1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành May là ngành sản xuất quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế
của Việt Nam. Trong một thời gian dài, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của
ngành là 20%/năm, đóng góp từ 16% - 18% tổng giá trị công nghiệp cả nước, chiếm tỷ
trọng khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao
động. Trong quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 – 2030, ngành May vẫn
tiếp tục là ngành trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp may mặc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trên con
đường phát triển. Các doanh nghiệp đứng trước những thách thức như năng lực cạnh
tranh còn yếu, sử dụng nguồn nhân lực chưa hợp lý, nguồn nguyên liệu cung ứng còn
hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Nâng cao HQHĐ luôn là vấn đề có tính chiến lược đối với mọi doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường, vì đó là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Nâng cao HQHĐ cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt quá
trình tái sản xuất, đồng thời tạo ra nguồn thu để đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
205 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Vò ThïY D¦¥NG
VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM
Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch
M· sè: 62340301
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn NGäC QUANG
Hµ Néi - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả Luận án
Vũ Thùy Dương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................. 7
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về vận dụng Thẻ điểm cân
bằng - BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động ........................................... 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về vận dụng Thẻ điểm cân
bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động ..................................................... 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ......................................................................... 31
2.1. Tổng quan về Thẻ điểm cân bằng........................................................... 31
2.1.1. Khái niệm Thẻ điểm cân bằng ................................................................... 31
2.1.2. Quá trình phát triển của Thẻ điểm cân bằng .............................................. 36
2.1.3. Chức năng của Thẻ điểm cân bằng ............................................................ 39
2.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động .......................................................... 44
2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động .................................................................... 44
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động ...................................................................... 45
2.2.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động .......... 47
2.3. Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ........................................................................................... 54
2.3.1. Khía cạnh Tài chính ................................................................................... 54
2.3.2. Khía cạnh Khách hàng ............................................................................... 56
2.3.3. Khía cạnh Quy trình nội bộ ........................................................................ 58
2.3.4. Khía cạnh Đào tạo và phát triển ................................................................. 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 63
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 64
3.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ............................................................ 64
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng ............................................................................................... 66
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 66
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 77
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN
BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM............................................................... 78
4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp May Việt Nam .................................... 78
4.1.1. Đăc điểm ngành May Việt nam ................................................................. 78
4.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của các doanh nghiệp May Việt Nam ............... 84
4.1.3. Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp May Việt Nam ...................... 88
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 93
4.2.1. Kết quả phỏng vấn sâu .............................................................................. 93
4.2.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ............................................................. 96
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................ 103
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 118
Chương 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM
CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM ................................................... 119
5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu vận dụng Thẻ điểm cân bằng để
đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp may Việt
Nam ........................................................................................................ 119
5.1.1. Thảo luận về thực trạng vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu
quả hoạt động tại các doanh nghiệp May Việt Nam. ................................ 119
5.1.2 .Thảo luận về vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt
động trong các doanh nghiệp May Việt Nam .......................................... 128
5.2. Khuyến nghị về giải pháp nâng cao việc vận dụng Thẻ điểm cân
bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các doanh nghiệp
May Việt Nam ....................................................................................... 135
5.2.1. Đối với doanh nghiệp May ...................................................................... 135
5.2.2 . Đối với Nhà nước ................................................................................... 141
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................. 143
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 147
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 153
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tăt Diễn giải
Balanced Scorecard BSC
Hiệu quả hoạt động HQHĐ
Hiệu quả kinh doanh HQKD
Hàng tồn kho HTK
Cán bộ công nhân viên CBCNV
Sản xuất kinh doanh SXKD
Tài sản cố định TSCĐ
Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor anlysis) EFA
Lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI
Thu nhập trên vốn cổ phần ROE
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA
Thu nhập trên vốn sử dụng ROCE
Giá trị kinh tế gia tăng EVA
Giá trị thị trường gia tăng MVA
Dòng tiền thu nhập trên vốn đầu tư CFROI
Chỉ số đo lường hiệu quả (Key performance indicator) KPI
Lợi nhuận kinh tế EP
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS
Hệ thống đo lường hiệu quả tích hợp IPMS
Trách nhiệm hữu hạn TNHH
Công ty cổ phần CTCP
Cán bộ công nhân viên CBCNV
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp sản xuất tại Ấn Độ ............... 14
Bảng 1.2. Thẻ điểm cân bằng tại công ty đa quốc gia ở Bangladesh .................... 15
Bảng 1.3. Thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tại
Bangladesh ......................................................................................... 16
Bảng 1.4. Thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa
và nhỏ ở Kenya ................................................................................... 19
Bảng 1.5. KPI tại các doanh nghiệp may mặc tại Thái Lan ................................. 20
Bảng 1.6. Thẻ điểm cân bằng ngành công nghiệp dệt ở Maroc ............................ 21
Bảng 1.7. Thẻ điểm cân bằng của ngành dệt may Thổ Nhĩ Kỳ ............................ 22
Bảng 1.8. Thẻ điểm cân bằng của ngành công nghiệp thời trang ở Ý .................. 23
Bảng 1.9. Thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp xây dựng công trình
giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải tại Việt Nam .......................... 28
Bảng 2.1. Hệ thống chỉ tiêu của khía cạnh Tài chính ........................................... 55
Bảng 2.2. Hệ thống chỉ tiêu của khía cạnh Khách hàng ....................................... 58
Bảng 2.3. Hệ thống chỉ tiêu của khía cạnh Quy trình nội bộ ................................ 59
Bảng 2.4. Hệ thống chỉ tiêu của khía cạnh Đào tạo và phát triển ......................... 62
Bảng 4.1. Khái quát doanh nghiệp May Việt Nam .............................................. 79
Bảng 4.2. Thẻ điểm cân bằng của Tổng công ty May Đức Giang ........................ 97
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Tài chính –
Doanh nghiệp lớn - Lần 2 ................................................................. 105
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Khách hàng –
Doanh nghiệp lớn - Lần 2 ................................................................. 106
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Quy trình nội
bộ – Doanh nghiệp lớn - Lần 2 .......................................................... 107
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Đào tạo
và phát triển – Doanh nghiệp lớn - Lần 2 .......................................... 108
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Tài chính –
Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Lần 3 ..................................................... 109
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Khách hàng –
Doanh nghiệp vưa và nhỏ - Lần 2 ..................................................... 110
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Quy trình
nội bộ – Doanh nghiệp vưa và nhỏ - Lần 2 ........................................ 111
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với Khía cạnh Đào tạo và
phát triên – Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Lần 2 ................................... 112
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố EFA – Doanh nghiệp quy mô lớn – Lần 2 ..... 113
Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố EFA – Doanh nghiệp may quy mô vừa
và nhỏ - Lần 2 ................................................................................... 114
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định ANOVA đối với doanh nghiệp may lớn .............. 115
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định ANOVA đối với doanh nghiệp may vừa và nhỏ .. 117
Bảng 5.1. Thực trạng vận dụng Thẻ điểm cân bằng đánh giá HQHĐ
doanh nghiệp May có quy mô lớn ..................................................... 119
Bảng 5.2. So sánh Mean giữa mức độ sử dụng và Mức độ quan trọng –
Doanh nghiệp lớn .............................................................................. 122
Bảng 5.3. Thực trạng vận dụng Thẻ điểm cân bằng đánh giá HQHĐ
doanh nghiệp May vừa và nhỏ .......................................................... 125
Bảng 5.4. So sánh Mean giữa mức độ sử dụng và Mức độ quan trọng –
Doanh nghiệp nhỏ ............................................................................. 126
Bảng 5.5. Khía cạnh Tài chính trong Thẻ điểm cân bằng – Doanh nghiệp lớn ... 130
Bảng 5.6. Khía cạnh Khách hàng trong Thẻ điểm cân bằng – Doanh nghiệp
lớn .................................................................................................... 131
Bảng 5.7. Khía cạnh Qui trình nội bộ trong Thẻ điểm cân bằng – Doanh
nghiệp lớn ......................................................................................... 131
Bảng 5.8. Khía cạnh Đào tạo và phát triển trong Thẻ điểm cân bằng –
Doanh nghiệp lớn .............................................................................. 132
Bảng 5.9. Thẻ điểm cân bằng đối với doanh nghiệp May quy mô vừa và nhỏ .. 133
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Thẻ điểm cân bằng – BSC ................................................................... 32
Hình 2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh của mô hình BSC ............... 35
Hình 2.3. Bản đồ chiến lược của Thẻ điểm cân bằng .......................................... 41
Hình 3.1. Mô hình tiếp cận nghiên cứu Vận dụng BSC đánh giá HQHĐ
tại các Công ty may Việt Nam ............................................................ 64
Hình 4.1. Kim ngạch xuất khẩu may mặc (triệu USD) ........................................ 79
Hình 4.2. Phương thức sản xuất .......................................................................... 80
Hình 4.3. Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính ......................................... 83
Hình 4.4. Cơ cấu tổ chức Công ty may TNHH May Đông Thịnh Hưng .............. 85
Hình 4.5. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần May Nam Hà ....................... 86
Hình 4.6. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần May Phú Thành ................... 87
Hình 4.7. Cơ cấu tổ chức quản lý Tổng Công ty May 10 ................................... 87
Hình 4.8. Bản đồ chiến lược phát triển của các doanh nghiệp may có quy mô
lớn ...................................................................................................... 91
Hình 4.9. Bản đồ chiến lược phát triển của các doanh nghiệp may có quy mô
vừa và nhỏ .......................................................................................... 92
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành May là ngành sản xuất quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế
của Việt Nam. Trong một thời gian dài, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của
ngành là 20%/năm, đóng góp từ 16% - 18% tổng giá trị công nghiệp cả nước, chiếm tỷ
trọng khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao
động. Trong quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 – 2030, ngành May vẫn
tiếp tục là ngành trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp may mặc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trên con
đường phát triển. Các doanh nghiệp đứng trước những thách thức như năng lực cạnh
tranh còn yếu, sử dụng nguồn nhân lực chưa hợp lý, nguồn nguyên liệu cung ứng còn
hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Nâng cao HQHĐ luôn là vấn đề có tính chiến lược đối với mọi doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường, vì đó là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Nâng cao HQHĐ cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt quá
trình tái sản xuất, đồng thời tạo ra nguồn thu để đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Để đạt được HQHĐ cao, các doanh nghiệp may mặc cần đánh giá được
HQHĐ, tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến HQHĐ để có những giải pháp
hợp lý nâng cao HQHĐ giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong hơn hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống
chỉ tiêu đo lường và đánh giá HQHĐ. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ tin cậy và
phù hợp không chỉ giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn HQHĐ mà còn tạo
động lực để động viên mỗi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện
các mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Trong các mô hình đánh giá
HQHĐ, Thẻ điểm cân bằng (BSC) được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều
doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của nó. Thẻ điểm cân bằng được coi là công cụ
quản lý chiến lược, biến chiến lược thành các hành động cụ thể.
2
Thẻ điểm cân bằng được đề cập đến nhiều tại Việt Nam vào đầu những năm
2000 thông qua các hội thảo và một số bài báo giới thiệu về triển khai ứng dụng các
mô hình quản trị kinh doanh. Sau đó, một số công ty tư vấn của nước ngoài bắt đầu
chào hàng để triển khai tại các doanh nghiệp như Deloit, Erns & Young. Một số công
ty tư vấn của Việt Nam cũng đã phát hiện ra tiềm năng và triển vọng của mô hình
nên đã đầu tư và triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn (Công ty MCG, Viện
Marketing và Quản trị - VMI). Từ đó đã có một số công ty của Việt Nam đã đi
tiên phong trong việc vận dụng Thẻ điểm cân bằng như: tập đoàn FPT, Phú Thái,
Kinh Đô... Tuy nhiên, qua đánh giá bước đầu cho thấy kết quả đạt được chưa cao,
không như kỳ vọng ban đầu.
Riêng đối với các doanh nghiệp may hiện nay có một số doanh nghiệp lớn như
Tổng công ty Đức Giang, Công ty May 10, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa
Thọ, Tổng Công ty May Việt Tiến... đã vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá
HQHĐ. Tuy nhiên việc vận dụng Thẻ điểm cân bằng cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu,
các chỉ tiêu đánh giá đã bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trên 4 khía
cạnh của Thẻ điểm. Nhưng việc vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả
hoạt động chưa đạt được yêu cầu của các nhà quản lý và chưa theo sát chiến lược
phát triển của doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp may có quy mô vừa và
nhỏ thì chưa tiếp cận đến Thẻ điểm cân bằng, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ còn
sơ sài và các chỉ tiêu chưa gắn liền với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và
vẫn là những chỉ tiêu truyền thống quen thuộc mà chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính.
Xu thế nền kinh tế ngày càng mở cửa, các doanh nghiệp May có nhiều cơ hội
nhưng cũng có nhiều thách thức. Để tăng cường được khả năng cạnh tranh trên thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp may không chỉ xây dựng các chiến lược về mặt tài
chính mà cả bao gồm các chiến lược phi tài chính. Để thực hiện được điều này, các
doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động gắn liền với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để
đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp May Việt Nam” làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả
hoạt động trong các doanh nghiệp May Việt Nam”, tác giả xác định mục tiêu nghiên
cứu gồm:
- Mục tiêu tổng quát: Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt
động phù hợp với các doanh nghiệp May Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Làm rõ hơn cơ sở lý luận về vận dụng Thẻ điểm cân bằng trong việc đánh
giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt
động trong các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay.
+ Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động phù hợp với
các doanh nghiệp May Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra các câu hỏi
nghiên cứu:
(1) Thẻ điểm cân bằng có vai trò như thế nào trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động trong các doanh nghiệp May Việt Nam?
(2) Thực trạng vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động
trong các doanh nghiệp May Việt nam như thế nào?
(3) Việc vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các
doanh nghiệp May có quy mô lớn và quy mô vừa và nhỏ có khác biệt gì
không? Và có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp May ở các vùng miền
khác nhau?
(4) Khuyến nghị vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động
phù hợp với các doanh nghiệp May Việt Nam như thế nào?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp May Việt
Nam. Để đảm bảo được tính đại diện, tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp
4
chọn mẫu phân tổ. Hiện nay, trong cả nước có 4.200 doanh nghiệp may (nguồn: Virac)
bao gồm cả doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trải
dài từ Bắc vào Nam. Để mẫu nghiên cứu có tí