Luận án Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CSNTNTD) là một chỉ số kinh tế quan trọng được nhiều nước trên thế giới tính toán và công bố. Đây là chỉ số được theo dõi rất sát sao (Curtin, 1992) và được nhiều đối tượng dùng tin quan tâm. Các nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, ngân hàng, giới nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chính phủ đến người dân sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo từng cách khác nhau, phục vụ cho các mục đích cụ thể của mình. Các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan của Chính phủ như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các Bộ/ngành chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng để đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, giám sát tình hình kinh tế ở thời điểm hiện tại cũng như nắm được thông tin dự báo về xu hướng kinh tế trong tương lai. Các đối tượng sử dụng số liệu khác như các viện nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà bán lẻ, các thể chế tài chính, các nhà phân tích kinh tế và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng để đưa vào các mô hình nghiên cứu kinh tế vĩ mô hoặc mô hình dự báo, đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh, đầu tư, các quyết định liên quan đến các hoạt động cho vay và tín dụng, hoặc phân tích về tình hình kinh tế quốc gia

pdf201 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- HOÀNG THỊ THANH HÀ XÂY DỰNG CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH 2. TS. TRẦN QUANG TIẾN HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả Hoàng Thị Thanh Hà ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Bích và TS. Trần Quang Tiến, đặc biệt PGS.TS Trần Thị Bích đã gợi mở các định hướng nghiên cứu, đưa ra những góp ý quan trọng cũng như luôn động viên, khích lệ tinh thần của tác giả trong quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã cung cấp những ý kiến quý báu về chuyên môn, đưa ra các góp ý, nhận xét để tác giả hoàn thiện Luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, tập thể Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế đã ủng hộ và tạo điều kiện để tác giả tham gia chương trình đào tạo và hoàn thành Luận án. Tác giả xin cảm ơn Viện Sau đại học, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện Luận án, sự hỗ trợ nhiệt tình và vô điều kiện của các đồng nghiệp, nhất là các đồng nghiệp tại các Cục Thống kê cấp tỉnh trong thu thập thông tin cho điều tra niềm tin người tiêu dùng đúng thời gian và chất lượng, đã là nguồn động lực lớn thôi thúc tác giả quyết tâm hoàn thành tốt Luận án. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp. Cuối cùng nhưng cũng hết sức quan trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã luôn là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng hành cùng tác giả trong suốt chặng đường dài học tập và nghiên cứu. Nếu không nhận được sự ủng hộ, động viên và tạo điều kiện to lớn đó của gia đình, tác giả khó có thể hoàn thành được chặng đường đầy thử thách nhưng nhiều trải nghiệm thú vị này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Luận án không thể tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................................................... 10 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chỉ số niềm tin người tiêu dùng ................. 10 1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 10 1.1.2. Các cách tiếp cận về niềm tin người tiêu dùng ........................................... 13 1.1.3. Các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng ......................................... 15 1.1.4. Vai trò của chỉ số niềm tin người tiêu dùng ............................................... 17 1.1.5. Cơ sở lý luận xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ............................ 18 1.2. Các nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới ................ 22 1.2.1. Điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới ............................................................................... 22 1.2.2. Hướng dẫn của các tổ chức quốc tế về điều tra niềm tin người tiêu dùng ... 39 1.3. Các nghiên cứu của Việt Nam về chỉ số niềm tin người tiêu dùng .............. 42 1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam .................................................................. 47 1.4.1. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế ........................................................ 47 1.4.2. Đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam ... 50 Kết luận Chương 1................................................................................................... 53 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TRA VÀ THANG ĐO NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM .................................................................. 55 2.1. Xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam.......... 56 2.1.1. Cơ sở đề xuất, các nguyên tắc tổ chức điều tra, mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam ................................................... 56 2.1.2. Điều tra thu thập thông tin phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam ............................................................................................................ 58 iv 2.1.3. Xây dựng quy trình tính quyền số mẫu và đặc điểm mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng ................................................................................................... 63 2.2. Xây dựng và kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam .. 70 2.2.1. Xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng ............................................. 70 2.2.2. Kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng ............................................ 74 2.2.3. Nhận xét về kết quả kiểm định thang đo .................................................... 92 Kết luận Chương 2................................................................................................... 94 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM .................... 96 3.1. Phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam ................ 96 3.1.1. Đề xuất các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam . 97 3.1.2. Tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam .................................. 104 3.1.3. Một số nhận xét về các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam theo các phương án khác nhau .................................................... 109 3.1.4. Đề xuất lựa chọn phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam .................................................................................................................. 111 3.2. Phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam ............................................................................................................. 114 3.2.1. Phương pháp phân tích và đánh giá sự phù hợp ....................................... 114 3.2.2. Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính thử nghiệm tại Việt Nam .......................................................................................................... 116 3.3. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam và một số khuyến nghị ............................................................................... 130 3.3.1. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam .................................................................................................................. 130 3.3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp thực hiện tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam ............................................................................................... 132 Kết luận Chương 3................................................................................................. 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 143 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 149 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Tiếng Việt CAPI Computer Assisted Personal Interviewing Phỏng vấn trực tiếp với sự trợ giúp của máy tính CATI Computer Assisted Telephone Interviewing Phỏng vấn qua điện thoại với sự trợ giúp của máy tính CAWI Computer Assisted Web Interviewing Phỏng vấn trực tuyến với sự trợ giúp của máy tính CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng CSNTNTD Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ĐTĐT Đối tượng điều tra ĐTV Điều tra viên EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước Metadata Siêu dữ liệu NTD Người tiêu dùng OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PAPI Paper and Pencil Interviewing Phỏng vấn trực tiếp PIH Permanent Income Hypothesis Giả thuyết thu nhập thường xuyên UNSD United Nations Statistics Division Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các quốc gia đã tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng ................. 24 Bảng 1.2. Thông tin về điều tra niềm tin người tiêu dùng và chỉ số niềm tin người tiêu dùng của các quốc gia thuộc nhóm thứ hai ................................................................. 35 Bảng 1.3. Thông tin về điều tra niềm tin người tiêu dùng và chỉ số niềm tin người tiêu dùng của các quốc gia thuộc nhóm thứ ba .................................................................. 37 Bảng 1.4. Tổng hợp các câu hỏi và phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo ba nhóm nước .................................................................................................... 38 Bảng 2.1. Cỡ mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng .................................................. 59 Bảng 2.2. Số lượng đơn vị tổng thể và mẫu cần chọn ................................................. 61 Bảng 2.3. Thông tin về đối tượng điều tra trong mẫu chia theo vùng, khu vực và giới tính 66 Bảng 2.4. Thông tin về đối tượng điều tra trong mẫu chia theo nghề nghiệp .............. 69 Bảng 2.5. Hệ số Cronbach alpha của từng nhóm nhân tố ........................................... 80 Bảng 2.6. Kết quả phân tích Cronbach alpha lần thứ nhất của nhân tố tiết kiệm ......... 81 Bảng 2.7. Kết quả phân tích Cronbach alpha lần thứ hai của nhân tố tiết kiệm ........... 82 Bảng 2.8. Ma trận hệ số tải nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất ... 83 Bảng 2.9. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và độ tin cậy lần thứ tư ...................... 85 Bảng 2.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá theo 6 vùng ..................................... 87 Bảng 2.11. Kết quả kiểm định sự phù hợp của thang đo với dữ liệu thực tế ............... 89 Bảng 2.12. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ ................................................................ 91 Bảng 2.13. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các thành phần thang đo .................... 91 Bảng 3.1. Các phương án đề xuất tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam 101 Bảng 3.2. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung theo 8 phương án, 3 phương pháp tính .... 106 Bảng 3.3. Chỉ số hiện tại theo 8 phương án, 3 phương pháp tính .............................. 107 Bảng 3.4. Chỉ số kỳ vọng theo 8 phương án, 3 phương pháp tính ............................. 108 Bảng 3.5. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng . 117 Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, chỉ số giá tiêu dùng năm 2016, 2017, và 2018 .................................................................... 119 Bảng 3.7. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng chia theo vùng ......................................................................................................... 123 Bảng 3.8. Kết quả kiểm định khác biệt về chỉ số niềm tin người tiêu dùng giữa các vùng .... 124 vii Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 và 2017 ............................................ 125 Bảng 3.10. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 và 2017 ........................................................................................................... 126 Bảng 3.11. Trình độ học vấn của đối tượng điều tra ................................................. 128 Bảng 3.12. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và chỉ số giá tiêu dùng ở thành thị và nông thôn ............................................................................................................ 129 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng các phương pháp chọn mẫu được các nước thuộc nhóm thứ nhất sử dụng cho điều tra niềm tin người tiêu dùng ........................................................... 29 Biểu đồ 2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra theo độ tuổi ......................................... 67 Biểu đồ 2.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra theo trình độ học vấn........................... 68 Biểu đồ 2.3. Đặc điểm của đối tượng điều tra theo thu nhập ...................................... 69 Biểu đồ 3.1. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng .. 118 Biểu đồ 3.2. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chia theo thành thị và nông thôn ........ 127 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Kết quả phân tích CFA lần thứ nhất thang đo niềm tin người tiêu dùng ...... 88 Hình 2.2. Kết quả phân tích CFA lần thứ hai thang đo niềm tin người tiêu dùng ........ 90 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CSNTNTD) là một chỉ số kinh tế quan trọng được nhiều nước trên thế giới tính toán và công bố. Đây là chỉ số được theo dõi rất sát sao (Curtin, 1992) và được nhiều đối tượng dùng tin quan tâm. Các nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, ngân hàng, giới nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chính phủ đến người dân sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo từng cách khác nhau, phục vụ cho các mục đích cụ thể của mình. Các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan của Chính phủ như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các Bộ/ngành chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng để đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, giám sát tình hình kinh tế ở thời điểm hiện tại cũng như nắm được thông tin dự báo về xu hướng kinh tế trong tương lai. Các đối tượng sử dụng số liệu khác như các viện nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà bán lẻ, các thể chế tài chính, các nhà phân tích kinh tế và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng để đưa vào các mô hình nghiên cứu kinh tế vĩ mô hoặc mô hình dự báo, đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh, đầu tư, các quyết định liên quan đến các hoạt động cho vay và tín dụng, hoặc phân tích về tình hình kinh tế quốc gia. Vậy chỉ số niềm tin người tiêu dùng là gì mà lại thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng như vậy? Katona (1951) quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số đo lường niềm tin của người tiêu dùng trong một nền kinh tế. Theo đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng không chỉ đơn thuần đo lường kỳ vọng của người tiêu dùng về qui mô thu nhập tương lai mà còn cả sự chắc chắn hay không chắc chắn đi kèm với những kỳ vọng đó. Theo quan niệm đó của Katona, có thể thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng phản ánh các khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng thể hiện qua sự lạc quan, tin tưởng của người tiêu dùng đối với nền kinh tế để từ đó tác động đến xu hướng tiêu dùng của họ. Đến lượt nó, tiêu dùng lại tác động lan tỏa đến sản lượng và giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy có mối quan hệ bắc cầu giữa chỉ số niềm tin người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia qua hành vi tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Chính những yếu tố trong nội hàm của chỉ số niềm tin người tiêu 2 dùng làm cho chỉ số này có vai trò quan trọng, giúp phát hiện nhận định của người dân về tình hình phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai, là những thông tin chưa hề được phản ánh trong các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như tiêu dùng hay tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hơn nữa, do chỉ số này dựa trên cảm nhận của cá nhân nên còn cung cấp thêm thông tin quan trọng về kỳ vọng, đặc biệt là những thông tin liên quan đến sự xuất hiện của làn sóng lạc quan hay bi quan, là những yếu tố quan trọng của chu kỳ kinh doanh (European Central Bank, 2013). Về tính toán, chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số tổng hợp của hai chỉ số thành phần gồm: (i) Chỉ số hiện tại và (ii) Chỉ số kỳ vọng. Các chỉ báo trong từng chỉ số thành phần thuộc hai cấp độ. Cấp độ vi mô bao gồm các câu hỏi (hay cũng được gọi là chỉ báo hoặc biến trong Luận án này) về tình hình thực tế của cá nhân/hộ gia đình liên quan tình hình tài chính/thu nhập trong quá khứ, hiện tại và tương lai, dự định hoặc khả năng tiết kiệm, dự định mua sắm đồ dùng lâu bền. Cấp độ vĩ mô liên quan đến quan điểm hay nhận định của người trả lời về tình hình kinh tế chung của đất nước, thất nghiệp và giá tiêu dùng của nền kinh tế trong quá khứ và tương lai. Với phương pháp xác định như trên, chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ tiêu thống kê hữu ích được dùng để dự báo xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá thực trạng và triển vọng nền kinh tế của một quốc gia, phát hiện được những điểm ngoặt của nền kinh tế (United Nations Statistics Division, 2014). Chỉ số này giúp cải thiện dự báo hay điều chỉnh dự báo trong ngắn hạn đối với các chỉ tiêu kinh tế như chỉ tiêu tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), .... Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2016), đây là một chỉ tiêu tiên báo (leading indicator) của hệ thống thống kê. Do đó, chỉ tiêu này cần được thu thập và tính toán. Với một nền kinh tế trong đó tiêu dùng của hộ gia đình đóng góp một tỷ lệ ngày càng cao trong GDP như Việt Nam, cụ thể chiếm 67,96% trong GDP năm 2015, 68,54% trong GDP năm 2016, 68,03% trong GDP năm 2017 (Tổng cục Thống kê, 2018), và tiêu dùng cuối cùng có tác động lan tỏa lớn đến sản lượng và giá trị tăng thêm của nền kinh tế (Ha & Trinh, 2018), việc thu thập và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng là cần thiết. Do tầm quan trọng của chỉ số niềm tin người tiêu dùng, hiện đã có khoảng 62 quốc gia trên thế giới tính toán và công bố chỉ số này. Một số tổ chức quốc tế cũng đã đưa ra các hướng dẫn chung về phương pháp xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Tuy nhiên, mỗi quốc gia áp dụng phương pháp xây dựng chỉ số này khác nhau để phù hợp với đặc thù của từng quốc gia (United Nations Statistics Division, 2014). Cụ thể, các quốc gia thuộc Cộng đồng châu Âu tín
Luận văn liên quan