
tháo đường - đái tháo đường týp 2.
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
- Đây là công trình can thiệp cộng đồng đầu tiên dựa vào thực
tiễn cộng đồng có vai trò của các chức sắc tôn giáo, và dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp số liệu có ý nghĩa dịch tễ về tỷ
lệ và yếu tố liên quan của tiền đái tháo đường – đái tháo đường cho
cộng đồng huyện Cầu Ngang.
- Sử dụng thang điểm FINDRISC dự báo tỷ lệ ĐTĐ trong 10
năm tới cho cộng đồng này và đưa ra một số yếu tố liên quan cho đối
tượng tiền đái tháo đường.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 150 trang với 46 bảng, 8 sơ đồ, 6 biểu đồ, 3 hình, và
162 tài liệu tham khảo, tiếng Việt: 57, tiếng Anh: 105.
Luận án gồm:
Mở đầu (2 trang)
Chương 1: Tổng quan (39 trang)
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (35 trang).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (35 trang)
Chương 4: Bàn luận (36 trang)
Kết luận: 2 trang
Kiến nghị: 1 trang
6
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.1. Sơ lược lịch sử
Khái niệm giảm dung nạp glucose (GDNG) được giới thiệu
vào năm 1979 thay cho thuật ngữ “đái tháo đường giới hạn” và
những khái niệm tăng glucose máu khác chưa có nguy cơ biến chứng
mạch máu nhỏ và được xem như một thể lâm sàng của rối loạn dung
nạp glucose theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)
vào năm 1985. Rối loạn glucose lúc đói (RLGLĐ) là thuật ngữ được
giới thiệu vào năm 1999. Năm 2008, tình trạng trên được Hội Đái
tháo đường Mỹ (ADA) có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính
thức là Tiền đái tháo đường (Pre-diabetes) (TĐTĐ).
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được ghi nhận trong chỉ thảo
của Ai Cập vào 1550 năm trước Công nguyên.
1.1.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường – đái tháo đường
Theo ADA và TCYTTG (2010, 2011), TĐTĐ được chẩn đoán
khi thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:
- GDNG khi nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ làm
nghiệm pháp dung nạp glucose (G2) từ 7,8 mmol/l - < 11,1 mmol/l
(140 mg/dl – < 200 mg/dl);
- RLGLĐ khi nồng độ glucose huyết tương lúc đói (G0) từ 5,6
mmol/l - < 7,0 mmol/l (100 – < 126 mg/dl);
- Nồng độ HbA1c từ 5,7% - < 6,5%.
ĐTĐ được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- G0 ≥ 126 mg/dl (≥ 7,0mmol/l);
- G2 ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l);
23
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG
CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng
Nhìn chung, đặc điểm của mẫu nghiên cứu trước – sau can
thiệp khác nhau không đáng kể giữa hai nhóm và tương đồng với cơ
cấu, đặc điểm của quần thể.
4.2.2. Đánh giá bằng các chỉ số gián tiếp
4.2.2.1. Hiểu biết về bệnh TĐTĐ - ĐTĐ
Hiểu biết của cộng đồng về triệu chứng của bệnh, hiểu biết
đúng ít nhất một yếu tố nguy cơ, một hậu quả ĐTĐ, hiểu biết về cách
phát hiện bệnh, cách phòng chống tăng lên sau can thiệp. Điều này
góp phần vào việc phát hiện sớm bệnh TĐTĐ – ĐTĐ.
4.2.2.2. Hành vi liên quan TĐTĐ - ĐTĐ
Thói quen ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ sau can thiệp tỷ
lệ thói quen ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ, ăn đêm ở nhóm can
thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, thói quen ăn
rau quả hàng ngày ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng.
4.2.2.3. Đánh giá bằng các chỉ số sức khỏe trung gian
Sau can thiệp, tỷ lệ béo phì dạng nam của nhóm can thiệp thấp
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tỷ lệ thừa cân béo phì
của nhóm can thiệp thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vinh Quang năm (2007).
4.2.3. Đánh giá bằng các chỉ số trực tiếp
Sau can thiệp, tỷ lệ TĐTĐ của nhóm can thiệp thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chứng và trước can thiệp. Hiệu lực bảo
vệ đối với TĐTĐ – ĐTĐ là 20,3%. Hiệu lực bảo vệ của chương trình
can thiệp suy cho quần thể nghiên cứu từ 7,1% đến 31,3%.
22
4.1.2.3. Các thói quen trong cuộc sống hàng ngày
Sau phân tích hồi qui đa biến, những yếu tố liên quan đặc thù
của vùng nghiên cứu có thể can thiệp được là hành vi uống nhiều
rượu bia, ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ, ít vận động thể lực.
4.1.2.4. Một số chỉ số sức khỏe trung gian
Tăng huyết áp, vòng bụng to, béo phì, tỷ lệ MCT cao, mức
MNT cao có liên quan với tỷ lệ TĐTĐ - ĐTĐ. Những yếu tố này cần
được chú ý can thiệp trên cộng đồng này. Nghiên cứu của Tạ Văn
Bình (2003) có kết quả tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm có THA cao gấp 2 lần
nhóm không THA [5]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thừa Nguyên,
Trần Hữu Dàng (2009) cho kết quả tỷ lệ tăng insulin tăng ở người
cao tuổi có béo phì dạng nam là 27,61%. Nghiên cứu này cũng cho
thấy rằng có tình trạng kháng insulin ở người béo phì dạng nam [35].
Nghiên cứu tại thành phố Huế của tác giả Hồ Thị Thùy Vương,
Nguyễn Hải Thủy (2009) cho thấy tỷ lệ TĐTĐ - ĐTĐ ở nhóm có tỷ
lệ mỡ cơ thể cao cao hơn nhiều so với nhóm không có tỷ lệ mỡ cơ thể
cao (16,7% so với 3,3%) [55]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với những nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
4.1.3. Dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới
theo thang điểm FINDRISC
Thang điểm cho chỉ số nguy cơ theo từng nhóm đối tượng từ
đó có chương trình can thiệp và theo dõi sức khỏe tùy theo từng
nhóm đối tượng. Đặc biệt qua khảo sát các yếu tố nguy cơ dựa vào
điểm cắt của đường cong ROC trên đối tượng TĐTĐ, kết quả ghi
nhận rằng yếu tố BMI, chỉ số vòng bụng, tiền sử THA là ba yếu tố
liên quan chặt chẽ trong thang điểm FINDRISC; huyết áp tâm
trương, tỷ lệ MCT, mức MNT là ba yếu tố liên quan chặt chẽ ngoài
thang điểm FINDRISC liên quan tiến triển TĐTĐ thành ĐTĐ týp 2.
7
- Nồng độ glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l)
kèm triệu chứng lâm sàng cổ điển uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân.
Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ phi có triệu
chứng rõ và có glucose máu bất kỳ ≥ 200 mg/dl.
- Hoặc nồng độ HbA1c ≥ 6,5%.
1.1.3. Phân loại tiền đái tháo đường – đái tháo đường
Đái tháo đường týp 1, đái tháo đường týp 2, các týp đặc hiệu
khác: MODY, LADA,…, đái tháo đường thai nghén.
1.1.4. Sinh bệnh học tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2
1.1.4.1. Kháng insulin: Kháng insulin và giảm tiết insulin là cơ sở
tiến triển ĐTĐ týp 2 và ĐTĐ týp 2 xảy ra khi tiết insulin bị thiếu.
1.1.4.2. Leptin, Resistin, Adiponectin, Yếu tố hoại tử bướu alpha
(TNF), Interleukin – 6 và kháng insulin
Leptin điều hòa đường huyết thông qua hai con đường là kiểm
soát sự ngon miệng và tích trữ năng lượng. Resistin máu tăng lên ở
người béo phì. Adiponectin là một hormon được tiết ra từ các tế bào
mỡ của mô mỡ, có tác dụng tăng độ nhạy của insulin. TNFα được tế
bào mỡ tạo ra ảnh hưởng đường tín hiệu insulin. Interleukin – 6 (IL-
6) tăng ở người béo phì và ĐTĐ týp 2.
1.1.4.3. Quá trình sinh bệnh lý TĐTĐ – ĐTĐ týp 2
Sự tiết insulin đạt đến đỉnh sẽ giảm nhạy cảm của tế bào bêta
với glucose và sẽ giảm tiết insulin và ĐTĐ týp 2 sẽ xuất hiện.
1.1.5. Yếu tố nguy cơ tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ
týp 2 bao gồm tuổi ≥ 45, tiền sử ĐTĐ thai nghén, béo phì khi có thừa
cân ≥ 20% cân nặng lý tưởng hoặc BMI ≥ 25 kg/m2, tiền sử gia đình
mắc ĐTĐ, sinh con ≥ 4000g, HDL.c ≤ 35 mg/dl và/hoặc triglyceride
≥ 250 mg/dl trở lên, tăng huyết áp ≥ 140/90 mmHg, có GDNG, ít
hoạt động thể lực, hội chứng chuyển hóa, có buồng trứng đa nang,
thuộc nhóm chủng tộc có nguy cơ cao.
8
- Thang điểm FINDRISC
Thang điểm đánh giá nguy cơ tiến triển ĐTĐ dựa vào 8 tiêu
chuẩn là tuổi, BMI, vòng bụng, vận động thể lực, chế độ ăn nhiều rau
quả, sử dụng thuốc hạ huyết áp, tiền sử có lần phát hiện tăng glucose
máu và tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ.
1.2. CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG TĐTĐ - ĐTĐ
1.2.1. Trên thế giới
Năm 1989, Hội nghị Y tế toàn cầu lần 42 đã kêu gọi thế giới
hành động về phòng và kiểm soát bệnh ĐTĐ theo khung của Nghị
quyết WHA42.36. Sau đó là “Tuyên bố the St. Vincent ở Châu Âu
năm 1994”; “Tuyên bố và kế hoạch hành động của khu vực Tây Thái
Bình Dương năm 2000” tương tự là “Tuyên bố và chiến lược của khu
vực cận Sahara năm 2008” và “Tuyên bố Kathmandu năm 2008”.
Năm 2006, Liên hợp quốc đã công bố Nghị quyết UN61/225 về
phòng chống ĐTĐ.
1.2.2. Tại Việt Nam
Dự án đầu tiên là dự án “Nâng cao nhận thức và tư vấn, hỗ trợ
về bệnh ĐTĐ và hưởng ứng ngày ĐTĐ thế giới (14/11)”. Dự án
phòng chống bệnh ĐTĐ bằng can thiệp lối sống do Viện ĐTĐ và Rối
loạn chuyển hóa triển khai từ 2011 - 2014.
1.2.3. Can thiệp phòng chống TĐTĐ - ĐTĐ týp 2
1.2.3.1. Hành vi và thay đổi hành vi
Hành vi hình thành khi quan hệ giữa con người và xã hội. Mỗi
giai đoạn có sự can thiệp, có tính đặc thù riêng. TT – GDSK là công
cụ tác động tích cực làm thay đổi hành vi.
1.2.3.2. Mô hình Precede - Proceed
Mô hình Precede – Proceed đã được xây dựng trên 40 năm do
Lawrence W. Green và cs. Năm 2001, được đánh giá là mô hình tiện
lợi nhất (86%) cho nghiên cứu trong 10 mô hình, và tiện lợi trong
thực hành (90,8%) và được đề nghị tái bản vào 2005.
21
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊ