Luận án Vấn đề xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Là một phương diện của văn hóa, văn hóa chính trị ra đời, phát triển gắn liền với sự ra đời, phát triển của chính trị. Văn hóa chính trị bao gồm toàn bộ những thành tựu mà con người đạt được trong lĩnh vực chính trị, thể hiện dưới hình thức các giá trị chính trị, các chuẩn mực chính trị, các nhân vật chính trị và các biểu tượng chính trị. Nói khát quát, văn hóa chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật hoạt động chính trị. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa chính trị là hết sức cần thiết. Nó không chỉ khám phá sức sáng tạo của nhân dân trong trong đời sống chính trị, mà còn phản ánh sự tự ý thức về sức sáng tạo và bản sắc văn hóa chính trị của quốc gia dân tộc nhất định. Việt Nam là một dân tộc văn hiến, có nền văn hóa lâu đời, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội và động lực phát triển đất nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam “đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới” [18, tr.25]; song vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và cả những nguy cơ, thách thức to lớn Trong đó, “văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững Môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực” [18, tr.84]. Đặc biệt, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” [18, tr.95] đã và đang làm tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng, Nhà nước và niềm tin của nhân dân.

pdf183 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- MAI HỒNG CÔNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- MAI HỒNG CÔNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Ngành: Chính trị học Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản thân, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, chưa từng được công bố trên bất kỳ một công trình nào khác. Nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Mai Hồng Công MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 7 1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu về văn hóa .................................. 7 1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm văn hóa ................................................... 7 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và hệ giá trị văn hóa ............. 10 1.1.3. Nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ..................................................................................................... 12 1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu về văn hóa chính trị ................ 15 1.2.1. Khái quát các công trình nghiên cứu văn hóa chính trị ở nước ngoài .............................................................................................. 15 1.2.2. Khái quát các công trình nghiên cứu văn hóa chính trị ở Việt Nam ................................................................................................ 17 1.2.3. Khái quát các công trình nghiên cứu về xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 22 1.3. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................. 27 1.3.1. Khái niệm văn hóa chính trị .......................................................... 27 1.3.2. Nội dung của văn hóa chính trị Việt Nam .................................... 28 1.3.3. Thực trạng xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ........ 29 1.3.4. Quan điểm, phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ......................................... 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 30 Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM ......................... 31 2.1. Lý luận chung về văn hóa chính trị ...................................................... 31 2.1.1. Tiếp cận về văn hóa chính trị ........................................................ 31 2.1.2. Khái niệm văn hóa chính trị .......................................................... 40 2.2. Một số vấn đề văn hóa chính trị Việt Nam .......................................... 45 2.2.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển văn hóa chính trị Việt Nam ................................................................................... 45 2.2.2. Nội dung của văn hóa chính trị Việt Nam .................................... 51 2.3. Xây dựng văn hóa chính trị ................................................................... 69 2.3.1. Tiếp cận, định nghĩa xây dựng văn hóa chính trị .......................... 69 2.3.2. Chủ thể và nội dung xây dựng văn hóa chính trị .......................... 72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 77 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 79 3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và những yếu tố tác động đến xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 79 3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 79 3.1.2. Kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ................... 87 3.2. Thực trạng vai trò chủ thể và nội dung xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 92 3.2.1. Thực trạng vai trò chủ thể trong xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 92 3.2.2. Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 99 3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 121 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 127 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ....................................................................................... 129 4.1. Quan điểm xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .............................................................................................. 130 4.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là nhận thức của cán bộ, đảng viên, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về vai trò văn hóa và văn hóa chính trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ........... 130 4.1.2. Xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo và hệ thống chính trị thành phố làm nòng cốt ................................................................................... 132 4.1.3. Phát huy những giá trị đặc sắc, độc đáo của Thành phố trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc .......................................................... 133 4.2. Phương hướng xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .............................................................................................. 135 4.2.1. Đề cao vai trò của văn hóa chính trị trong mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố ...................................... 135 4.2.2. Đưa văn hóa chính trị vào đời sống chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung và phương thức phù hợp ................ 137 4.2.3. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở thành phố mang tên Người ................................... 139 4.3. Những giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ....................................................................................... 143 4.3.1. Nâng cao hiểu biết của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của văn hóa và văn hóa chính trị trong sự phát triển toàn diện Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 143 4.3.2. Xây dựng các giá trị, các chuẩn mực văn hóa chính trị, các nhân vật và biểu tượng văn hóa chính trị Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh ......... 148 4.3.3. Nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân tham gia vào hoạt động giám sát và phản biện xã hội ... 152 4.3.4. Kiên trì và kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực xã hội ..................................... 155 4.3.5. Tập trung các nguồn lực để xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa và văn hóa chính trị ............................................................. 160 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................. 163 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 169 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một phương diện của văn hóa, văn hóa chính trị ra đời, phát triển gắn liền với sự ra đời, phát triển của chính trị. Văn hóa chính trị bao gồm toàn bộ những thành tựu mà con người đạt được trong lĩnh vực chính trị, thể hiện dưới hình thức các giá trị chính trị, các chuẩn mực chính trị, các nhân vật chính trị và các biểu tượng chính trị... Nói khát quát, văn hóa chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật hoạt động chính trị. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa chính trị là hết sức cần thiết. Nó không chỉ khám phá sức sáng tạo của nhân dân trong trong đời sống chính trị, mà còn phản ánh sự tự ý thức về sức sáng tạo và bản sắc văn hóa chính trị của quốc gia dân tộc nhất định. Việt Nam là một dân tộc văn hiến, có nền văn hóa lâu đời, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội và động lực phát triển đất nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam “đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới” [18, tr.25]; song vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và cả những nguy cơ, thách thức to lớn Trong đó, “văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững Môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực” [18, tr.84]. Đặc biệt, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” [18, tr.95] đã và đang làm tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng, Nhà nước và niềm tin của nhân dân. Trong bối cảnh đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, văn hóa và văn hóa chính trị Việt Nam sẽ hội nhập thế nào để tranh thủ được những tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần tăng thêm năng lực nội sinh dân 2 tộc, đồng thời tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ “văn hóa ngoại lai” của phương Tây. Để phát huy mạnh mẽ sức mạnh của những thành tựu to lớn trong những năm đổi mới vừa qua; đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém và tiêu cực nói trên nhằm đưa đất nước phát triển theo hướng toàn diện, bền vững, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: cần “tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên. Thực hiện những giải pháp dột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” [18, tr.143]. Là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước, trong những năm đổi mới Thành phố Hồ Chí Minh đã phấn đấu vượt bậc, đạt được những kết quả to lớn, đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước (kinh tế dẫn đầu với đóng góp mỗi năm 22% GDP và 27% ngân sách cả nước, chế độ chính trị - xã hội ổn định, văn hóa giáo dục tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể). Tuy nhiên, quá trình phát triển của thành phố cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém, bất cập cả trong công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Điều đó làm cho “tiềm năng, lợi thế của thành phố chưa được khai thác hiệu quả. Tính vượt trội, sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực dẫn dắt đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm, kinh tế tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp” [20, tr.1]. Đại hội XI Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh xác định mục tiêu và nhiệm vụ chính trị to lớn là: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính 3 trị trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân; “xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một không gian văn hóa Hồ Chí Minh; nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của thành phố mang tên Bác” [17, tr.53]. Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh: “Mục tiêu đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động, sáng tạo” [20, tr.3]. Để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, Thành phố Hồ Chí Minh cần huy động tất cả các nguồn lực, tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển văn hóa và văn hóa chính trị ngang tầm với nhiệm vụ mới. Vì vậy, nghiên cứu “vấn đề xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Làm rõ lý luận chung về văn hóa chính trị và văn hóa chính trị Việt Nam; cơ sở lý luận xây dựng văn hóa chính trị và thực trạng xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa chính trị và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. - Thứ hai, nghiên cứu làm rõ hơn lý luận chung về văn hóa chính trị, một số vấn đề văn hóa chính trị Việt Nam và vấn đề xây dựng văn hóa chính trị. 4 - Thứ ba, phân tích thực trạng xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Thứ tư, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa chính trị, văn hóa chính trị Việt Nam và xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu vào nội dung văn hóa chính trị và quan điểm, phương hướng, giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh (thời gian khảo sát xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị, đổi mới chính trị và xây dựng văn hóa chính trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Luận án sử dụng những kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về văn hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành với phương pháp nghiên cứu liên ngành và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân chia văn hóa chính trị thành các yếu tố, bộ phận, thuộc tính để nhận thức sâu sắc chúng; và trên cơ sở đó liên kết, thống nhất, khái quát lại để xác định tầng, nội dung của văn hóa chính trị. Phương pháp này còn dùng để phân tích, đánh giá thực trang xây 5 dựng, phát triển văn hóa chính trị và những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. - Phương pháp lịch sử và lôgíc: Phương pháp lịch sử phân tích quá trình phát triển của văn hóa chính trị với các sự kiện, yếu tố phong phú, đa dạng... Thông qua đó, phương pháp lôgíc chắt lọc, khái quát rút ra giá trị cốt lõi cùng bản chất, tính quy luật phát triển của văn hóa chính trị xuyên suốt các sự kiện lịch sử. Hai phương pháp này còn góp phần dự báo sự phát triển của văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: phương pháp quy nạp tập trung phân tích, trình bày lý luận chung về văn hóa chính trị và văn hóa chính trị Việt Nam. Trên cơ sở đó phương pháp diễn dịch phân tích việc xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh mang những giá trị chung (giá trị cốt lõi) của văn hóa chính trị Việt Nam và những biểu hiện đặc sắc (đặc thù) ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp quan trọng khác như: so sánh và đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp khái quát hóa để xác định quan điểm, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Một là, luận án làm rõ thêm và trình bày có hệ thống lý luận chung về văn hóa chính trị và cấu trúc, nội dung cơ bản của văn hóa chính trị Việt Nam (các giá trị chính trị, các chuẩn mực chính trị, các nhân vật chính trị và các biểu tượng văn hóa chính trị tiêu biểu). - Hai là, luận án phân tích và làm rõ thực trạng xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh (cả thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của chúng). 6 - Ba là, luận án đã xác định quan điểm, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Thứ nhất, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học, góp phần hoàn thiện và hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng văn hóa chính trị tiến bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. - Thứ hai, kết quả nghiên cứu và những kết luận của luận án góp phần nâng cao nhận thức chính trị của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền thành phố, các tổ chức chính trị và chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân thành phố về vai trò, giá trị, ý nghĩa của của văn hóa chính trị trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình. - Thứ ba, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu khoa học, có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo về xây dựng văn hóa, con người, văn minh đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ. Đồng thời, chúng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy các môn văn hóa và văn hóa chính trị tại các trường đại học, học viện ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 Chương (có 11 tiết), phần Kết luận, Danh mục các công trình liên quan đến luận án của tác giả đã công bố và Danh mục tài liệu tham khảo. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu về văn hóa Văn hóa chính trị, dù xem xét ở góc độ nào cũng bắt nguồn từ văn hóa, trở thành một bộ phận và luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa. Do vậy, khi xem xét tình hình nghiên cứu văn hóa chính trị, trước hết cần xem xét khái quát các công trình nghiên cứu văn hóa với những yếu tố chủ yếu sau: khái niệm văn hóa (chú trọng cấu trúc khái niệm văn hóa), vai trò, chức năng của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó là những yếu tố quan trọng làm cơ sở để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_xay_dung_van_hoa_chinh_tri_o_thanh_pho_ho_chi.pdf
  • pdfQD_MaiHongCong.pdf
  • docxTrich yếu - Mai Hong Cong.docx
  • pdfTT Eng MaiHongCong.pdf
  • pdfTT MaiHongCong.pdf