Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan
tr ọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần, đặc b i ệt là tái
sản xuất con người. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ
nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi, chưa được đánh giá đúng v ề vai trò, vị thế
trong gia đình và xã h
ội.
Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, nhiều quốc gia việc p hát
triển NNLN đã đạt được nh ững thành t ựu đáng khích lệ trên mọi phương
diện: Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt
động của xã hội; Trong gia đ ình, người phụ nữ cũng đã nh ận được sự chia sẻ,
giúp đỡ và tạo điều kiện từ nam g i ới để phát triển và khẳng định bản thân.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng phân biệt đối xử có tính bất công
đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại vớinhững mức độ khác nhau ở các quốc gia
trên thế giới, đặc biệt, đối với các nước nghèo, lạc hậu. Chính v ấn đề này đã
làm ảnh hưởng tới khả năng vươn lên khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp
của phụ nữ vào sự phát triển bền vữngc ủa các quốc gia trên thế giới.
Dựa trên quan đ i ể m của Chủ nghĩa Mác -Lênin, Đ ảng Cộng sản Việt
Nam luônđánh giá cao vai trò, vị trí, chức năng của phụ nữ,coi phụ nữ là
động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậyhơn25 năm thực
hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nh ữngđường lối,
chủ trương ,chính sách phát triểnvà sử dụng sức mạnh to lớn của NNLNcho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Tuy nhiên, để phát triển được
NNLNCLC trong đi ều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Điều
kiệnxuất phátcủa đ ất nước vốn đã lạc hậu
; chịu ảnh hưởng tư tưởng “trọng
nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấnđề phát triển NNLNCLC là m ột nội
dung quan trọngcần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu
171 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ GIÁNG HƯƠNG
vÊn ®Ò ph¸t triÓn nguån nh©n lùc n÷
chÊt lîng cao ë ViÖt Nam hiÖn nay
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGA
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức
năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là
mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa
học nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Giáng Hương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 20
Chương 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN 24
2.1. Một số khái niệm cơ bản 24
2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng
cao ở Việt Nam hiện nay 43
2.3. Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cơ bản tác động
đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt
Nam hiện nay 54
Chương 3: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68
3.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - Thực
trạng và nguyên nhân 68
3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ
chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 95
Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 108
4.1. Nhóm giải pháp thuộc về điều kiện khách quan cho việc phát
triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao 108
4.2. Nhóm giải pháp thuộc về nhân tố chủ quan trong việc phát triển
nguồn nhân lực nữ chất lượng cao 119
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC 156
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban Chấp hành
BTV : Ban Thường vụ
CĐ, ĐH và sau ĐH : Cao đẳng, đại học và sau đại học
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng nhân dân
NNLNCLC : Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao
NNLN : Nguồn nhân lực nữ
NNL : Nguồn nhân lực
QH : Quốc hội
TCCN và TC nghề : Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề
TW : Trung ương
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Phân bố lực lượng lao động phân theo trình độ năm 2010 69
Bảng 3.2: Phân bố trình độ lực lượng lao động phân theo thành thị
- nông thôn năm 2010 70
Bảng 3.3: Phân bố NNLN năm 2010 phân theo vùng và theo trình độ 70
Bảng 3.4: Tỷ lệ NLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt
động kinh tế - xã hội 71
Bảng 3.5: Tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị từ năm 2007 - 2011 73
Bảng 3.6: Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành (BCH) Đảng ủy các cấp
1991 – 2015 78
Bảng 3.7: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy Đảng 79
Bảng 3.8: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong Quốc hội 80
Bảng 3.9: Tỷ lệ nữ trong HĐND các cấp 1989 - 2016 81
Bảng 3.10: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong HĐND các cấp 81
Bảng 3.11: Tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo, quản lý Nhà nước cấp
Trung ương 82
Bảng 3.12: Tỷ lệ nhân lực nữ tham gia UBND các cấp 84
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến chăm sóc thai sản,
2001 – 2009 89
Bảng 3.14: Số giờ làm việc nhà bình quân 1người/ngày của dân số
chia theo giới tính và trình độ học vấn 92
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân/tháng của NNLCLC 104
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan
trọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần, đặc b iệt là tái
sản xuất con người. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ
nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi, chưa được đánh giá đúng về vai trò, vị thế
trong gia đình và xã hội.
Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, nhiều quốc gia việc phát
triển NNLN đã đạt được nh ững thành tựu đáng khích lệ trên mọi phương
diện: Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt
động của xã hội; Trong gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ,
giúp đỡ và tạo điều kiện từ nam giới để phát triển và khẳng định bản thân.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng phân biệt đối xử có tính bất công
đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại với những mức độ khác nhau ở các quốc gia
trên thế giới, đặc biệt, đối với các nước nghèo, lạc hậu. Chính v ấn đề này đã
làm ảnh hưởng tới khả năng vươn lên khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp
của phụ nữ vào sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, chức năng của phụ nữ, coi phụ nữ là
động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy hơn 25 năm thực
hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những đường lối,
chủ trương, chính sách phát triển và sử dụng sức mạnh to lớn của NNLN cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát triển được
NNLNCLC trong điều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Điều
kiện xuất phát của đất nước vốn đã lạc hậu; chịu ảnh hưởng tư tưởng “trọng
nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấn đề phát triển NNLNCLC là một nội
dung quan trọng cần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu . Hiện nay, những cơ
2hội và thử thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết, mọi tiềm năng quốc gia
phải được khai thác hợp lý, trong đó có NNLN, đặc biệt là NNLNCLC.
Nguồn nhân lực nữ, bộ phận chiếm phần nửa dân cư trong xã hội, với
sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn và rất quan
trọng có thể khai thác và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng cần ghi nhận ở nhiều quốc
gia, khu vực khác nhau trên thế giới, số lượng phụ nữ nắm giữ các chức vụ
chính quyền cấp cao, kể cả cấp cao nhất và bộ phận NNLNCLC ở các lĩnh
vực khác nhau tăng lên rõ rệt. Thụy Điển là quốc gia tiêu biểu, “phụ nữ Thụy
Điển có tất cả các quyền bình đẳng tuyệt đối như nam giới, t ừ giáo dục cho
đến các quyền thừa kế tài sản. Hiện có ½ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong nghị
viện, chính phủ và ban lãnh đạo các địa phương” [31, tr.107]. Mặc dù vậy,
NNLNCLC vẫn chưa được khai thác và phát triển đúng với khả năng của nó.
Thực tế chứng minh, NNLN không thua kém nam giới - xét trên phương diện
trí tuệ, năng lực và những phẩm chất khác. Như vậy, việc phát triển NNLN,
đặc biệt NNLNCLC là một trong những vấn đề quan trọng hiện nay. Bởi nếu
không ta sẽ đánh mất đi một nửa sức mạnh của đất nước cho phát triển kinh tế
- xã hội. Hơn nữa, việc giải phóng, phát triển tiềm năng trí tuệ của
NNLNCLC là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển xã hội. Trình
độ phát triển xã hội đã tạo điều kiện khách quan cho phép khai thác và phát
triển tiềm năng đó ở mức độ cao hơn. Muốn khai thác được tối đa sức mạnh
của NNLNCLC thì chúng ta phải biết kết hợp một cách có hiệu quả sự tác
động của điều kiện khách q uan và nhân tố chủ quan trong quá trình tác động
vào việc phát triển NNLNCLC. Do vậy, NNLNCLC nước ta cần được phát
triển như là một bộ phận quan trọng của NNLCLC nói chung trong quá trình
phát triển đất nước hiện nay.
3Vừa là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, vừa là một bộ phận của
nguồn nhân lực nước ta, NNLNCLC đã và đang say mê lao động sáng tạo với
nhiệt tình và khả năng vốn có của mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây
dựng đất nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ. Đồng thời, nguyện
vọng tha thiết chung của NNLNCLC là xã hội và gia đình tạo cho họ những
điều kiện khách quan thuận lợi để nâng cao trình độ, khả năng nhằm góp phần
to lớn hơn vào quá trình phát triển đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh.
Với mục đích như vậy, việc nghiên cứu vấn đ ề phát triển NNLNCLC -
nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan
và những đóng góp của họ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
thời gian qua như thế nào? Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khả thi để phát triển
được NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước là vấn đề
bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Với suy nghĩ vậy, tôi chọn đề tài “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực
nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục tiêu của luận án
Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố
chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện
nay, đánh giá thực trạng NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài luận
án. Trên cơ sở đó, kế thừa những giá trị tích cực của các công trình nghiên
cứu trước và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, hệ thống hóa và luận giải những khái niệm cơ bản có liên quan
đến đề tài; Phân tích tầm quan trọng và những điều kiện khách quan, nhân tố
chủ quan cơ bản tác động tới việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
4Thứ ba, phân tích thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong
việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tiếp cận từ góc độ triết học nhìn từ
mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của vấn đề phát
triển NNLNCLC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về NNLNCLC (trong độ tuổi học tập và lao động)
tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ khi Đảng ta tiến hành
đổi mới đất nước.
Nghiên cứu thực trạng NNLNCLC và những vấn đề đặt ra trong phát triển
NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, qua số liệu thống kê NNLNCLC tham gia
lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và khoa học, công nghệ. Với giả thiết
là các lĩnh vực khác cũng có điều kiện phát triển giống như các lĩnh vực này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực
chất lượng cao, vai trò của phụ nữ, giải phóng phụ nữ và những nghiên cứu về
lao động nữ đã có .
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận
để luận giải, phân tích vấn đề.
Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp,
trừu tượng hóa và khái quát hóa, đối chiếu so sánh, xử lý số liệu thống kê.
5Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp liên ngành của xã hội học và
khoa học về giới….
5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ thêm về NNLNCLC, phát triển NNLNCLC và
tầm quan trọng của việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
Luận án góp phần phân tích thêm một số mâu thuẫn cơ bản từ tiếp cận
giới trong việc phát triển NNLNCLC của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó,
luận án đưa ra một số giải pháp thuộc về điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
Bước đầu luận án có những tiếp cận mới về vấn đề giới trong chiến lược
NNLNCLC nói riêng và NNLCLC của Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về NNLNCLC, bổ sung thêm những cơ sở khoa học có thể tham khảo
trong hoạch định chiến lược và chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề phát
triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về NNLNCLC, về giới và phát triển trong các trường đại học và
cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguồn
nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
PTS Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới) (1996), Phát
triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG,
Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của NNL trong nền kinh
tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh phát triển giáo dục ở
một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào
việc phát triển NNL ở nước ta sẽ góp phần tạo ra NNLCLC, tạo động lực thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX-07, đề tài KX-07-
18, PGS.TS Nguyễn Trọng Bảo chủ biên (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội
với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡ ng, sử dụng và đãi ngộ
người tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề
“bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng ta ghi trong cương lĩnh, Nhà nước ta ghi
trong Hiến pháp. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của gia
đình, nhà trường và xã hội trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, trên cơ sở đó, đã đưa ra một số giải
pháp để phát triển nguồn lực này.
GS.PTS Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã hội - 0309)
(1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những định hướng chính sách. Đề
tài đã làm rõ những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với tư cách là
một nguồn lực quan trọng, cơ bản của NNL; vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức
7Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thực trạ ng đội ngũ trí thức
và chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó, có chính sách
chiến lược phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng với
vai trò là lực lượng trụ cột, bộ phận tinh túy nhất của NNL.
TS. Đỗ Minh Cương, PGS.TS Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn
nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập
đến một số nội dung về giáo dục đại học, đồng thời đề xuất những giải pháp có
tính khả thi nhằm phát triển NNL giáo dục đại học, bộ phận nhân lực có trình
độ cao trong NNL nước ta, để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.
TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở
Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày hệ thống
một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử
dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực NNL; giới
thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn
lực con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.
Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn
nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại
Hội thảo của Đề tài KX.05.11 thuộc Chương trình khoa học - công nghệ cấp
Nhà nước KX.05 (giai đoạn 2001 - 2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm
và những khuyến nghị chính yếu trong quản lý NNL Việt Nam. Công trình có
ý nghĩa quan trọng để Nhà nước ta quản lý hiệu quả NNL Việt Nam, góp
phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH,
HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ một số
8vấn đề chung về CNH, HĐH như: Khái lược quá trình công nghiệp hóa trên
thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc đ iểm của CNH, HĐH ở Việt
Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố
quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con người ở Việt
Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên cơ sở
đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải
pháp cơ bản: nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con
người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp xây
dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn
lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam.
Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý NNL như
vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người; các mô hình quản lý NNL;
các yếu tố tác động đến quản lý NNL và các chính sách vĩ mô tác độ ng đến
quản lý NNL; Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các
nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, kinh nghiệm của các nước Đông Á
và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; Những tư liệu thu thập được từ các cơ
quan quản lý cũng như số liệu điều tra thực tiễn phong phú, có hệ thống và có
độ tin cậy cao là những tư liệu có giá trị đánh giá hiện trạng và phát triển
những vấn đề trong quản lý NNL ở nước ta. Đặc biệt, các tác giả đã phân tích
những khác biệt trong quản lý NNL ở một số lĩnh vực: hành chính nhà nước,
sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã hội học. Đây là
những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về tuyển dụng, sử dụng,
đánh giá và phát triển NNL trong các khu vực khác nhau của nền kinh tế; Các
tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế
cho các mô hình đã lạc hậu. Đồng thời cuốn sách cũng đề xuất hệ thống
9những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NNL
trong ba khu vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh.
Các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
Bộ Kế hoạch và đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch
phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Báo cáo là một công trình
khoa học quý báu của các nhà khoa học, đã tập trung làm rõ các nội dung quan
trọng sau: Hiện trạng phát triển NNL Việt Nam với những thành tựu cơ bản,
những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của nó; Phương hướng phát triển NNL
Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; Các giải pháp chủ yếu thực
hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Tổ chức
thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực nữ
chất lượng cao
TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của
nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của xã hội; đồng thời làm rõ đặc điểm,
thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó
khẳng định sự cần thiết phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh
của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu như: nâng
cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ
trong công cuộc đổi mới; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm tạo
nguồn cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy quá
trình phát huy nguồn lực trí tuệ; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành
mạnh thúc đẩy sự phát triển cao và bền vững của nguồn lực trí tuệ Việt Nam.
Đây là những giải pháp mang tính khả thi để phát triển NNL đỉnh cao trong
NNL của đất nước. Công trình có ý nghĩa quan trọn g về mặt lý luận trong
việc phát triển và phát huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, bộ phận quan
10
trọng nhất của NNLCLC, góp phần phát triển