Luận án Xây dựng chương trình tập luyện môn thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nhịp điệu động tác đều có ở tất cả các loại hình bài tập thể dục, nhưng được gọi là Thể dục Aerobic chỉ với bài tập mang tính chất phát triển chung, luyện hình thể và tư thế, có tác dụng phát triển các tố chất mà trong đó ưu tiên là sức bền. Vì vậy, về phương diện cấu trúc động tác của Thể dục Aerobic có chăng chỉ khác với động tác của thể dục cơ bản là ở chỗ nó phối hợp vận động ở một trình độ cao hơn của nhiều bộ phận cơ thể với nhau và thay đổi liên tục hình vẽ động tác trong cái nền của âm nhạc [65]. Bài tập của Thể dục Aerobic có thể đưa ra trình diễn hoặc tổ chức thi đấu phổ biến, động viên mọi người cùng tập, nhưng không được sử dụng chuyên dùng cho biểu diễn và thi đấu. Vì vậy, con người biên soạn phải chú ý đến tác dụng rèn luyện cơ thể cho bản thân người tập chứ không nhằm mục đích là thi đấu và biểu diễn. Nếu hiểu Thể dục Aerobic là loại hình thể dục thi đấu mang tính nghệ thuật thì không thể đảm bảo mục đích rèn luyện thân thể và sẽ vi phạm những nguyên tắc về lựa chọn nội dung cũng như hình thức, phương pháp và điều kiện tập luyện [95]. Như phần nào đã được trình bày ở trên, Thể dục Aerobic nhằm góp phần hoàn thiện thể chất người tập, nó có những ưu thế so với các loại bài tập phát triển chung không sử dụng âm nhạc. Sự gắn liền với nghệ thuật và kết hợp bài tập với âm nhạc, những đòi hỏi trong phối hợp vận động toàn thân ở các tư thế khác nhau tại chỗ hoặc di chuyển đã làm cho tính vũ đạo (múa) của bài tập tăng lên, độ tự do của bài tương đối lớn, có thể điều chỉnh hàng loạt các yếu tố thuộc lượng vận động; do đó dễ dàng phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên [65].

pdf213 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng chương trình tập luyện môn thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH ----------------------- ĐỖ ĐỨC HÙNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN MÔN THỂ DỤC AEROBIC NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH ----------------------- ĐỖ ĐỨC HÙNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN MÔN THỂ DỤC AEROBIC NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Anh Thơ 2. PGS.TS. Đinh Khánh Thu BẮC NINH – 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đỗ Đức Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Chỉ số khối cơ thể CLB : Câu lạc bộ cm : Centimet ĐH&CN : Đại học và chuyên nghiệp GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDTC : Giáo dục thể chất HCB : Huy chương bạc HCĐ : Huy chương đồng HCV : Huy chương vàng Kg : Kilôgam kG: Kilôgam lực m : Mét NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NXB : Nhà xuất bản QĐ-BGDĐT : Quyết định-Bộ giáo dục đào tạo TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên Cộng sản TT-BGDĐT : Thông tư-Bộ giáo dục đào tạo XHCN : Xã hội chủ nghĩa XPC : Xuất phát cao MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................6 1.1 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác Giáo dục Thể chất và thể thao trường học ... 6 1.2. Chương trình môn học Giáo dục Thể chất và hoạt động thể thao sinh viên ......................................................................................................................... 13 1.3. Hoạt động Giáo dục Thể chất nội khóa và thể thao ngoại khóa đối sinh viên ............................................................................................................................. 15 1.3.1. Hoạt động giáo dục thể chất nội khóa...18 1.3.2. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa.19 1.3.3. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.23 1.4. Nguyên tắc xây dựng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên 28 1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 18 – 22 ... 31 1.5.1. Những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 18 – 22 31 1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 . 32 1.6. Môn Thể dục Aerobic đối với sinh viên các trường đại học 33 1.6.1. Khái quát về sự ra đời của Thể dục Aerobic .33 1.6.2. Đặc điểm của Thể dục Aerobic . 36 1.6.3. Cấu trúc của giờ học Thể dục Aerobic . 39 1.6.4. Phương pháp biên soạn bài tập Thể dục Aerobic . 43 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan ... 48 1.7.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .48 1.7.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ..... 51 1.8. Kết luận chương ........................................................................................... 53 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................56 2.1. Phương pháp nghiên cứu .. 56 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .56 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ... .57 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm . 58 2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học .58 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 60 2.1.6. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý .. 64 2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 64 2.1.8. Phương pháp toán học thống kê 65 2.2. Tổ chức nghiên cứu .. 67 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 67 2.2.2. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu ........ 67 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...........................69 3.1. Thực trạng công tác Giáo dục Thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ...69 3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên môn Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 . 69 3.1.2. Thực trạng chương trình môn học Giáo dục Thể chất nội khóa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 75 3.1.3. Mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác Giáo dục Thể chất và thể thao sinh viên ........................... 881 3.1.4. Thực trạng tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 84 3.1.5. Thực trạng nhận thức, nhu cầu, động cơ và hứng thú hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ........................................................................................................... ..91 3.1.6. Những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tham gia hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ....................................................................................................... ..99 3.1.7. Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ Thể dục sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.101 3.1.8. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.104 3.1.9. Thực trạng kết quả môn học Giáo dục Thể chất của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.106 3.1.10. Bàn luận.109 3.2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2..113 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2..114 3.2.2. Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2..121 3.2.3. Tổ chức kiểm nghiệm chương trình tập luyện Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2...132 3.2.4. Đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2..136 3.2.5. Bàn luận...151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể loại Số Nội dung Trang Bảng Bảng 3.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 70 Bảng 3.2 Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên 71 Bảng 3.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 giai đoạn 2013 – 2016 72 Bảng 3.4 Các chuyên ngành đào tạo của giảng viên Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=24) 74 Bảng 3.5 Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (bắt buộc) 77 Bảng 3.6 Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (tự chọn) 80 Bảng 3.7 Mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao sinh viên 83 Bảng 3.8 Mức độ quan tâm đến các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên 84 theo nhận định của giảng viên (n=24) Bảng 3.9 Mức độ quan tâm đến các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên theo nhận định của sinh viên (n=160) 86 Bảng 3.10 Hoạt động của các Câu lạc bộ thể thao sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2015 87 Bảng 3.11 Thực trạng tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 89 Bảng 3.12 Thực trạng nhận thức về tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=700) 91 Bảng 3.13 Kết quả khảo sát nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=700) 93 Bảng 3.14 Thực trạng động cơ và hứng thú tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=315) 96 Bảng 3.15 Những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa ở sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (n=385) 99 Bảng 3.16 Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ thể dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm học 2015-2016 101 Bảng 3.17 Cơ cấu tổ chức quản lý của Câu lạc bộ thể dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (năm học 2015-2016) 102 Bảng 3.18 Thống kê số lượng thành viên của câu lạc bộ thể dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (năm học 2015-2016) 103 Bảng 3.19 Thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ Trường 104 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 qua các năm học (Năm thứ nhất, n = 404; Năm thứ hai, n = 398; Năm thứ ba, n= 402, Năm thứ tư, n=396) Bảng 3.20 Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 105 Bảng 3.21 Kết quả học tập của sinh viên khóa 39 không chuyên sau khi kết thúc chương trình giáo dục thể chất 107 Bảng 3.22 Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên khóa 39 không chuyên tham gia ngoại khóa và không tham gia ngoại khóa thể dục thể thao 108 Bảng 3.23 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=45) 117 Bảng 3.24 Kết quả đánh giá kiểm chứng lý thuyết các tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=9) 134 Bảng 3.25 Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm 137 Bảng 3.26 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm 138 Bảng 3.27 Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm 139 Bảng 3.28 Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 139 Bảng 3.29 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 141 Bảng 3.30 Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 142 Bảng 3.31 Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 143 Bảng 3.32 Kết quả kiểm tra y học của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 143 Bảng 3.33 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 144 Bảng 3.34 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 144 Bảng 3.35 Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 145 Bảng 3.36 Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 145 Bảng 3.37 Nhịp tăng trưởng các chỉ số y sinh, thể lực và tâm lý của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 146 Bảng 3.38 Kết quả đánh giá khả năng biên soạn sáng tạo của nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua bài kiểm tra sáng tạo 147 Bảng 3.39 Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 148 Bảng 3.40 Đánh giá hiệu quả Chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=25) 149 Biểu đồ Biểu đồ 3.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 giai đoạn 2013 – 2016 (%) 72 Biểu đồ 3.2 Mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác Giáo dục Thể chất và thể thao sinh viên theo nhận định của cán bộ, giảng viên 83 Biểu đồ 3.3 Mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao sinh viên theo nhận định của sinh viên 83 Biểu đồ 3.4 Mức độ quan tâm đến các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên theo nhận định của giảng viên (%) 85 Biểu đồ 3.5 Mức độ quan tâm đến các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên theo nhận định của sinh viên (%) 86 Biểu đồ 3.6 Mức độ tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 90 Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ tham gia các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (%) 90 Biểu đồ 3.8 Thực trạng nhận thức về vai trò của tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa đối với sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 92 Biểu đồ 3.9 Nhận thức về tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa đối với sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 92 Biểu đồ 3.10 Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 94 Biểu đồ 3.11 Nhu cầu về hình thức tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 95 Biểu đồ 3.12 Nhu cầu về các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 95 Biểu đồ 3.13 Thực trạng động cơ tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 97 Biểu đồ 3.14 Thực trạng hứng thú tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 97 Biểu đồ 3.15 Những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa ở sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (%) 100 Biểu đồ 3.16 Thống kê số lượng thành viên của Câu lạc bộ thể dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (năm học 2015-2016) 103 Biểu đồ 3.17 Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 105 Biểu đồ 3.18 Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 140 Biểu đồ 3.19 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 141 Biểu đồ 3.20 Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 142 Biểu đồ 3.21 Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm 148 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về công tác thể dục thể thao nêu rõ: Thể dục thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức [6]. Thực hiện tốt giáo dục thể chất (GDTC) theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học. Hồ Chủ tịch đã dạy: Gìn giữ dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Thấm nhuần lời dạy của Người, toàn dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thành lập năm 1967, gần 50 năm qua, toàn bộ cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên của trường đã chung sức đồng lòng đoàn kết gắn bó chặt chẽ xây dựng Nhà trường vững mạnh. Là cơ sở đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời đào tạo và bồi dưỡng giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng. Đến nay Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đạt rất nhiều thành tích về Văn 2 hóa, văn nghệ, thể thao, đứng thứ hạng cao trong khối các trường Đại học, cao đẳng Sư phạm toàn quốc. Hiện nay nhà trường gồm 11 khoa, 1 bộ môn và 1 trung tâm đào tạo và giảng dạy cho sinh viên. Sinh viên nữ chiếm tới 85% tổng số sinh viên toàn trường, tập trung chủ yếu khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Ngữ Văn, khoa Toán, khoa Giáo dục Mầm non. Qua khảo sát thực tiễn công tác giáo dục thể chất trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho thấy về cơ bản nhà trường đều thực hiện theo đúng quy định về khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường và các giảng viên khoa Giáo dục Thể chất thường xuyên tuyên truyền, giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT đối với đời sống của sinh viên. Tuy nhiên, việc phân phối thời gian học chương trình giáo dục thể chất với các môn văn hóa chưa được hợp lý, hoạt động thể thao ngoại khóa còn trì trệ, một số câu lạc bộ thể thao hiện nay còn hạn hẹp ở quy mô, số lượng và chất lượng, chủ yếu phục vụ cho một số sinh viên có năng khiếu của chuyên ngành giáo dục thể chất nhằm thành lập đội tuyển đi thi đấu các giải Thể thao ngoài trường, ví dụ CLB Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng đá, Thể dục Aerobic do vậy không tạo được phong trào thể dục thể thao rộng rãi thu hút được số lượng lớn sinh viên nhà trường tập luyện nâng cao sức khỏe và phát triển tố chất thể lực cần thiết. Nhằm phát triển thể lực cho sinh viên có nhiều biện pháp trong đó có thể thu hút sinh viên tích cực tập luyện thông qua các CLB thể thao ngoại khóa phù hợp với nhu cầu và sở thích khác nhau của từng người. Với đặc điểm là sinh viên trường Sư phạm với số lượng sinh viên nữ chiếm đa số, chúng tôi thấy rằng nhà trường trước hết cần thành lập CLB Thể dục Aerobic nhằm tạo sân chơi cho sinh viên nữ toàn trường qua đó tạo điều kiện giúp họ tích cực tập luyện nâng cao sức khỏe cho bản thân. Việc thành lập CLB Thể dục thứ nhất phù hợp với điều kiện của nhà trường còn hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện, thứ hai phù hợp với tâm lý của sinh viên nữ muốn được rèn luyện sức khỏe, vóc dáng, hình thể trong điều kiện tương đối độc lập (tập luyện trong nhà tránh nắng gió và sự tò mò 3 của người khác). Mặt khác, với đặc trưng là môn thể thao lấy cái đẹp hài hòa và toàn diện làm tiêu chuẩn để rèn luyện thân thể, lấy nhạc nền có tiết tấu mạnh làm liều thuốc hiệu quả để giảm đi áp lực thể chất và tinh thần sẽ giúp người tập quên đi những mệt mỏi, phiền não, đạt được sự hưởng thụ về cái “đẹp”, nâng cao nhận thức về thẩm mỹ và nghệ thuật. Điều này rất phù hợp với sở thích của các sinh viên nữ, đặc biệt khối sinh viên nữ thuộc các trường Sư phạm. Mặt khác, qua thực tiễn giảng dạy Thể dục Aerobic ở đối tượng sinh viên cho thấy, sinh viên đặc biệt là nữ rất thích thú và tích cực tập luyện môn thể thao này. Trong chương trình đào tạo, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có 2 học kỳ về các trường Trung học phổ thông thực tập nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài hoạt động về chuyên môn đào tạo, sinh viên phải kiêm nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh. Cũng như tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao trong các ngày lễ như: 26/3, 20/10, 20/11. Vì vậy, việc sinh viên có những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật, biên soạn bài Thể dục Aerobic là điều cần thiết, nó được coi là một hoạt động kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Thực tế hiện nay các sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa Thể dục Aerobic theo nhóm một cách tự phát, với nội dung là các bài Thể dục Aerobic có sẵn trên mạng Internet để tập luyện và biểu diễn. Đồng thời, vấn đề xây dựng chương trình Thể dục Aerobic lại chưa được đi sâu nghiên cứu. Việc thà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_chuong_trinh_tap_luyen_mon_the_duc_aerobic.pdf
  • pdfBAO CAO TOM TAT NCS DO DUC HUNG.pdf
  • pdfQuyet dinh bao ve cap truong Do Duc Hung.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN LUAN AN.pdf
Luận văn liên quan