Sự hiện diện đơn thuần của những yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc không tự động dẫn đến tác động tiêu cực đối với cá nhân (ví dụ căng thẳng nghề nghiệp). Schaufeli và Bakker (2001) đã lập luận rằng những khác biệt cá nhân đóng vai trò quan trọng. Căng thẳng nghề nghiệp có thể không chỉ đơn thuần là hệ quả của những áp lực quá mức trực tiếp liên quan đến công việc, nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực ngoài công việc, như các khác biệt cá nhân như tích cách, trí tuệ cảm xúc hoặc các đặc điểm cá nhân (Phạm Thị Kim Phượng & Nguyễn Văn Điệp, 2014). Nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp đã chỉ ra rằng một số nhân viên, bất kể yêu cầu công việc cao và thời gian làm việc dài, cũng không bị kiệt sức nghề nghiệp. Theo quan điểm của tâm lý học tích cực, hiện tượng này có thể do hiệu quả của sự gắn kết với công việc của nhân viên và thực tế là, các điểm mạnh về tâm lý và những đặc điểm nằm ở mỗi cá nhân có thể ngăn sự căng thẳng nghề nghiệp (Nguyễn Văn Điệp, 2020).
Một số yếu tố, chẳng hạn như đặc điểm của một cá nhân là như có niềm hy vọng, khả năng phục hồi, tinh thần lạc quan, và sự tự tin, có thể có thể làm giảm tỷ lệ bị căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp (Avey, Luthans, & Jensen, 2009; Fredrickson, Tugade, Waugh, & Larkin, 2003). Hơn nữa, tổng thể bốn yếu tố gồm niềm hy vọng, khả năng phục hồi, tinh thần lạc quan, và sự tự tin, cùng kết hợp lại chính là vốn tâm lý, đã được chứng minh là tồn tại dưới dạng trạng thái và có thể thay đổi và phát triển (Bandura, 1977, 1997; Carver và cộng sự, 2005; Luthans, Avey, & Patera, 2008). Từ đây, có thể lập luận rằng mức độ của các yếu tố này trong một cá nhân và khả năng phát triển chúng có thể tác động đến sự căng thẳng nghề nghiệp của cá nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ, và theo đó là hiệu quả của các tổ chức. Do đó, các tổ chức cần phải xác định và phát triển những yếu tố của vốn tâm lý tích cực, để có thể làm giảm ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp, và góp phần nâng cao sự gắn kết với công việc của nhân viên tại nơi làm việc.
270 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vốn tâm lý, căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc của các nhân viên y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh luận án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
GIANG HÁN MINH
VỐN TÂM LÝ, CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP
VÀ SỰ GẮN KẾT VỚI CÔNG VIỆC
CỦA CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
GIANG HÁN MINH
VỐN TÂM LÝ, CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP
VÀ SỰ GẮN KẾT VỚI CÔNG VIỆC
CỦA CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. NGUYỄN NGỌC DUY PHƯƠNG
Hướng dẫn 2: TS. HUỲNH THANH TÚ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án “Vốn tâm lý, căng thẳng công việc và sự gắn kết với
công việc của các nhân viên y tế tại Tp. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của
chính tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Ngọc Duy
Phương và TS. Huỳnh Thanh Tú.
Các kết quả phân tích trong nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nội dung của
luận án chưa từng được những tác giả khác công bố.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận án này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Giang Hán Minh
ii
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Ngọc Duy
Phương và TS. Huỳnh Thanh Tú, hai giảng viên đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Quốc tế
Hồng Bàng đã hỗ trợ, hướng dẫn những thủ tục trong cả quá trình học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tôi cũng cảm ơn Ban lãnh đạo của các Bệnh viện, bao gồm Bệnh viện Đại
học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Thống Nhất đã nhiệt tình hỗ
trợ cho quá trình thu thập dữ liệu khảo sát cho luận án.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến GS. Nguyễn Viết Tiến - Anh Hùng Lao
Động, Thứ Trưởng Bộ Y Tế, PGS. Đặng Văn Chính – Chánh Thanh tra Bộ Y Tế, đã ký
quyết định cử đi đào tạo trình độ Tiến sĩ, tạo điều kiện cho Nghiên cứu sinh – DS. Giang
Hán Minh, phó Chánh thanh tra Bộ Y Tế hoàn thành luận án Tiến sĩ một cách thuận lợi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt sự hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng nghiệp, bạn
bè trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Xin được tri ân gia đình, những người thân luôn
bên cạnh, đã luôn đồng hành, cùng chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực
và sự tập trung hoàn thành luận án này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Giang Hán Minh
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.1.1. Bối cảnh lý thuyết .......................................................................................... 1
1.1.2. Bối cảnh thực tiến .......................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 6
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 6
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 7
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 8
1.6. Bố cục của luận án ................................................................................................. 9
iv
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 11
2.1. Các khái niệm nghiên cứu .................................................................................. 11
2.1.1. Vốn tâm lý ..................................................................................................... 11
2.1.2. Căng thẳng nghề nghiệp.............................................................................. 18
2.1.3. Gắn kết với công việc ................................................................................... 25
2.2. Khung lý thuyết liên quan .................................................................................. 32
2.2.1. Lý thuyết hành vi tổ chức tích cực .............................................................. 32
2.2.2. Mô hình nguồn lực yêu cầu công việc ........................................................ 34
2.2.3. Lý thuyết về trao đổi xã hội ......................................................................... 35
2.3. Các nghiên cứu liên quan .................................................................................... 37
2.3.1. Các nghiên cứu về vốn tâm lý và căng thẳng nghề nghiệp ....................... 37
2.3.2. Các nghiên cứu về vốn tâm lý và sự gắn kết............................................... 39
2.3.3. Các nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết ....................... 42
2.3.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 43
2.3.5. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 44
2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 46
2.4.1. Vốn tâm lý và căng thẳng nghề nghiệp ....................................................... 47
2.4.2. Vốn tâm lý và sự gắn kết với công việc ....................................................... 53
2.4.3. Căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc ................................ 58
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 61
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 62
v
3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................... 62
3.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 63
3.3. Xây dựng thang đo .............................................................................................. 67
3.3.1. Phát triển thang đo ...................................................................................... 67
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................... 69
3.3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo .............................................................................. 71
3.4. Định lượng chính thức ........................................................................................ 73
3.4.1. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 73
3.4.2. Xác định kích thước mẫu ............................................................................ 73
3.4.3. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ........................................ 74
3.4.4. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................................................ 79
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................ 96
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 97
4.1. Giới thiệu tổng quan ba bệnh viện ..................................................................... 97
4.1.1. Bệnh viện Chợ Rẫy ...................................................................................... 97
4.1.2. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM .......................................................... 98
4.1.3. Bệnh viện Thống Nhất ................................................................................. 99
4.2. Thống kê mẫu khảo sát ..................................................................................... 100
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................... 100
4.2.2. Thống kê mô tả cho các thang đo.............................................................. 102
4.3. Đánh giá mô hình đo lường .............................................................................. 108
4.3.1. Chất lượng biến quan sát .......................................................................... 108
vi
4.3.2. Độ tin cậy của thang đo và tính hội tụ ...................................................... 112
4.3.3. Tính phân biệt ............................................................................................ 113
4.4. Đánh giá mô hình cấu trúc ............................................................................... 115
4.4.1. Đánh giá mức độ đa cộng tuyến ................................................................ 116
4.4.2. Đánh giá các mối quan hệ tác động .......................................................... 116
4.4.3. Mức độ tác động lên sự gắn kết với công việc và sự căng thẳng nghề nghiệp
............................................................................................................................... 119
4.4.4. Đánh giá mức độ dự báo của mô hình ..................................................... 122
4.5. Kiểm định sự khác biệt về mức độ gắn kết ..................................................... 123
4.5.1. Sự khác biệt về mức độ gắn kết với công việc theo giới tính ................... 123
4.5.2. Sự khác biệt về mức độ gắn kết với công việc theo tình trạng hôn nhân 124
4.5.3. Sự khác biệt về mức độ gắn kết với công việc theo nhóm tuổi ................ 125
4.5.4. Sự khác biệt về mức độ gắn kết với công việc theo trình độ học vấn ...... 127
4.5.5 Sự khác biệt về mức độ gắn kết với công việc theo chức danh ................. 129
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 131
4.6.1. Vốn tâm lý và căng thẳng nghề nghiệp ..................................................... 131
4.6.2. Vốn tâm lý và sự gắn kết với công việc ..................................................... 139
4.6.3. Căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc .............................. 145
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 147
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................. 148
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 148
5.1.1. Mối quan hệ giữa vốn tâm lý và sự căng thẳng nghề nghiệp .................. 149
vii
5.1.2. Mối quan hệ giữa vốn tâm lý và sự gắn kết với công việc ....................... 152
5.1.3. Mối quan hệ giữa căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc 153
5.1.4. Sự khác biệt về mức độ gắn kết trong công việc theo đặc điểm cá nhân 154
5.2. Những hàm ý quản trị ....................................................................................... 154
5.2.1. Nhóm hàm ý quản trị liên quan đến vốn tâm lý ....................................... 154
5.2.2. Nhóm hàm ý quản trị liên quan đến sự căng thẳng nghề nghiệp ........... 163
5.2.3. Nhóm hàm ý quản trị liên quan đến sự gắn kết với công việc ................. 166
5.3. Các kiến nghị ...................................................................................................... 172
5.3.1. Đối với các nhân viên y tế .......................................................................... 172
5.3.2. Đối với các tổ chức y tế .............................................................................. 174
5.3.3. Đối với các nhà hoạch định chính sách .................................................... 178
5.4. Tính mới và đóng góp chính của luận án ........................................................ 178
5.4.1. Tính mới của luận án ................................................................................ 178
5.4.2. Đóng góp chính của luận án ..................................................................... 179
5.5. Giới hạn của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai ......................... 183
Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 185
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
viii
TÓM TẮT
Nhân viên y tế thường xuyên đối diện với nhiều căng thẳng, và áp lực từ công
việc. Hậu quả của sự gia tăng căng thẳng nghề nghiệp là làm cho nhân viên y tế giảm
động lực bên trong như niềm đam mê nghề nghiệp, sự yêu thích trong công việc, mất
niềm tin, giá trị trong ngành y và ý chí hay sự gắn kết với tổ chức y tế không còn nữa.
Giảm căng thẳng, áp lực cho các nhân viên y tế là vấn đề đang được các cơ quan chức
năng, cơ sở y tế và những người làm trong ngành Y đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu này
khám phá mối liên hệ giữa vốn tâm lý, sự căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết trong
công việc của các nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng) tại các Bệnh
viện công tuyến cuối ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu này xem xét
bốn thành phần của vốn tâm lý, cụ thể, bốn thành phần này được giới thiệu ở đây dưới
dạng nguồn lực cá nhân sẽ giúp giảm thiểu sự căng thẳng và tạo ra sự gắn kết trong công
việc cho các nhân viên y tế. Bên cạnh đó, sự căng thẳng nghề nghiệp cũng làm giảm
mức độ gắn kết trong công việc của các nhân viên y tế. Mặc dù các nguồn lực cá nhân
khác nhau đã được khám phá liên quan đến mức độ gắn kết với công việc, nhưng vẫn
còn chỗ để cải thiện vì sự tác động của vốn tâm lý, và sự căng thẳng nghề nghiệp là chìa
khóa để gắn kết công việc cao hơn. Tài liệu này được mở rộng bằng cách thực hiện
nghiên cứu đầu tiên khám phá mối quan hệ giữa vốn tâm lý của nhân viên y tế, sự căng
thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết vào công việc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn
hợp, cụ thể là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả khảo lược lý
thuyết, các nghiên cứu trước và phỏng vấn chuyên gia giúp xây dựng mô hình và thang
đo. Sau đó, mô hình được kiểm định bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc
dựa trên bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) của dữ liệu hợp lệ thu được từ
cuộc khảo sát gồm 596 nhân viên y tế hiện công tác tại ba bệnh viện công lập ở TP.HCM,
bao gồm: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Thống
Nhất. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng các thành phần của vốn tâm lý (bao gồm sự
tự tin, niềm hy vọng, tinh thần lạc quan và khả năng phục hồi) có liên quan tích cực và
đáng kể đến sự gắn kết vào công việc của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, các thành phần
của vốn tâm cũng có mối quan hệ tiêu cực và đáng kể đến sự căng thẳng nghề nghiệp
ix
của nhân viên y tế. Ngoài ra, sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế và sự gắn
kết trong công việc có mối quan hệ ngược chiều và đáng kể. Ngoài ra, kết quả của luận
án cũng cho thấy: (i) nhân viên y tế nữ có mức độ gắn kết trong công việc cao hơn so
với những nhân viên y tế nam. (ii) các nhân viên y tế đã kết hôn có mức độ gắn kết cao
hơn các nhân viên thuộc nhóm độc thân. (iii) các nhân viên y tế có độ tuổi từ 31 đến 40
tuổi có mức độ gắn kết cao hơn các nhân viên thuộc nhóm có tuổi từ 23 đến 30 tuổi. (iv)
mức độ gắn kết trong công việc của các nhân viên y tế có trình độ trung cấp là thấp hơn
các nhân viên y tế có học vấn là đại học và thạc sĩ. (v) có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về mức độ gắn kết trong công việc giữa các nhân viên y tế có chức danh điều dưỡng,
dược sĩ và điều dưỡng.
Luận án này cũng đóng góp vào tài liệu hiện tại bằng cách đánh giá khái niệm
vốn tâm lý của nhân viên, đưa nó vào trong mô hình nguồn lực yêu cầu công việc và lý
thuyết hành vi tổ chức tích cực, và chứng minh mối quan hệ giữa vốn tâm lý, căng thẳng
nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc của các nhân viên y tế. Trong sự hiểu biết tốt
nhất của tác giả thì luận án này là nghiên cứu đầu tiên xác lập mối quan hệ giữa giữa
vốn tâm lý, căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc của các nhân viên y tế
trong bối cảnh tại các bệnh viện công ở TP.HCM. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra một
số hàm ý quản trị nhằm giúp gia tăng sự gắn bó trong công việc và giảm mức độ cẳng
thẳng của các nhân viên y tế thông qua việc tác động vào các thành phần của vốn tâm lý
của nhân viên.
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 AVE Average Variance
Extracted
Giá trị phương sai trích được trung
bình
2 CB-SEM Covariance-based
Structural Equation
Modeling
Mô hình phương trình cấu trúc dựa
trên hiệp phương sai
3 CFA Confirmatory Factor
Analysis
Phân tích nhân tố khẳng định
4 DASS Depression, Anxiety and
Stress Scale
Thang đánh giá lo âu – trầm cảm
– căng thẳng
5 EFA Exploratory Factor
Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
6 HO Hope Niềm hy vọng
7 HTMT Heterotrait – Monotrait Đặc điểm dị biệt – đặc điểm đơn nhất
8 KMO Kaiser-Meryer-Olkin) Hệ số Kaiser-Meryer-Olkin
9 MTMM Multitrait – multimethod Phương pháp hỗn hợp
10 OC Work engagement Gắn kết trong công việc
11 OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu nhỏ nhất
12 OP Optimism Tinh thần lạc quan
13 PLS-SEM Partial Least Square –
Structural Equation
Modeling
Mô hình phương trình cấu trúc dựa
trên bình phương tối thiểu riêng phần
14 POB Positive Organizational
Behaviour
Hành vi tổ chức tích cực
15 RE Resiliency Khả năng phục hồi
16 SE Self-Efficacy Sự tự tin
17 SEM Structural Equation
Modeling
Mô hình phương trình cấu trúc
18 SPSS Statistical Package for the
Social Sciences
Phần mềm thống kê cho nghiên cứu
khoa học xã hội
19 SRMR Standardized root mean
square residual
Căn bậc hai phần dư chuẩn hóa
20 ST Occupational stress Căng thẳng nghề nghiệp
21 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
22 UWES Utrecht Work
Engagement Scale
Thang đo sự gắn kết với công việc
Utrecht
23 VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1 Thang đo vốn tâm lý trước và sau hiệu chỉnh 82
3.2 Thang đo căng thẳng nghề nghiệp trước và sau hiệu chỉnh 86
3.3 Thang đo sự gắn kết với công việc trước và sau hiệu chỉnh 88
3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo vốn tâm lý 91
3.5 Kiểm định độ tin cậy của