Luận án Vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay

Nguyễn Văn Hưởng (2007), Một số vấn đề về an ninh Quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa [80]. Tác giả nhận định, ANQG, sự toàn vẹn của lãnh thổ không chỉ bao hàm sự toàn vẹn về địa giới hành chính mà còn là các loại hình “biên giới mềm”. Bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trước những vấn đề mới đặt ra như an ninh kinh tế; an ninh thông tin, an ninh tài chính, do đó cần chủ động dự phòng, đối phó với các loại hình hiểm họa đến ANQG và tại mọi loại hình biên giới, cả bên trong lẫn bên ngoài với các phương thức tác chiến đa dạng linh hoạt đặc biệt là phương thức phi vũ trang. Theo tác giả, đối chọi với các loại hình đe dọa mới, chỉ có tư duy quân sự thôi chưa đủ, mà còn phải có cái nhìn toàn cục, vừa sâu sát để phân biệt đâu là khuyết điểm của ta, đâu là sự phá hoại của địch, “là hành động xâm lược nấp sau các vấn đề văn hóa, kinh tế, ngoại giao, du lịch, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền hay thiên tai, dịch bệnh” [80, tr.68]. Phạm Bình Minh (Chủ biên, 2010), Cục diện thế giới đến năm 2020 [103]. Trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, xu thế tăng cường sức mạnh quân sự của thế giới và khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa, cho rằng các thách thức an ninh trên phạm vi toàn cầu như sự phổ biến các loại vũ khí hủy diệt lớn, chủ nghĩa ly khai là các yếu tố thúc đẩy nhiều nước phát triển sức mạnh quân sự. Đặc biệt các thách thức ANPTT như thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường sinh thái, tội phạm xuyên quốc gia ngày càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia. Với nhận định trên, tác giả cho rằng “Quân đội các nước ngày càng có vai trò quan trọng trong đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Cùng với việc điều chỉnh chức năng, nhiều nước đã thay đổi đường lối xây dựng và tổ chức quân đội cho phù hợp với các thách thức an ninh phi truyền thống” [103, tr.179].

doc217 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Quốc Khánh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 15 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TÂY NAM VIỆT NAM 33 2.1. Quan niệm an ninh phi truyền thống và Bộ đội Biên phòng ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam 33 2.2. Quan niệm, biểu hiện vai trò và các yếu tố quy định vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam 63 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TÂY NAM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 86 3.1. Thành tựu và hạn chế thực hiện vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay 86 3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay 108 Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TÂY NAM VIỆT NAM HIỆN NAY 126 4.1. Yêu cầu phát huy vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay 126 4.2. Giải pháp phát huy vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay 134 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 186 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01. An ninh biên giới ANBG 02. An ninh quốc gia ANQG 03. An ninh phi truyền thống ANPTT 04. An ninh truyền thống ANTT 05. Biên giới quốc gia BGQG 06. Bộ đội Biên phòng BĐBP 07. Khu vực biên giới KVBG MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hiện nay thế giới đã và đang xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp, đe dọa đến hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của nhân loại cũng như tất cả các quốc gia dân tộc. Bên cạnh mối đe dọa về quân sự (ANTT), các vấn đề ANPTT đang tồn tại và tạo những thách thức mới, đe dọa đến an ninh con người, an ninh quốc gia như: khủng bố, biến đổi khí hậu, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, di cư xuyên biên giới, tội phạm mạng, dịch bệnh... Các thách thức, đe dọa đó, nếu không được kiểm soát, xử lý, ứng phó hiệu quả thì nó ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, sự phát triển, tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, các thách thức ANPTT ngày càng hiện hữu rõ nét hơn, tác động và ảnh hưởng mạnh với phạm vi rộng, đe dọa trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, an ninh. Chính vì vậy, việc nhận diện và chủ động ứng phó với các thách thức ANPTT là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và toàn dân ta. Khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Ngoài những thách thức thuộc lĩnh vực ANTT, các mối đe dọa ANPTT ở khu vực này như: buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước, biến đổi khí hậuđã và đang có diễn biến phức tạp, gia tăng tạo ra những thách thức, tác động trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Do đó, việc chủ động, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức ANPTT ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam là một nhiệm vụ quan trọng và là trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp, của toàn dân và toàn quân, trong đó BĐBP có vai trò đặc biệt quan trọng. Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, KVBG. Bộ đội Biên phòng hoạt động trong KVBG, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết. Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu của BĐBP là quản lý, bảo vệ biên giới, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 quy định: BĐBP là lực lượng có vai trò quan trọng trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân KVBG về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong ứng phó với các thách thức ANPTT; tham mưu, phối hợp, tham gia ứng phó với thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh và các thách thức đến từ vấn đề kinh tế, xã hội; lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, tội phạm khủng bố, xuất nhập cảnh trái phép; tiến hành hợp tác quốc tế về biên phòng trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở khu vực biên giới. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các lực lượng BĐBP mà trực tiếp là BĐBP các tỉnh biên giới đất liền phía Tây Nam đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở KVBG và cả nước. Tuy nhiên, vai trò BĐBP các tỉnh biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ANPTT; công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chỉ huy BĐBP, cấp ủy chính quyền địa phương về ứng phó với các thách thức ANPTT có nội dung chưa kịp thời; công tác đấu tranh với các loại tội phạm, tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống dịch bệnh... có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao. Những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền phía Tây Nam. Những năm tới, các thách thức ANPTT sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của xã hội, đất nước nói chung, KVBG đất liền phía Tây Nam nói riêng. Những năm qua, đã khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề ANPTT và hoạt động của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG. Tuy nhiên cách tiếp cận về ANPTT và vai trò của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG nói chung, ở KVBG đất liền phía Tây Nam nói riêng vẫn còn có sự khác biệt, nhất là về vai trò nòng cốt, chuyên trách của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở vấn đề nào; nội dung nào BĐBP tham mưu, phối hợp, tham gia ứng phó và mở rộng hợp tác quốc tế với lực lượng biên phòng các nước láng giềng trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG ra sao... Những vấn đề trên đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận để có cách nhìn tổng quan về ANPTT và vai trò của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền phía Tây Nam. Vì vậy, đề tài luận án “Vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay” dưới góc độ chính trị - xã hội của ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam, đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam. Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân thực trạng và một số vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết hiện nay. Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án tập trung nghiên cứu vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam trên các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng phó với các thách thức ANPTT; tham mưu, phối hợp, tham gia ứng phó với các thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, di dịch cư tự do; đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, xuất nhập cảnh trái phép; thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam. Về không gian: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu hoạt động của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam, trực tiếp là BĐBP 10 tỉnh biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia gồm: BĐBP tỉnh Kon Tum, BĐBP tỉnh Gia Lai, BĐBP tỉnh Đắk Nông, BĐBP tỉnh Đắk Lắk, BĐBP tỉnh Bình Phước, BĐBP tỉnh Tây Ninh, BĐBP tỉnh Long An, BĐBP tỉnh An Giang, BĐBP tỉnh Đồng Tháp, BĐBP tỉnh Kiên Giang. Về thời gian: Các số liệu được khai thác, tổng hợp từ các đơn vị có liên quan, tập trung khảo sát các đơn vị BĐBP từ năm 2016 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia, phòng, chống, ứng phó với các thách thức ANPTT trong tình hình mới. Cơ sở thực tiễn Hoạt động của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam thông qua các báo cáo tổng kết của Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam và thông qua điều tra, khảo sát thực tế cũng như thực tiễn công tác của tác giả luận án. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành như: phương pháp lịch sử và logíc; quy nạp và diễn dịch; phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh, phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học. Phương pháp lịch sử và logic: sử dụng trong nhiều nội dung nghiên cứu của Luận án, nhưng tập trung luận giải quan niệm và phân tích các yếu tố quy định đến thực hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh: sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận án, từ khi hình thành đến khi hoàn thiện. Phương pháp chuyên gia: giúp tác giả có được những ý kiến tham khảo và định hướng từ các chuyên gia trình độ cao và có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của đề tài. Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT hiện nay. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Địa bàn điều tra: cán bộ, chiến sỹ BĐBP; cán bộ xã phường, thị trấn KVBG các tỉnh biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam (Tây Ninh, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum). Số phiếu điều tra: 600; Phương pháp phân tích, xử lý số liệu dựa trên cơ sở thống kê toán học trên máy tính bằng chương trình phổ biến: Excel. 5. Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm BĐBP ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT, phân tích, luận giải nội dung biểu hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống và các yếu tố quy định thực hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam. Xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. Đưa ra những yêu cầu, giải pháp chủ yếu phát huy vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, bổ sung và phát triển lý luận về vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy BĐBP các cấp đề ra những chủ trương, kế hoạch và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ứng phó với các thách thức ANPTT, bảo vệ chủ quyền, an ninh KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan ở các học viện, nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về an ninh phi truyền thống, thách thức an ninh phi truyền thống Alan Dupont (2001), “Transnational Threats, East Asian Imperilled- Transnational Challenges to Security” (Các mối đe dọa xuyên quốc gia, Đông Nam Á những thách thức xuyên quốc gia đối với an ninh) [166]. Trên quan điểm của chủ nghĩa tự do, tác giả cho rằng, ANPTT là những thách thức xuyên quốc gia, lan tỏa nhanh và khó dự đoán, uy hiếp đến sự ổn định của quốc gia, khu vực, toàn cầu. ANPTT là một loại đe dọa, uy hiếp mới đang xuất hiện từ các lĩnh vực phi quân sự như kinh tế, môi trường, tài nguyên, dân số, dịch bệnh, di dân tự do, biến đổi khí hậu tạo ra những thách thức mới đến với an ninh quốc gia. Các tác giả Trung Quốc, Chu Phong (2004): “Giải thích An ninh phi truyền thống”[121]; Hà Trọng Nghĩa (2004), “Tổng thuật hội thảo về An ninh phi truyền thống và Trung Quốc” [119]; Phó Dũng (2007), “An ninh phi truyền thống và Trung Quốc” [57]; Giả Hải Quân (2009), “Biểu hiện của vấn đề an ninh phi truyền thống ở Trung Quốc hiện nay và các chính sách ứng phó”[134], cho rằng, ANPTT là sự hoàn thiện, tái cấu trúc lại nội hàm khái niệm an ninh, là sự mở rộng và phát triển của ANTT trên hai lĩnh vực an ninh và chủ thể an ninh. Vấn đề ANPTT có thể khái quát trên các khía cạnh như: các tương tác an ninh “xuyên quốc gia”, các đe dọa nảy sinh từ trong nước, các thách thức bắt nguồn từ các nhân tố “phi nhà nước”, “phi quân sự”, các vấn đề an ninh mà con người phải đối mặt nhằm duy trì sự phát triển bền vững của chính mình, các vấn đề xã hội phát sinh trong một quốc gia có ảnh hưởng đến quốc gia khác hoặc các khu vực khác. Lục Trung Vĩ (2005), Bàn về an ninh phi truyền thống, (On non- traditional security) [159]. Tác giả cho rằng: thời đại thay đổi nên khái niệm an ninh quốc gia cần được bổ sung, mở rộng bao hàm cả ANTT và ANPTT. An ninh phi truyền thống với đặc điểm nổi bật là vừa mang tính chất bạo lực và phi bạo lực; xuyên quốc gia; uy hiếp đối với sinh mệnh, đời sống của công dân các nước và an ninh nhân loại; các vấn đề ANPTT luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau, được tích lũy tiềm tàng, dần dần hình thành, “trực tiếp ảnh hưởng, thậm chí uy hiếp đến sự phát triển, ổn định, và an ninh của nước mình, nước khác, thậm chí là khu vực và toàn cầu” [159, tr.25]. Lưu Tĩnh Ba (2006), Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ XXI [38]. Theo tác giả, những nội dung mới của ANQG không còn giới hạn trong lĩnh vực chính trị, quân sự truyền thống bởi hàng loạt các vấn đề quốc tế mang tính toàn cầu nhằm vào phạm vi an ninh quốc gia như: Chủ nghĩa khủng bố, vũ khí hạt nhân, buôn lậu ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, di dân bất hợp pháp, hoạt động cướp biển, các căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và có “những đặc điểm như tính đa dạng, tính tác động lẫn nhau, tính xuyên quốc gia và tính tổng hợp, mức độ nguy hại không thể lường hết được” [38, tr.522]. Các mối đe dọa mà ANQG đang đối mặt ngày càng đa dạng hóa, ANTT và ANPTT đan xen nhau và có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện nhất định. Nghiên cứu của nhóm tác giả Từ Tiêu Phong, Phan Nhất Hoa, Vương Gia Lệ (2006), Khái luận an ninh phi truyền thống [132], cho rằng, ANPTT là một khái niệm có tính động, thể hiện sự biến đổi và mở rộng của thực trạng an ninh và lý luận về an ninh, mà tính chất cơ bản của nó là an ninh phi quân sự vũ lực. ANPTT là chỉ tất cả các uy hiếp đến sự sinh tồn bắt nguồn từ các nhân tố phi quân sự, vũ lực. Những uy hiếp và nguy cơ được hình thành cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự thay đổi cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh, phát sinh từ rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đe dọa trực tiếp đến sự sinh tồn và phát triển của các quốc gia và xã hội loài người. Niklas Swanstrom (2010), “Traditional and Non-Traditional Security Threats in Central Asian: Connecting the New and the Old” (Các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống ở Trung Á: Kết nối Mới và Cũ) [168]. Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ và những đe dọa ANTT và ANPTT ở Trung Á, tác giả khuyến cáo cần khắc phục sự khác biệt về nhận thức giữa các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống, an ninh “cứng” và “mềm” và cách chuyển hóa giữa chúng. Các vấn đề thách thức, đe dọa an ninh trong khu vực Trung Á có xu hướng gia tăng, tạo ra một vòng luẩn quẩn trong bảo đảm an ninh của các quốc gia Trung Á và “tước đi bất kỳ cơ hội phát triển bền vững nào của con người ở một số khu vực Trung Á” [168, tr.37]. Hitoshi Nasu (2011), “The Expanded Conception of Security and International Law: Challenges to the UN Collective Security System” (Khái niệm mở rộng về an ninh và luật quốc tế: Những thách thức đối với hệ thống an ninh quốc tế của Liên hợp quốc)[167]. Theo tác giả, các vấn đề về an ninh quốc tế phát sinh sau chiến tranh lạnh được đặt ra bởi các mối lo ngại về an ninh xuyên quốc gia, vai trò của các chủ thể phi nhà nước và sự hạn chế của các thỏa thuận quốc tế hiện có trong ứng phó với sự biến đổi an ninh của an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh y tế. Các tác động và thách thức của các mối đe dọa an ninh đối với luật pháp quốc tế vẫn chưa được xem xét đầy đủ đặt ra vấn đề cần có sự cân bằng trong thực hiện nghĩa vụ, tuân thủ luật pháp quốc tế và lợi ích của các quốc gia. Shahar Hameiri và Lee Jones (2013), “The Politics and Governance of Non - Traditional Security”(Chính trị và quản trị an ninh phi truyền thống) [170]. Tác giả nhận định: Các vấn đề của ANPTT không chỉ đơn giản là việc xác định rõ các mối đe dọa mới mà điều cần thiết đặt ra các thách thức năng lực, nhận thức của nhà nước, đòi hỏi phải gia tăng các hình thức quản lý nhà nước để bảo vệ an ninh trước các u

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_vai_tro_bo_doi_bien_phong_trong_ung_pho_voi_cac_thac.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan