Luận án Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng (Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)

Thứ nhất, các công cụ cổ truyền để dựng nhà được những người “thợ dân gian” mang từ địa phương. Những người thợ Êđê, Bana đến từ Tây Nguyên xa xôi sẽ mang theo những công cụ cổ truyền thường dùng vào việc làm nhà của họ là rìu, dao xà gạc, dao nhọn, liềm, để làm các công trình ở cụm văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên như nhà mồ, nhà dài, nhà rông; trong khi những người thợ Tày, Hmông, Dao, Hà Nhì lại tận dụng hết công năng của những con dao sắc bén, cưa, đục, vồ đập, để làm công trình tranh tre nứa lá của mình. Còn những người Chăm, họ vẫn dùng các bộ phận trên cơ thể người để làm thước đo như gang tay, bàn tay, ngón tay, cánh tay, đến khi phục dựng ngôi nhà tại bảo tàng, những người thợ Chăm cũng làm như vậy. Người Tày ngoài các công cụ quen thuộc như rìu, dao, cưa, đục thợ làm nhà còn sử dụng một số công cụ như búa gốc và “càng cua” làm bằng cành cây, có hình chữ Y, dùng để chỉnh bộ khung nhà. Khi lợp, họ còn dựng “cần cẩu” bằng tre để đưa lá cọ lên mái nhà. Đặc sắc nhất trong công cụ xây nhà chắc hẳn là đồ để xử lý đất của người Hà Nhì làm nhà trình tường gồm: hộp khuôn gỗ (sà bia), bàn nạo (sê su), bạt (pà chà), xẻng (tụ xoa), cuốc (đe bó khó xẻ) và rổ chuyển đất (sà chi) đều được mang xuống từ xã Y Tý xuống bảo tàng để xây nhà. Thứ hai, Nguyên liệu truyền thống được sưu tầm tối đa tại địa phương. Người Dao Họ thường lấy gỗ thọ làm nhà, nhất là để làm các cột cái. Gỗ thọ có đặc tính dẻo, chôn sâu xuống đấy không bị mục và mối mọt, nhưng chỉ có ở rừng già nên hiện nay rất khó kiếm. Theo ông Bàn Văn Sấm: “Nhà của người Dao Họ theo truyền thống cột phải làm bằng lõi gỗ thọ, nếu không như vậy sẽ không phải truyền thống của người Dao Họ nữa”. Do vậy, người ra thường không vứt bỏ nó khi chuyển nhà và nó trở thành tài sản thừa kế, hiện vật hiến tặng cho các gia tộc. Để có được 12 cây cột cái dựng ngôi nhà này, 4 gia đình ở bản Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tháo cột nhà mình ra nhượng lại cho Bảo tàng. [5, tr.87]. Tất cả tre nứa, dây mây, lá mây và cỏ tranh xây dựng nhà dài người Êđê đều được mua tại Đắc Lắc. Ngoài số gỗ sử dụng được của căn nhà cũ dỡ ra, đã phải mua thêm một số căn nhà cũ nữa và hơn 20 m3 gỗ rừng mới khai thác, cũng đều ở Đắc Lắc, để có đủ gỗ cho ngôi nhà. [5, tr.57] Với yêu cầu bảo tồn và giới thiệu nhà rông ở BTDTHVN, ngôi nhà rông được tạo dựng hoàn toàn bằng các vật liệu Tây Nguyên: le, tre, lồ ô, dây mây, cỏ tranh, gỗ. Chỉ tiếc là do không thể có gỗ cà chít và những loại gỗ khác như người Bana trước kia dùng làm nhà rông nên phải thay thế bằng gỗ sao xanh và gỗ dầu đỏ. (ông A Phor, thợ làm nhà rông tại Bảo tàng chia sẻ)

pdf249 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng (Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI LÝ THỊ NGỌC DUNG VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG (Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ HÀ NỘI - 2023 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI LÝ THỊ NGỌC DUNG VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG (Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) Chuyên ngành: Quản lý văn hoá Mã số: 9229042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong Luận án là trung thực, chưa được bảo vệ một học vị hay nghiên cứu nào. Việc tham khảo các tài liệu, kết quả nghiên cứu trước đều được trích dẫn và ghi nguồn theo quy định. Tác giả Luận án Lý Thị Ngọc Dung 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ................................................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ .................................................................................................... 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................................... 9 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 9 1.3. Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ....................................................... 41 Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................... 45 Chương 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN .................................................................................................................. 46 2.1. Xây dựng trưng bày từ thông tin cộng đồng chia sẻ .............................................. 46 2.2. Cộng đồng trực tiếp tư vấn và chỉnh lý nội dung trưng bày ................................. 58 2.3. Cộng đồng cùng thực hiện trưng bày “Vườn kiến trúc” ....................................... 59 2.4. Mô hình hoá vai trò của cộng đồng trong trưng bày thường xuyên tại bảo tàng . 73 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 74 Chương 3: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY NHẤT THỜI ......................................................................................................................................... 75 3.1. Quan điểm thực hiện trưng bày nhất thời tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................................................................................................................. 75 3.2. Quá trình phát triển các dự án trưng bày nhất thời ................................................ 82 3.3. Cộng đồng giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể tại bảo tàng ............................... 88 3.4. Bảo tàng hỗ trợ cộng đồng chủ động thực hiện các dự án trưng bày ................... 94 3.5. Mô hình hoá vai trò của cộng đồng trong trưng bày nhất thời ............................. 98 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................... 98 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG ..................................................................................... 100 4.1. Đánh giá vai trò của cộng đồng trong hoạt đông trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................................................................................................ 100 4.2. Một số kinh nghiệm Quốc tế ................................................................................. 117 4.3. Nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng tại một số Bảo tàng ở Việt Nam ........... 125 4.4. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày .................................................................................................................................. 133 Tiểu kết Chương 4 ........................................................................................................ 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 160 2 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng số 01: So sánh cách thể hiện thông tin giữa trưng bày truyền thống và trưng bày có sự tham gia của cộng đồng .......................................................................................... 8 Bảng số 1.1: Chức năng quản lý của bảo tàng ............................................................... 32 Bảng số 1.2: Các mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động trưng bày .............. 37 Bảng số 3.1: Các hoạt động trình diễn văn nghệ dân gian và nghề thủ công truyền thống tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................................................................ 90 Bảng số 4.1. Tổng số phiếu phát ra và thu về trong các sự kiện lựa chọn nghiên cứu đánh giá cảm nhận khách tham quan ............................................................................ 109 Bảng số 4.2. Tổng số phiếu phát ra và thu về trong các sự kiện lựa chọn nghiên cứu đánh giá cảm nhận cộng đồng/chủ thể văn hoá. ........................................................... 112 Bảng số 4.3. So sánh nội dung quản lý chung, hoạt động trưng bày và sự tham gia của cộng đồng tại các bảo tàng ........................................................................................... 125 Sơ đồ 1.1: Mô hình bảo tàng học truyền thống và bảo tàng học mới ............................ 29 Sơ đồ 1.1: Mô hình hoá các giai đoạn trao quyền cho cộng đồng ................................. 38 Sơ đồ 1.2. Mô hình thể hiện sự chuyển dịch vai trò, nhiệm vụ của cán bộ cán bộ bảo tàng trong hoạt động trưng bày có cộng đồng tham gia ................................................. 39 Sơ đồ 1.3: Mô hình khung phân tích luận án ................................................................. 40 Sơ đồ 2.1: Thứ bậc của chú thích (bài viết) trong trưng bày .......................................... 54 Sơ đồ 4.1: Các giai đoạn đánh giá trưng bày ................................................................ 107 Sơ đồ 4.1. Mô hình trưng bày dựa vào cộng đồng ....................................................... 122 Sơ đồ 4.2. Các vấn đề chính của bảo tàng khi phát triển các dự án có sự tham gia của cộng đồng ..................................................................................................................... 136 3 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban Quản lý DTHVN Dân tộc học Việt Nam DSVH Di sản văn hoá ICOM Hội đồng Quốc tế Bảo tàng GS Giáo sư KHXHVN Khoa học xã hội Việt Nam NCS Nghiên cứu sinh PGS Phó Giáo sư PVT Phi vật thể P/v Phỏng vấn Tr. Trang TS Tiến sĩ Th.S Thạc sĩ TK Thế kỉ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc VT Vật thể VHTT Văn hoá thông tin 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng đang là xu thế thế giới và chính là giải pháp khai thác bền vững giá trị di sản. Mời cộng đồng đến bảo tàng để thực hiện trưng bày di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) là cách bảo tàng đã đại diện cho nguyện vọng của người dân, không chỉ trong việc bảo tồn những hiện vật có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng, mà còn trong việc bảo vệ và trưng bày những yếu tố mang giá trị bản sắc mà cho tới nay vẫn bị bỏ qua hoặc giới thiệu chưa đầy đủ, thậm chí có nguy cơ biến mất. Một xu thế của Bảo tàng học trên Thế giới đã và đang được chuyển đổi lấy cộng đồng làm đối tác trong các chương trình và hoạt động của họ bởi bảo tàng vì con người và do chính con người tạo ra. Tuy nhiên, sự tham gia phụ thuộc vào quan điểm của bảo tàng, điều này đòi hỏi thời gian và nguồn lực để phát triển các dự án hợp tác: phát triển đồng thuận giữa các bên liên quan; đảm bảo quy định và khuyến khích phù hợp cho sự tham gia của cộng đồng và xây dựng năng lực tổ chức tại chính địa phương nơi cộng đồng sinh sống. Vào năm 1972, cuộc họp “Hội nghị bàn tròn Santiago tại Chile” (The Round Table of Santiago de Chile) đã quy tụ các nhà Bảo tàng học từ Trung và Nam Mỹ, đại diện của UNESCO và ICOM, sau đó kết quả được UNESCO công bố năm 1973, đưa ra khuyến nghị rằng các bảo tàng có trách nhiệm giải quyết các nhu cầu của cộng đồng họ phản ánh. Phải có sự thay đổi mô hình từ một bảo tàng tập trung vào các giá trị truyền thống về quyền sở hữu, bảo tồn và giải thích, đến một nơi mà nhu cầu của cộng đồng được đặt ở cốt lõi. Các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, cán bộ bảo tàng và tình nguyện viên đang trăn trở để tìm ra giải pháp để các bảo tàng có thể phản ứng với “cơn lốc thay đổi trong xã hội và trách nhiệm của bảo tàng để thu hút công chúng vào những vấn đề đương đại”. Nhận thấy rằng, cộng đồng có giá trị quý báu đối với danh tiếng của một bảo tàng, là nguồn cung cấp đề tài vô tận cho các hoạt động trưng bày của bảo tàng - vì cộng đồng đóng vai trò là những người nắm giữ lịch sử và nắm giữ ký ức. Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững, chúng ta cần tăng cường hợp tác với cộng đồng vì khi xoáy vào hiểu biết của mỗi cá nhân tức là bảo tàng đã trung hoà được những hiểu biết khác nhau giữa các nền văn hoá, lịch sử hay bản sắc dân tộc và khuyến khích đối thoại giữa các dân tộc trên Thế giới. Tại Bảo tàng DTHVN, từ khi có ý tưởng xây dựng bảo tàng đã xác định sứ mệnh và xu hướng hoạt động đó là “Bảo tàng vì cộng đồng”; bảo tàng dành sự lựa chọn hiện vật và giới thiệu các những câu chuyện đằng sau hiện vật cho chủ thể văn hoá. Vì vậy, song song với hoạt động trưng bày thường xuyên, bảo tàng còn khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ thể văn hoá trực tiếp thực hành và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể đến với công chúng ngay chính tại không gian bảo tàng. Đó là dành không gian cho cộng đồng tự mình 5 nói về văn hoá của chính mình; mời chủ thể văn hoá đến bảo tàng và bằng những kinh nghiệm dân gian dựng nên ngôi nhà mang đặc trưng văn hoá của họ; công chúng được thưởng thức chương trình nghệ thuật hay trải nghiệm các kỹ thuật thủ công truyền thống tại bảo tàng qua sự thể hiện và hướng dẫn của chính chủ thể văn hoá. Theo quan niệm của Bảo tàng học hiện đại, các hoạt động trình diễn di sản văn hoá tại bảo tàng, truyền tri thức dân gian tại bảo tàng hay trải nghiệm văn hoá gắn với cộng đồng tại bảo tàng thì đều là những dạng thức của “trưng bày đặc biệt – trưng bày di sản văn hoá phi vật thể” [42,Tr.459]. Nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá của công chúng ngày càng phát triển; chủ thể văn hoá muốn thể hiện mình với những giá trị đích thực còn khách tham quan muốn tìm hiểu di sản văn hoá một cách khách quan theo cảm nhận của riêng họ. Với những nhìn nhận trên đây, luận án nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng - từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” lựa chọn nghiên cứu trường hợp và tập trung vào một khía cạnh cụ thể là làm thế nào các bảo tàng có thể hỗ trợ tích cực việc trao truyền và tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tàng nói chung và trưng bày nói riêng. Chọn hướng tiếp cận mới là đề cao lực lượng sáng tạo, sở hữu và kế thừa di sản trong môi trường bảo tàng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án xem xét vai trò của cộng đồng tham gia trong hoạt động trưng bày tại bảo tàng, nghiên cứu sự khác biệt giữa các cấp độ tham gia của cộng đồng trong các dự án trưng bày bảo tàng. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động trưng bày có sự tham gia của cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN, từ đó khẳng định tính ưu việt của hình thức này. Đề nhận thức, đánh giá một trong các quan niệm và cách thức hoạt động bảo tàng còn chưa phổ biến ở nước ta. Thông qua đó, nêu các kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi hơn về phương thức hoạt động này ở các bảo tàng có chức năng tương ứng. Từ thực tiễn tại Bảo tàng lựa chọn làm trường hợp để phân tích, mục tiêu chính của luận án là làm rõ các vấn đề hợp tác cộng đồng tăng lên nhưng không hoàn toàn ở một mức độ; mà có các mức độ sự tham gia khác nhau. Và khẳng định rằng không áp dụng máy móc cho mọi dự án của bảo tàng, mà có thể là truyền cảm hứng cho sự tương tác, trao quyền và sáng tạo ngoài bảo tàng, tại chính nơi cộng đồng sinh sống. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận chung từ đó nhận thức sâu sắc vai trò của bảo tàng trong việc bảo tồn di sản văn hoá; vai trò, vị trí của công tác trưng bày trong bảo tàng và mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng. 6 Nghiên cứu xu hướng phổ biến của Bảo tàng học thế giới, tuy nhiên chưa phổ biến ở Việt Nam đó là hợp tác với cộng đồng để bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; Phát triển các sưu tập của bảo tàng, hình thành nên các trưng bày thường xuyên, trưng bày nhất thời gắn với cộng đồng trong điều kiện thách thức đòi hỏi bảo tàng phải nỗ lực và sáng tạo hơn nữa. Luận án xem xét mối tương quan lý thuyết, nguyên tắc của sự tham gia và phương pháp mà Bảo tàng DTHVN sử dụng để nghiên cứu, hợp tác với cộng đồng nhằm bảo tồn, lưu giữ di sản văn hoá của chính cộng đồng. Khảo sát, phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động trưng bày có sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hoá (thông qua phản hồi của khách tham quan, cộng đồng chủ thể, nhà quản lý bảo tàng). Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của cộng đồng- chủ thể văn hoá trong hoạt động trưng bày của Bảo tàng. Quan điểm, quá trình tổ chức thực hiện trưng bày có sự tham gia của cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN. Tuy lựa chọn nghiên cứu trường hợp, nhưng luận án nghiên cứu nhiều trường hợp cộng đồng với các hình thức trưng bày khác nhau (bao gồm các loại hình trưng bày thường xuyên, nhất thời, dự án photovoice,) với các mức độ tham gia khác nhau (chia sẻ thông tin, tư vấn, cùng thực hiện, cùng quyết định, quyết định hoàn toàn) nhằm đưa ra cái nhìn đối sánh và hiệu quả nhất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quan niệm, cách thức hoạt động và thực tiễn hợp tác với cộng đồng tại bảo tàng DTHVN trong tất cả hình thức trưng bày thường xuyên, trưng bày nhất thời, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể,... từ những ngày đầu thành lập cho tới nay (2022). Phạm vi không gian: Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN. Trong một chừng mực nhất định, luận án cũng quan tâm tới một số cộng đồng gắn với trưng bày ở ngoài Bảo tàng DTHVN. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, những phương pháp sau đây đóng vai trò cơ bản: Xử lý, kế thừa tài liệu thứ cấp: Bảo tàng DTHVN là một trong số ít những bảo tàng ở Việt Nam có thư viện, lưu giữ toàn bộ tài liệu về quá trình nghiên cứu hình thành và phát 7 triển của bảo tàng. Tác giả coi đây như một kho tàng ký ức, là một sự thuận lợi đối với tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án. Phương pháp điền dã dân tộc học: để tham dự, quan sát, ghi chép, điều tra, ghi âm kết hợp ghi hình các cộng đồng khi tiến hành nghiên cứu sưu tầm thực hiện trưng bày; Phương pháp nghiên cứu xã hội học: với mục đích thu thập được nhiều nguồn thông tin khác nhau nhằm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Tác giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính (quan sát, phỏng vấn, ...); nghiên cứu định lượng (thu thập và hệ thống hoá số liệu qua việc nghiên cứu bảng hỏi đối với cộng đồng nghiên cứu và công chúng tham quan trưng bày); xây dựng nội dung phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc đối với cán bộ quản lý, cộng đồng và các nhà nghiên cứu; Phương pháp hệ thống: xem xét vai trò của cộng đồng trong từng giai đoạn phát triển của bảo tàng DTHVN. Mặt khác phương pháp này giúp nhận diện những yếu tố riêng biệt, độc đáo trong từng giai đoạn và từng hình thức trưng bày của bảo tàng. Phương pháp so sánh đối chiếu: cần thiết để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt, sự nổi trội và hạn chế trong quá trình hợp tác với cộng đồng của một số bảo tàng trong và ngoài nước. Thường xuyên hơn, phương pháp này được tác giả sử dụng khi so sánh vai trò của cộng đồng trong từng mức độ tham gia trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN. Phương pháp chuyên gia: luận án không chỉ nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong giai đoạn hiện tại mà còn nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong các trưng bày đã được thực hiện trong quá khứ. Do đó phỏng vấn những chuyên gia trực tiếp nghiên cứu, thực hiện trưng bày tại Bảo tàng DTHVN, chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghiên cứu cộng đồng, bảo tàng học là vô cùng cần thiết. Phương pháp đánh giá theo phân tích SWOT để đánh giá ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức trong hoạt động trưng bày dựa trên cơ sở cộng đồng tại Bảo tàng. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của cộng đồng đối với hoạt động bảo tàng? - Quan điểm và các hình thức bảo tàng trao quyền cho cộng đồng trong hoạt động trưng bày? - Các mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động trưng bày? - Tính hiệu quả của việc hợp tác với cộng đồng trong hoạt động trưng bày? 6. Giả thuyết nghiên cứu Đề xuất rằng, hợp tác với cộng đồng trong hoạt động trưng bày và giới thiệu di sản văn hoá như là yếu tố quyết định sự phát triển của bảo tàng. 8 Sự tham gia của cộng đồng chủ thể văn hoá trong hoạt động bảo tàng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá của chính cộng đồng. Xem xét kỹ một số quan điểm để thấy được sự khác biệt giữa cách thể hiện thông tin truyền thống và quan điểm thực hiện trưng bày: Bảng số 01: So sánh cách thể hiện thông tin giữa trưng bày truyền thống và trưng bày có sự tham gia của cộng đồng Trưng bày truyền thống Trưng bày có sự tham gia cộng đồng Nội dung truyền tải Toàn bộ nền tảng kiến thức khoa học. Tập trung vào chủ đề, câu chuyện và kinh nghiệm. Hướng dẫn và học tập Hướng dẫn trong phương pháp của cán bộ bảo tàng đã được định sẵn. Hướng dẫn biến thành một cuộc trò chuyện nhiều cấp độ: giữa khách tham quan và cán bộ bảo tàng; giữa khách tham quan và cộng đồng; giữa các thành viên trong cộng đồng. Tính khách quan – chủ quan Chỉ có một hoặc một vài câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến nguồn gốc và lịch sử, khách tham quan chấp nhận câu trả lời đó. Chủ quan Không nhằm mục đích đưa ra một câu trả lời thẳng thắng mà mục đích là mở ra những khả năng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_cong_dong_trong_hoat_dong_trung_bay_bao.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an tieng Viet - Ly Thi Ngoc Dung.pdf
  • pdf3. Tom tat luan an tieng Anh - Ly Thi Ngoc Dung.pdf
  • pdf4. Dong gop moi luan an tieng Viet - Ly Thi Ngoc Dung.pdf
  • pdf5. Dong gop moi luan an tieng Anh - Ly Thi Ngoc Dung.pdf
  • pdf6. Trich yeu luan an tieng Viet - Ly Thi Ngoc Dung.pdf
  • pdf7. Trich yeu luan an tieng Anh - Ly Thi Ngoc Dung.pdf
  • pdfquyết định hội đồng LND.pdf
Luận văn liên quan