1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các quy luật xã hội thì quy luật: “quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi
vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá trình phát triển của xã hội
loài người.
Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
đã được xác lập một cách nôn nóng, chúng ta đã xóa bỏ các loại quan hệ sản
xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sản
xuất mới đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế -xã hội.
Trong những năm đổi mới, chúng ta đã có sự nhận thức lại, vận dụng
đúng đắn, sáng tạo quy luật: “quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất”, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất, bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất,
trong đó có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từ đó tạo ra bước ngoặt căn
bản của kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn
còn yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế
trong việc giải phóng lực lượng sản xuất. Do đó, cần tiếp tục, điều chỉnh quan
hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất để giải phóng lực lượng sản
xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
171 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN SƠN
VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA
QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN SƠN
VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA
QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN NGỌC LINH
2. PGS.TS. VŨ HỒNG SƠN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
đúng quy định.
Tác giả
Nguyễn Văn Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng sự biến đổi của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 18
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 27
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên
quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết 35
Chương 2: QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 39
2.1. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và vai trò của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 39
2.2. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 62
Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA 75
3.1. Thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đổi mới ở Việt Nam 75
3.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay 117
Chương 4: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT
HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU
CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 127
4.1. Phương hướng chủ yếu để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế
những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay 127
4.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế
những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay 132
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HTX : Hợp tác xã
LLSX : Lực lượng sản xuất
QHSX : Quan hệ sản xuất
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế 101
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế năm 2010-2014 110
Bảng 3.3: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các
doanh nghiệp 113
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các quy luật xã hội thì quy luật: “quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi
vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá trình phát triển của xã hội
loài người.
Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
đã được xác lập một cách nôn nóng, chúng ta đã xóa bỏ các loại quan hệ sản
xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sản
xuất mới đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế -xã hội.
Trong những năm đổi mới, chúng ta đã có sự nhận thức lại, vận dụng
đúng đắn, sáng tạo quy luật: “quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất”, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất, bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất,
trong đó có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từ đó tạo ra bước ngoặt căn
bản của kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn
còn yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế
trong việc giải phóng lực lượng sản xuất. Do đó, cần tiếp tục, điều chỉnh quan
hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất để giải phóng lực lượng sản
xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiện nay, có nhiều nhân tố tác động đến quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác hóa, khu vực hóa đang
diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều chỉnh quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho nước ta hòa nhập với
xu thế của thời đại là hết sức cần thiết.
Trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, còn tồn tại nhiều loại
quan hệ sản xuất khác nhau như: quan hệ sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa, quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong đó,
2
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta luôn được xác định đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với quá trình đổi mới đất nước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không ngừng được đổi mới, hoàn
thiện. Đảng khẳng định xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
Việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ
ở nước ta rất cần thiết song cũng rất khó khăn, phức tạp, vì đây là con đường
đi chưa có tiền lệ, vừa phải xây dựng, vừa phải tìm tòi thử nghiệm. Do đó,
qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, phải điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy
sản xuất phát triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện
được điều này cần phải nghiên cứu sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa từ khi được hình thành đến nay, nhất là thời kỳ đổi mới.
Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Về sự biến đổi của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”
để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận án
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta, luận án góp phần đưa ra một số phương
hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế
những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy
sản xuất phát triển.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Nghiên cứu một số quan điểm lý luận cơ bản về quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa và các nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong thời kỳ đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3
- Góp phần đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát
huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Luận án còn kế thừa những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về
những nội dung có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải các nội dung đặt
ra, trong đó chú trọng các phương pháp: lịch sử-logic, phân tích, tổng hợp,
so sánh, quy nạp - diễn dịchđể triển khai nhiệm vụ đặt ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới được xác định trong hai thành phần
là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự vận động, biên đổi của kinh tế nhà nước và kinh
tế tập thể từ 1986 đến nay.
Trong kinh tế nhà nước, luận án không nghiên cứu toàn bộ thành phần
kinh tế này, mà đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát về các doanh nghiệp nhà
nước, bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước. Trong thành phần kinh tế tập
thể, luận án tập trung khảo sát các hợp tác xã, bộ phận trụ cột của kinh tế tập
thể, để từ đó góp phần đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy biến
4
đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án nghiên cứu tổng hợp những nhân tố tác động đến sự biến đổi
của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
Luận án nghiên cứu vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ trong thời
kỳ đổi mới ở nước ta.
Luận án làm rõ thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
Luận án góp phần phân tích những vấn đề còn tồn tại của quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Luận án bước đầu đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của quan hệ sản xuất
nói chung và vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói
riêng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy và những người quan tâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những quan điểm và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở cho
các cơ quan quản lý, những người lãnh đạo có những điều chỉnh phù hợp để
phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã
công bố của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN
CHUNG VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM
Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi nhận thấy đã có
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ sản xuất (QHSX) xã hội
chủ nghĩa (XHCN). Các công trình này, nghiên cứu QHSX XHCN trên các
bình diện khác nhau. Điển hình là những công trình nghiên cứu dưới đây.
Với công trình: “Quan niệm của C.Mác về sở hữu và một vài suy nghĩ
về sở hữu ở nước ta hiện nay” [125] của Vũ Hồng Sơn. Đây là một bài báo
khoa học, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm của C.Mác về vấn đề sở hữu.
Theo tác giả, từ trước đến nay, khi nói về sở hữu chúng ta thường hiểu đó là
một hình thức chiếm hữu nhất định về của cải vật chất của xã hội trong từng
thời kỳ lịch sử. Cách hiểu này là đúng đắn nhưng chưa thấu đáo. Theo quan
niệm của chủ nghĩa C.Mác; sở hữu thực chất là mối quan hệ giữa người với
người trong việc chiếm hữu của cải xã hội. Sở hữu là biểu hiện về mặt xã hội
của sự chiếm hữu trong một hình thái kinh tế - xã hội, gắn liền với một tổ
chức nhất định. Do vậy, khi bàn về sở hữu chúng ta phải đề cập đến đối tượng
của sở hữu, đối tượng của sở hữu luôn luôn biến đổi, vì vậy cần phải xác định
rõ đối tượng sở hữu trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể. Khi nghiên
cứu phạm trù sở hữu, chúng ta cần phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng.
Quyền sử dụng có nghĩa là dùng đối tượng sở hữu theo công dụng của nó và
theo chủ trương mong muốn của người sử dụng. Quyền sở hữu và quyền sử
dụng có thể được tập trung trong tay một chủ thể sở hữu, hoặc phân chia giữa
các chủ thể khác nhau ví dụ như: Giám đốc và công nhân là người sử dụng tư
liệu sản xuất trong chủ nghĩa tư bản (CNTB) nhưng không sở hữu chúng. Do
sự phát triển của lực lượng sản xuất, của xã hội hóa mà dẫn đến quyền sử
dụng tách khỏi quyền sở hữu. Việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng là cơ
6
sở lý luận để đổi mới quan hệ sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước. Điều này có nghĩa là: cần tách rời quyền sở hữu của nhà nước và
quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tách rời quyền sở hữu và quyền
sử dụng là thực sự cần thiết để hình thành nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là một bài báo khoa học có giá trị khi nghiên
cứu về sở hữu theo quan niệm của C.Mác và vận dụng vào quá trình đổi mới
ở Việt Nam. Quan hệ sở hữu là quan hệ cốt lõi của quan hệ sản xuất, nhưng
ngoài quan hệ sở hữu thì quan hệ sản xuất còn có các mối quan hệ khác chưa
được đề cập đến như: quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ trong phân phối kết
quả lao động. Mặc dù vậy, đây là tài liệu có giá trị với chúng tôi và gợi mở
cho chúng tôi nhiều điều trong quá trình viết luận án.
Trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [99] của Phùng Hữu Phú và
các cộng sự, các tác giả đã khái quát về lý luận nhận thức của Đảng về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trong 30 năm đổi
mới. Trong đó, có mảng các tác giả có nói về quá trình đổi mới quan niệm về
kinh tế thị trường trong việc đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo các tác giả, từ khi
đổi mới năm 1986 Đại hội VI đến năm 2000 chúng ta sử dụng khái niệm:
Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở đây, chúng ta đã
thừa nhận kinh tế thị trường nhưng chưa coi đó là nền kinh tế mà chỉ là một
cơ chế. Đến đại hội IX năm 2001 chúng ta đã chính thức sử dụng khái niệm:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đây là mô hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Nội hàm của định hướng xã hội
chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ngày càng được làm rõ. Điều đó
được thể hiện:
Một là, về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Mục tiêu ở đây là vì con
người chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Kinh tế thị trường không phải là
mục tiêu, mà chỉ là công cụ để đi đến chủ nghĩa xã hội (CNXH).
7
Hai là, về phương hướng phát triển. Phát triển nền kinh tế nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền
kinh tế quốc dân
Ba là, về phân phối. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Thực hiện
phân phối theo lao động là chủ yếu, ngoài ra có phân phối theo mức đóng góp
vốn các nguồn lực khác và theo phúc lợi xã hội
Bốn là, về quản lý. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền
kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng pháp luật, kế hoạch bảo đảm mục
đích định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế
Có thể nói, đây là cuốn sách phân tích chuyên sâu lý luận về con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các tác giả, đã phân tích tư duy đổi mới lý
luận kinh tế thị trường trong 30 năm đổi mới đất nước, vai trò của kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các vấn đề mà tác giả nêu ra còn chung
chung, khái quát ở tầm vĩ mô, chưa đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết về quan hệ
sản xuất XHCN, về vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta
trong quá trình đổi mới. Mặc dù vậy, đây là tài liệu tham khảo cần thiết, có
giá trị đối với chúng tôi.
Trong tác phẩm: “Về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở việt Nam” [78] của Nguyễn Đức Luận. Đây là một bài báo khoa học,
tác giả đã chỉ ra; kinh tế thị trường có nhiều mô hình khác nhau, như mô hình
kinh tế thị trường Mỹ, mô hình kinh tế thị trường Đức, như mô hình kinh tế
thị trường Nhật, Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế thị trường là nền
kinh tế đa sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự can thiệp của nhà
nước ở mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, là mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới ở nước ta, từ Đại hội VI đến Đại
hội IX mới xác định được mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là mô hình của nước ta. Đại hội XII tiếp tục khẳng định, thống nhất
8
nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội XII
có những điểm mới;
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường.
- Nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Theo tác giả, khi khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là
nét đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, cho phép chúng ta phân biệt với nền kinh tế thị trường ở phương Tây.
- Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Theo tác giả, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
vừa có sự tương đồng, vừa có sự khác biệt với nền kinh tế thị trường phương
Tây. Tương đồng ở chỗ, “vận hành đầy đủ đồng bộ, theo quy luật của kinh tế
thị trường”, là “nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”, là nền
kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. khác biệt ở chỗ dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo còn ở các nước tư bản là kinh tế tư bản tư nhân, mục tiêu là
CNXH còn mục tiêu của các nước tư bản là phát triển chế độ TBCN.
Có thể nói, tác giả đã bàn về những điểm mới của mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chứ không chỉ bàn riêng về
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, khi bàn về vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước chỉ nói về mặt lý luận và sự khác biệt của nó với các nước tư
bản, hoàn toàn không đề cập tới sự vận động, biến đổi của thành phần kinh tế
nhà nước. Mặc dùy vậy, đây là tài liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi khi
viết luận án.
Với đề tài: “Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận
về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện
từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” [97] của Trần Văn Phòng.
Công trình này đã tổng kết làm sáng tỏ những vấn đề lý luận còn bỏ ngỏ chưa
được giải đáp một cách thỏa đáng trong quá trình phát triển xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chẳng hạn như: vấn đề xây
9
dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở nước ta, cùng với đó là xây dựng quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất đó. Theo các tác giả thì lực
lượng sản xuất hiện đại phải được thể hiện trên 2 tiêu chí; trình độ phát triển
cao của người lao động: người lao động phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
nhiều kinh nghiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần hợp tác thứ hai là
tính hiện đại của tư liệu sản xuất nó được thể hiện ở tính hiện đại của công cụ
lao động phải là công nghệ, dây chuyền máy móc hiện đại để có năng suất lao
động cao; tính hiện đại của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở tính hiện
đại của đối tượng lao động và phương tiện lao động. Hiện nay, do ứng dụng
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nên đối tượng lao động
trở nên “nhân tạo” phổ biến hơn đối tượng lao động tự nhiên. Các phương
tiện lao động cũng ngày càng trở nên hiện đại thuận tiện cho sản xuất và lưu
thông. Do vậy, tính hiện đại của lực lượng sản xuất còn được thể hiệ