Trong những nă m sắ p tới, việc đầu tư xâ y dựng của xã hội nói chung và việc
phát triển cơ sở hạ tầng hoà n chỉnh nói riêng, ở nước ta được coi là mộ t trong những
điều kiện tiên quyết để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, là phải đi trước mộ t
bước nhằm tạ o động lực phá t triển cho các ngành sản xuấ t khác và là phương thức
hấp thụ tốt nhất vốn đầu tư nước ngoà i trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành Công nghiệp Xi măng là một ngành công nghiệp vật liệu cơ bản và
được coi là “bá nh mỳ của ngà nh xây dựng”. Nó chiếm vị trí quan trọng trong việc
góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đóng góp ngân sách lớn cho quốc gia, giả i
quyết nhiều việc làm cho người lao động.
Xuất phá t từ cá c quan điểm trên, trong nhiều năm qua, việc phát triển ngành
công nghiệp xi măng được Nhà nước rất quan tâm và đầu tư phát triển. Sả n lượng
sản xuất và nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn
2000 – 2010 từ 9 – 15% (ngu?n: Hi?p H?i xi mang Vi?t Nam - VNCA). Đến nam
2011, sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đã đạt tới 63,14 triệu tấn/năm và
sản lượng tiêu thụ đạ t hơn 60,2 triệu tấn (Ngu?n: T?ng Cơng ty Cơng nghi?p xi
mang Vi?t Nam – VICEM).
Mặt khá c, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sá ch, quy hoạ ch đầu tư xây
dựng và phá t triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh nhằ m lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia. Hi?n nay, ngành
Công nghiệp Xi măng Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư
nhân. Nhung, trong su?t thời kỳ từ 2000 đến 2008, lượng xi măng do Tổng công ty
Công nghiệp Xi măng Việt Nam (gọi tắt là VICEM) tiêu thụ chiếm từ 39% đến
- 2 -49% thị phần xi măng toàn quốc (Nguồn: VNCA). Và Tổng công ty Công nghiệp Xi
măng Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò chủ đạ o của mộ t Tổng công ty nhà nước
trong việc điều phối thị trường xi măng Việt Nam hoạ t động ổn định, bình ổn giá
cả, góp phần đáp ứng nhu cầu xi măng trên phạm vi toàn quốc.
Nhưng, kể từ nă m 2009, VICEM phải thường xuyên đương đầ u vớ i sự biến đổi
ngày càng nhanh của mô i trường sản xuấ t - kinh doanh và sự cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, đặc biệt với tốc độ phát triển nhanh của khối Liên doanh và khối tư nhân
trong ngành. Trong thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực rất lớn để tồn tạ i và phá t
triển, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn như: năng suất thấ p; chi phí sản xuấ t cao; suấ t đầu tư dự á n sản
xuất cao; mô i trường sản xuất chưa được khắc phục triệt để, v.v . Ngoài ra Tổng
công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cò n phải tìm ra mộ t chiế n lược phát triển
dài hạn phù hợp nhằm duy trì vị thế của mình trên thị trường. Nhu cầu về xâ y dựng
chiến lược dà i hạn cà ng cấp bách hơn vì kể từ nă m 2009 đến nay, thị phần của
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giả m xuống dưới 40% và đến
thời điểm hiện nay, VICEM vẫn thiếu sự đầ u tư cho mộ t chiến lược phá t triển lâu
dài. Điều này dẫn đến không chỉ thị phần chiếm được trong tổng dung lượng thị
trường giả m sút, mà còn làm giảm đi hiệu quả sử dụng các nguồn lực, bỏ lỡ cá c cơ
hội kinh doanh và ngà y càng khó khăn hơn trong việc đối phó với sự thay đổi của
mô i trường kinh doanh và diễn biến cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ nhận thức trên và với mong muốn được đóng góp và o chiến lược
phát triển ngành Xi măng Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Công nghiệp
Xi măng Việt Nam nó i riêng, tôi mạnh dạ n chọn đề tài của luận á n là “Xây dựng
chiến lược phá t triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến nă m
2020”.
144 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm sắp tới, việc đầu tư xây dựng của xã hội nói chung và việc
phát triển cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nói riêng, ở nước ta được coi là một trong những
điều kiện tiên quyết để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, là phải đi trước một
bước nhằm tạo động lực phát triển cho các ngành sản xuất khác và là phương thức
hấp thụ tốt nhất vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành Công nghiệp Xi măng là một ngành công nghiệp vật liệu cơ bản và
được coi là “bánh mỳ của ngành xây dựng”. Nó chiếm vị trí quan trọng trong việc
góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đóng góp ngân sách lớn cho quốc gia, giải
quyết nhiều việc làm cho người lao động.
Xuất phát từ các quan điểm trên, trong nhiều năm qua, việc phát triển ngành
công nghiệp xi măng được Nhà nước rất quan tâm và đầu tư phát triển. Sản lượng
sản xuất và nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn
2000 – 2010 từ 9 – 15% (nguồn: Hiệp Hội xi măng Việt Nam - VNCA). Đến năm
2011, sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đã đạt tới 63,14 triệu tấn/năm và
sản lượng tiêu thụ đạt hơn 60,2 triệu tấn (Nguồn: Tổng Cơng ty Cơng nghiệp xi
măng Việt Nam – VICEM).
Mặt khác, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy hoạch đầu tư xây
dựng và phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh nhằm lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay, ngành
Công nghiệp Xi măng Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư
nhân. Nhưng, trong suốt thời kỳ từ 2000 đến 2008, lượng xi măng do Tổng công ty
Công nghiệp Xi măng Việt Nam (gọi tắt là VICEM) tiêu thụ chiếm từ 39% đến
- 2 -
49% thị phần xi măng toàn quốc (Nguồn: VNCA). Và Tổng công ty Công nghiệp Xi
măng Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo của một Tổng công ty nhà nước
trong việc điều phối thị trường xi măng Việt Nam hoạt động ổn định, bình ổn giá
cả, góp phần đáp ứng nhu cầu xi măng trên phạm vi toàn quốc.
Nhưng, kể từ năm 2009, VICEM phải thường xuyên đương đầu với sự biến đổi
ngày càng nhanh của môi trường sản xuất - kinh doanh và sự cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, đặc biệt với tốc độ phát triển nhanh của khối Liên doanh và khối tư nhân
trong ngành. Trong thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực rất lớn để tồn tại và phát
triển, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn như: năng suất thấp; chi phí sản xuất cao; suất đầu tư dự án sản
xuất cao; môi trường sản xuất chưa được khắc phục triệt để, v.v ... Ngoài ra Tổng
công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam còn phải tìm ra một chiến lược phát triển
dài hạn phù hợp nhằm duy trì vị thế của mình trên thị trường. Nhu cầu về xây dựng
chiến lược dài hạn càng cấp bách hơn vì kể từ năm 2009 đến nay, thị phần của
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giảm xuống dưới 40% và đến
thời điểm hiện nay, VICEM vẫn thiếu sự đầu tư cho một chiến lược phát triển lâu
dài. Điều này dẫn đến không chỉ thị phần chiếm được trong tổng dung lượng thị
trường giảm sút, mà còn làm giảm đi hiệu quả sử dụng các nguồn lực, bỏ lỡ các cơ
hội kinh doanh và ngày càng khó khăn hơn trong việc đối phó với sự thay đổi của
môi trường kinh doanh và diễn biến cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ nhận thức trên và với mong muốn được đóng góp vào chiến lược
phát triển ngành Xi măng Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Công nghiệp
Xi măng Việt Nam nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài của luận án là “Xây dựng
chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm
2020”.
- 3 -
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài
Từ năm 1970 đến nay, đã có nhiều nhà kinh tế, nhà quản lý và các nhà xã hội
nghiên cứu về chiến lược và xây dựng chiến lược cho một tổ chức. Điển hình là các
công trình được thế giới đánh giá cao như: Garry D.Smith, Danny R.Arnol, Bobby
G. Bizell: ‘Chiến lược và sách lược kinh doanh’, NXB Thống kê – năm 1997;
Richard Kumh: ‘Hoạch định chiến lược theo quá trình (năm 2003); Fred R. David:
‘Khái luận về quản trị chiến lược’ , NXB Thống kê – năm 2006; Cynthia A.
Mongomery: ‘Chiến lược và sách lược kinh doanh (năm 2007), ...Nhìn chung, các
công trình nghiên cứu trên thế giới đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến khái
niệm về chiến lược, về quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức, nội dung cơ
bản của một chiến lược, các công cụ giúp phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường, quá trình xây dựng các phương án chiến lược, chọn lựa chiến lược phù
hợp... Đây là những vấn đề lý thuyết rất bổ ích liên quan rất nhiều đến cơ sở lý
thuyết chung cho đề tài nghiên cứu của luận án này. Tác giả đã đọc tham khảo, hệ
thống và chắt lọc lại các kết quả nghiên cứu, các kiến thức để ứng dụng và làm rõ
thêm quan điểm của mình khi xây dựng một chiến lược cụ thể tại Tổng Công ty
Công nghiệp xi măng Việt Nam. Vì vậy, luận án này mang nặng tính ứng dụng từ
những kiến thức, lý thuyết chung của các công trình nghiên cứu trên thế giới vào
việc xây dựng chiến lược phát triển cho một đối tượng cụ thể: Tổng Công ty Công
nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Từ năm 1990 đến nay, đã có nhiều bài báo, tạp chí, sách và giáo trình nghiên
cứu và trình bày các vấn đề liên quan đến chiến lược và xây dựng chiến lược của
một tổ chức như: ‘Chiến lược và chính sách kinh doanh’- NXB lao động xã hội
- 4 -
(năm 2006) của Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam; ‘Quản trị chiến lược
toàn cầu hóa kinh tế ‘– NXB Thống kê (năm 2007) của Đào Duy Huân; ‘Quản trị
chiến lược’ – NXB Thống kê (năm 2007) của Nguyễn Đăng Khôi và Đồng Thị
Thanh Phương,.....Đặc biệt, gần đây có nhiều luận án tiến sỹ và thạc sỹ chọn đề tài
liên quan đến xây dựng chiến lược như:
- Nguyễn Mạnh Phương với đề tài : ”Xây dựng chiến lược phát triển Công ty
TNHH một thành viên công trình giao thông công chánh đến năm 2015” (năm
2011)
- Trần Nguyên Vũ với đề tài: ”Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty
TNHH sản xuất – Thương Mại – Dịch vụ Hồng Hưng” (năm 2011)
Nhìn chung, đây là các công trình nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan
đến chiến lược, quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp và quá trình ứng dụng
để xây dựng chiến lược phát triển cho một doanh nghiệp cụ thể trong từng giai
đoạn khác nhau. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc xây dựng chiến
lược phát triển trên góc độ cho một Tổng Công ty, nói chung và cho Tổng Công ty
Công nghiệp xi măng Việt Nam - VICEM - nói riêng.
Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của
Nhà nước và có nhiều đơn vị thành viên, công ty con. Nó gần như chi phối và có
ảnh hưởng quyết định đến chiến lược phát triển của ngành công nghiệp xi măng
Việt Nam. Xuất phát từ đặc thù trên, việc xây dựng chiến lược phát triển Tổng
công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020 đòi hỏi phải tính toán và
xem xét nhiều yếu tố mới trong quá trình xây dựng chiến lược mà các công trình
trước chưa đề cập tới. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có khá nhiều vấn
đề nảy sinh liên quan đến chiến lược phát triển ngành xi măng nói chung và Tổng
công ty công nghiệp xi măng Việt Nam nói riêng. Đó là các vấn đề sau:
- 5 -
1/ Sự tác động của các yếu tố môi trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay của
Việt Nam sẽ diễn ra theo chiều hướng nào? Có yếu tố mới phát sinh không?
2/ Trong giai đoạn tới, ngành xi măng Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng CUNG
lớn hơn CẦU. Điều này đòi hỏi chiến lược phát triển Tổng công ty công nghiệp xi
măng Việt Nam cần điều chỉnh như thế nào so với các quy hoạch, các chiến lược
phát triển trước đây?
3/ Xu thế hội nhập ngày càng sâu vào thế giới của Việt Nam có ảnh hưởng gì
đến việc lựa chọn chiến lược phát triển của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt
Nam đến năm 2020?
Đây là những vấn đề rất bức xúc đối với quá trình phát triển ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam nói chung và quá trình xây dựng chiến lược phát triển
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020 nói riêng. Trong luận
án này tác giả sẽ cố gắng làm sáng tỏ các vấn đề trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến chiến lược và xây dựng chiến lược
doanh nghiệp.
Phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đối
với chiến lược phát triển Tổng cơng ty Cơng nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm
2020.
Xây dựng chiến lược phát triển Tổng cơng ty Cơng nghiệp Xi măng Việt Nam
đến năm 2020.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến xây dựng chiến lược phát
triển Tổng cơng ty Cơng nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020.
- 6 -
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh của Tổng cơng ty
Cơng nghiệp Xi măng Việt Nam.
Số liệu nghiên cứu: chủ yếu sử dụng số liệu từ năm 2000 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và thiết kế nghiên cứu của luận án:
5.1. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong luận án, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng chủ yếu:
- Phương pháp định tính: đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu các quy luật khách quan về kinh
tế - xã hội với vận dụng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế vào hệ
thống hóa, phát triển cơ sở lý luận của việc xây dựng chiến lược phát triển Tổng
công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
đưa ra các đánh giá và kết luận về các mối quan hệ giữa các khâu trong quy trình
xây dựng chiến lược, giữa tính đặc thù của ngành công nghiệp xi măng và Tổng
công ty công nghiệp xi măng Việt Nam với nội dung xây dựng chiến lược phát triển
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020;
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu
thập và xử lý các số liệu về quá khứ nhằm đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng
sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình xây dựng chiến lược của
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam; Thực trạng hoạt động sản xuất - kinh
doanh của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian qua.
- Phương pháp chuyên gia và điều tra mẫu: Phương pháp này dùng để thu thập
thêm thông tin thứ cấp để đánh giá mức độ phù hợp của các phương án chiến lược
- 7 -
được đề xuất trong luận án bằng phương pháp thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn
trực tiếp các chuyên gia trong ngành xi măng Việt Nam.
5.2. Về nguồn thông tin, phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
Tác giả sử dụng nguồn và phương pháp thu thập, xử lý thông tin chính sau đây:
- Nguồn thông tin thứ cấp: thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục
thống kê; Thông tin dữ liệu từ Bộ Xây dựng, Hiệp hội Xi măng ASEAN, Hiệp
hội Xi măng Việt Nam, Vụ Công nghiệp - Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty
Công nghiệp Xi măng Việt Nam, báo chí, ti vi, các tài liệu hội thảo, internet
v.v…có liên quan đến nghiên cứu đề tài.
- Nguồn thông tin sơ cấp: Thu thập từ điều tra thực địa trực tiếp thông qua
việc trả lời của các chuyên gia đối với các bảng câu hỏi được thiết lập, qua các
trao đổi và phỏng vấn các chuyên gia và lãnh đạo trong ngành.
6. Một số đóng góp mới của luận án:
- Đưa ra một hệ thống lý luận dựa trên quan điểm mới của Đảng, Nhà nước và
kinh nghiệm các nước trên thế giới trong quá trình phát triển nền kinh tế và ngành
Công nghiệp Xi măng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói chung và xác
định những tiền đề cơ sở để định hướng chiến lược phát triển Tổng công ty Công
nghiệp Xi măng Việt Nam.
- Luận án đặc biệt coi trọng việc dự báo môi trường sản xuất- kinh doanh và cân
đối Cung - Cầu của ngành xi măng Việt Nam và của Tổng công ty Công nghiệp Xi
măng Việt Nam từ nay đến năm 2020 vì việc dự báo này, theo tác giả, càng chính
xác thì chất lượng của việc hoạch định chiến lược phát triển càng cao. Với ý nghĩa
đó, tác giả sử dụng phương pháp dự báo khoa học thông qua sự hỗ trợ của toán học
và các phần mềm điện toán.
- 8 -
- Hệ thống lại toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty Công
nghiệp Xi măng Việt Nam trong thời gian qua để xác định những điểm mạnh, điểm
yếu của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược
phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020.
- Đây cũng là lần đầu có một công trình nghiên cứu nhằm xây dựng chiến lược
phát triển toàn diện và đồng bộ cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan để góp phần cho
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam có thể thực hiện thành công chiến
lược phát triển đến năm 2020 và trở thành Tổng công ty mạnh, củng cố và giữ vững
vai trò là doanh nghiệp chủ đạo, dẫn dắt thị trường toàn ngành xi măng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Các chương, mục của luận án:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của
luận án gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CƠNG TY CƠNG NGHIỆP XI
MĂNG VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CƠNG TY
CƠNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
- 9 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1. 1. Khái niệm về chiến lược
Bất kỳ một tổ chức nào ra đời và tồn tại – dù là tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị
hay tổ chức văn hóa - xã hội, tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, tổ chức Chính phủ
hay phi Chính phủ – đều có mục đích hoạt động hay sứ mệnh để tồn tại. Vì vậy bất kỳ
tổ chức nào dù là kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... cũng đều phải có chiến lược của
tổ chức ấy để đạt được sứ mệnh và mục tiêu đề ra.
”Xét về nguồn gốc từ ngữ thì từ Stratery ( chiến lược) xuất phát từ chữø strategos
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vị tướng. Ban đầu được sử dụng trong quân đội chỉ với
nghĩa đơn giản, để chỉ vai trò chỉ huy lãnh đạo của các tướng lĩnh, sau dần được phát
triển mở rộng thuật ngữ chiến lược để chỉ khoa học nghệ thuật chỉ huy quân đội, chỉ
những cách hành động để đánh thắng quân thù” (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang16)
Trên thực tế hiện nay, đối với tổ chức kinh doanh, chiến lược được chia ra nhiều
cấp độ khác nhau như: chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược cấp công ty, chiến
lược cấp công ty đa quốc gia, chiến lược của các tập đoàn kinh tế, chiến lược của
ngành. Dù ở cấp độ nào, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn:
- Theo Fred R. David (2006): ”Chiến lược là những phương tiện để đạt đến những mục
tiêu dài hạn”
- Theo Richard Kunh (2003): ”Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt động được
thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững”
- Theo Cynthia A.Montgomery ( 2007) ”Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, cũng
không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là triết lý sống của một tổ chức”.
- 10 -
- Theo Michael E. Porter (1993) ”Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị độc đáo
bao gồm các hoạt động khác biệt. Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc chọn
lựa các hoạt động khác với các nhà cạnh tranh (sự khác biệt này có thể là những hoạt
động khác biệt so với các nhà cạnh tranh hoặc các hoạt động tương tự nhưng với cách
thức thực hiện khác biệt)”.
- Theo Alfred D. Chandler (2008): ”Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ
bản dài hạn của doanh nghiệp, là lựa chọn cách thức hoặc chương trình hành động và
phân bổ các nguồn tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó’’.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về chiến lược, nhưng theo tác giả, nội dung chủ
yếu của chiến lược của một tổ chức đều bao gồm :
Một là : Xác định sứ mệnh và mục tiêu lâu dài của tổ chức.
Hai là : Đề xuất những phương án để thực hiện mục tiêu.
Ba là : Lựa chọn phương án khả thi, triển khai phương án và phân bổ nguồn lực
để thực hiện mục tiêu.
Với 3 nội dung chính trên và qua phân tích các cách hiểu trên, theo tác giả,
chiến lược có thể được hiểu là "Những kế hoạch được thiết lập hoặc những chương
trình cụ thể được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức với sự đảm bảo thích
ứng của tổ chức đối với môi trường hoạt động của nó theo thời gian”.
Với cách tiếp cận này, việc xây dựng chiến lược tốt sẽ giúp cho chính tổ chức và các
nhà quản lý có những lợi thế sau:
- Thứ nhất : giúp cho các tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.
- Thứ hai : giúp cho nhà quản lý tổ chức phân tích và dự báo các điều kiện môi
trường trong tương lai.
- Thứ ba : nhờ xây dựng chiến lược, tổ chức sẽ gắn liền các quyết định đề ra phù
hợp