Nghiên cứu này được tiến hành trên 5 thí nghiệm ở gà Sao (Numida meleagris) giai đoạn tăng trưởng từ 5 đến 14 tuần tuổi nhằm xác định loại thức ăn nguyên liệu cung cấp protein hiệu quả để nuôi dưỡng gà Sao tăng trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 4 nguyên liệu thức ăn phổ biến gồm đậu nành hạt, khô dầu đậu nành ly trích, bột cá biển, bột cá tra. Nghiên cứu còn tiến hành xác định mức năng lượng trao đổi, mức lysine và methionine trong khẩu phần có mức protein thô thấp để nuôi dưỡng gà Sao lấy thịt. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn đánh giá các phương pháp nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin ở gà Sao nhằm xác định phương pháp phù hợp để nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá trên thức ăn nguyên liệu hay khẩu phần thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu của Thí nghiệm 1 đã chỉ ra rằng tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến hầu hết các dưỡng chất, phần lớn acid amin ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích (P>0,05). Khẩu phần có mức CP là 20% ở giai đoạn 8 tuần tuổi và 18% ở giai đoạn 10 tuần tuổi cho tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, phần lớn acid amin cao hơn (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, hầu hết các acid amin và lượng nitơ tích lũy của Gà Sao ở giai đoạn 10 tuần tuổi cao hơn giai đoạn 8 tuần tuổi (P<0,05). Kết quả nghiên cứu trong Thí nghiệm 2 đã cho thấy tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất, phần lớn các acid amin và nitơ tích lũy của khẩu phần sử dụng bột cá biển cao hơn so với khẩu phần sử dụng bột cá tra (P<0,05). Khẩu phần chứa 20% CP và 18% CP cho tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến DM, OM, EE, CF, NDF, ADF, nitơ tích lũy và hầu hết các acid amin cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05) ở gà Sao giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi. Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, lượng nitơ tích lũy và hầu hết acid amin của Gà Sao trong giai đoạn 10 tuần tuổi cao hơn giai đoạn 8 tuần tuổi (P<0,05)
264 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xác định mức năng lượng trao đổi, protein thô, lysine và methionine trong khẩu phần của gà sao (numida meleagris) nuôi lấy thịt ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN ĐÔNG HẢI
XÁC ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI,
PROTEIN THÔ, LYSINE VÀ METHIONINE
TRONG KHẨU PHẦN CỦA GÀ SAO
(Numida meleagris) NUÔI LẤY THỊT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ
NGÀNH CHĂN NUÔI
2016
i
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành trên 5 thí nghiệm ở gà Sao (Numida
meleagris) giai đoạn tăng trưởng từ 5 đến 14 tuần tuổi nhằm xác định loại thức
ăn nguyên liệu cung cấp protein hiệu quả để nuôi dưỡng gà Sao tăng trưởng ở
Đồng bằng sông Cửu Long từ 4 nguyên liệu thức ăn phổ biến gồm đậu nành hạt,
khô dầu đậu nành ly trích, bột cá biển, bột cá tra. Nghiên cứu còn tiến hành xác
định mức năng lượng trao đổi, mức lysine và methionine trong khẩu phần có
mức protein thô thấp để nuôi dưỡng gà Sao lấy thịt. Bên cạnh đó, nghiên cứu
này còn đánh giá các phương pháp nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng
chất và acid amin ở gà Sao nhằm xác định phương pháp phù hợp để nghiên cứu
tỷ lệ tiêu hoá trên thức ăn nguyên liệu hay khẩu phần thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu của Thí nghiệm 1 đã chỉ ra rằng tỷ lệ tiêu hóa biểu
kiến hầu hết các dưỡng chất, phần lớn acid amin ở khẩu phần sử dụng đậu nành
hạt tương đương khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích (P>0,05). Khẩu
phần có mức CP là 20% ở giai đoạn 8 tuần tuổi và 18% ở giai đoạn 10 tuần tuổi
cho tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, phần lớn acid amin cao hơn (P<0,05). Tỷ lệ
tiêu hóa các dưỡng chất, hầu hết các acid amin và lượng nitơ tích lũy của Gà
Sao ở giai đoạn 10 tuần tuổi cao hơn giai đoạn 8 tuần tuổi (P<0,05).
Kết quả nghiên cứu trong Thí nghiệm 2 đã cho thấy tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến
dưỡng chất, phần lớn các acid amin và nitơ tích lũy của khẩu phần sử dụng bột
cá biển cao hơn so với khẩu phần sử dụng bột cá tra (P<0,05). Khẩu phần chứa
20% CP và 18% CP cho tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến DM, OM, EE, CF, NDF, ADF,
nitơ tích lũy và hầu hết các acid amin cao hơn so với các nghiệm thức còn lại
(P<0,05) ở gà Sao giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi. Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất,
lượng nitơ tích lũy và hầu hết acid amin của Gà Sao trong giai đoạn 10 tuần tuổi
cao hơn giai đoạn 8 tuần tuổi (P<0,05).
Khẩu phần có mức năng lượng trao đổi là 3.100 và 3.200 kcal/kg DM thức
ăn (Thí nghiệm 3) để nuôi gà Sao giai đoạn 5-8 và 9-14 tuần tuổi đạt lượng
dưỡng chất tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, tăng khối lượng cơ thể, khối
lượng thân thịt, khối lượng thịt ức và thịt đùi cao hơn (P<0,05) và hiệu quả kinh
tế tốt hơn.
Khẩu phần có 1,40% lysin, 0,55% methionine, 17% protein thô và khẩu
phần có 1,20% lysine, 0,50% methionine, 15% protein thô (Thí nghiệm 4) để
nuôi gà Sao giai đoạn 5-8 tuần tuổi và 9-14 tuần tuổi cho tăng khối lượng cơ
thể, tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, phần lớn các acid amin, lượng nitơ tích lũy,
ii
các chỉ tiêu thân thịt cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05), hiệu quả kinh tế cao
và lượng nitơ trong chất thải thấp hơn.
Kết quả của Thí nghiệm 5 đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tiêu hoá DM, OM, EE ở
phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa toàn phần tương đương với phương pháp
xác định tỷ lệ tiêu hóa cắt bỏ manh tràng (P>0,05), trong khi đó tỷ lệ tiêu hóa
CF, NDF và ADF ở phương pháp tiêu hóa toàn phần cao hơn so với phương
pháp tiêu hóa cắt bỏ manh tràng (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến hầu hết acid
amin của phương pháp tiêu hóa toàn phần cao hơn phương pháp tiêu hóa hồi
tràng (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa acid amin ở phương pháp tiêu hóa toàn phần cao
hơn phương pháp tiêu hóa cắt bỏ manh tràng trên 9 acid amin (isoleucine, lysine,
methionine, histidine, threonine, valine, acid glutamic, tyrosine, proline)
(P<0,05) trong khi các acid amin còn lại cho tỷ lệ tiêu hóa tương đương nhau
(P>0,05). Tỷ lệ tiêu hóa hầu hết các acid amin của phương pháp tiêu hóa cắt bỏ
manh tràng tương đương với phương pháp tiêu hóa hồi tràng (P>0,05).
Từ khóa: acid amin, bột cá, đậu nành, gà Sao, năng lượng trao đổi, tỷ lệ
tiêu hóa.
iii
ABSTRACT
This study was conducted on five experiments on growing guinea fowls
(Numidia meleagris) from 5 to 14 weeks of age to determine popular feed
ingredients to support protein effectively for growing guinea fowls in the
Mekong delta. They were soybean, soybean extraction meal, fish meal and
catfish by – product meal. This research also determined optimal metabolizable
energy (ME), lysine and methionine levels in diets contained low crude protein
for feeding growing Guinea flows. In addition, the apparent digestibility
methods of nutrients and amino acids were evaluated in order to determine
appropriate digestibility methods of feed ingredients or diets for growing guinea
fowls.
Results of the experiment 1 showed that apparent digestibilities of almost
nutrients, amino acids and nitrogen retention of the diets including soybean
were similar to those of soybean extraction meal (P>0.05). Diets contained 20%
and 18% CP fed chicken at 8 and 10 weeks of age had higher digestibility
coefficients of nutrients and amino (P<0.05). The digestibilies of nutrients,
almost amino acids and nitrogen retention were higher for 10-week old guinea
fowls as compared to 8-week old chicken (P<0.05).
In experiment 2, apparent digestibilities of nutrients, almost amino acids
and nitrogen retention of the diets including fish meal were higher than those of
catfish by-product meal (P<0.05). Diets contained 20% and 18% CP fed chicken
at 8 and 10 weeks of age had higher digestibility coefficients of nutrients of DM,
OM, EE, CF, NDF, ADF, and almost amino acids (P<0.05). The digestibilies of
nutrients, almost amino acids and nitrogen retention were higher for the 10-
week old guinea fowls as compared to the 8-week old chicken (P<0.05).
The diets contained ME levels of 3,100 and 3,200 kcal/kg DM
(Experiment 3), fed chicken from 5 to 8 weeks and from 9 to 14 weeks of age,
respectively, had significantly higher nutrient intakes, nutrient digestibilities,
daily weight gain, weights of carcasses, breast and thigh (P<0.05) and best
profits.
The diet containing 1.40% lysine, 0.55% methionine and 17% CP and the
diet containing 1.20% lysine, 0.50% methionine, 15% CP (Experiment 4) given
to chicken from 5 to 8 weeks and from 9 to 14 weeks of age, respectively, gave
significantly higher daily weight gain, digestibilities of nutrients, almost amino
acids, nitrogen retention and carcass parameters (P<0.05), better profits and had
low excreta nitrogen amount.
iv
The results of the experiment 5 indicated that the apparent DM, OM, EE
digestibilities of intact birds resemble to those of caecetomised birds (P>0.05).
However, the apparent digestibility coefficients of CF, NDF and ADF were
higher for the intact birds as compared to the caecetomised birds (P<0.05).
Almost amino acid digestibility values obtained from the intact birds were
significantly higher (P<0.05) than ileal digestibility coefficients. The
digestibilities of isoleucine, lysine, methionine, histidine, threonine, valine,
glutamic acid, tyrosine, proline were significantly higher (P<0.05) for intact
birds as compared to caecetomised birds, while remained amino acid
digestibility values was similar (P>0.05). The amino acid digestibility values of
the caecetomised birds were equal to ileal digestibility values (P>0.05).
Key words: amino acid, digestibility, fish meal, guinea fowl,
metabolizable energy, soybean.
v
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm tạ PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông đã tận tình hướng
dẫn thực hiện luận án này. Xin chân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn Văn Thu đã
nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và định hướng trong quá trình thực hiện các
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Bộ môn Chăn nuôi, Văn Phòng
Khoa, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng; Quý Thầy, Cô
Khoa Sau Đại học Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang, các
anh (chị) đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, cùng tất cả các anh, chị, em đã nhiệt tình
giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận án.
vi
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết, luận án này được hoàn thành trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp
nào.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 01 năm 2017
NCS. Nguyễn Đông Hải
vii
MỤC LỤC
Tóm tắt ..................................................................................................... i
Abstract ................................................................................................. iii
Lời cảm tạ ............................................................................................... v
Trang cam kết kết quả ........................................................................... vi
Mục lục ................................................................................................. vii
Danh mục bảng ..................................................................................... xi
Danh sách hình .................................................................................. xviii
Danh mục các từ viết tắt ...................................................................... xix
Chương 1: Giới thiệu ..................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của luận án ......................................................................... 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................... 3
1.4 Những đóng góp mới của luận án ..................................................... 4
Chương 2: Tổng quan tài liệu ....................................................................... 5
2.1 Tổng quan về gà Sao và các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng ở gà
Sao .................................................................................................... 5
2.1.1 Giới thiệu về gà Sao ................................................................ 5
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng của gà Sao ............................................ 7
2.1.3 Những nghiên cứu về nhu cầu năng lượng của gà Sao trên thế
giới và trong nước .................................................................... 9
2.1.4 Những nghiên cứu về nhu cầu protein trên gà Sao ............... 12
2.1.5 Những nghiên cứu về nhu cầu lysine và methionine trên gà Sao
................................................................................................ 15
2.1.6 Mối quan hệ giữa protein và acid amin và giữa các acid amin với
nhau ........................................................................................ 19
2.2 Tổng quan về các nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá trên gia cầm ................ 21
2.2.1 Khái niệm về tỷ lệ tiêu hoá ..................................................... 21
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá trên gia cầm ...... 22
viii
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất của vật nuôi
................................................................................................ 29
2.2.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá ở gà Sao trong
và ngoài nước .......................................................................... 31
2.3 Giới thiệu một số thức ăn giàu protein thường dùng để nuôi gà Sao
..................................................................................................... 34
2.3.1 Đậu nành hạt ........................................................................... 34
2.3.2 Khô dầu đậu nành ly trích ...................................................... 35
2.3.3 Bột cá biển .............................................................................. 36
2.3.4 Bột cá tra ................................................................................ 38
Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .............................. 39
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 39
3.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................... 40
3.3 Chuồng trại thí nghiệm .................................................................... 42
3.3.1 Đối với các thí nghiệm tiêu hóa ............................................. 42
3.3.2 Đối với các thí nghiệm nuôi sinh trưởng ................................ 42
3.4 Chế độ nuôi dưỡng và cách thu thập mẫu ........................................ 42
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................... 43
3.5.1 Đối với các thí nghiệm tiêu hóa ............................................ 43
3.5.2 Đối với các thí nghiệm nuôi sinh trưởng ............................... 44
3.6 Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 45
3.6.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng
chất và acid amin của khẩu phần có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu
đậu nành ly trích ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng ............................ 45
3.6.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng
chất và acid amin của khẩu phần có sử dụng bột cá biển, bột cá tra ở
gà Sao giai đoạn tăng trưởng .......................................................... 48
3.6.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng các mức năng lượng trao đổi trong
khẩu phần đến tăng trưởng, tiêu thụ dưỡng chất và chất lượng quầy
thịt và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao tăng trưởng ................... 50
ix
3.6.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng các mức lysine và methionine trong
khẩu phần đến tăng trọng và chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa các
dưỡng chất và acid amin của gà Sao nuôi lấy thịt ở giai đoạn tăng
trưởng ............................................................................................. 53
3.6.5 Thí nghiệm 5: Đánh giá các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa
protein và dưỡng chất ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng ................... 59
3.7 Phương pháp xử lý số liệu của các thí nghiệm ................................ 62
Chương 4: Kết quả và thảo luận ................................................................ 64
4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến protein và các
dưỡng chất của khẩu phần có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu đậu
nành ly trích ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng ............................ 64
4.1.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi .......................................................... 64
4.1.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi ......................................................... 69
4.1.3 So sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy của 2 giai
đoạn thí nghiệm ................................................................... 75
4.1.4 Kết luận thí nghiệm 1 .......................................................... 76
4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến protein và
dưỡng chất của khẩu phần có sử dụng bột cá biển, bột cá tra ở gà
Sao giai đoạn tăng trưởng ............................................................ 77
4.2.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi ............................................................. 77
4.2.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi ........................................................... 82
4.2.3 So sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy của 2 giai
đoạn thí nghiệm .............................................................................. 87
4.2.4 Kết luận thí nghiệm 2 ............................................................ 88
4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong
khẩu phần đến tăng trọng, tiêu thụ dưỡng chất và chất lượng quầy
thịt và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao tăng trưởng ............. 89
4.3.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng ................................................. 89
4.3.2 Thí nghiệm tiêu hóa ............................................................... 99
4.3.3 Kết luận thí nghiệm 3 .......................................................... 109
4.4 Thí nghiệm thứ 4: Ảnh hưởng các mức lysine và methionine trong
khẩu phần đến tăng trọng và chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa
x
các dưỡng chất và acid amin của gà Sao nuôi lấy thịt ở giai đoạn
tăng trưởng .................................................................................. 110
4.4.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng ............................................... 110
4.4.2 Thí nghiệm tiêu hóa ............................................................. 121
4.4.3 Kết luận thí nghiệm 4 .......................................................... 134
4.5 Thí nghiệm 5: Đánh giá các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa
protein và dưỡng chất ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng .......... 135
4.5.1 So sánh phương pháp tiêu hóa toàn phần (THTP) và phương
pháp tiêu hóa cắt bỏ manh tràng (THCMT) ........................ 135
4.5.2 So sánh tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến acid amin của nghiệm thức
THTP, THCMT và tiêu hóa hồi tràng (THHT) ................... 138
4.5.3 Kết luận thí nghiệm 5 ........................................................... 139
Chương 5: Kết luận và đề nghị ........................................................ 141
5.1 Kết luận chung ........................................................................ 141
5.2 Đề nghị ................................................................................... 142
Những công trình đã công bố ........................................................... 144
Tài liệu tham khảo ............................................................................ 145
Phụ lục ................................................................................................ 171
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khối lượng cơ thể và khả năng tiêu thụ thức ăn của gà Sao ... 8
Bảng 2.2: Khối lượng cơ thể và hệ số chuyển hóa thức ăn ở gà Sao ...... 8
Bảng 2.3: Nhu cầu năng lượng trao đổi của gà Sao nuôi lấy thịt giai đoạn
tăng trưởng theo đề xuất các tác giả nghiên cứu .................................... 12
Bảng 2.4: Nhu cầu protein của gà Sao nuôi lấy thịt giai đoạn tăng trưởng
theo đề xuất các tác giả nghiên cứu ....................................................... 15
Bảng 2.5: Nhu cầu lysine và methionine của gà Sao nuôi lấy thịt giai đoạn
nuôi sinh trưởng theo đề xuất các tác giả nghiên cứu ............................. 18
Bảng 2.6: Cân bằng acid amin lý tưởng cho gia cầm sinh trưởng ......... 20
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của các thức ăn nguyên liệu trong Thí
nghiệm 1 (tính trên % DM) .................................................................... 46
Bảng 3.2: Thành phần acid amin của thức ăn nguyên liệu trong Thí nghiệm
1 (tính trên % DM) ................................................................................. 46
Bảng 3.3: Công thức khẩu phần của các nghiệm thức trong Thí nghiệm 1
(tính theo % nguyên trạng) ..................................................................... 46
Bảng 3.4: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các
nghiệm thức trong Thí nghiệm 1 (tính theo % DM) .............................. 47
Bảng 3.5: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thức
ăn nguyên liệu trong Thí nghiệm 2 (tính theo % DM) .......................... 48
Bảng 3.6: Thành phần acid amin của các nguyên liệu thức ăn trong Thí
nghiệm 2 (tính theo % DM) ................................................................... 48
Bảng 3.7: Công thức khẩu phần của các nghiệm thức trong Thí nghiệm 2
(tính theo % nguyên trạng) ......................................