Luận án Ứng dụng thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam

Tình trạng các sàn giao dịch không truy cập được như gophatdat.com; vietoffer.com; vnemart.com phản ánh rõ thực trạng này. Đây là thực tế cấp bách được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đặt vấn đề quan tâm sâu sắc, đòi hỏi phải được giải quyết trong bối cảnh hiện nay và sắp tới nhằm theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới. Bên cạnh đó, với đặc thù là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, việc nghiên cứu những giải pháp đặc thù của Chính phủ để góp phần thúc đẩy phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững là cần thiết. Môi trường và tính chất kinh doanh đã có nhiều thay đổi căn bản khi có yếu tố internet tham gia vào quá trình giao dịch thương mại của doanh nghiệp nên cần phải làm rõ những cơ sở, điều kiện về pháp luật, cơ chế để các doanh nghiệp yên tâm phát triển ứng dụng TMĐT B2B. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng không phải quốc gia nào cũng thành công trong phát triển TMĐT B2B và các doanh nghiệp không dễ dàng thành công trong ứng dụng TMĐT B2B. Nguyên nhân lý giải cho những thất bại trong phát triển ứng dụng TMĐT B2B của các doanh nghiệp một phần là do sự thay đối liên tục các yếu tố trong thương mại luôn tạo ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Tiếp đến là các mô hình TMĐT B2B khá phong phú và có những đặc trưng riêng nên các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mô hình nào là phù hợp để có chiến lược phát triển ứng dụng đúng đắn.

pdf199 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ứng dụng thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ VĂN SƠN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ VĂN SƠN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên nghành : Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng Mã số : 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân 2. PGS.TS. Trần Văn Hòe Hà Nội, Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện luận án PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân Lê Văn Sơn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ UD TMĐT B2B TẠI CÁC DN ....................... 11 1.1. Những vấn đề cơ bản về TMĐT B2B ........................................................... 11 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT B2B ............................................................. 11 1.1.2. Đặc điểm của TMĐT B2B ........................................................................ 16 1.2. Các mô hình TMĐT B2B .............................................................................. 22 1.2.1. Mô hình nhà bán buôn (Merchant models). ............................................... 22 1.2.2. Mô hình nhà sản xuất trực tiếp bán hàng (The manufacturer model). ........ 23 1.2.3. Mô hình bên mua (The buy side model). ................................................... 23 1.2.4. Các mô hình môi giới (Brokerage model). ................................................ 23 1.2.5. Mô hình TMĐT B2B nội bộ DN ............................................................... 27 1.3. Các cấp độ UD TMĐT B2B .......................................................................... 29 1.4. Những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp ............................................................................................. 33 1.4.1. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp ...................................................... 33 1.4.2. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 39 1.5. Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT B2B tại doanh nghiệp của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ......................... 43 1.5.1. Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT B2B của các doanh nghiệp của một số nước . 43 1.5.2. Những bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam ................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 56 Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................................................. 57 2.1. Mô tả phương pháp điều tra đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT B2B tại các doah nghiệp Việt Nam ................................................................................... 57 2.1.1. Khung nghiên cứu đề xuất thực trạng ứng dụng và điều kiện ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam ....................................................... 57 2.1.2. Mẫu điều tra khảo sát và quá trình thu thập thông tin của luận án ............. 58 2.1.3. Tổ chức điều tra và nội dung điều tra ........................................................ 58 2.1.4. Kết quả điều tra và đánh giá kết quả ......................................................... 61 2.2. Thực trạng UD TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ....................................... 68 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ................... 69 2.2.2. Thực trạng các điều kiện UD TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ............... 80 2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam87 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 87 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tồn tại ......................................... 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 100 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TMĐT B2B TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................................................... 101 3.1. Các dự báo thay đổi và cơ hội - đe dọa với ứng dụng TMĐT B2B giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030 .............................................................................. 101 3.1.1. Những thay đổi quan trọng đối với doanh nghiệp trong thời kỳ internet .. 101 3.1.2. Quan điểm về phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các DN Việt Nam ..... 104 3.2. Một số giải pháp phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................. 107 3.2.1. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp .................................................... 107 3.2.2. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ ......................................................... 119 3.3. Một số đề xuất ứng dụng mô hình TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................. 124 3.3.1. Một số đề xuất nhằm lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng dụng TMĐT B2B ...................................................................................................... 124 3.3.2. Một số đề xuất ứng dụng mô hình TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 131 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 136 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 144 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMĐT TMĐT Ecommerce B2B Doanh nghiệp với Doanh nghiệp Business To Business CA Chứng thực chữ ký số Certificates of Authenticity B2C Doanh nghiệp với người tiêu dùng Business To Consumer CT Công ty Company DN Doanh nghiệp Enterprise C2C Người tiêu dùng với người tiêu dùng Consumer To Comsumer CNTT Công nghệ thông tin Information Technology B2G Doanh nghiệp với Chính phủ Business To Government DNVN Doanh nghiệp Việt Nam Vietnamese enterprise G2B Chính phủ với doanh nghiệp Government To Business G2C Chính phủ với người tiêu dùng Government To Consumer C2B Người tiêu dùng với Doanh nghiệp Consumer To Business B2E Doanh nghiệp với nhân viên Business To Employee C2G Người tiêu dùng với Chính phủ Consumer To Government ARPANET Mạng lưới cơ quan với các Đề án nghiên cứu tân tiến Advanced Research Projects Agency Network ERP Phần mềm hoạch định nguồn lực Enterprise Resource Planning G2G Chính phủ với Chính phủ Government To Government EDI Trao đổi dữ liệu điện tử Electronic Data Interchange E-company Doanh nghiệp điện tử Electronic Company E-government Chính phủ điện tử Electronic Government E-citizen Công dân điện tử Electronic citizen SPSS Chương trình phân tích định lượng thống kê Statistical Package for the Social Sciences IPTV Truyền hình tương tác độ phân giải cao theo yêu cầu Internet Protocol Television TMĐT TMĐT Ecommerce CTCP Công ty cổ phần Joint stock company SCM Quản trị chuỗi cung ứng Suppy Chain Management CRM Phần mềm quản trị khách hàng Customer Relationship Management DNTM Doanh nghiệp thương mại Trading company CT TNHH Công ty TNHH Limited company EFT Chuyển tiền điện tử Electronic Funds Transfer SGD ĐT Sàn giao dịch điện tử e-Market place SPDV Sản phẩm và dịch vụ Product and service SGD Sàn giao dịch market place TT Thanh toán Paymennt CP Chinh phủ Government TM Thương mại Trade TMĐT Thương mại điện tử E-commerce UD TMĐT ứng dụng thương mại điện tử E-commerce Application KD Kinh doanh business DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ 1. Bảng: Bảng 1.1. Vai trò của TMĐT B2B đối với các chủ thể tham gia ................................ 20 Bảng 1.2. Các cấp độ UD TMĐT B2B ....................................................................... 31 Bảng 1.3. Các sàn TMĐT B2B hàng đầu của Trung Quốc ......................................... 47 Bảng 1.4. Giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc. ................................................................. 50 Bảng 1.5. Những website TMĐT B2B hàng đầu tại Ấn Độ........................................ 53 Bảng 2.1. Tỷ lệ trả lời phiếu điều tra .......................................................................... 58 Bảng 2.2. Lĩnh vực, ngành nghề DN điều tra khảo sát ............................................... 61 Bảng 2.3. Bảng thống kê mô hình TMĐT B2B DN UD ............................................. 62 Bảng 2.4. Bảng thống kê DN UD TMĐT B2B ........................................................... 62 Bảng 2.5. Bảng thống kê mô hình TMĐT B2B DN sẽ UD trong tương lai ................ 63 Bảng 2.6. Bảng thống kê mức độ số hóa trong UD TMĐT B2B ................................ 64 Bảng 2.7. Bảng thống kê khả năng UD TMĐT B2B với mức độ số hóa cao nhất ....... 64 Bảng 2.8. Bảng thống kê cấp độ UD TMĐT B2B DN tham gia ................................. 65 Bảng 2.9. Bảng thống kê cấp độ UD TMĐT B2B càng cao thì hiểu quả KD của DN càng cao ..................................................................................................................... 66 Bảng 2.10. Bảng thống kê khả năng UD TMĐT B2B ở cấp độ cao nhất .................... 67 Bảng 2.11. Bảng thống kê về xây dựng chiến lược phát triển UD TMĐT B2B .......... 68 Bảng 3.1. Kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc trong giao dịch TMĐT B2B ............ 112 2. Hình vẽ: Hình 1.1. Các thành phần tham gia vào hệ thống giao dịch TMĐT ............................ 18 Hình 1.2. Chuỗi cung cấp hàng hóa ........................................................................... 19 Hình 1.3. Các loại hình TMĐT B2B .......................................................................... 26 Hình 1.4. Các mức độ số hóa trong UD TMĐT B2B của DN ..................................... 32 Hình 1.5. Mô hình các giai đoạn trong quá trình ra quyết định ................................... 36 Hình 1.6. Mô hình chấp nhận UD công nghệ ............................................................. 37 Hình 1.7. Mô hình cơ sở của sự cam kết .................................................................... 42 Hình 1.8. Quy mô giá trị giao dịch TMĐT B2B của Trung Quốc từ năm 2011 - 2015 44 Hình 1.9. Tỷ lệ khách hàng từ các khu vực trên thế giới của Alibaba ......................... 45 Hình 2.1. Khung nghiên cứu tổng quát về thực trạng và điều kiện UD TMĐT B2B tại các DNVN ................................................................................................................. 57 Hình 2.2. Kết quả về đại diện cá nhân tham gia trả lời phiếu điều tra khảo sát ........... 59 Hình 2.3. Quy mô DN điều tra khảo sát ..................................................................... 60 Hình 2.4. Số người sử dụng internet tại Việt Nam qua các năm ................................. 69 Hình 2.5. Tình hình sử dụng email cho các mục đích của DN qua các năm ................ 71 Hình 2.6. Tỷ lệ phần mềm sử dụng tại các DN năm 2014 .......................................... 75 Hình 2.7. Tình hình sử hữu website của DN qua các năm .......................................... 77 Hình 2.8. Đánh giá các tác dụng của TMĐT đối với DN ............................................ 78 Hình 2.9. Trở ngại đối với UD TMĐT của DN .......................................................... 80 Hình 2.10. Tỷ lệ DN tham gia SGD TMĐT qua các năm ........................................... 84 Hình 2.11. Các hình thức chấp nhận TT trên webstie ................................................. 85 Hình 2.12. Thị phần của 10 SGD TMĐT lớn nhất ..................................................... 88 Hình 3.1. Sơ đồ các chức năng hỗ trợ thay đổi và các phân hệ phần mềm cần thiết thực hiện hệ thống TMĐT B2B ....................................................................................... 108 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thế kỷ 21 hứa hẹn nền văn minh nhân loại sẽ bước vào thời kỳ cực thịnh với các giá trị tinh hoa của thế giới được phát triển tối đa và nền kinh tế thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ ở mọi châu lục dưới tác động tích cực của cuộc cách mạng internet mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Internet đến với Việt Nam có phần chậm hơn so với các quốc gia phát triển trước những năm 2005 nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh chóng ngay sau đó nên đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy, Internet đã làm thay đổi một phần quan trọng trong tập quán kinh doanh của doanh nghiệp đó là sử dụng internet để giao dịch mua bán và hình thức này ngày càng trở nên phổ biến hơn cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp cũng được khẳng định có xu hướng tốt hơn. Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng ứng dụng thương mại ĐT (TMĐT) nói chung và TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B) nói riêng nên đã có những thành công nhất định trong việc khai thác TMĐT để phát triển sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Giao dịch TMĐT B2B là một hình thức khá mới mẻ nhưng lại hứa hẹn phát triển bùng nổ sớm ở Việt Nam do đó buộc các doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế mới này để có những chính sách, chiến lược phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, việc ứng dụng hình thức này ở các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mang tính tự phát chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để phân tích và khuyến nghị cho các doanh nghiệp ứng dụng. Do đó, nghiên cứu ý nghĩa, vai trò của TMĐT B2B có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT B2B tại Việt Nam. Việc ra đời của sàn giao dịch vnemart.com vào tháng 4 năm 2003 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và sau đó là ecvn.com của Bộ Công thương cho thấy các cơ quan Chính phủ đã có sự định hướng đúng đắn và hỗ trợ hợp lý giúp các doanh nghiệp tiếp cận với TMĐT B2B này. Bên cạnh những sàn giao dịch B2B được hỗ trợ bởi các cơ quan Chính phủ, đó là sự xuất hiện nhiều sàn của các doanh nghiệp tư nhân lập nên như: gophatdat.com; vietoffer.com; maxib2b.com... với số lượng các doanh nghiệp tham gia tăng nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với những mong đợi của các sàn giao dịch TMĐT B2B và các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cho đến nay ứng dụng TMĐT B2B tại Việt Nam lại trong tình trạng “không tiến triển” và thậm 2 chí là có những bước thụt lùi về số lượng, chất lượng - nghĩa là hiệu suất ứng dụng suy giảm.Tình trạng các sàn giao dịch không truy cập được như gophatdat.com; vietoffer.com; vnemart.com phản ánh rõ thực trạng này. Đây là thực tế cấp bách được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đặt vấn đề quan tâm sâu sắc, đòi hỏi phải được giải quyết trong bối cảnh hiện nay và sắp tới nhằm theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới. Bên cạnh đó, với đặc thù là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, việc nghiên cứu những giải pháp đặc thù của Chính phủ để góp phần thúc đẩy phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững là cần thiết. Môi trường và tính chất kinh doanh đã có nhiều thay đổi căn bản khi có yếu tố internet tham gia vào quá trình giao dịch thương mại của doanh nghiệp nên cần phải làm rõ những cơ sở, điều kiện về pháp luật, cơ chế để các doanh nghiệp yên tâm phát triển ứng dụng TMĐT B2B. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng không phải quốc gia nào cũng thành công trong phát triển TMĐT B2B và các doanh nghiệp không dễ dàng thành công trong ứng dụng TMĐT B2B. Nguyên nhân lý giải cho những thất bại trong phát triển ứng dụng TMĐT B2B của các doanh nghiệp một phần là do sự thay đối liên tục các yếu tố trong thương mại luôn tạo ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Tiếp đến là các mô hình TMĐT B2B khá phong phú và có những đặc trưng riêng nên các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mô hình nào là phù hợp để có chiến lược phát triển ứng dụng đúng đắn. Cuối cùng việc nghiên cứu những lý luận căn bản về TMĐT B2B trong điều kiện ứng dụng cho Việt Nam có những đặc thù riêng sẽ làm phong phú hơn lý thuyết TMĐT B2B. Sự phong phú, đa dạng về loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có những đặc thù riêng nhất định nên cần có nghiên cứu riêng điều kiện ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài Luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Ứng dụng (UD) TMĐT B2B; sau khi phân tích thực trạng UD TMĐT B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) trong thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu thực tế nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN. Luận án đi vào nghiên cứu các nội dung liên quan đến ứng dụng TMĐT B2B tại các doanh nghiệp (DN). Nghiên cứu các mô hình TMĐT B2B, điều kiện, cấp độ ứng dụng TMĐT B2B, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN Nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa các quan điểm về thương mại điện tử (TMĐT), TMĐT giữa các DN (TMĐT B2B) , tập trung chính vào các mô hình và hình thức TMĐT B2B điển hình, các cấp độ ứng dụng TMĐT B2B tại các DN. Hệ thống hóa các nghiên cứu về các yếu tố, điều kiện và công cụ bổ trợ ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT B2B tại các DN; Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết chính liên quan làm cơ sở nghiên cứu về TMĐT B2B. Bên cạnh đó, luận án đề ra mục tiêu quan trọng là phát hiện ra các vấn đề, lý luận mới của các lý thuyết về ứng dụng TMĐT B2B. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu tình hình UD các mô hình, các điều kiện UD, các cấp độ ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN; các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT B2B và đề xuất các giải pháp phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN; đề xuất hướng UD các mô hình TMĐT B2B phù hợp đồng thời chỉ ra các điều kiện cần thiết để các DNVN áp dụng hiệu quả. Cụ thể: - Nghiên cứu tình hình ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN - Đánh giá tình hình và triển vọng phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN - Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến ứng dụng TMĐT B2B tại các DNVN - Đánh giá thực trạng UD các mô hình TMĐT B2B hiện nay tại các DNVN - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển UD TMĐT B2B tại các DNVN 2.3. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu chính đề ra, luận án tập trung
Luận văn liên quan