Luận án Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

Trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều giáo trình, tài liệu và các thoả ước quốc tế đã đề cập đến chủ đề phát triển bền vững (Baker và cộng sự, 1997; BKGTW, 2003).Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"(BCT, 1998).

pdf172 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  nguyÔn m¹nh c−êng vai trß cña chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng cÊp tØnh trong ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng tØnh ninh b×nh Chuyªn ngµnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62310102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. §µO THÞ PH¦¥NG LI£N 2. TS. Hµ V¡N SI£U Hµ Néi - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Mạnh Cường ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân là sự hướng dãn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan nơi tôi công tác cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luân án tiến sĩ. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lý luận Chính trị, Viện đào tạo sau đại học trườngĐại học kinh tế Quốc dân, nhất là pgs.TS Đào Thị Phương Liên và TS. Hà Văn Siêu đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy, cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Sở Văn Hóa Thế thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Mạnh Cường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................................. vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..................................................................................................... 17 2.1 CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................... 17 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..... 20 2.2.1. Phát triển bền vững .................................................................................... 20 2.2.2. Phát triển du lịch bền vững ........................................................................ 23 2.2.3. Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững ......... 24 2.2.4. Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch ........................................... 27 tính bền vững của điểm du lịch .............................................................................. 3 2.3. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG .................................................................. 27 2.3.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ......................................................................... 27 2.3.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững................................................................................................... 30 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững................................................................. 37 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH .................................................................................................. 41 2.4.1.Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững .......................................................................................... 41 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững .................................................................................. 43 iv 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ...................................................... 44 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ................... 46 3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ....................................................................................... 46 3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình ........................ 46 3.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2013 .......... 55 3.2. HIỆN TRẠNGVAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ................................ 58 3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ........................................ 58 3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ..................................................................................................... 66 3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình................................ 77 3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ........................... 90 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................. 93 3.3.1. Những mặt tích cực .................................................................................... 93 3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân .............................................................................. 98 3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình ....................................... 101 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ............................................. 104 4.1. BỐI CẢNH QUỐC TÊ VÀ TRONG NƯỚCCÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ............................................................................................................ 104 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................... 104 4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................. 107 v 4.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ........................................................................................................... 109 4.2.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình... 109 4.2.2.Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ....................................................................... 110 4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH .. 115 4.3.1. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững ............................................................................... 115 4.3.2. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng cơ chế vận dụng Luật pháp và chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững .................. 125 4.3.3. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững ....................................................................... 128 4.3.4.Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững........................ 139 4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện ................................................................. 140 4.4. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 149 4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh ................................................ 149 4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VH-TT-DL và các huyện, thị ................................ 149 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ ................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu á APTA Association for Promotion of Tourism to Africa Hiệp hội xúc tiến Du lịch Châu Phi BCG Boston Consulting Group Tập đoàn tư vấn Boston BOO Build - Owner - Operate Xây dựng-Sở hữu-Vận hành BOT Built-Operation-Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BT Built-Transfer Xây dựng-Chuyển giao BTO Built-Transfer-Operation Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành CTA Caribbean Travel Associtation Hiệp hội du lịch Caribe EU European Union Cộng đồng Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HTV Ho Chi Minh Television Đài truyền hình Thành phố HCM IUCN International Union for Conservation of Nature Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới JATA Japan Assocition of Travel Agents Hiệp hội du lịch Nhật Bản MICE Meetings, incentives, conferencing, exhibitions Hội họp, hội thảo, khen thưởng, triển lãm ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PATA Parcific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình Dương PPP Public–Private Partnership Hợp tác công tư PRA Participatory Rural Appraisal Phương pháp thúc đẩy sự tham gia đánh giá PUM Programma Uitzending Managers(Netherlands senior experts) Chuyên gia cao cấp Hà Lan SBU Strategic Business Unit Đơn vị kinh doanh chiến lược UNCED United Nations Conference on Environment and Development Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn vii Scientific and Cultural Organization hóa Liên hợp quốc UNWTO United National World Tourist Organization Tổ chức du lịch Thế giới VCTV1 Vietnam Cab Television 1 Truyền hình cáp VCTV1 VTOS Vietnam Tourism Occupational Standards Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTV1 Vietnam Television 1 Đài truyền hình VTV1 WB World Bank Ngân hàng thế giới WCED World Commission on Environment and Development Ủy ban môi trường và phát triển thế giới WTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch thế giới WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do các nước Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐND Hội đồng Nhân dân Nxb Nhà Xuất bản Tr. Đồng Triệu đồng UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội Chủ nghĩa viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 2.1 Các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch ........................ 17 Hình 2.2. Tam giác phát triển bền vững ........................................................ 21 Hình 2.3: Mô hình lục giác với 6 yếu tố ........................................................ 30 Hình 4.2: Các hướng chiến lược có thể lựa chọn cho danh mục sản phẩm du lịch ............................................................................................... 118 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình....................................................... 46 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều giáo trình, tài liệu và các thoả ước quốc tế đã đề cập đến chủ đề phát triển bền vững (Baker và cộng sự, 1997; BKGTW, 2003).Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"(BCT, 1998). Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"(BCHTWĐ, 2001). Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam"(CTNS 21, 2004) theo Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương Phát triển du lịch bền vững đang trở thành chủ đề ngày càng được các quốc gia quan tâm. Nhận thức phổ biến trên thế giới cho rằng, để đạt được sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. Mục tiêu của Du lịch bền vững là: phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường. Ninh Bình - nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một tỉnh cửa ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đất nước, nơi đây vừa là gạch nối, vừa là ngã ba của ba nền văn hoá lớn: sông Hồng - sông Mã - Hoà Bình. Ninh Bình 2 có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc - Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng. Vùng đất này lại được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú với những dòng sông thơ mộng, những hồ nước mênh mông, tất cả như đang thầm thì câu chuyện muôn đời của non và nước. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử nhân văn và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An được ví như "Hạ Long trên cạn" (khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc - Bích Động), Chùa Bái Đình, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia nguyên sinh Cúc Phương, khu thiên nhiên ngập nước Vân Long, suối nước nóng kênh gà, phòng tuyến Tam Điệp biện sơn Tất cả những điều kiện đó đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch hấp dẫn. Thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đổi mới, có bước phát triển nhanh đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2005-2013 ngày càng tăng. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít. Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai thác, song thời gian qua những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng. Nguyên nhân là do việc thu hút đầu tư còn chưa rộng mở, đầu tư còn dàn trải, sản phẩm du lịch tại các điểm, tuyến du lịch chưa đa dạng, thiếu tính hấp dẫn để thu hút khách; hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách chưa được quan tâm đúng mức; quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đồng bộ... Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới 3 năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, luận án thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; - Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua; - Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Tuy nhiên, Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn cụ thể - tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Vai trò chính
Luận văn liên quan