Các nghiên cứu thống nhất cho rằng PPTH có đặc điểm như: là PP dạy học lấy học sinh làm trung tâm; tạo môi trường trao đổi giữa học sinh với giáo viên, giao tiếp giữa HS với HS; gắn liền thực tế cuộc sống; học sinh phải phối hợp tri thức của nhiều môn học và kinh nghiệm bản thân; HS được kiểm tra, đánh giá căn cứ vào quá trình tổ chức hoạt động học tập; các kết quả của những sản phẩm học tập được trình bày đa dạng;
Về ưu điểm, hầu hết các công trình đi trước đều cho rằng phương pháp tình huống kích thích hứng thú cho người học; tạo cơ hội để người học tự tin thể hiện bản thân và phát triển được các kỹ năng sống cần thiết; giúp người học ghi nhớ sâu kiến thức nhờ cách trang bị lý thuyết gắn với việc tiến hành tổ chức hoạt động học mang đầy tính thực tiễn; hình thành và phát triển PC và NL của cả người học và người dạy;
Về nhược điểm, các nghiên cứu đi trước đều thống nhất cho rằng nhược điểm của phương pháp tình huống là xây dựng TH và giải quyết TH cần đầu tư thêm nhiều về thời gian và nhiều về trí tuệ, vì vậy các TH được sử dụng phải thực sự là điển hình để tránh lãng phí nhiều thời gian của học viên; học viên dễ bị chệch hướng trong quá trình giải quyết TH, dễ dẫn đến tâm lý nản chí khi xuất hiện những tình huống, mới và khó hoặc không thực sự nhiệt tình tham gia khi TH đưa ra thiếu sự hấp dẫn; nhiều tình huống rất tốn kém về mặt tài chính, khó thực hiện;
Quan tâm đến việc vận dụng PPDH tình huống, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên tắc, biện pháp tổ chức các hoạt động DH bằng PP này.
Về nguyên tắc vận dụng PPTH trong dạy học, các tác giả đều cho rằng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc: phù hợp với các HT tổ chức DH; bám sát mục tiêu DH của từng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS; bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, tính kế thừa và phát triển; đặc biệt với khả năng nhận thức của người học.
Về biện pháp tổ chức hoạt động dạy học, các nghiên cứu đi trước đã bước đầu đề cập đến quy trình thực hiện dạy học bằng PPTH với các giai đoạn chủ yếu như: giới thiệu TH, giải quyết TH; rút ra kết luận.
222 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ THANH HẢI
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ THANH HẢI
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Đức Doãn
HÀ NỘI – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Những kết quả trong luận án phản ánh trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hồ Thanh Hải
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Đào Đức Doãn - Người Thầy đầy tâm huyết, luôn tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ em vượt qua mọi khó khăn, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành Luận án này.
Em xin chân thành cảm ơn Trường ĐHSP Hà Nội, quý Thầy, Cô, cán bộ Khoa LLCT-GDCD đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian học và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện và hướng dẫn cho em hoàn thành thủ tục về Luận án.
Em xin chân thành cảm ơn Trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng, các đồng nghiệp của Khoa Giáo dục Chính trị đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, giáo viên 2 trường thực nghiệm sư phạm, các em giáo sinh thực tập và các em học sinh tại các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực hiện Luận án này.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, khích lệ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em về cả vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình dài học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản Luận án.
Một lần nữa chân thành cảm ơn!
Tác giả
Hồ Thanh Hải
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Chương trình
DH : Dạy học
ĐC : Đối chứng
ĐHND : Định hướng nội dung
GDCD : Giáo dục công dân
GDPL : Giáo dục pháp luật
GDKT&PL : Giáo dục Kinh tế và pháp luật
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KQHT : Kết quả học tập
KTDH : Kĩ thuật dạy học
NL : Năng lực
PL : Pháp luật
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
PPTH : Phương pháp tình huống
DHTH : Dạy học tình huống
PTNL : Phát triển năng lực
QTDH : Quá trình dạy học
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
TH : Tình huống
TN : Thực nghiệm
XLTH : Xử lí tình huống
YCCĐ : Yêu cầu cần đạt
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng ma trận đề KT môn GDCD 103
Bảng 4.1. Bảng tần số điểm đánh giá NL của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 117
Bảng 4.2. Bảng mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 118
Bảng 4.3. Bảng tham số đặc trưng bài KT đánh giá NL đầu vào lớp ĐC và lớp TN 119
Bảng 4.4. Bảng tần số điểm đánh giá NL của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 121
Bảng 4.5. Bảng mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 121
Bảng 4.6. Bảng tham số đặc trưng bài KT đánh giá NL đầu vào của lớp ĐC và lớp TN 122
Bảng 4.7. Bảng thang đánh giá NL của HS trong DH pháp luật vận dụng PP tình huống môn GDCD ở THPT 124
Bảng 4.8. Bảng tần số điểm đánh giá NL của HS qua bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 1) 126
Bảng 4.9. Bảng mức độ NL HS của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 1) 127
Bảng 4.10. Bảng tham số đặc trưng của bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 1) 129
Bảng 4.11. Bảng tần số điểm đánh giá NL của lớp ĐC và lớp TN qua bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 2) 130
Bảng 4.12. Bảng mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 2) 131
Bảng 4.13. Bảng tham số đặc trưng của bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 2) 132
Bảng 4.14. Bảng tần số điểm đánh giá NL của HS qua bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 1) 134
Bảng 4.15. Bảng mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 1) 135
Bảng 4.16. Bảng tham số đặc trưng của bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 1) 136
Bảng 4.17. Bảng tần số điểm đánh giá NL của HS qua bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 2) 138
Bảng 4.18. Bảng mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 2) 139
Bảng 4.19. Bảng các tham số đặc trưng bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 2) 141
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Quan niệm về PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 54
Biểu đồ 2.2: Đặc điểm của PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 54
Biểu đồ 2.3. Ưu điểm của vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 55
Biểu đồ 2.4. Nhược điểm của vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 56
Biểu đồ 2.5. Sự cần thiết vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 56
Biểu đồ 2.6: Nhận thức của HS về tình huống pháp luật trong dạy học môn GDCD 57
Biểu đồ 2.7. Tầm quan trọng của vận dụng PPTH trong DH môn GDCD 58
Biểu đồ 2.8: Phương pháp dạy học chủ yếu được vận dụng trong DH môn GDCD 58
Biểu đồ 2.9. Mức độ vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 59
Biểu đồ 2.10. Quy trình GV đã vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 60
Biểu đồ 2.11. Nguyên tắc GV đã vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 60
Biểu đồ 2.12. Biện pháp GV đã vận dụng PPTH trong DH pháp luật môn GDCD ở THPT 61
Biểu đồ 2.13. Thuận lợi khi vận dụng PPTH trong DH pháp luật ở môn GDCD 61
Biểu đồ 2.14: Khó khăn khi vận dụng PPTH trong DH nội dung pháp luật ở môn GDCD 62
Biểu đồ: 2.15. Mức độ hứng thú của HS trong DH vận dụng PPTH nội dung pháp luật trong môn GDCD cấp THPT 63
Biểu đồ 2.16: Tự đánh giá của HS về hành vi thực hiện PL của bản thân và các bạn sau khi được học nội dung GD pháp luật bằng vận dụng PPTH 63
Biểu đồ 2.17. Kết quả học tập của học sinh sau khi học môn GDCD có vận dụng PPTH ở THPT 65
Biểu đồ 4.1. Tần suất (%) phân loại KQ bài KT đầu vào của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 117
Biểu đồ 4.2. Biểu diễn mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 118
Biểu đồ 4.3. Tần suất (%) phân loại KQ bài KT đầu vào của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 121
Biểu đồ 4.4. Biểu diễn mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN khi chưa tác động SP 122
Biểu đồ 4.5. Tần suất (%) phân loại KQ bài KT số 1 của lớp ĐC và lớp TN trong thực nghiệm thăm dò (vòng 1)....124
Biểu đồ 4.6. Biểu diễn mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 1) 128
Biểu đồ 4.7. Tần suất (%) phân loại KQ bài KT số 1 của lớp TN và lớp ĐC (vòng 2) 131
Biểu đồ 4.8. Biểu diễn mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 1 trong TN thăm dò (vòng 2) 131
Biểu đồ 4.9. Tần suất (%) phân loại KQ bài KT số 2 của lớp ĐC và lớp TN trong TN tác động (vòng 1) 135
Biểu đồ 4.10. Biểu diễn mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 1) 135
Biểu đồ 4.11. Tần suất (%) phân loại KQ bài KT số 2 của lớp ĐC và lớp ĐC trong TN tác động (vòng 2) 139
Biểu đồ 4.12. Biểu diễn mức độ NL của lớp ĐC và lớp TN qua KQ bài KT số 2 trong TN tác động (vòng 2) 139
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thông tư 32/2018/TT-BGDDT ngày 26/12/2018 chính thức được ban hành nhằm thực hiện chương trình dạy học mới. Trong nhiều môn học và các hoạt động, môn GDCD là môn học giữ vai trò và vị trí chủ đạo trong việc định hướng, giáo dục học sinh ý thức và việc thực hiện hành vi của người công dân. Mục tiêu môn GDCD theo chương trình phổ thông mới là góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các PC chủ yếu như: Chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước; các NL người công dân Việt Nam, nhất là NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi, NL tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội để đáp ứng yêu cầu về phát triển của các cá nhân cũng như đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng NNPQ và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghệ mới 4.0 [1]. Để thực hiện được mục tiêu đó, GV dạy môn học này phải có PPDH nhằm phát huy tính tích cực cho việc học tập của HS, vì chỉ khi sử dụng PPDH phù hợp mới có thể “chuyển các giá trị văn hoá, đạo đức, các kiến thức pháp luật, kinh tế thành ý thức và hành vi của người công dân” [2; tr.1].
Giáo dục pháp luật là một trong các ND chủ yếu của CT môn GDCD. Trong chương trình môn GDCD 2006 ở cấp trung học phổ thông (THPT), nội dung giáo dục pháp luật được dạy ở lớp 12, chiếm 1/3 tổng thời lượng. Trong chương trình môn GDCD 2018 ở cấp THPT, nội dung GDPL được dạy ở cả 3 lớp học, chiếm 1/2 tổng thời lượng dành cho cả chương trình môn học. Điều đó cho thấy giáo dục pháp luật ngày càng có tầm quan trọng. Do nội dung DH là những quy định pháp luật dùng với mục đích điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực xã hội diễn ra hàng ngày cho nên quá trình dạy học GDPL chỉ có thể đạt được mục tiêu là sớm hình thành và phát triển cho HS ý thức, hành vi của người công dân khi GV môn học dạy học sử dụng tốt các PPDH tích cực hoá HS. Trong các PPDH tích cực phù hợp đó, đầu tiên phải nhắc đến phương pháp tình huống (PPTH). Đối với mạch GDPL thì PPTH có rất nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh vì nó chú trọng việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS khám phá, tự phân tích, tự khai thác các nguồn dữ liệu, xử lí tình huống (XLTH) thực tiễn. Thông qua các tình huống pháp luật thể hiện sinh động các mối quan hệ đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày, HS sẽ được tự mình trải nghiệm để hiểu rõ về các quyền cũng như nghĩa vụ của công dân, những lợi ích mang lại khi thực hiện pháp luật đúng, tác hại của vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Từ đó, HS sẽ có cơ hội bày tỏ cảm xúc, thái độ, ý kiến đánh giá của bản thân về những hành vi thực hiện đúng/chưa đúng quy định của pháp luật trong từng tình huống, tự mình hình thành kiến thức, thái độ và hành vi, tự mình được hình thành, phát triển PC và NL. Chính vì vậy, vận dụng PPTH trong dạy học nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT đã và đang ngày càng được nhiều GV môn học chú trọng.
Về lý luận, PPTH trong DH nói chung đã được nghiên cứu từ rất lâu và khá nhiều; nhất là kết quả của những công trình NC về vận dụng nó trong DH các môn học. Nhiều nghiên cứu đã khái quát về quan điểm, nguyên tắc, phương thức, quy trình, điều kiện...trong vận dụng phương pháp này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và thấu đáo về vận dụng PPTH trong dạy học nội dung pháp luật ở môn GDCD cấp THPT. Đó là một hạn chế của việc vận dụng lý luận vào thực tiễn khiến cho chất lượng dạy học nội dung pháp luật ở môn học này chưa thực sự được như mong muốn.
Thực tế dạy học nội dung pháp luật ở môn GDCD tại thành phố Đà Nẵng đã cho thấy rõ điều đó. Nhiều GV chưa nhận thức đầy đủ các vấn đề lí luận của việc vận dụng PPDH này. Một số giáo viên vận dụng PPDH này không bảo đảm được các nguyên tắc dạy học phù hợp, không có các biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình của PPTH, không kết hợp được một cách phù hợp PPTH với các PPDH tích cực khác. Vẫn còn không ít GV chưa nhận thức được sự cần thiết phải vận dụng PPTH trong DH nội dung PL nên vẫn chưa thoát ra được thói quen dạy học theo các phương pháp truyền thụ một chiều nhằm chủ yếu trang bị cho học sinh kiến thức pháp luật. Vì vậy đã không chuyển được từ nhận thức về pháp luật đến thực hiện hành vi PL.
Để khắc phục hạn chế nói trên, góp phần nâng cao hiệu quả DH nội dung pháp luật ở môn GDCD cấp THPT, đó là lí do tôi lựa chọn tên đề tài“Vận dụng PPTH trong dạy học nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở trường THPT” cho công trình của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ việc nghiên cứu CSLL và TT, luận án đề xuất các nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPTH trong dạy học nội dung pháp luật trong môn GDCD cấp THPT theo định hướng phát triển NL để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc dạy học môn GDCD ở trường THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề vận dụng PPTH trong DH nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT.
- Nghiên cứu CSLL và thực trạng vận dụng PPTH trong DH nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT.
- Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp DH nội dung PL trong môn GDCD cấp THPT.
- Tiến hành TNSP nhằm chứng minh được tính khả thi và hiệu quả giáo dục của các nguyên tắc và biện pháp đã nêu trong DH nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT theo phương pháp tình huống.
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể NC là quá trình dạy học môn GDCD cấp THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng NC gồm: CSLL và thực trạng; các nguyên tắc và biện pháp vận dụng PPTH trong DH nội dung pháp luật ở môn GDCD cấp THPT.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu việc vận dụng PP tình huống trong DH nội dung pháp luật ở môn GDCD 2006 cấp THPT.
Về không gian: Khảo sát thực trạng và thực nghiệm SP việc vận dụng PPTH trong DH nội dung pháp luật trong môn GDCD tại các trường THPT công lập tại thành Phố Đà Nẵng. Luận án chọn Đà Nẵng làm địa bàn khảo sát thực trạng và thực nghiệm vì Đà Nẵng là nơi có đủ cả ba vùng: nông thôn, thành phố và vùng khó khăn.
Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2022.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong DH nội dung pháp luật ở môn GDCD tại THPT nhằm hình thành, phát triển NL cho HS, phương pháp tình huống là một PPDH có nhiều ưu thế. Căn cứ vào lí luận về PPDH tình huống và đặc thù của việc dạy học nội dung PL ở môn GDCD, đề xuất được các nguyên tắc, biện pháp dạy học thích hợp. Các nguyên tắc và biện pháp nếu vận dụng theo đúng yêu cầu mà luận án đưa ra thì DH nội dung PL trong môn GDCD tại trường THPT bằng PPTH sẽ đáp ứng các YCCĐ về PC và NL, tính tích cực học tập của HS được phát huy, trên cơ sở đó, chất lượng DH môn GDCD sẽ được nâng cao hơn.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Về phương pháp luận
Sử dụng các PP tiếp cận chủ yếu là:
- Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: nghiên cứu vận dụng PPTH trong mối tương quan với các PPDH tích cực khác như: đóng vai, dự án, nêu vấn đề, đặc biệt là thảo luận nhóm vv
- Tiếp cận NL: nghiên cứu vận dụng PPTH nhằm hình thành, phát triển PC, NL cho HS thông qua vận dụng kiến thức đã học để giáo dục thái độ, hành vi và GQVĐ về thực hiện pháp luật (THPL) trong cuộc sống hằng ngày.
- Tiếp cận thực tiễn: nghiên cứu vận dụng PP tình huống sao cho phù hợp với HS ở mỗi vùng miền về đặc điểm tâm lý, nhận thức. Ở các cơ sở giáo dục cần phù hợp với đặc điểm về: kinh tế, văn hoá, xã hội, các điều kiện dạy học khác.
6.2. Về PP nghiên cứu lý thuyết và PP nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Nhóm các PP NC lý thuyết
Để thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu nhằm mục đích làm rõ những lí luận cơ bản của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, đề xuất các nguyên tắc, biện pháp và xây dựng mô hình thực nghiệm về vận dụng PPTH trong dạy học nội dung pháp luật trong môn GDCD ở trường THPT cần phối kết hợp những PP chủ yếu như: Tổng hợp và phân tích; lịch sử và logic; quy nạp và diễn dịch, vv..
6.2.2 Nhóm các PP nghiên cứu thực tiễn
Các PP thực tiễn chủ yếu được sử dụng như:
- PP điều tra: Sử dụng phiếu hỏi khảo sát thực trạng và đánh giá độ khả thi của từng nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPTH trong DH nội dung pháp luật ở môn GDCD tại trường THPT.
- PP quan sát: quan sát thái độ, hành vi tham gia các hoạt động học tập của HS tại lớp TN và lớp ĐC để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các nguyên tắc, biện pháp dạy học nội dung PL trong môn GDCD tại trường THPT bằng phương pháp tình huống thông qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên.
- PP thực nghiệm: Sử dụng phương án TN song song tại lớp TN và lớp ĐC nhằm phân tích, so sánh, đánh giá và chứng minh giả thuyết KH của đề tài.
- PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động: PP này được sử dụng để xem xét, đánh giá các sản phẩm học sinh tạo ra trong thực hiện các nhiệm vụ học tập như bài làm, vở ghi, sản phẩm học tập,. qua đó tìm hiểu, đánh giá năng lực của học sinh cũng như quá trình học sinh tạo ra sản phẩm.
- PP chuyên gia: PP này được sử dụng để tham khảo ý kiến các nhà khoa học và giáo viên môn học trong: viết đề cương, lựa chọn PP NC, thiết kế bảng hỏi của phiếu KS thực trạng, xây dựng các nguyên tắc, biện pháp sư phạm.
- PP thống kê toán học: Các số liệu điều tra thực trạng, kết quả điểm những bài kiểm tra trong QT thực nghiệm được thực hiện bằng phương pháp thống kê theo thuật toán và được xử lí trên Excel, rút ra những kết luận, nhận xét một cách khoa học, đảm bảo khách quan đối với vấn đề NC.
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
- Đánh giá tổng quan nghiên cứu vấn đề vận dụng PPTH trong DH nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT.
- CSLL của việc vận dụng PPTH trong DH nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT.
- Đánh giá toàn diện thực trạng và các vấn đề đặt ra từ thực trạng vận dụng PPTH trong DH nội dung PL ở môn GDCD cấp THPT tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Các nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPTH trong DH nội dung PL trong môn GDCD cấp THPT.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
8.1. Về lí luận:
Luận án hệ thống hóa các vấn đề lí luận cơ bản về PPTH trong DH và xác lập CSLL của việc vận dụng PPTH trong DH nội dung PL trong môn GDCD cấp THPT. Trên cơ sở đó, luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lí luận về PPTH trong DH nói chung và vận dụng PPTH trong dạy học môn GDCD cấp THPT nói riêng.
8.2. Về thực tiễn:
Thực trạng vận dụng PPTH trong dạy học nội dung PL trong môn GDCD được Luận án tiến hành khảo sát và đánh giá tại 21 trường THPT thuộc 07 quận, huyện đại diện cho cả 3 vùng (nông thôn, thành phố và vùng khó khăn) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó luận giải sự cần thiết và đề xuất các nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPTH trong dạy học nội dung pháp luật ở môn GDCD cấp THPT. Trên cơ sở đó, luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả DH môn GDCD theo CT GDPT 2018 trên phạm vi cả nước nói chung.
Với những đóng góp nói trên, hy vọng rằng luận án này được coi là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực cho GV môn GDCD ở các trường THPT và các cơ sở đào tạo GV môn GDCD nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới GD và đào tạo hiện nay ở nước ta.
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, các công trình được công bố, tài liệu trích dẫn và các phụ lục, LA cấu trúc làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu vận dụng PPTH trong DH nội dung PL trong môn GDCD cấp THPT.
Chương 2. CSLL và thực trạng của vận dụng PPTH trong dạy học nội dung PL trong môn Giáo dục công dân cấp THPT.
Chương 3. Nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPTH trong dạy học nội dung PL trong môn GDCD cấp THPT.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm vận dụng PPTH trong DH nội dung PL trong môn GDCD cấp THPT.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG PPTH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÁP LUẬT TRONG MÔN GDCD CẤP THPT
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề PPTH trong dạy học
1.1.1. Về TH trong dạy học
Từ những đối thoại trong Luận ngữ của Khổng tử, Nam Hoa kinh của Trang tử, Hippias của Pla-tôn, các tình huống đã sớm được sử dụng và mang lại hiệu quả to lớn trong mục tiêu truyền thụ tri thức. Đây có thể được coi là khởi đầu của sự ra đời các tình huống trong DH.
Theo Gomez-Ibanez: “tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó một quyết định cụ thể phải được thực hiện bởi một nhà quản lý tư nhân hay một viên chức nhà nước. Các tình huống tóm tắt những áp lực và những yếu tố cân nhắc khác nhau mà viên chức hay nhà quản lý phải xem xét khi ra quyết định và những thông tin hiện có lúc bấy giờ thường không hoàn chỉnh hay mâu thuẫn nhau” [3].
Theo Boehrer: TH là một dạng câu chuyện, bao gồm cốt chuyện, có chứa nhân vật, từ góc độ cá nhân hay nhóm, liên quan đến hoàn cảnh cụ thể và hay là hành động chưa được hoàn chỉnh. [4].
Theo Herreid, TH được xem là một câu chuyện có chứa đựng nhiều thông điệp riêng. Không chỉ là các câu chuyện nhằm mục đích giải trí mà TH là các câu chuyện nhằm giáo dục con người [5].
Theo từ điển Tiếng việt của Hoàng Phê, sự diễn biến tình hình về mặt cầ