Công tác cán bộ là vấn đề lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng trong
việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước. Sự
thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng phụ thuộc rất lớn vào công
tác cán bộ. Vì vậy, trong suốt tiến trình cách mạng của mình Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào cùng với Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn
coi trọng và quan tâm đến công tác cán bộ, xem đây là vấn để then chốt có
tính chất chiến lược, lâu dài. Bởi vì, cán bộ là khâu quan trọng nhất liên quan
trực tiếp đến việc thành công cũng như thất bại của sự nghiệp cách mạng, sự
ổn định và phát triển của đất nước [105]. Khi có được đội ngũ cán bộ trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn gương mẫu trong mọi hoạt
động và có lí tưởng trong sáng, một bản lĩnh chính trị vững vàng thì nhất định
sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào sẽ đi đến thắng lợi. "Dù
đường lối đúng đắn, nhưng thiếu cán bộ, đảng viên có trình độ và thể chế lãnh
đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả thì đường lối đó cũng sẽ chỉ nằm trên giấy
tờ mà thôi" [105].
Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản từng nói: "Cán bộ là người lãnh đạo
nhân dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng";
"Đảng có đường lối đúng đắn thì thắng lợi hay thất bại tất cả là do cán bộ
quyết định" [99]. Vì vậy, trong đường lối của mình, Đảng và Nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí
hàng đầu của sự nghiệp cách mạng
162 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ bí thư - Huyện trưởng ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KHONESANGA PHIMMASONE
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KHONESANGA PHIMMASONE
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 60 31 02 03
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. LÂM QUỐC TUẤN
2. PGS, TS. PHẠM TẤT THẮNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả Luận án
KHONESANGA PHIMMASONE
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của Lào 20
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 24
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27
2.1. Huyện và đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào 27
2.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào - Khái niệm, nội dung, phương thức 47
Chương 3: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2010
ĐẾN NĂM 2017 - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH
NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74
3.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2010 đến năm 2017 74
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 87
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030 103
4.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác đọng, mục tiêu, phương
hướng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 103
4.2. Giải pháp chủ yếu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 110
KẾT LUẬN 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC 147
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTHU : Bí thư huyện ủy
BTV : Ban Thường vụ
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
NDCM : Nhân dân Cách mạng
HTCT : Hệ thống chính trị
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác cán bộ là vấn đề lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng trong
việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước. Sự
thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng phụ thuộc rất lớn vào công
tác cán bộ. Vì vậy, trong suốt tiến trình cách mạng của mình Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào cùng với Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn
coi trọng và quan tâm đến công tác cán bộ, xem đây là vấn để then chốt có
tính chất chiến lược, lâu dài. Bởi vì, cán bộ là khâu quan trọng nhất liên quan
trực tiếp đến việc thành công cũng như thất bại của sự nghiệp cách mạng, sự
ổn định và phát triển của đất nước [105]. Khi có được đội ngũ cán bộ trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn gương mẫu trong mọi hoạt
động và có lí tưởng trong sáng, một bản lĩnh chính trị vững vàng thì nhất định
sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào sẽ đi đến thắng lợi. "Dù
đường lối đúng đắn, nhưng thiếu cán bộ, đảng viên có trình độ và thể chế lãnh
đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả thì đường lối đó cũng sẽ chỉ nằm trên giấy
tờ mà thôi" [105].
Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản từng nói: "Cán bộ là người lãnh đạo
nhân dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng";
"Đảng có đường lối đúng đắn thì thắng lợi hay thất bại tất cả là do cán bộ
quyết định" [99]. Vì vậy, trong đường lối của mình, Đảng và Nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí
hàng đầu của sự nghiệp cách mạng
Công cuộc đổi mới đất nước đang chuyển dần từ phát triển chiều rộng
sang phát triển chiều rộng kết hợp với phát triển theo chiều sâu; thực hiện hội
nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới có những
biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tình hình này đặt ra những yêu
cầu ngày càng cao đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành ở CHDCND
Lào, trong đó có cấp huyện.
2
Cấp huyện là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp bản (cấp cơ sở), là cấp
có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, là cấp trực tiếp lãnh đạo quản lý cấp bản về mọi hoạt động.
Người bí thư - huyện trưởng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ
thống chính trị (HTCT) huyện. Bí thư - huyện trưởng vừa là người đứng đầu
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có chức năng lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể
của Huyện ủy, của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trường trực Huyện ủy; phát
huy vai trò của các phó bí thư; xử lý đúng đắn các mối quan hệ phối hợp công
tác với tập thể lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị ở huyện; phải chịu trách nhiệm cao nhất về quá trình ra quyết
định và tổ chức thực hiện quyết định của huyện ủy, của Ban Thường vụ
Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy Đồng thời, bí thư - huyện trưởng là
người đứng đầu chính quyền huyện - một cấp chính quyền địa phương ở nước
CHDCND Lào, chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý, điều hành phát triển
kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định.
Do đó, đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải giữ vai trò hạt nhân, chủ chốt, là
"linh hồn", là tinh hoa của Ban Chấp hành Đảng bộ và chính quyền cấp
huyện. Muốn vậy, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và phương pháp
công tác, kỹ năng làm việc của đội ngũ bí thư - huyện trưởng phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi trong điều kiện, hoàn cảnh đất nước Lào giai đoạn hiện nay. Thực
tế cho thấy, từ khi hợp nhất hai chức danh bí thư huyện ủy và chủ tịch ủy ban
nhân dân huyện, đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã làm chuyển biến các mặt
công tác cán bộ ở địa phương: thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư - huyện
trưởng được nâng lên; thời gian giải quyết các nhiệm vụ chính trị của huyện
và cơ sở được nhanh chóng; chủ trương của Đảng và chính sách, kế hoạch của
chính quyền được thống nhất, Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng, cho nên không ít
địa phương và bản thân một số bí thư - huyện trưởng bối rối trong việc cùng
3
một lúc đảm nhiệm hai trọng trách cao nhất trong HTCT huyện; nguy cơ về
lạm quyền, lộng quyền, cục bộ, bè phái có biểu hiện ngày càng phức tạp
hơn,.. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được người bí thư - huyện trưởng
thực sự là người lãnh đạo, quản lý có đủ tài, đủ sức để cố kết các thành viên
trong tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó phải xây dựng cơ
chế giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhất là vấn đề
kiểm soát quyền lực của bí thư - huyện trưởng. Cần ngăn ngừa tối đa những
tiêu cực do tập trung quyền lực bằng cách phân định thẩm quyền giữa các cấp
theo hướng tăng cường phân cấp, yêu cầu xây dựng quy chế mới, trong đó
quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu từng chức danh.
Đây là vấn đề quan trọng, cần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận
và thực tiễn, đặc biệt là phải tìm ra phương hướng và những giải pháp xây
dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào. Vì vậy, tác giả chọn
vấn đề: "Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính
trị chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội
ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào, luận án đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ bí thư -
huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện những mục đích đề ra, luận án xác định một số nhiệm
vụ sau cơ bản sau:
- Thứ nhất, khảo sát những công trình khoa học tiêu biểu của các tác
giả, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.
- Thứ hai, luận án tập trung làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn
4
trong việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn
2010 - 2017.
- Thứ ba, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
ở CHDCND Lào; làm rõ nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Thứ tư, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp xây dựng
đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
và việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào từ năm 2010
đến năm 2017 (bao gồm 1 thủ đô, 18 tỉnh và 148 huyện). Phương hướng và
những giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp của đề tài nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản, quan điểm, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐNDCM) Lào
về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư -
huyện trưởng ở CHDCND Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -
5
Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên
ngành và các chuyên ngành. Trong đó, sử dụng các phương pháp cụ thể như:
lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê, đặc biệt chú
trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Chỉ ra 4 đặc điểm về huyện ở nước CHDCND Lào; 4 đặc điểm về đội
ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào.
- Quan niệm, nội dung và phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào.
- Những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở
CHDCND Lào từ 2010 đến 2017.
- Hai giải pháp có tính khả thi cao để xây dựng đội ngũ bí thư -
huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030: Một là, đổi mới, kiện toàn
các khâu của công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
gồm: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng;
đổi mới công tác luân chuyển cán bộ quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện
trưởng; đổi mới công tác quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng; nâng cao
chất lượng quy hoạch tạo nguồn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng; đổi mới
công tác đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng; về lựa chọn bí thư - huyện
trưởng; Hai là, tạo môi trường thuận lợi và đề cao ý thức trách nhiệm, ý
thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng gồm:
đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện
đạo đức cách mạng; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ bí
thư - huyện trưởng về tự tu dưỡng, rèn luyện gắn với việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản và thực hiện
nghiêm túc các quan điểm, đường lối của ĐNDCM Lào về công tác cán bộ
và xây dựng đội ngũ cán bộ.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Xây dựng và chỉ ra quan niệm, các nội dung và phương thức chủ yếu
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho cấp ủy và chính quyền các tỉnh, các huyện ở CHDCND Lào trong
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ bí thư -
huyện trưởng nói riêng.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng
ở các học viện chính trị - hành chính ở CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Đề tài khoa học, sách tham khảo, các bài viết đăng trên báo,
tạp chí chuyên ngành
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu đề cập đến những
yêu cầu đòi hỏi đối với các nhà lãnh đạo trong tương lai, chỉ rõ những phẩm
chất cần có của các nhà lãnh tạo trong tương lai nói chung, ít đề cập đến chức
năng, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo trong bộ máy nhà nước ở địa phương.
1.1.1.1. Đề tài khoa học
- Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn xác định chức năng, nhiệm vụ và
phương pháp công tác của bí thư huyện ủy hiện nay của Đỗ Ngọc Ninh. Nội
dung của đề tài đã làm rõ vai trò của huyện, chức năng, nhiệm vụ của huyện
ủy; vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; khảo sát thực
tiễn, đánh giá thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công
tác và kỹ năng làm việc của đội ngũ Bí thư huyện ủy (BTHU), chỉ rõ những
yêu cầu mới đối với chức danh BTHU trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập
quốc tế. Đồng thời, đề xuất về chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công tác và
kỹ năng làm việc của BTHU ở Việt Nam đến năm 2025.
1.1.1.2. Sách tham khảo
- Đỗ Ngọc Ninh, Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay [62]. Tác giả
đi sâu nghiên cứu và làm rõ ba vấn đề cơ bản: Một là, nghiên cứu vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của huyện ủy, bí thư huyện ủy. Hai là, đánh giá thực
trạng hoạt động của cơ quan huyện ủy và bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện
nay; những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế. Ba là, đề xuất những chủ trương và giải pháp pháp để nâng cao chất
8
lượng cũng như hiệu quả hoạt động của huyện ủy bí thư huyện ủy. Điểm nổi
bật trong công trình này là tác giả đã phân tích chi tiết về vị trí, vai trò của
Ban thường vụ (BTV), thường trực, bí thư huyện ủy.
- Vũ Văn Phúc, Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay [65]. Tập thể tác giả đã đi sâu
nghiên cứu làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về người đứng
đầu cấp ủy, cơ quan tổ chức bao gồm quyền hạn, trách nhiệm của người đứng
đầu. thứ hai, mối quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy với tập thể lãnh đạo
của cấp ủy, tập thể cơ quan công tác, sự phối hợp trong quá trình thực hiện
chức trách nhiệm vụ
Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi
mở nhiều vấn đề nhằm nâng cao khả năng thực thi hiệu quả thẩm quyền, trách
nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Tuy nhiên, chưa đi sâu, làm rõ
nội dung cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền,
trách nhiệm của BTHU.
- Ngô Kim Ngân và Lâm Quốc Tuấn, Phong cách làm việc của người
bí thư huyện ủy hiện nay - Qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng [58].
Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến quan niệm và tiêu chí đánh giá
"phong cách làm việc của người bí thư huyện ủy". Đặc biệt, các tác giả nêu
mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp xây dựng phong cách làm việc
khoa học của đội ngũ BTHU.
- Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn, Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng
cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân [60].
Trọng tâm của cuốn sách là bàn đến những vấn đề về thẩm quyền, trách
nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Cuốn sách gồm bốn chương: chương một, các nhà khoa học đi phân tích
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thẩm quyền, trách nhiệm của
đảng cầm quyền và nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân;
9
chương hai, các tác giả phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những
vấn đề đặt ra về thẩm quyền, trách nhiệm của đảng cầm quyền và Nhà nước ta
trong hơn 25 năm đổi mới; chương ba, các tác giả đã xác định rõ tính chất,
phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong một số lĩnh vực
trọng yếu như: trong việc quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước,
trong lĩnh vực lập pháp, trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp; chương bốn:
các nhà khoa học nêu lên hệ quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả
thẩm quyền, tăng cường trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực của nhân dân.
Cuốn sách đi sâu phân tích khá rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của
Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền trong việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, còn mô số vấn đề chưa được bàn đến
như là thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan,
đơn vị của Đảng và Nhà nước.
- E.X. Cu-dơ-min, J.P. Vôn-cốp, I-u.N.Ê-mê-li-a-nốp, Người lãnh đạo
và tập thể [11]. Tác giả bàn về hai vấn đề, một là, những tiền đề tâm lý - xã
hội của việc quản lý một cách sáng tạo các tập thể lao động, đến những đặc
điểm chức năng cơ cấu lãnh đạo và sự hình thành uy tín, trách nhiệm cá nhân
của người lãnh đạo trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Hai là, làm rõ vai trò của tập thể, trong đó nhấn mạnh vai trò của các
nhóm nhỏ đối với hành vi của mỗi người và mối quan hệ giữa các cá nhân
trong tập thể. Tập thể giúp các cá nhân phát huy được tinh thần chủ động sáng
tạo của mỗi cá nhân đồng thời giúp người lãnh đạo phát huy được vai trò,
trách nhiệm của mình. Nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo là phải trờ
thành trung tâm gắn kết các thành viên trong nhóm, biết khích lệ để các thành
viên ra sức phấn đấu xây dựng tập thể.
- The Bass Handbook of Leadership: Theory, Research, and Managerial
Applications (Sổ tay của Bass về lãnh đạo: Lý thuyết, nghiên cứu và ứng
10
dụng quản lý) của Bernard Bass [2]. Tác giả trình bày các định nghĩa, khái
niệm và đánh giá về một số lý thuyết. Đặc biệt, tác giả tập trung phân tích các
đặc điểm cá nhân, xu hướng, các thuộc tính và giá trị của các nhà lãnh đạo và
những kiến thức, năng lực trí tuệ và kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho lãnh đạo.
- Leadership for the future: diversity, creativity and co-creation (Lãnh
đạo cho tương lai: sự đa dạng, sự sáng tạo và đồng sáng tạo) của Giles
Hutchins [12]. Tác giả phân tích những yêu cầu đòi hỏi đối với nhà lãnh đạo
trong tương lai. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tạo điều kiện cho sự sáng
tạo và hợp tác sáng tạo, lãnh đạo thông qua huấn luyện chứ không phải thông
qua sự sợ hãi.
- The leadership development: Pass, Present, and Future (Sự phát triển
lãnh đạo: quá khứ, hiện tại và tương lai) của Gina Hernez Broomer, Richard
L. Hughes [13]. Tác giả đã khái quát các xu hướng lãnh đạo trong lịch sử.
Đồng thời, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lãnh đạo trong điều
kiện mới: tiến trình toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ,
những tư duy mới về lãnh đạo... Từ đó, tác giả dự báo xu hướng lãnh đạo
trong tương lai. Đặc biệt, tác giả tập trung làm rõ vai trò chiến lược của của
nhà lãnh đạo (người đứng đầu) trong khâu tổ chức.
- Leadership: Current theories, Research and future direction (Lãnh
đạo: các lý thuyết đương đại, nghiên cứu và định hướng tương lai) của Bruce
J. Avolio, Fred O. Walumbwa, Todd J. Weber [4].
- The leadership of the future- Nhà lãnh đạo tương lai [3]. Cuốn
sách đề cập đến những thách thức, những yêu cầu, những xu hướng của
tổ chức trong tương lai và những phẩm chất cần có của người lãnh đạo
trong tương lai.