Nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc
chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn
ngữ trong thực tế. Đây chính là giai đoạn tổng hợp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ: gắn
hệ thống ngôn ngữ với việc nó được sử dụng để làm gì và tác dụng của nó như thế nào
đối với đời sống xã hội. Để thực hiện sự chuyển đổi đó đã có rất nhiều lý thuyết nghiên
cứu ngôn ngữ mới xuất hiện trong thời gian này, và phân tích diễn ngôn là một trong
những hướng nghiên cứu tiêu biểu. Dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ
không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó còn là một quá trình giao tiếp/tương tác,
một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách hành động và là một bộ phận của nền văn
hóa. Nói cách khác, phân tích diễn ngôn nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể xã hội,
miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội cụ thể. Như vậy có thể nói,
lý thuyết phân tích diễn ngôn là hướng nghiên cứu đáp ứng nhanh, kịp thời những yêu
cầu mới của ngành ngôn ngữ học, do đó rất cần được tìm hiểu, nghiên cứu; đặc biệt đối
với ngành nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta, đây là địa hạt đã và đang được quan tâm
mạnh mẽ.
Trong thực tế nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam những năm
qua, nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ báo chí, diễn ngôn khẩu hiệu, quảng
cáo hay diễn ngôn chính trị - xã hội. Đây là những đối tượng đặc biệt được các nhà phân
tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm. Trong thời gian gần đây cũng đã có một số công
trình ứng dụng lý thuyết này vào việc phân tích những tác phẩm văn học nghệ thuật.
Trong khi đó, văn chính luận là một phong cách chức năng có những yếu tố phù hợp với
hướng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn (đó là sự chi phối sâu sắc của những yếu tố
ngữ cảnh tình huống đối với việc lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ; vấn đề mạch
lạc được thể hiện một cách nổi trội, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của nó đối với lịch
sử, xã hội và tư tưởng,.) lại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào.
197 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN BÌNH TUYÊN
VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 62 22 02 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS.TS. Trương Thị Nhàn
2: TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn
Huế, 2017
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn hai nhà giáo: PGS.TS. Trương Thị Nhàn và
TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.
Xin cảm ơn Đại học Huế, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học, lãnh đạo
Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Nhà xuất bản Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi
thực hiện luận án này.
Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người thân yêu trong gia
đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả
Trần Bình Tuyên
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Việc giải
quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trần Bình Tuyên
iv
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
BĐNT : Bị đồng nhất thể
BSHT : Bị sở hữu thể
BN : Bổ ngữ
CC : Chu cảnh
CN : Chủ ngữ
CDA : Critical Discourse Analysis
– Phân tích diễn ngôn phê phán
ĐNT : Đồng nhất thể
ĐgT : Đương thể
ĐT : Đích thể
ĐN : Đề ngữ
HT : Hành thể
HTg : Hiện tượng
PNT : Phát ngôn thể
PN : Phụ ngữ
QTHV : Quá trình hành vi
QTPN : Quá trình phát ngôn
QTQH : Quá trình quan hệ
QTSH : Quá trình sở hữu
QTTT : Quá trình tinh thần
QTVC : Quá trình vật chất
SFG : Systemic functional grammar
– Lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống
ƯT : Ứng thể
ThT : Thuộc tính
TgN : Trạng ngữ
TN : Thuyết ngữ
VN : Vị ngữ
KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN ÁN
// : ranh giới giữa các cú
v
BIỂU BẢNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1. Thống kê các kiểu quá trình
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 43
Bảng 2.2. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 43
Bảng 2.3. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 44
Bảng 2.4. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 46
Bảng 2.5. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 47
Bảng 2.6. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50
Bảng 2.7. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50
Bảng 2.8. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52
Bảng 2.9. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52
Bảng 2.10. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54
Bảng 2.11. Thống kê các động từ chỉ hoạt động nói năng
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54
Bảng 2.12. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 56
Bảng 2.13. Thống kê quá trình quan hệ
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 57
Bảng 2.14. Thống kê quá trình quan hệ sâu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 58
Bảng 2.15. Thống kê quá trình quan hệ sâu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 59
Bảng 2.16. Thống kê sở hữu thể của quá trình quan hệ sở hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 61
Bảng 2.17. Thống kê các kiểu chu cảnh
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 62
vi
Bảng 3.1. Thống kê các loại cú
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 69
Bảng 3.2. Các yếu tố tình thái thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 76
Bảng 3.3. Các yếu tố tình thái thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 76
Bảng 3.4. Các yếu tố tình thái không thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 78
Bảng 3.5. Các yếu tố tình thái không thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 79
Bảng 3.6. Các yếu tố tình thái phản thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 80
Bảng 3.7. Các yếu tố tình thái phản thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 80
Bảng 3.8. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 82
Bảng 3.9. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 83
Bảng 3.10. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 84
Bảng 3.11. Thống kê các trường hợp sử dụng ẩn dụ
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 87
Bảng 3.12. Tổng hợp các cặp từ xưng hô
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 90
Bảng 3.13. Thống kê lớp từ Hán Việt phân theo trường nghĩa
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 94
Bảng 3.14. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 98
Bảng 3.15. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 98
Bảng 4.1. Thống kê Đề chủ đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 101
Bảng 4.2. Thống kê Đề chủ đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 101
vii
Bảng 4.3. Thống kê Đề ngôn bản
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 105
Bảng 4.4. Phân loại cú
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 107
Bảng 4.5. Thống kê các dạng đầu đề, tiểu đầu đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111
Bảng 4.6. Thống kê các kiểu mở đầu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 113
Bảng 4.7. Thống kê các kiểu cấu trúc phần triển khai
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 115
Bảng 4.8. Thống kê các kiểu kết thúc
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 118
Bảng 4.9. Thống kê các kiểu kết cấu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 126
Bảng 4.10. Thống kê các kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 130
Bảng 4.11. Thống kê các loại lập luận
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 135
viii
SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 1
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
120
Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 2
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
120
ix
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu 3
5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu 4
6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án 10
7. Bố cục của luận án 10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn 12
1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn 12
1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu
các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt
15
1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 17
1.2. Một số vấn đề lý luận chung 24
1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn 24
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 24
1.2.1.2. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống 27
1.2.1.3. Lý thuyết ngữ vực
1.2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn
31
33
1.2.2. Khái quát về văn chính luận và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
37
1.2.2.1. Văn chính luận 37
1.2.2.2. Khái quát về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 39
Tiểu kết 41
x
CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 42
2.1. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
qua các quá trình chuyển tác
42
2.1.1. Quá trình vật chất 43
2.1.2. Quá trình tinh thần 49
2.1.3. Quá trình phát ngôn 53
2.1.4. Quá trình quan hệ 57
2.2. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
qua chu cảnh chuyển tác
62
Tiểu kết 67
CHƯƠNG 3
ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG KHÍ
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 69
3.1. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các kiểu cú phân theo mục đích nói năng
69
3.1.1. Cú nhận định 69
3.1.2. Cú nghi vấn 70
3.1.3. Cú cầu khiến 72
3.1.4. Cú cảm thán 74
3.2. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các yếu tố tình thái
76
3.2.1. Các yếu tố tình thái nhận thức 76
3.2.1.1. Các yếu tố tình thái thực hữu 76
3.2.1.2. Các yếu tố tình thái không thực hữu 78
3.2.1.3. Các yếu tố tình thái phản thực hữu 80
3.2.2. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa 82
3.3. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các biểu thức quy chiếu
83
3.4. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua lớp từ ngữ ẩn dụ
87
3.5. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các cặp từ xưng hô
90
xi
3.6. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua lớp từ Hán Việt
94
3.7. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua lớp từ đánh giá
98
Tiểu kết 100
CHƯƠNG 4
ĐẶC TRƯNG VỀ CÁCH THỨC
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 101
4.1. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua cấu trúc Đề - Thuyết
101
4.1.1. Đặc điểm Đề ngữ 101
4.1.1.1. Đề chủ đề 101
4.1.1.2. Đề ngôn bản 105
4.1.1.3. Đề liên nhân 106
4.1.2. Phân loại cú theo cấu trúc Đề - Thuyết trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh
106
4.2. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua cấu trúc diễn ngôn
111
4.2.1. Cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111
4.2.1.1. Phần đầu đề, hệ thống tiểu đầu đề 111
4.2.1.2. Phần mở đầu 113
4.2.1.3. Phần triển khai 115
4.2.1.4. Phần kết thúc 118
4.2.1.5. Các mô hình cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
119
4.2.2. Tổ chức nội dung diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
121
4.2.2.1. Liên kết chủ đề 121
a. Các phương thức liên kết chủ đề cơ bản 121
b. Các mô hình liên kết chủ đề 126
4.2.2.2. Liên kết logic 127
a. Liên hợp 127
xii
b. Liên kết từ vựng 128
c. Sử dụng đoạn chuyển tiếp 129
d. Nghệ thuật tách đoạn 132
e. Tổ chức lập luận 134
Tiểu kết 139
KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHẦN PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc
chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn
ngữ trong thực tế. Đây chính là giai đoạn tổng hợp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ: gắn
hệ thống ngôn ngữ với việc nó được sử dụng để làm gì và tác dụng của nó như thế nào
đối với đời sống xã hội. Để thực hiện sự chuyển đổi đó đã có rất nhiều lý thuyết nghiên
cứu ngôn ngữ mới xuất hiện trong thời gian này, và phân tích diễn ngôn là một trong
những hướng nghiên cứu tiêu biểu. Dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ
không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó còn là một quá trình giao tiếp/tương tác,
một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách hành động và là một bộ phận của nền văn
hóa. Nói cách khác, phân tích diễn ngôn nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể xã hội,
miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội cụ thể. Như vậy có thể nói,
lý thuyết phân tích diễn ngôn là hướng nghiên cứu đáp ứng nhanh, kịp thời những yêu
cầu mới của ngành ngôn ngữ học, do đó rất cần được tìm hiểu, nghiên cứu; đặc biệt đối
với ngành nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta, đây là địa hạt đã và đang được quan tâm
mạnh mẽ.
Trong thực tế nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam những năm
qua, nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ báo chí, diễn ngôn khẩu hiệu, quảng
cáo hay diễn ngôn chính trị - xã hội. Đây là những đối tượng đặc biệt được các nhà phân
tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm. Trong thời gian gần đây cũng đã có một số công
trình ứng dụng lý thuyết này vào việc phân tích những tác phẩm văn học nghệ thuật.
Trong khi đó, văn chính luận là một phong cách chức năng có những yếu tố phù hợp với
hướng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn (đó là sự chi phối sâu sắc của những yếu tố
ngữ cảnh tình huống đối với việc lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ; vấn đề mạch
lạc được thể hiện một cách nổi trội, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của nó đối với lịch
sử, xã hội và tư tưởng,...) lại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào.
Các công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ
trước tới nay mặc dù được khai thác trên nhiều bình diện khác nhau như vấn đề sử dụng
từ ngữ, xây dựng câu, cách thức tổ chức văn bản cũng như những vấn đề thuộc về phong
cách ngôn ngữ, nhưng do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc nên chủ yếu tập
trung vào phân tích cấu trúc nội tại của đối tượng dưới quan điểm của ngữ pháp học
truyền thống mà chưa có công trình nào nghiên cứu nó dưới góc độ của ngôn ngữ học
hành chức, cụ thể ở đây là từ góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn.
Với những lý do trên đây, việc lựa chọn hướng nghiên cứu văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (vấn đề ngôn ngữ giao
tiếp, vấn đề ngôn ngữ trong quá trình sử dụng) cũng là một hướng đi mới của người
nghiên cứu.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết
phân tích diễn ngôn nhằm làm sáng tỏ đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện
ngữ vực (register), qua đó góp phần chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã
hội, có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ. Bên cạnh đó,
những kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc phân tích những tác
phẩm văn chính luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
nói riêng trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
– Nghiên cứu lý thuyết:
+ Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm
xác định những bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung trọng tâm mà luận
án hướng tới;
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở cho
việc nghiên cứu.
– Khảo sát, thu thấp ngữ liệu.
– Từ khung lý thuyết áp dụng và những vấn đề lý luận đã được xác định, luận án
tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ thống trên các phương diện đặc
trưng về Trường, Không khí và Cách thức.
– Rút ra những nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Hiện nay có rất nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn, tuy nhiên để thực hiện
đề tài này chúng tôi lựa chọn đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lý thuyết
ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực [114, 117]. Cụ thể:
+ Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tập trung tìm hiểu qua các kiểu
quá trình chuyển tác và các loại chu cảnh chuyển tác thể hiện nội dung, kinh nghiệm về
thế giới hiện thực của chủ thể diễn ngôn;
+ Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi nghiên cứu Thức trong các kiểu
cú phân theo mục đích nói năng và Tình thái qua các yếu tố tình thái, các biểu thức quy
chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ xưng hô, lớp từ Hán Việt và hệ thống từ đánh giá.
3
+ Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tìm hiểu các cách thức tiến hành
liên kết diễn ngôn thông qua các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn.
– Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn và khảo sát nguồn ngữ liệu là 13 tác phẩm:
+ Những tác phẩm trước năm 1945: Tâm địa thực dân, Những cái tốt đẹp của nền văn
minh Pháp, Bình Đẳng, Công cuộc khai hóa giết người, Bản án chế độ thực dân Pháp.
+ Những tác phẩm sau năm 1945: Tuyên ngôn độc lập; Toàn dân kháng chiến; Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc
lập (1950); Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952); Không có gì
quý hơn độc lập, tự do; Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; bản
Di chúc.
Như vậy, nguồn ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu của luận án là ngữ liệu gồm
nhiều loại diễn ngôn khác nhau, gọi chung là diễn ngôn chính trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu
Trong quá trình thu thập ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh có những vấn đề sau:
Những tác phẩm trước năm 1945 khởi đầu được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại
nước Pháp vì thời điểm này tác giả đang hoạt động cách mạng trên đất Pháp, viết những
tác phẩm chính luận với mục đích tác động đến người Pháp cũng như các dân tộc thuộc
địa Pháp. Sau Cách mạng, những tác phẩm này được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại
Việt Nam. Trong khi đó, tác phẩm sau năm 1945 ban đầu là những bản viết tay hoặc bản
đánh máy chưa được in ấn chính thức (thể hiện qua các bút tích chỉnh sửa của tác giả);
sau khi hoàn thiện đã được đọc trước công chúng trong những sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc và được xuất bản trên báo chí, tiêu biểu là báo Nhân dân.
Sau đó, những tác phẩm chính luận này đã qua nhiều lần biên tập, bổ sung và in ấn
dưới nhiều hình thức và nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên, Nhà xuất bản Quốc
gia - Sự thật (nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là nhà xuất bản đã tập hợp một
cách đầy đủ những tác phẩm văn chương, bài báo, thư từ, bài diễn văn, bản báo cáo, và
các trả lời phỏng vấn truyền thông, báo chí trong và ngoài nước của Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh thành một công trình có tựa đề Hồ Chí Minh toàn tập (sau này là
Hồ Chí Minh tuyển tập) và xuất bản nhiều lần như: Hồ Chí Minh toàn tập gồm 10 tập
(năm 1990); Hồ Chí Minh toàn tập gồm 13 tập (năm 2000); và đến năm 2002 là ấn phẩm
Hồ Chí Minh tuyển tập gồm ba tập, phân chia theo ba giai đoạn: từ năm 1919 đến năm
1945, từ năm 1945 đến năm 1954 và từ năm 1954 đến năm 1969.
Có thể nói, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được viết và in ấn dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau. Để đảm bảo tính chính
danh cho ngữ liệu khảo sát, chúng tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận
được xuất bản năm 2002 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vì những lý do sau:
– Những tác phẩm trước năm 1945 được viết bằng tiếng Pháp hiện nay không được
xem là một tài liệu phổ biến trong các công trình nghiên cứu; bên cạnh đó, những bản
4
viết tay (và bản đánh máy ban đầu) được lưu giữ hiện nay (như là tư liệu gốc) là những
bản đang