Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của
mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động
di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc
cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường
chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến
đa chiều và phụ thuộc vào bối cảnh. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bằng việc thực hiện nghiên cứu hai giai đoạn,
kết hợp ba phương pháp: Delphi, AHP và PLS-SEM, luận án này tìm hiểu vốn xã hội
và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc khám phá các kiểu vốn
xã hội đang tồn tại trong thực tế nơi người lao động di cư đến TP.HCM, xác định thứ
bậc quan trọng của từng thành phần cấu thành nên vốn xã hội, từ đó xây dựng mô
hình đo lường biến này trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, sức khoẻ của người
lao động di cư trong luận án được xem xét đồng thời ở các phương diện: thể chất,
tinh thần và xã hội bằng cách đo lường 08 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn
chế do sức khoẻ thể chất (RP), hạn chế do dễ xúc động (RE), hoạt động xã hội (SF),
đau cơ thể (BP), sức khoẻ tinh thần (MH), sinh lực (VT) và sức khoẻ chung (GH).
Trên cơ sở đó, vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh sức khoẻ khác
nhau của người lao động được phân tích. Kỹ thuật Delphi đã cung cấp kết quả về
thang đo và biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam
thông qua việc phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu 12 chuyên gia. Phương pháp AHP đã
cho thấy vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM được nhìn nhận ở 2 khía
cạnh là mạng lưới (0,502) và lòng tin (0,497) với trọng số gần ngang bằng nhau.
Ngoài ra, việc phân loại vốn xã hội theo chức năng trong luận án cho thấy ở góc độ
cấu trúc, mạng lưới gắn bó (0,688) giữ vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là mạng lưới
bắc cầu (0,244).
261 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN
VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH -2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN
VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế - Phát triển
Mã số: 62310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
2.PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC
TP. HỒ CHÍ MINH -2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân, các số liệu và nội dung
trong nghiên cứu là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào trước đây.
Tác giả
Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của
mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động
di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc
cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường
chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến
đa chiều và phụ thuộc vào bối cảnh. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bằng việc thực hiện nghiên cứu hai giai đoạn,
kết hợp ba phương pháp: Delphi, AHP và PLS-SEM, luận án này tìm hiểu vốn xã hội
và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc khám phá các kiểu vốn
xã hội đang tồn tại trong thực tế nơi người lao động di cư đến TP.HCM, xác định thứ
bậc quan trọng của từng thành phần cấu thành nên vốn xã hội, từ đó xây dựng mô
hình đo lường biến này trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, sức khoẻ của người
lao động di cư trong luận án được xem xét đồng thời ở các phương diện: thể chất,
tinh thần và xã hội bằng cách đo lường 08 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn
chế do sức khoẻ thể chất (RP), hạn chế do dễ xúc động (RE), hoạt động xã hội (SF),
đau cơ thể (BP), sức khoẻ tinh thần (MH), sinh lực (VT) và sức khoẻ chung (GH).
Trên cơ sở đó, vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh sức khoẻ khác
nhau của người lao động được phân tích. Kỹ thuật Delphi đã cung cấp kết quả về
thang đo và biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam
thông qua việc phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu 12 chuyên gia. Phương pháp AHP đã
cho thấy vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM được nhìn nhận ở 2 khía
cạnh là mạng lưới (0,502) và lòng tin (0,497) với trọng số gần ngang bằng nhau.
Ngoài ra, việc phân loại vốn xã hội theo chức năng trong luận án cho thấy ở góc độ
cấu trúc, mạng lưới gắn bó (0,688) giữ vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là mạng lưới
bắc cầu (0,244). Trong bối cảnh Việt Nam, vai trò của mạng lưới bắc cầu-kết nối
(0,093) và mạng lưới gắn bó-kết nối (0,049) khá khiêm tốn, chiếm vị trí thứ 3 và thứ
4 sau mạng lưới gắn bó và bắc cầu. Đối với góc độ tri nhận, lòng tin cụ thể có vai trò
quan trọng hơn lòng tin tổng quát mặc dù sự chênh lệch về trọng số không đáng kể
iii
(0,523 so với 0,476). Luận án cũng cho thấy vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ
của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc ước lượng mô hình PLS-SEM bằng
cách sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp với 400 quan sát, được khảo sát trong vòng 5 tháng,
từ tháng 9/2015 -1/2016 tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc
cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp,
mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn
uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng
quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng lưới
bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, đối
với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã
cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò: trực tiếp, gián tiếp và trung gian của vốn xã
hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM. Việc sử dụng chỉ số
tổng hợp trong mô hình kiểm định đã góp phần giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong kết
quả của các nghiên cứu trước đây do chỉ tìm hiểu một hay vài khía cạnh riêng lẻ của
vốn xã hội và sức khoẻ. Thông qua kết quả luận án, chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã
hội trong bối cảnh Việt Nam đã được xây dựng bằng cách tập trung vào những thành
phần quan trọng cấu thành nên biến này. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về
vai trò của vốn xã hội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò nguồn
lực vốn xã hội của cá nhân, phân tích các kênh mà vốn xã hội có thể tác động đến sức
khoẻ của mỗi cá nhân, từ đó góp phần vào chiến lược sử dụng vốn xã hội để cải thiện
sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về vai
trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức khoẻ. Đây là cơ sở khoa học để
người lao động di cư có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức
khoẻ bản thân. Đối với các nhà làm chính sách, những phát hiện về thứ bậc quan
trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của từng loại vốn xã hội là cơ sở cho việc
thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn
xã hội, đạt đến đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe cộng đồng, sớm đạt được mục
tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA...........................................................................................0
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HỘP..................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................xi
1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn ..................................................................................... 1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết ..................................................................................... 6
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 12
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 12
1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 13
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 13
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 13
1.5.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 14
1.5.3 Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 14
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 14
1.6.1 Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) .......... 15
1.6.2 Mô hình PLS-SEM (Partial Least Square – Structural Equation Model)
15
1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................... 17
1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu ....................................................................... 17
1.7.2 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 18
1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 18
1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 19
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI
LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN
TP.HCM ................................................................................................................... 21
2.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 21
2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA ................................................................................... 21
2.2.1 Lao động di cư ........................................................................................ 21
2.2.2 Sức khỏe .................................................................................................. 23
2.2.3 Vốn xã hội ............................................................................................... 29
v
2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ
68
2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe .......................... 68
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe
của người di cư. ................................................................................................. 85
2.3.3 Mô hình nghiên cứu và các biến ............................................................. 95
2.4 TÓM TẮT ................................................................................................... 99
3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 100
3.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 100
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 100
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 102
3.3.1 Phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội ........................................ 102
3.3.2 Phương pháp phân tích đường dẫn (path-analysis): Mô hình cấu trúc
(SEM) 111
3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 119
3.4.1 Địa điểm khảo sát ................................................................................. 119
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và khảo sát .......................... 121
3.5 TÓM TẮT ................................................................................................. 123
4 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI VÀ AHP ĐỂ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI ................................................. 124
4.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 124
4.2 KỸ THUẬT DELPHI ............................................................................... 124
4.3 MÔ HÌNH AHP ........................................................................................ 133
4.4 TÓM TẮT ................................................................................................. 137
5 CHƯƠNG 5: VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................... 138
5.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 138
5.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU ..................................................................................... 138
5.3 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VÀ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH................. 145
5.4 CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH .................................................................... 154
5.5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH ............................................................................... 155
5.5.1 Mô hình đo lường ................................................................................. 155
5.5.2 Mô hình cấu trúc ................................................................................... 156
5.6 TÓM TẮT ................................................................................................. 164
6 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...... 166
6.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 166
vi
6.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ LUẬN ÁN .............................................. 166
6.2.1 Kết quả phương pháp Delphi và AHP .................................................. 167
6.2.2 Kết quả phân tích thực nghiệm với kỹ thuật PLS-SEM ........................ 168
6.3 NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ LUẬN ÁN .................... 169
6.3.1 Gia tăng sự kết nối các mối quan hệ xã hội/cộng đồng ....................... 170
6.3.2 Xây dựng môi trường cho sự phát triển các kết nối xã hội/cộng đồng 172
6.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ..................................... 176
6.5 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO 177
7 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................. 179
8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 181
9 PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 210
10 PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA ............................. 230
11 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG................... 237
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn .......................................... 1
Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015 ......... 2
Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015 ...................... 3
Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư ......................... 5
Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe ............................................. 24
Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc 27
Bảng 2. 3: Các khái niệm vốn xã hội tiêu biểu ..................................................... 35
Bảng 2. 4: Các cách tiếp cận trong định nghĩa vốn xã hội .................................. 38
Bảng 2. 5: Các cấp độ của vốn xã hội .................................................................... 42
Bảng 2. 6: Các lý thuyết về vốn xã hội .................................................................. 46
Bảng 2. 7: Đặc trưng của các loại vốn xã hội ........................................................ 49
Bảng 2. 8: So sánh mô hình đại diện và mô hình cấu thành ............................... 51
Bảng 2. 9:Tóm tắt các bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội ........................................ 55
Bảng 2. 10: Tóm tắt các công cụ đo lường nguồn lực mạng lưới ........................ 58
Bảng 2. 11: Tóm tắt việc đo lường đặc điểm mạng lưới và lòng tin ................... 60
Bảng 2. 12: Khung đo lường vốn xã hội ................................................................ 63
Bảng 2. 13: Tóm tắt ích lợi của vốn xã hội đối với sức khỏe ............................... 71
Bảng 2. 14: Vốn xã hội tác động đến hành vi sức khỏe ....................................... 77
Bảng 2. 15: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ................................................ 91
Bảng 3. 1: Bảng xếp haṇg các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP ...... 107
Bảng 3. 2: Ví dụ ma trận so sánh cặp .................................................................. 108
Bảng 3. 3: Chỉ số ngẫu nhiên ................................................................................ 110
Bảng 3. 4: Quy mô mẫu tối thiểu áp dụng cho mô hình PLS-SEM, sức mạnh
thống kê 80% (Phụ lục 1) ..................................................................................... 112
Bảng 3. 5: Diện tích, dân số phân theo quận (huyện) ở TP. HCM ................... 120
Bảng 3. 6: Phân bổ dân di cư tại các quận (huyện) trong TP. HCM ............... 122
viii
Bảng 3. 7: Danh sách 10 quận (huyện) thuộc TP.HCM có số dân di cư tập trung
đông nhất ................................................................................................................ 122
Bảng 4. 1: Tóm tắt thông tin mẫu khảo sát chuyên gia ..................................... 124
Bảng 4. 2:Thang đo tổng thể vốn xã hội .............................................................. 125
Bảng 4. 3 Các thang đo tổng thể được sử dụng trong nghiên cứu .................... 126
Bảng 4. 4 Biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội ...................................... 128
Bảng 4. 5 Kết quả Delphi về tầm quan trọng của các biến đo lường vốn xã hội
................................................................................................................................. 131
Bảng 4. 6: Kết quả mô hình AHP ........................................................................ 133
Bảng 5. 1: Tóm tắt đặc điểm của mẫu nghiên cứu (N=400) .............................. 140
Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các khía cạnh của sức khoẻ .................................... 147
Bảng 5. 3: Thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó và lòng tin cụ thể.. 147
Bảng 5. 4:Tóm tắt thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó -kết nối, mạng
lưới bắc cầu, mạng lưới bắc cầu-kết nối. ............................................................ 149
Bảng 5. 5:Tóm tắt thống kê mô tả về thói quen ăn uống ................................... 151
Bảng 5. 6:Tóm tắt thống kê mô tả về việc khám sức khoẻ ................................ 152
Bảng 5. 7:Tóm tắt thống kê mô tả về bảo hiểm sức khoẻ .................................. 152
Bảng 5. 8: Các biến trong mô hình (Phụ lục 1) .................................................. 154
Bảng 5. 9: Kết quả mô hình đo lường các biến tiềm ẩn với mức ý nghĩa 5% (Phụ
lục 1) ....................................................................................................................... 156
Bảng 5. 10: Ma trận hệ số tải chéo (Phụ lục 1) ................................................... 156
Bảng 5. 11: Kết quả đường dẫn mô hình cấu trúc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
(Phụ lục 1) .............................................................................................................. 156
Bảng 5. 12: Hệ số xác định R2 của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1) .................. 157
Bảng 5. 13: Giá trị redundancy trung bình của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1)
................................................................................................................................. 157
Bảng 5. 14: Kiểm định đa cộng tuyến (Phụ lục 1) .............................................. 159
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................... 16
Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ 29
Hình 2. 2: Các khía cạnh của vốn xã hội ............................................................... 34
Hình 2. 3: Mạng lưới với 1 lỗ hổng cấu trúc ......................................................... 46
Hình 2. 4: Khung phân tích khái niệm vốn xã hội ............................................... 52
Hình 2. 5: Khung phân tích về cơ chế vốn xã hội tác động đến sức khỏe .......... 85
Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 98
Hình 3. 1: Quy trình thực hiện thiết kế nghiên cứu 102
Hình 3. 2: Các bước thực hiện kỹ thuật Delphi .................................................. 105
Hình 3. 3: Mô hình đo lường đa bậc vốn xã hội ................................................. 106
Hình 3. 4: Các bước thực hi