Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại cây
con có thể làm thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, vùng phân bố chịu nhiều
ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát triển của các loài cây thuốc. Tập
trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu
vực miền núi phía Bắc; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, phía tây các tỉnh Nghệ An,
Thanh Hóa, .; Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; .).
Theo kết quả điều tra đến năm 2016 Việt Nam đã ghi nhận được trên 5000 loài
cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và
phát triển trồng tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước
và hướng tới xuất khẩu với trữ lượng ước tính là 18.372 tấn / năm. Trong đó, 45/70
loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác lớn, như: Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500
tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn), Ngũ gia bì chân chim (1.000 tấn),
Thiên niên kiện, Bọ mắm khô (1.000 tấn), Bình vôi (800 tấn), Râu hùm (500 tấn), Cỏ
xước (500 tấn), Kê huyết đằng (500 tấn), Thiên niên kiện (500 tấn), Ngải cứu dại (300
tấn), Câu đằng (300 tấn), Bách bộ (200 tấn), Hà thủ ô trắng (200 tấn), Hy thiêm (200
tấn), Sa nhân (200 tấn), Tắc kè đá (200 tấn) (Cục Y Dược cổ truyền, 2017)
205 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
----------------
L£ QUANG §øC
VAI TRß NHµ N¦íC §èI VíI PH¸T TRIÓN
C¢Y TRåNG D¦îC LIÖU TR£N §ÞA BµN MéT Sè
TØNH MIÒN B¾C VIÖT NAM
CHUY£N NGµNH: KINH TÕ CHÝNH TRÞ
M· Sè: 62310102
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. MAI NGỌC CƯỜNG
Hµ Néi - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Mai Ngọc Cường
Nghiên cứu sinh
Lê Quang Đức
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết và tổng quan nghiên cứu của chủ đề luận án ............................ 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của chủ đề luận án ................................................. 1
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với phát triển
cây trồng dược liệu ............................................................................................... 3
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....... 22
1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 22
1.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 22
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 30
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG DƯỢC LIỆU ............................. 31
2.1. Phát triển cây trồng dược liệu và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế
xã hội ..................................................................................................................... 31
2.1.1. Phát triển cây trồng dược liệu: Khái niệm và phân loại ............................. 31
2.1.2. Nội dung phát triển cây trồng dược liệu .................................................... 33
2.1.3. Các điều kiện phát triển cây trồng dược liệu ............................................. 38
2.1.4. Ý nghĩa của phát triển cây trồng dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội ... 40
2.2. Vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu: Thực chất, nội dung
và nhân tố ảnh hưởng .......................................................................................... 43
2.2.1. Thực chất vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ................ 43
2.2.2. Nội dung vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ................. 48
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng
dược liệu. ........................................................................................................... 58
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược
liệu và bài học rút ra cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam ...................................... 62
2.3.1. Thực tiễn vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ................ 63
2.3.2. Bài học kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng
dược liệu ............................................................................................................ 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 72
3.1. Khái quát tình hình phát triển cây trồng dược liệu qua điều tra, khảo sát ở
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ........................................................................... 73
3.1.1. Tình hình phát triển cây trồng dược liệu của các tỉnh khảo sát .................. 73
3.1.2. Đất đai trồng cây dược liệu của các tỉnh khảo sát ...................................... 74
3.1.3. Lao động của các tỉnh khảo sát ................................................................. 75
3.1.4. Cơ sở hạ tầng trồng dược liệu của các tỉnh khảo sát .................................. 76
3.1.5. Thị trường tiêu thụ dược liệu của các tỉnh khảo sát ................................... 76
3.2. Phân tích thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược
liệu qua điều tra, khảo sát .................................................................................... 78
3.2.1. Thực trạng vai trò nhà nước trong xây dựng hệ thống chính sách phát triển
cây trồng dược liệu ............................................................................................. 78
3.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển cây trồng
dược liệu ............................................................................................................ 86
3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát điều chỉnh, bổ sung, xử lý những
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng
dược liệu. ........................................................................................................... 94
3.3. Đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ........................................................................... 95
3.3.1. Những thành tựu và hạn chế trong hệ thống chính sách phát triển cây trồng
dược liệu chung của cả nước ............................................................................... 95
3.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước .................. 105
3.3.3 Thành tựu và hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát điều chỉnh, bổ sung,
xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển cây trồng dược liệu ................................................................................... 113
3.4. Phân tích nguyên nhân hạn chế về vai trò nhà nước đối với phát triển cây
trồng dược liệu ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ............................................ 120
3.4.1. Nguyên nhân liên quan đến các chủ trương, chính sách, quan điểm phát
triển cây trồng dược liệu ................................................................................... 120
3.4.2. Nguyên nhân liên quan đến năng lực quản lý, điều hành của bộ máy quản lý
nhà nước các cấp .............................................................................................. 123
3.4.3. Nguyên nhân liên quan đến công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện ... 124
3.4.4. Nguyên nhân liên quan đến năng lực của các hộ và doanh nghiệp trồng
dược liệu .......................................................................................................... 125
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 127
Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG DƯỢC LIỆU Ở
MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM ............................................................. 128
4.1. Bối cảnh phát triển, dự báo nhu cầu về và mục tiêu phát triển cây trồng
dược liệu ở Việt Nam những năm tới ................................................................ 128
4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt Nam những năm tới .................... 128
4.1.2. Dự báo nhu cầu và khả năng phát triển về cây trồng dược liệu ở Việt Nam
những năm tới .................................................................................................. 129
4.1.3. Mục tiêu phát triển cây trồng dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 .... 130
4.2. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện vai trò nhà nước đối với phát
triển cây trồng dược liệu ở các tỉnh miền Bắc những năm tới ......................... 133
4.2.1. Quan điểm hoàn thiện vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược
liệu ở Việt Nam ................................................................................................ 133
4.2.2. Phương hướng hoàn thiện vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược
liệu ở Việt Nam ................................................................................................ 137
4.3. Giải pháp hoàn thiện vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu
ở Việt Nam .......................................................................................................... 152
4.3.1. Đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả trong các chủ trương,
chính sách, quan điểm phát triển bền vững cây trồng dược liệu ............................ 152
4.3.2. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, năng lực điều hành của nhà nước các
cấp trong phát triển cây trồng dược liệu ............................................................ 154
4.3.3. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước để phát triển trồng cây
dược liệu .......................................................................................................... 156
3.3.4. Tăng cường phối hợp bốn nhà trong trồng cây dược liệu......................... 160
4.3.5. Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của các hộ gia đình và các cơ sở
trồng và chế biến sản phẩm từ cây dược liệu ..................................................... 163
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 164
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 165
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................... 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 168
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
ASXH An sinh xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BYT Bộ Y tế
CP Chính Phủ
ĐBQ Điểm bình quân
DN Doanh nghiệp
ĐTB Điểm trung bình
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HGD Hộ gia đình
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT-XH Kinh tế xã hội
NĐ Nghị định
NHTM Ngân hàng thương mại
SXKD Sản xuất kinh doanh
TB Trung bình
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức y tế thế giới
YHCT Y học cổ truyền
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thang đánh giá Likert ............................................................................. 26
Bảng 1.2: Phân bổ điều tra, phỏng vấn .................................................................... 29
Bảng 3.1: Tình hình trồng cây dược liệu của tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang và tỉnh Hà Gang ... 73
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp/cá nhân
trồng dược liệu của địa phương ............................................................... 78
Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung và xử lý vi
phạm thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu của các
tỉnh điều tra những năm 2010-2015 ......................................................... 95
Bảng 3.5: Điểm bình quân chung đánh giá tác động của các chính sách đến phát
triển cây trồng dược liệu .......................................................................... 98
Bảng 3.6: Đánh giá mức độ đạt được trong tổ chức quản lý của nhà nước tác động
đến phát triển trồng dược liệu ................................................................ 109
Bảng 3.7: Quy mô phát triển cây trồng dược liệu tại các tỉnh khảo sát .................. 115
Bảng 3.8: Biến đổi về cơ cấu cây trồng dược liệu .................................................. 117
Bảng 3.9: Hiệu quả các hộ và doanh nghiệp trồng cây dược liệu ........................... 118
Bảng 3.10: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến đến vai trò nhà nước trong
phát triển cây dược liệu ......................................................................... 121
Bảng 3.11: Những khó khăn của các hộ trồng cây dược liệu trong tiếp cận nguồn lực . 126
Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển cây trồng dược liệu ............................ 131
Bảng 4.2: Thứ tự mức độ ưu tiên từ 1 đến 8 về hoàn thiện chính sách phát triển trồng
cây dược liệu trên địa bàn những năm tới .............................................. 137
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số liệu số đăng ký cấp mới qua các năm 2011-2016 ............................. 84
Biểu đồ 3.2: Số lượng các dạng bào chế được cấp đăng ký giai đoạn 2010-2016 ...... 85
Biểu đồ 3.3: Đánh giá tác động của Quản lý nhà nước đến phát triển cây trồng dược
liệu qua điều tra khảo sát. ................................................................... 114
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới ......................... 133
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết và tổng quan nghiên cứu của chủ đề luận án
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của chủ đề luận án
Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại cây
con có thể làm thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, vùng phân bố chịu nhiều
ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát triển của các loài cây thuốc. Tập
trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu
vực miền núi phía Bắc; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, phía tây các tỉnh Nghệ An,
Thanh Hóa, ...; Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; ...).
Theo kết quả điều tra đến năm 2016 Việt Nam đã ghi nhận được trên 5000 loài
cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và
phát triển trồng tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước
và hướng tới xuất khẩu với trữ lượng ước tính là 18.372 tấn / năm. Trong đó, 45/70
loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác lớn, như: Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500
tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn), Ngũ gia bì chân chim (1.000 tấn),
Thiên niên kiện, Bọ mắm khô (1.000 tấn), Bình vôi (800 tấn), Râu hùm (500 tấn), Cỏ
xước (500 tấn), Kê huyết đằng (500 tấn), Thiên niên kiện (500 tấn), Ngải cứu dại (300
tấn), Câu đằng (300 tấn), Bách bộ (200 tấn), Hà thủ ô trắng (200 tấn), Hy thiêm (200
tấn), Sa nhân (200 tấn), Tắc kè đá (200 tấn) (Cục Y Dược cổ truyền, 2017)
Trong đó các loài cây thuốc đã biết, chỉ có hơn 500 loài là cây thuốc đã được
trồng với các mức độ khác nhau, nhiều loài là cây lương thực, thực phẩm, gia vị làm
thuốc. Trên thực tế, hiện có khoảng 92 loài cây dược liệu được trồng phục vụ nhu cầu
thị trường, một số loài đã và đang có vùng trồng lớn, như: Hồi, Quế, Hòe, Actiso,
Thanh hao hoa vàng, Đinh lăng, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung,
Gấc, Nghệ, Bụp giấm. Diện tích trồng và sản lượng của một số dược liệu đã tăng lên
khá nhiều nhằm đáp ứng như cầu dược liệu.
Mặc dù có khả năng trồng nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún,
tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc trồng cây dược
liệu gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành, kiểm
soát chặt chẽ dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dược liệu nhập lậu là giải pháp
trực tiếp giúp cho dược liệu nuôi trồng, khai thác trong nước phát triển, chiếm lĩnh
được thị trường.
2
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển cây trồng
dược liệu như; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng ứng dụng
các kết quả nghiên cứu, tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; xây dựng các vùng
trồng dược liệu nhằm phát triển kinh tế xã hội; bảo tồn, lưu giữ nguồn gen dược liệu
và tri thức bản địa. Các chương trình cấp nhà nước và những nhiệm vụ nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ của các cấp trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn gen và phát triển cây trồng dược liệu từ các nguồn vốn khác đã được triển khai
nhằm nâng cao kỹ thuật trồng trọt, phát triển, khôi phục và thuần hóa các giống cây
dược liệu bản địa, xây dựng quy trình sản xuất giống và tiêu chuẩn giống, quy trình kỹ
thuật ứng dụng và triển khai chuyển giao công nghệ ở các địa phương, nâng cao kỹ thuật
kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng dược liệu, xây dựng được bộ dữ liệu về dấu vân tay
hóa học của dược liệu ,.Mặc dù vậy, nhưng đến nay nguồn dược liệu của nước ta
mới đáp ứng được khoảng 25%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn dược liệu ở nước
ngoài với khoảng 75% nhu cầu cần thiết là nhập khẩu từ Trung quốc, Ấn Độ và một số
nước khác (Cục Y Dược cổ truyền, 2017).
Có nhiều nguyên nhân hạn chế đến sự khai thác tiềm năng để phát triển nuôi,
trồng dược liệu ở nước ta, trong đó có nguyên nhân từ vai trò nhà nước trong phát triển
cây trồng dược liệu.
Những năm qua, mặc dù nhà nước có chủ trương đúng đắn, đã ban hành luật
Dược năm 2005 và sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 06 tháng 04 năm 2016
và trong Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật dược, trong đó có đoạn: “Phát triển ngành dược
thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển công nghiệp dược...”.
Riêng với việc phát triển nuôi, trồng dược liệu cũng có rất nhiều quyết định của Đảng
và Nhà nước, kể từ Nghị định đến các thông tư, các quyết định của Chính phủ và các
bộ ngành có liên quan được ban hành, đã tạo khung chính sách để phát triển nuôi,
trồng dược liệu.
Tuy nhiên, những chính sách này còn nhiều bất cập trong thực tiễn, kể từ hệ
thống các chính sách, đến tổ chức quản lý và kiểm tra giám sát phát triển cây trồng
dược liệu. Điều dễ thấy nhất là tình trạng phân công phân cấp và phối hợp trong quản
lý phát triển cây trồng dược liệu còn trùng chéo; công tác kiểm tra, giá, sát thực hiện
quy hoạch, kế hoạch nhiều lúc nhiều nơi, nhiều địa phương còn buông lỏng Trước
thực trạng đó, việc nghiên cứu chủ đề: “Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng
dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” là có ý nghĩa thiết thực cả về
lý luận và thực tiễn.
3
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với phát
triển cây trồng dược liệu
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển cây trồng dược liệu
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về ngành dược, những
chính sách phát triển ngành dược, vai trò của chính phủ trong chế biến dược liệu, công
nghệ sinh học thể hiện trong các nghiên cứu của Edward.B.Barbier (1996), Micheal
(1994), của Han Joong Kima và cộng sự (2004) Trong những nghiên cứu này, các
tác giả phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm ở các quốc
gia đang phát triển, chỉ ra những lợi ích đạt được nếu phát triển nguồn dược phẩm tự
nhiên ( Edward (1996) phân tích những chính sách về dược phẩm đã áp dụng ở
Bangladesh – những thất bại và thành công của chính sách này (Micheal (1994)) ,
chính sách ở Hàn Quốc (Han Joong Kima và cộng sự (2004) để từ đó đưa ra những
khuyến nghị cho các nước đang phát triển về những chính sách liên quan đến ngành
công nghiệp dược này.
Đối với ngành công nghiệp dược phẩm, có những nghiên cứu khác nhau về lĩnh
vực này, các nghiên cứu đang chủ yếu khai thác tới khía cạnh chính sách phát triển
ngành dược phẩm, chủ yếu nghiên cứu tại các nước đang phát triển. Một số nghiên cứu
điển hình được thực hiện như nghiên cứu về sự thận trọng với các chính sách dược liệu
ở Bangladesh- từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các nước đang phát triển khi đưa
ra bất cứ chính sách nào liên quan đến ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
người dân này của Micheal R Reich (1994). Nghiên cứu đã phân tích chính sách về
dược phẩm ở Bangladesh trong hai giai đoạn: những năm 1980 và những năm 1990.
Khi phân tích về chính sách liên quan đến dược phẩm của Bangladesh năm 1982, tác
giả đã chỉ ra rằng việc chính phủ thay đổi chính sách công theo hướng không thuận lợi
cho các tập đoàn đa quốc gia- những tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
dược phẩm này có ảnh hưởng rất xấu đến thị trường dược phẩm của