Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thế hệ trẻ
là những chủ nhân tương lai của đất nước; sứ mệnh lịch sử của cả dân tộc đều
trông mong vào chính họ. Khi đương thời Bác Hồ kính yêu thường căn dặn:
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần
thiết” [51]. Thấm nhuần lời căn dặn của Bác, các thế hệ trẻ Việt Nam trong đó
có học sinh, sinh viên đã và đang ra sức thi đua học tập và nghiên cứu không
ngừng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và hoàn thiện bản thân xứng
đáng với sứ mệnh mà Bác hằng mong ước.
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước luôn
luôn quan tâm, thể hiện qua các nghị quyết của Đại hội Đảng các khoá, các chủ
trương, đường lối, chính sách của Chính phủ.
Trong đời sống xã hội, GD&ĐT là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong xu
thế phát triển tri thức ngày nay và được xem là quốc sách hàng đầu để phát triển
đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đã chỉ
rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững” [2].
Để đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ và thể lực, Hiến pháp
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã ghi: “Nhà trường và xã
hội có trách nhiệm chăm lo tới sự phát triển thể chất cho thế hệ trẻ Việt Nam
được phát triển toàn diện, nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình cải tạo nòi giống
và sự phát triển của đất nước” [34].
Thể dục thể thao nói chung và GDTC nói riêng có tác dụng nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống
lành mạnh cho sinh viên và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong nhà trường. Vì vậy,
GDTC cho học sinh, sinh viên là một bộ phận không thể thiếu được trong bất cứ
một chương trình đào tạo nào, cấp học nào.
206 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học Việt Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA THỊ NGẦN
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
BẮC NINH - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
MA THỊ NGẦN
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS NGUYỄN CẨM NINH
2. GS.TS LÊ VĂN LẪM
BẮC NINH - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Ma Thị Ngần
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt
BGH
BVHTTDL
Ban Giám hiệu
Ban văn hóa thể thao và du lịch
CBGV
CLB
Cán bộ giảng viên
Câu lạc bộ
CP Chính phủ
CSVC Cơ sở vật chất
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CLGD
CNTT
CT
Chất lượng giảng dạy
Công nghệ thông tin
Chương trình
CTĐT
CTMH
ĐGCLGD
ĐHQGHN
Chương trình đào tạo
Chương trình môn học
Đánh giá chất lượng giáo dục
Đại học quốc gia Hà Nội
ĐC
ĐH
ĐT
Đối chứng
Đại học
Đào tạo
ĐHVB Đại học Việt Bắc
GDTC Giáo dục thể chất
GD&ĐT
GDQP-AN
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục Quốc phòng - An ninh
GS, PGS
GTLN
GTNN
Giáo sư, Phó giáo sư
Gía trị lớn nhất
Gía trị nhỏ nhất
GV Giảng viên
HK
HN
Học kỳ
Hà Nội
HP Học phần
HS, SV
KĐCL
Học sinh, sinh viên
Kiểm định chất lượng
KH Kế hoạch
NĐ Nghị định
NQ
NXB
TC
Nghị quyết
Nhà xuất bản
Tiêu chuẩn
TN
QH
QTKD
Thực nghiệm
Quốc hội
Quản trị kinh doanh
QĐ Quyết định
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
TB
Tc
TD
Trung bình
Tín chỉ
Thể dục
TDTT Thể dục thể thao
ThS, TS Thạc sĩ, Tiến sĩ
TT
TTLT
Thông tư
Thông tư liên tịch
TTg Thủ tướng
TW
UBTDTT
Trung ương
Ủy ban thể dục thể thao
VN Việt Nam
XHCN Xã hội chủ nghĩa
2. Đơn vị đo lường
cm Centimét
g Gam
kg Kilôgam
m Mét
s Giây
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 6
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo và giáo dục thể
chất ............................................................................................................... 6
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới Giáo dục và Đào
tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ...................................... 6
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao và giáo dục
thể chất trong nhà trường .................................................................... 10
1.2. Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thể dục thể thao và giáo dục thể
chất trong nhà trường ................................................................................. 13
1.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thể dục thể
thao và giáo dục thể chất trong nhà trường ......................................... 13
1.2.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo về giáo dục, đào tạo trong đổi mới
chương trình đào tạo, chương trình môn học Giáo dục thể chất trong các
trường đại học ..................................................................................... 14
1.3. Chương trình giáo dục (đào tạo) và chương trình môn học .................. 17
1.3.1. Chương trình giáo dục ............................................................... 17
1.3.2. Chương trình môn học .............................................................. 31
1.4. Giáo dục thể chất và môn học Giáo dục thể chất trong trường Đại học và
trong chương trình giáo dục đại học ........................................................... 38
1.5. Giới thiệu Trường Đại học Việt Bắc .................................................... 41
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............. 44
1.6.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................... 44
1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước....................................... 46
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................. 53
2.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 53
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ............................... 53
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm ................................................. 53
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................ 54
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................. 55
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................... 57
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê ................................................ 58
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 59
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 59
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................. 59
2.2.3. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu ............................................. 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 61
3.1. Đánh giá thực trạng chương trình và các điều kiện đảm bảo thực hiện
môn học Giáo dục thể chất của trường Đại học Việt Bắc ............................ 61
3.1.1. Đánh giá thực trạng chương trình môn học Giáo dục thể chất của
trường Đại học Việt Bắc ..................................................................... 61
3.1.2. Đánh giá các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình môn học
Giáo dục thể chất ở trường Đại học Việt Bắc ...................................... 75
3.1.3. Bàn luận về thực trạng chương trình và các điều kiện đảm bảo
thực hiện chương trình môn học Giáo dục thể chất ............................. 92
3.2. Xây dựng, ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình môn học Giáo
dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Việt Bắc ................................... 97
3.2.1. Xây dựng chương trình môn học Giáo dục thể chất............... .97
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình xây dựng ........... 112
3.2.3. Bàn luận về xây dựng, ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương
trình môn học Giáo dục thể chất ........................................................ 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 129
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG NỘI DUNG TRANG
1.1 Quy mô tuyển sinh và đào tạo đến năm 2020 43
3.1
Chương trình môn học Giáo dục thể chất của trường Đại học
Việt Bắc 62
3.2
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá chương trình
môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Việt Bắc 65
3.3 Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về mục tiêu của
chương trình môn học Giáo dục thể chất
68
3.4 Ý kiến đánh giá của sinh viên về mục tiêu của chương trình
môn học Giáo dục thể chất
69
3.5
Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về nội dung chương
trình môn học Giáo dục thể chất 70
3.6
Ý kiến đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình
môn học Giáo dục thể chất
70
3.7
Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về cấu trúc chương
trình môn học Giáo dục thể chất 72
3.8
Ý kiến đánh giá của sinh viên về cấu trúc chương trình
môn học Giáo dục thể chất
72
3.9
Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về hình thức kiểm
tra - đánh giá chương trình môn học Giáo dục thể chất 73
3.10 Ý kiến đánh giá của sinh viên về hình thức kiểm tra - đánh
giá chương trình môn học Giáo dục thể chất
74
3.11
Kết quả lựa chọn các tiêu chí đánh giá các điều kiện đảm
bảo thực hiện chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên
Trường Đại học Việt Bắc
75
3.12
Đội ngũ giảng viên Bộ môn Giáo dục thể chất của Trường
Đại học Việt Bắc
79
3.13 Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về chất lượng đội
ngũ giảng dạy môn học Giáo dục thể chất
80
3.14
Thực trạng cơ sở vật chất của Bộ môn Giáo dục thể chất
Trường Đại học Việt Bắc
81
3.15
Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về cơ sở vật chất
và trang thiết bị
82
3.16
Ý kiến đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất và trang
thiết bị 82
3.17 Thực trạng hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên 83
3.18
Ý kiến của cán bộ, giảng viên về hoạt động Thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên 85
3.19
Ý kiến của cán bộ, giảng viên về đánh giá tính tích cực
của sinh viên
86
3.20 Ý kiến của sinh viên về tính tích cực đối với môn học Giáo
dục thể chất
87
3.21 Thực trạng kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Việt Bắc 88
3.22 Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Việt Bắc 89
3.23
Tổng hợp kết quả phân loại thể lực theo từng tiêu chí của
sinh viên trường Đại học Việt Bắc
Sau trang
89
3.24 Thể lực chung của sinh viên trường Đại học Việt Bắc 90
3.25 Ý kiến của cán bộ, giảng viên đánh giá về kết quả học tập và
thể lực của sinh viên
90
3.26 Ý kiến của sinh viên về kết quả học tập và đánh giá thể lực 91
3.27 Ý kiến của cán bộ, giảng viên về lựa chọn nội dung chương
trình môn học Giáo dục thể chất
102
3.28 Ý kiến của sinh viên về nội dung chương trình môn học Giáo dục thể chất 103
3.29
Nội dung chương trình môn học Giáo dục thể chất của cán
bộ, giảng viên và sinh viên lựa chọn 104
3.30 Chương trình môn học Giáo dục thể chất nội khóa trường
Đại học Việt Bắc
108
3.31 Phân phối chương trình môn học Giáo dục thể chất 109
3.32
Kết quả thẩm định chương trình môn học Giáo dục thể chất của
Hội đồng thẩm định 111
3.33
So sánh thể lực của sinh viên nhóm Đối chứng và nhóm Thực
nghiệm trước thực nghiệm
Sau trang
113
3.34
So sánh thể lực theo tiêu chuẩn phân loại từng chỉ tiêu của sinh
viên nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm Trường Đại học
Việt Bắc trước thực nghiệm
Trước
trang 114
3.35
So sánh kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất của sinh
viên nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm qua một năm
thực nghiệm
115
3.36 So sánh phát triển thể lực của nhóm Đối chứng và nhóm
Thực nghiệm sau thực nghiệm
Sau trang
116
3.37
So sánh thể lực theo tiêu chuẩn phân loại từng tiêu chí của sinh
viên nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm Trường Đại học
Việt Bắc sau thực nghiệm
Trước
trang 117
3.38
So sánh thể lực chung trước và sau thực nghiệm của sinh viên
nhóm Đối chứng 120
3.39
So sánh thể lực chung trước và sau thực nghiệm của sinh viên
nhóm Thực nghiệm
121
3.40
Cảm nhận của giảng viên về hiệu quả chương trình môn học
Giáo dục thể chất đổi mới tại trường Đại học Việt Bắc 122
3.41 Cảm nhận của sinh viên sau khi học chương trình môn học
Giáo dục thể chất đổi mới tại trường Đại học Việt Bắc
123
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU
ĐỒ, SƠ
ĐỒ
NỘI DUNG TRANG
1.1
Xây dựng chương trình giáo dục bằng phương pháp tiếp
cận mục tiêu 20
1.2 Các bước xây dựng đề cương môn học 36
3.1
Tỉ lệ chọn nội dung chương trình môn học Giáo dục thể
chất của cán bộ, giảng viên 102
3.2
Tỉ lệ chọn nội dung chương trình môn học Giáo dục thể
chất của sinh viên 104
3.3
So sánh thể lực của Sinh viên nhóm Đối chứng và nhóm
Thực nghiệm trước thực nghiệm 114
3.4
Kết quả học tập của nhóm Đối chứng và nhóm Thực
nghiệm qua một năm thực nghiệm 115
3.5
So sánh thể lực của sinh viên nhóm Đối chứng và nhóm
Thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm 117
3.6
So sánh phân loại thể lực chung của 2 nhóm nam sinh
viên Thực nghiệm và Đối chứng sau thực nghiệm 119
3.7
So sánh phân loại thể lực chung của 2 nhóm nữ sinh viên
Thực nghiệm và Đối chứng sau thực nghiệm 120
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thế hệ trẻ
là những chủ nhân tương lai của đất nước; sứ mệnh lịch sử của cả dân tộc đều
trông mong vào chính họ. Khi đương thời Bác Hồ kính yêu thường căn dặn:
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần
thiết” [51]. Thấm nhuần lời căn dặn của Bác, các thế hệ trẻ Việt Nam trong đó
có học sinh, sinh viên đã và đang ra sức thi đua học tập và nghiên cứu không
ngừng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và hoàn thiện bản thân xứng
đáng với sứ mệnh mà Bác hằng mong ước.
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước luôn
luôn quan tâm, thể hiện qua các nghị quyết của Đại hội Đảng các khoá, các chủ
trương, đường lối, chính sách của Chính phủ.
Trong đời sống xã hội, GD&ĐT là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong xu
thế phát triển tri thức ngày nay và được xem là quốc sách hàng đầu để phát triển
đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đã chỉ
rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững” [2].
Để đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ và thể lực, Hiến pháp
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã ghi: “Nhà trường và xã
hội có trách nhiệm chăm lo tới sự phát triển thể chất cho thế hệ trẻ Việt Nam
được phát triển toàn diện, nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình cải tạo nòi giống
và sự phát triển của đất nước” [34].
Thể dục thể thao nói chung và GDTC nói riêng có tác dụng nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống
lành mạnh cho sinh viên và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong nhà trường. Vì vậy,
GDTC cho học sinh, sinh viên là một bộ phận không thể thiếu được trong bất cứ
một chương trình đào tạo nào, cấp học nào.
2
Luật Thể dục, Thể thao (2006), Điều 20 đã ghi: “GDTC là môn học chính
khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động
cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là
hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá
phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho
người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” cho
HS, SV những chủ nhân tương lai của đất nước [49].
Pháp lệnh Thể dục thể thao (2000). Điều 14 đã khẳng định: “Giáo dục thể
chất trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe,
phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu
cầu giáo dục toàn diện cho người học”. Điều 16 cũng đã nêu rõ: “Nhà trường
có trách nhiệm thực hiện chương trình GDTC cho người học. Tổ chức hoạt động
Thể thao ngoại khoá, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy
và hoạt động Thể dục thể thể thao trong nhà trường” [57].
Quyết định số 42/2001/QĐ-BGD - ĐT V/v “Quy chế GDTC và y tế trường học”
đã chỉ rõ: "GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học,
góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ
của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" [6].
Đối với giáo dục Đại học, để đào tạo bất kỳ ngành nghề gì thì việc xây dựng
chương trình đào tạo (trong đó có xây dựng chương trình môn học) đóng một vai trò
quyết định đối với chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo phải luôn luôn cập nhật
những kiến thức khoa học mới, năng động thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của xã
hội. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đã chỉ rõ: “Mục
tiêu, nội dung chương trình phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,
tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng GDTC và bồi dưỡng
nhân cách người học; mau chóng tiếp thu có chọn lọc chương trình đào tạo của các
nước phát triển phù hợp với yêu cầu của đất nước” [2].
3
Để đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu “phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" của Đảng và
Chính phủ, Chương trình Môn học GDTC đã được Bộ Giáo dục và Đạo tạo yêu
cầu đưa vào tất cả các chương trình đào tạo của tất cả các ngành nghề đào tạo ở
tất cả các bậc học [7], [11], [23], [66], “nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn
luyện thể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho
sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện
TDTT, góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên”.
Tuy nhiên, theo từng thời kỳ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nội
dung chương trình môn học GDTC khác nhau theo xu hướng tăng cường tự chủ
cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trong việc xây dựng chương trình môn học GDTC
phù hợp với chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và điều kiện về cơ sở vật
chất của cơ sở đào tạo. Chính vì vậy, hiện nay, hầu hết tất cả các trường đại học
đều xây dựng chương trình đào tạo môn học GDTC của riêng mình [42].
Sau khi được thành lập, để thực hiện mở các ngành đào tạo, Trường Đại
học Việt Bắc đã tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo và chương trình
các môn học (trong đó có Chương trình môn học Giáo dục thể chất) cho các
ngành đào tạo. Do Trường mới được thành lập, đội ngũ giảng viên còn chưa đầy
đủ, nên việc xây dựng các chương trình ngành đào tạo và chương trình các môn
học chủ yếu là tham khảo các trường đại học khác. Có một số môn học lấy
nguyên xi chương trình môn học của trường đại học khác, trong đó có Chương
trình môn học GDTC.
Hiện nay, Chương trình môn học Giáo dục thể chất này vẫn đang được giảng
dạy cho sinh viên của tất cả các ngành đào tạo trong Trường Đại học Việt Bắc.
Trường Đại học Việt Bắc có đặc thù là sinh viên hầu hết ở vùng sâu, vùng
xa của các tỉnh miền núi phía Bắc. Trước khi vào trường đại học, các em chủ
yếu chơi các môn thể thao truyền thống của dân tộc mình, như: kéo co, đẩy gậy,
vật; không có điều kiện tiếp xúc với một số môn thể thao hiện đại đòi hỏi phải
có điều kiện sân bãi cũng như phong trào chơi các môn thể thao như: Bóng đá,
4
Bóng chuyền, Tenis, võ thuật .v.v. Mặt khác, thể lực, tâm sinh lý của sinh
viên cũng có đặc thù khác so với sinh viên các trường khác.
Chính vì vậy, trong những năm qua, khi tiến hành giảng dạy Môn học
GDTC cho sinh viên, các giảng viên đều nhận thấy Chương tình môn học
GDTC hiện nay chưa phù hợp với sinh viên của Trường Đại học Việt Bắc và
chưa đáp ứng được hết chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo của Trường.
Xuất phát từ những lý do trên, là giảng viên của của trường Đại học Việt
Bắc, với mong muốn góp phần hoàn thiện chương trình môn học Giáo dục thể
chất cho các ngành đào tạo của nhà trường, tôi chọn đề tài :"Xây dựng Chương
trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Việt Bắc ” làm
luận án tiến sĩ.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng và các điều kiện đảm bảo dạy học môn Giáo
dục thể chất của Trường Đại học Việt Bắc cũng như cơ sở lý luận và các vấn đề
có liên quan, luận án đã tiến hành xây dựng Chương trình môn học Giáo dục thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Việt Bắc nhằm góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả môn học giáo dục thể chất nói riêng và chất lượng đào tạo nói
chung của Nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã giải quyết hai nhiệm
vụ cơ bản sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng chương trình và các điều kiện đảm bảo
thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở trường Đại học Việt Bắc
Nhiệm vụ 2: Xây dựng, ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình