Thứ nhất, hầu hết các tác giả đều chỉ ra sự cần thiết của VTNN đối với phát triển kinh tế nói chung và đối với GQVL cho LĐNN.
Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích NLĐ tự tạo VL vừa khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều LĐ. Ở những nước Châu Á gió mùa có đặc trưng là LĐNN có tính thời vụ cao, và có khi dư thừa LĐ trong những lúc nông nhàn, cần GQVL cho LĐNN bằng cách tạo thêm VL trong thời kỳ nhàn rỗi và đa dạng hóa sản xuất để tăng thêm thu nhập cho NLĐ. Muốn như vậy, cần tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đồng thời cần phát huy VTNN trong việc: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, điện khí hóa nông thôn, đầu tư phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp. Ở giai đoạn cao, nhà nước cần khuyến khích phát triển theo chiều sâu, đồng thời tăng năng suất LĐ.
Thứ ba, Nội dung VTNN được nhiều tác giả đề cập gồm: thiết lập khuôn khổ pháp luật, ổn định kinh tế vĩ mô (P.A. Samuelson, William. D. Nordhans, 1997); giải quyết việc làm (Keynes, John M., 1997); thiết kế chủ trương, chính sách hợp lý (Mai Thị Hồng Liên, 2019), C. Peter Timmer (2011); Steffen Abele (2003); Mai Lâm (2016). Đặc biệt Ngân hàng thế giới (2016a) còn nhấn mạnh vai trò của nhà nước hiện nay cần giảm điều hành, tăng kiến tạo để giải phóng được nguồn lực, tập trung vào điều tiết và hiện đại hóa nông nghiệp. Một số tác giả khác đã đưa ra các VTNN như: định hướng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tạo môi trường pháp lý thuận lợi; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật (Ngô Minh Tuấn, 2015), Vũ Văn Hà (2018), Lê Thanh Hà (2017), Dương Ngọc Thành, Nguyễn Minh Hiếu (2014), Nguyễn Hồng Sơn (2020), Nguyễn Thị Quyên (2018).
196 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
VÕ THỊ HỒNG HẠNH
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
VÕ THỊ HỒNG HẠNH
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN THẮNG
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2023
Nghiên cứu sinh
Võ Thị Hồng Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học đã
định hướng, động viên và tận tình hỗ trợ tác giả trong quá trình làm luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Đào tạo
Sau đại học, Khoa Lý luận chính trị cùng quý thầy cô tham gia giảng dạy chương trình
nghiên cứu sinh. Những kiến thức, phương pháp được tiếp thu từ quá trình nghiên cứu
trong nhà trường đã tạo một hành trang quan trọng cho tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả trân trọng những chia sẻ và đóng góp của đồng nghiệp, gia đình, bạn bè
những người luôn sát cánh bên tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực còn hạn chế, luận án không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên
cứu, của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu
của luận án trong tương lai.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2023
Nghiên cứu sinh
Võ Thị Hồng Hạnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết việc làm .............. 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò Nhà nước đối với phát triển kinh tế......... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò Nhà nước trong nông nghiệp ............ 11
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp ....................................................................................... 12
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ............... 19
1.1.5. Nhận xét chung và khoảng trống nghiên cứu ............................................... 22
1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23
1.2.1. Cách tiếp cận ................................................................................................ 23
1.2.2. Khung nghiên cứu ........................................................................................ 24
1.2.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu ......................... 26
1.2.6. Một số phương pháp nghiên cứu khác ......................................................... 29
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ...................................................................... 32
2.1. Việc làm, giải quyết việc làm và tác động của cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 đối với giải quyết việc làm trong nông nghiệp ............................................. 32
2.1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm ............................................. 32
iv
2.1.2. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với lao động và việc làm
trong nông nghiệp ................................................................................................... 34
2.2. Vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ................................................. 39
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm của vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ............... 39
2.2.2. Nội dung vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ....................................... 44
2.2.3. Tiêu chí đánh giá vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 .............................. 50
2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ..................... 58
2.3. Kinh nghiệm và bài học về vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ............ 63
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ............... 63
2.3.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ........ 65
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 71
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ .. 72
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình việc làm, giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng ................................. 72
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng.......................... 72
3.1.2. Tình hình việc làm và giải quyết việc làm ở vùng Đồng bằng sông Hồng .. 74
3.2. Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 ........................................................................................................................... 78
3.2.1. Thực trạng hoạch định chiến lược và kế hoạch giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 ...................................................................................................... 78
v
3.2.2. Thực trạng ban hành chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 ........................................................................................................................ 80
3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ..... 84
3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 .................................................................................................................. 88
3.3. Đánh giá vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng......................................................................... 91
3.3.1. Thành tựu ...................................................................................................... 91
3.3.2. Hạn chế ......................................................................................................... 94
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp ............................................................................................................ 98
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................................... 103
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ 4 ................................................................................................................ 104
4.1. Bối cảnh ........................................................................................................... 104
4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .................................................................. 104
4.1.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp và những thay đổi trên thị trường nông
sản thế giới và Việt Nam ...................................................................................... 109
4.2. Phương hướng nâng cao vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 ............................................................................................. 116
4.3. Giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 ............................................................................................. 120
4.3.1. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ 4: ........................................................................ 120
vi
4.3.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách về việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ................... 121
4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: ........... 125
4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: ........................... 129
4.3.5. Một số giải pháp khác ................................................................................. 131
4.4. Kiến nghị .......................................................................................................... 137
4.4.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ........................................................................ 137
4.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ...................................................................... 138
4.4.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố thuộc vùng
đồng bằng sông Hồng ........................................................................................... 139
4.4.4. Kiến nghị đối với các cơ quan, các bộ cùng phối hợp giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng ....................................... 140
Tiểu kết Chương 4 ..................................................................................................... 141
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 145
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 159
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
CBXH Công bằng xã hội
CNTT Công nghệ thông tin
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐMST Đổi mới sáng tạo
DVVL Dịch vụ việc làm
GQVL Giải quyết việc làm
HNQT Hội nhập quốc tế
ILO Tổ chức lao động quốc tế
IR4 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTTT Kinh tế thị trường
LĐ Lao động
LĐNN Lao động nông nghiệp
LĐTBXH Lao động thương binh & xã hội
NLĐ Người lao động
NNKT Nhà nước kiến tạo
VL Việc làm
VTNN Vai trò nhà nước
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bổ phiếu khảo sát ..................................................................................28
Bảng 1.2. Thang đo Likert .............................................................................................29
Bảng 2.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá VTNN đối với GQVL cho LĐNN ..........53
Bảng 3.1. Mật độ dân số theo vùng kinh tế - xã hội năm 2011 và 2021 .......................73
Bảng 3.2. Tỷ lệ học đúng tuổi theo cấp học và theo vùng kinh tế - xã hội năm học
2020-2021 ....................................................................................................74
Bảng 3.3. Tỷ trọng lao động có việc làm và tỷ lệ việc làm trên dân số theo vùng kinh
tế - xã hội năm 2020 .....................................................................................75
Bảng 3.4. Số giờ làm việc bình quân/tuần của năm 2020. ............................................75
Bảng 3.5. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
năm 2020 ......................................................................................................76
Bảng 3.6. Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia
theo nghề nghiệp và giới tính, năm 2020 .....................................................77
Bảng 3.7. Đánh giá công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 .........................................................................79
Bảng 3.8. Công tác ban hành chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 .............................................................................................................81
Bảng 3.9. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương .......................85
Bảng 3.10. Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật vùng đồng bằng sông Hồng năm 2020 ..........................................86
Bảng 3.11. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo ..................86
Bảng 3.12. Chỉ số PAPI các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng năm 2020 .....................89
Bảng 3.13. Công tác kiểm tra giám sát giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 .............................................................................................................90
ix
Bảng 3.14. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vùng đồng bằng sông Hồng qua các
năm 2015-2019 ............................................................................................92
Bảng 3.15. Số lao động tìm được việc làm vùng đồng bằng sông Hồng qua các năm
2015-2020 ....................................................................................................92
Bảng 3.16. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở vùng đồng bằng sông
Hồng qua các năm 2015-2019 .....................................................................93
Bảng 3.17. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 ............................................................................................96
Bảng 3.18. Đánh giá hiệu lực bộ máy Nhà nước ....................................................... 100
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án ......................................................................25
Hình 3.1. Cơ cấu dân số theo vùng Kinh tế - xã hội năm 2019 ....................................72
Hình 3.2. Cơ cấu lao động chia theo vùng và khu vực kinh tế tại vùng đồng bằng sông
Hồng năm 2020 ............................................................................................91
Hình 3.3. Tốc độ tăng số lao động tìm được việc làm vùng ĐBSH qua các năm 2015-2020 ...93
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong nền KTTT, nhà nước với tư cách là chủ thể đại diện cho xã hội, thực hiện
các chức năng của mình nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường. Mọi hoạt động
của nhà nước đều hướng tới phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, trong đó vấn
đề VL và GQVL luôn được nhà nước quan tâm. Theo quan điểm của kinh tế học hiện
đại, việc làm phản ánh “sức khỏe của nền kinh tế”. Một trong những vai trò quan trọng
của nhà nước hiện nay là GQVL.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy quá trình có tính quy luật về
sự tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với VL nói chung trong nền kinh
tế. Mỗi cuộc CMCN đều có nội dung riêng và tạo ra sự phát triển về chất của lực
lượng sản xuất và phân công LĐ, năng suất LĐ. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
hai và ba đã từng bước cơ khí hóa, tự động hóa và từng bước gắn kết giữa các ngành.
IR4 với nội dung chuyển đổi số, sản xuất thông minh và trí tuệ nhân tạo đã tạo điều
kiện cho phân công LĐ theo chiều sâu và sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới gắn kết
công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp thông minh,
nông nghiệp xanh, nông nghiệp 4.0 đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới. IR4
làm thay đổi về chất mọi mặt của sản xuất nông nghiệp cả về phương tiện, phương
pháp, công nghệ sản xuất và VL trong nông nghiệp.
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn trong điều kiện IR4 theo hướng:
“Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái
phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên
cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng
khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất,
quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an
ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của
nông dân.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr92)
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình ứng
dụng những thành tựu và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp do
IR4 mang lại, gắn liền với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phân công
2
lại LĐ và GQVL cho LĐNN trên phạm vi nền kinh t