Từ buổi đầu dựng nước và suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm chống
thiên tai, dịch họa đến thế lực ngoại xâm, ông cha ta đã từng thấy rõ sức mạnh
của nhân dân. Thế kỷ XIII, Nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị
bô lão, đại biểu của dân bàn kế đánh giặc Nguyên. Thế kỷ XVI, Nguyễn Trãi
đã viết thuyền lật rồi mới tin dân như nước.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của quần chúng
nhân dân trong lịch sử: Nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội; là
động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng; là lực lượng sáng tạo ra mọi giá trị
văn hoá tinh thần của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Khi
sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của
Đảng thì thành vô địch”. Người thường nhấn mạnh “dân là chủ”, “dân làm
chủ”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần, dân liệu cũng xong”.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn
đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986
đến nay, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đó là mục tiêu, là động lực
bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Nhân dân có quyền lực to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nhưng quyền lực chính trị của nhân dân là quan trọng nhất, thúc đẩy các
quyền lực về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà
nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
195 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của truyền thông trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ THÚY HỒNG
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
CỦA NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Nghệ An, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ THÚY HỒNG
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
CỦA NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 9310201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS NGUYỄN THÁI SƠN
2. TS VŨ THỊ PHƯƠNG LÊ
Nghệ An, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai
sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghệ An, năm 2023
TÁC GIẢ
Phạm Thị Thúy Hồng
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và quý thầy cô
Trường Đại học Vinh, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phòng Đào tạo
Sau đại học của Nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Thái Sơn và TS Vũ Thị Phương Lê đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện Luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 8
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8
1.1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được
công bố trong và ngoài nước ....................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu về truyền thông và vai trò của truyền thông ...... 8
1.1.2. Các nghiên cứu quyền lực chính trị và phát huy quyền lực
chính trị của nhân dân ............................................................................ 18
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết............. 24
1.2.1. Về nội dung .................................................................................. 24
1.2.2. Về phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu............................. 26
1.3. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................... 27
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 28
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG QUYỀN LỰC
CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN ..................................................................... 30
2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ........................................... 30
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến truyền thông .................................. 30
2.1.2. Quyền lực, quyền lực chính trị .................................................... 34
2.1.3. Quyền lực chính trị của nhân dân ................................................ 37
2.2. Nội dung, phương thức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
Việt Nam ...................................................................................................... 41
2.2.1. Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam ................ 41
2.2.2. Phương thức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam ....... 45
2.3. Vai trò của truyền thông trong việc tăng cường quyền lực chính
trị của nhân dân............................................................................................ 48
2.3.1. Truyền thông là công cụ sắc bén đưa đường lối của Đảng
chính trị, chính sách nhà nước, định hướng phát huy sức mạnh
chính trị của nhân dân và toàn xã hội .................................................... 48
2.3.2. Truyền thông cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng
chính trị, làm giàu tri thức, văn hóa chính trị cho nhân dân .................. 51
2.3.3. Truyền thông giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp chính trị,
tham gia giám sát và phản biện xã hội ..................................................... 54
2.3.4. Truyền thông góp phần tao dư luận xã hội “nhân thêm cái
đẹp, dẹp bớt cái xấu”, đấu tranh chống tiêu cực, tăng cường,
củng cố quyền lực chính trị của nhân dân ............................................ 59
2.3.5. Truyền thông góp phần đấu tranh chống âm mưu diễn biến
hòa bình, đấu tranh chống các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, góp phần tăng cường, củng cố quyền lực chính
trị của nhân dân ...................................................................................... 61
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của truyền thông trong việc
tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam ............................. 64
2.4.1. Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là
công nghệ truyền thông ......................................................................... 64
2.4.2. Đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
về truyền thông ...................................................................................... 68
2.4.3. Hệ thống cơ quan truyền thông ở Việt Nam hiện nay ................. 72
2.4.4. Chất lượng của đội ngũ cán bộ truyền thông ............................... 73
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 74
Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA
NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM ............................................................................ 75
3.1. Thành tựu và nguyên nhân về phát huy vai trò của truyền thông
trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam ............ 75
3.1.1. Thành tựu chủ yếu ....................................................................... 75
3.1.2. Nguyên nhân của các thành tựu ................................................... 92
3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện vai trò
của truyền thông để tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ............. 96
3.2.1. Tồn tại, hạn chế ............................................................................ 96
3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế ...................................................... 106
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 113
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG QUYỀN
LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ................. 115
4.1. Dự báo xu hướng ngày càng tăng về vai trò của truyền thông
trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ............................ 115
4.1.1. Truyền thông ngày càng phát triển và gắn bó chặt chẽ hơn
với chính trị ............................................................................................ 115
4.1.2. Quyền lực chính trị của nhân dân ngày càng tăng trong thời
kỳ đổi mới là động lực cho truyền thông phát triển mạnh hơn ............. 116
4.1.3. Xu hướng phát triển nhanh của cách mạng khoa học - công
nghệ, nhất là công nghệ truyền thông càng phát huy vai trò của
truyền thông trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ..... 117
4.2. Quan điểm phát huy vai trò của truyền thông trong việc tăng
cường quyền lực chính trị của nhân dân...................................................... 120
4.2.1. Xác định mục tiêu phát triển truyền thông, vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với truyền thông về tăng cường quyền lực chính trị
của nhân dân .......................................................................................... 120
4.2.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với truyền thông về tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ..... 122
4.2.3. Phát huy vai trò của truyền thông trong việc tăng cường
quyền lực chính trị của nhân dân cần gắn liền với quá trình hoàn
thiện thể chế chính trị, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ......................................................................................... 124
4.3. Các nhóm giải pháp phát huy vai trò của truyền thông trong việc
tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam hiện nay .............. 127
4.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với truyền thông và đường lối của Đảng về quyền lực
chính trị của nhân dân ............................................................................ 127
4.3.2. Nhóm giải pháp phát huy vai trò truyền thông trong thực
hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, góp phần đảm bảo
quyền lực chính trị của nhân dân ........................................................... 131
4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy vai trò truyền thông trong đấu
tranh chống tiêu cực, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, chống âm mưu, luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế
lực thù địch, bảo vệ và phát huy quyền lực chính trị của nhân dân ..... 135
4.3.4. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp, phương
tiện truyền thông và xây dựng lực lượng truyền thông ......................... 141
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 146
C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 148
D. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 151
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 152
F. PHỤ LỤC ..................................................................................................... 162
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin chính trị của truyền thông ............81
Bảng 3.2. Đánh giá hiệu quả giám sát, phản biện xã hội bằng truyền thông ............84
Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực,
lệch lạc, tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái về lập trường tư tưởng,
đạo đức, lối sống ...............................................................................................87
Bảng 3.4. Đánh giá về tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng
phục vụ và chệch định hướng chính trị tư tưởng trong hoạt động truyền
thông ở nước ta ..................................................................................................104
Bảng 4.1. Định hướng phát triển, các mục tiêu của ngành thông tin và
truyền thông Việt Nam tới năm 2025 ...............................................................119
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Mức độ tiếp cận với các phương tiện truyền thông của công
chúng (%) ........................................................................................................ 79
Hình 3.2. Tỉ lệ tiếp nhận các lĩnh vực thông tin của công chúng ................... 80
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ buổi đầu dựng nước và suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm chống
thiên tai, dịch họa đến thế lực ngoại xâm, ông cha ta đã từng thấy rõ sức mạnh
của nhân dân. Thế kỷ XIII, Nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị
bô lão, đại biểu của dân bàn kế đánh giặc Nguyên. Thế kỷ XVI, Nguyễn Trãi
đã viết thuyền lật rồi mới tin dân như nước.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của quần chúng
nhân dân trong lịch sử: Nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội; là
động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng; là lực lượng sáng tạo ra mọi giá trị
văn hoá tinh thần của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Khi
sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của
Đảng thì thành vô địch”. Người thường nhấn mạnh “dân là chủ”, “dân làm
chủ”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần, dân liệu cũng xong”.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn
đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986
đến nay, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đó là mục tiêu, là động lực
bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Nhân dân có quyền lực to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nhưng quyền lực chính trị của nhân dân là quan trọng nhất, thúc đẩy các
quyền lực về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà
nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã tiếp tục cụ thể hoá, hoàn
thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước
2
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và
Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc
biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Truyền thông để chỉ các phương tiện mà cá nhân và tổ chức chuyển tải
thông tin đến bộ phận lớn dân cư. Truyền thông Việt Nam trong thời gian qua
đã tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; là diễn đàn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực
hiện quyền “dân biết, dân bàn, dân làm”; định hướng dư luận xã hội, tạo sự
đồng thuận, ổn định chính trị xã hội; vừa biểu dương người tốt, việc tốt và
đấu tranh chống quan điểm phản động, phê phán tiêu cực trong thực hiện
quyền lực làm chủ của dân; vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước và đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khơi dậy và cổ vũ sức mạnh chính
trị của nhân dân, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát
vọng phát triển đất nước, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên, truyền thông nói chung và truyền thông đối với việc tăng
cường quyền làm chủ của nhân dân còn nhiều hạn chế. Vấn nạn tin không
chính xác, tin giả, tin xấu độc hại vẫn còn tiếp diễn. Cơ chế tiếp cận thông tin
và cơ chế phản hồi của công chúng hoạt động chưa hiệu quả. Hiện tượng các
phương tiện truyền thông ngại ngần, né tránh, phản ánh không đến nơi, không
thật sự thuyết phục, thậm chí còn cố tình viết sai sự thật, hoặc cố tình không
lên tiếng trước sự thật đã biết vẫn phổ biến. Nhiều cơ quan ngôn luận và
phương tiện truyền thông chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng định hướng dư
luận xã hội, định hướng chính trị, có biểu hiện thương mại hoá; quản lý mạng
xã hội còn bất cập... Trong bối cảnh internet và mạng xã hội phát triển nhanh
chóng, mạnh mẽ, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, truyền thông đứng
trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Truyền thông có nguy cơ bị mạng xã
hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều tác hại. Các thế lực thù địch không ngừng
chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Nắm bắt kịp thời xu hướng phát
3
triển mạnh mẽ và sâu sắc của công nghệ truyền thông, để phát huy những
thành tựu và ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục phát
triển truyền thông trong thời kỳ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng chủ trương “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp,
nhân văn và hiện đại”. Đó là định hướng toàn diện, lâu dài, hoàn toàn đúng
đắn, phù hợp với xu thế thời đại và góp phần quan trọng tăng cường và phát
huy quyền lực chính trị của nhân dân trong tình hình mới.
Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phân tích, đánh giá thực
trạng, đưa ra phương hướng, giải pháp khoa học, đồng bộ và khả thi để phát
huy vai trò của truyền thông trong việc tăng cường quyền lực chính trị của
nhân dân ở Việt Nam là vấn đề quan trong, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp
thiết. Đây cũng là vấn đề mới, chưa có công trình nào trong nước và quốc tế
nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện.
Với các lý do đã nêu, tác giả chọn đề tài “Vai trò của truyền thông
trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam hiện
nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng, từ đó đề xuất phương hướng và giải
pháp phát huy vai trò của truyền thông Việt Nam trong việc tăng cường quyền
lực chính trị của nhân dân hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đánh giá
kết quả chủ yếu của những công trình trước đó và chỉ ra khoảng trống khoa
học mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
- Hệ thống hóa một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước về vai trò của truyền
thông trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của thực
trạng vai trò truyền thông trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân
dân Việt Nam.
4
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường phát huy
trò của truyền thông trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân
dân ở Việt Nam trong tình hình mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của truyền thông Việt Nam trong việc tăng cường quyền lực
chính trị của nhân dân hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng, phương
hướng và giải pháp phát huy vai trò của truyền thông Việt Nam trong việc
tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân hiện nay.
- Phạm vi không gian: Truyền thông trên toàn Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu vai trò của truyền thông trong việc
tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam từ sau Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII (1/2016) đến nay; các giải pháp dự kiến đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước về vai trò của truyền thông trong việc tăng cường
quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
lịch sử và logic, nghiên cứu định tính, định lượng, khảo sát, phỏng vấn....
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong Luận án để xem xét và trình
bày quá trình thực hiện vai trò của truyền thông Việt Nam trong việc tăng
cường quyền lực chính trị của nhân dân theo trình tự thời gian, trong mối liên
hệ tác động lẫn nhau từ năm 2016 đến năm 2022.
- Phương pháp logic được sử dụng trong Luận án để nhằm nghiên cứu
khái quát, đánh giá những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm, tổng kết rút ra
5
những bài học kinh nghiệm của phát huy vai trò của truyền thông Việt Nam
trong việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân.
- Phương pháp phân tích tài liệu: sử dụng khi tiến hành việc lựa chọn,
phân loại tài liệu lưu trữ; tài liệu gốc; các văn bản chính thức được công bố bởi
Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến truyền thông và quyền lực chính trị
của nhân dân. Các