Luận án Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU)

Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lợi thủy sản dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển kinh tế thủy sản và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Thực tế cho thấy, kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngành thủy sản của Việt Nam đã nhanh chóng phát triển thành một ngành công nghiệp với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD mỗi năm. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam về giá trị, chiếm khoảng 3,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2019. Xuất khẩu thủy sản đã đạt được mức tăng từ gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên đến 8,4 tỷ USD năm 2020 [116], góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với ba thị trường chủ lực là EU, Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, EU là một trong những đối tác thương mại ổn định và quan trọng nhất vì đây là thị trường đông dân cư, thị hiếu đa dạng và nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản hàng năm rất lớn. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng mạnh trong suốt 20 năm qua, từ 90 triệu USD năm 1999 lên gần 1,5 tỷ USD năm 2017 (sau đó giảm xuống còn gần 1,3 tỷ USD năm 2019 và 0,96 tỉ USD năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19) [116].

pdf177 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5ccc1 23 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀI THU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2022 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀI THU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 9 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN KHẮC THANH 2. PGS, TS TRẦN HOA PHƯỢNG HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU ................................................................................................ 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản ................................................................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ............................................................................................. 19 1.3. Đánh giá chung kết quả của các công trình đã công bố và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 25 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU .......................... 28 2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản .............................................. 28 2.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá xuất khẩu thủy sản .................. 39 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản ............................ 45 2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong xuất khẩu thủy sản và bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................ 56 Chương 3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU .............................................................. 66 3.1. Đặc điểm thị trường EU và hiệp định EVFTA ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ......................................................... 66 3.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời kỳ 2008-2020 ........................................................................................ 72 3.3. Đánh giá kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2008-2020 ........................................................... 98 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ................................................ 109 4.1. Dự báo và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU ............................................................... 109 4.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU đến 2025 và tầm nhìn 2030 ............................................... 119 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Chữ viết tắt Tiếng Việt Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CNTB : Chủ nghĩa tư bản NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản TBCN : Tư bản chủ nghĩa 2. Chữ viết tắt Tiếng Anh ASEAN : Association of Southeast Asian Nations EU : European Union EVFTA : European-Vietnam Free Trade Agreement FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations FDI : Foreign Direct Investment GDP : Gross Domestic Product GMP : Good Manufacturing Practice GSP : Generalized System of Preferences HACCP : Hazard Analysis Critical Control Point IUU : Illegal, unreported and unregulated fishing MFN : Most Favoured Nation Treatment NTBs : Non Tariff Trade Barriers RCA : Revealed Comparative Advantage SPS : Sanitary and Phytosanitary Measures TBT : Technical Barriers to Trade USD : United States dollar WTO : World Trade Organization DANH MỤC BẢNG, HỘP Trang Bảng 3.1: Thị phần xuất khẩu cá ngừ của một số quốc gia vào thị trường EU năm 2016-2019 ............................................................................. 79 Bảng 3.2: Xuất khẩu Tôm của Việt Nam vào thị trường EU năm 2020......... 82 Bảng 3.3: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường EU năm 2020 ............................................................................................. 92 Hộp 3.1: Thủy sản của Việt Nam bị EU trả về ............................................. 102 Hộp 4.1: EVFTA cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng thủy sản của Việt Nam .................................................................................... 110 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU năm 2019 ............................................................................................. 77 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU năm 2008 và 2020 ............................................................. 80 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2019-2020 ... 81 Biểu đồ 3.4: Xuất khẩu tôm của Việt Nam vào một số thị trường năm 2015-2020 ........................................................................................... 83 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2019-2020 ... 84 Biểu đồ 3.6. Xuất khẩu cá ngừ vào thị trường EU năm 2018-2020 ............... 85 Biểu đồ 3.7: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào một số thị trường năm 2015-2020 ........................................................................................... 86 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2019-2020 ... 88 Biểu đồ 3.9. Xuất khẩu cá tra vào thị trường EU năm 2015-2020 ................. 88 Biểu đồ 3.10: Xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào một số thị trường năm 2015-2020 ........................................................................................... 90 Biểu đồ 3.11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam năm 2019-2020 ................................................................................... 91 Biểu đồ 3.12: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường EU năm 2015-2020 ................................................................................... 93 Biểu đồ: 3.13: Giá xuất khẩu trung bình tôm của Việt Nam vào thị trường EU năm 2019 - 2020 ........................................................................... 95 Biểu đồ 3.14: Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam vào thị trường EU năm 2019 - 2020 ........................................................................... 96 Biểu đồ 3.15: Giá xuất khẩu trung bình cá ngừ của Việt Nam vào thị trường EU năm 2019-2020 ................................................................. 97 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lợi thủy sản dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển kinh tế thủy sản và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Thực tế cho thấy, kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngành thủy sản của Việt Nam đã nhanh chóng phát triển thành một ngành công nghiệp với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD mỗi năm. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam về giá trị, chiếm khoảng 3,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2019. Xuất khẩu thủy sản đã đạt được mức tăng từ gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên đến 8,4 tỷ USD năm 2020 [116], góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với ba thị trường chủ lực là EU, Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, EU là một trong những đối tác thương mại ổn định và quan trọng nhất vì đây là thị trường đông dân cư, thị hiếu đa dạng và nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản hàng năm rất lớn. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng mạnh trong suốt 20 năm qua, từ 90 triệu USD năm 1999 lên gần 1,5 tỷ USD năm 2017 (sau đó giảm xuống còn gần 1,3 tỷ USD năm 2019 và 0,96 tỉ USD năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19) [116]. Chính sách kinh tế mở, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò của mình trên thị trường thế giới. Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do 2 giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức được ký kết. Đây là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất trong lịch sử đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là xuất khẩu thủy sản. Ngày 01/8/2020, EVFTA bắt đầu có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế quan, góp phần giúp ngành thủy sản của Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng ngành ở các nước lân cận; thu hút đầu tư nước ngoài được tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm thủy sản cũng được chú trọng nâng cao để đáp ứng theo tiêu chuẩn của EU; môi trường kinh doanh và thể chế được đảm bảo theo hướng ổn định, minh bạch hơn vì hệ thống pháp luật cũng được điều chỉnh, bổ sung quy định để phù hợp với FTA đã ký kết. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để xuất khẩu vào thị trường EU đầy tiềm năng khi EVFTA có hiệu lực. EVFTA giúp ngành thủy sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và giúp các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi rất lớn từ thuế đến chính sách điều chỉnh. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đặt ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Đó là những quy định chặt chẽ về vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường, công nghệ và lao động, xuất xứ... của lĩnh vực xuất khẩu thủy sản ngày càng trở nên khó kiểm soát. Đây là một rào cản lâu đời đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này. Các vấn đề liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và an toàn thực phẩm... Hơn nữa, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nước đối tác tại thị trường EU. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn 3 nhỏ, thiếu kinh nghiệm nên khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU; ngư dân chủ yếu nuôi trồng, khai thác và đánh bắt theo phương pháp truyền thống; các chính sách và các giải pháp đối với xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng còn chưa theo kịp với những biến động của thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy làm thế nào để vượt qua những rào cản, thách thức từ những quy định của thị trường EU, những hạn chế của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tận dụng những cơ hội do EVFTA tạo ra? Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU)” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, luận án làm rõ những cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về xuất khẩu thủy sản, cụ thể là làm rõ khái niệm, xây dựng khung phân tích về nội dung, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản. - Phân tích kinh nghiệm thực tiễn về xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU của một số nước và rút ra bài học đối với Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU đặt trong bối cảnh thực hiện EVFTA. - Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của 4 Việt Nam vào thị trường EU dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Luận án tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đặt trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng và trong bối cảnh xu thế biến động của thị trường thế giới và tình hình xuất khẩu của toàn ngành thủy sản Việt Nam. Giới hạn nghiên cứu ở một số loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn: tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc. - Về thời gian: Thời gian từ 2008-2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. - Về không gian: 27 nước thành viên của EU. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án - Cơ sở lý luận của luận án: Luận án dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin; quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, lý thuyết lợi thế so sánh và một số lý thuyết kinh tế khác có liên quan đến đề tài luận án. - Cơ sở thực tiễn của luận án: Kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản của một số nước và thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp chủ yếu của kinh tế chính trị là trừu tượng 5 hóa khoa học và các phương pháp khoa học khác để phân tích, đánh giá, so sánh, luận giải nội dung nghiên cứu của luận án. Cụ thể là: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: nghiên cứu những hiện tượng chung nhất, mang tính phổ quát, bỏ qua những hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, tạm thời để phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam về quy mô, chi phí, cạnh tranh... và phương hướng xuất khẩu vào thị trường EU của thủy sản Việt Nam. - Phương pháp lôgic với lịch sử: cùng một đối tượng nghiên cứu, nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau ở các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU phải gắn với quá trình phát triển qua các thời kỳ khác nhau, vừa tuân thủ những vấn đề lý luận chung, vừa phải tính đến tác động của yếu tố lịch sử cụ thể của Việt Nam cũng như thị trường EU trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi. - Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: được vận dụng ở chương I trong mục Tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm rút ra được những khoảng trống cho nghiên cứu, những điểm kế thừa từ các nghiên cứu trước cho luận án, từ đó đặt vấn đề nghiên cứu cho luận án. Phương pháp này còn được vận dụng ở mục 2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản ở chương II nhằm làm cơ sở đề xuất nội dung phân tích hoạt động xuất khẩu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích và tổng hợp để khái quát hóa những vấn đề chung nhất về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU; phân tích những căn cứ lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những chính sách, những biện pháp có khả năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Luận án kế thừa thông tin, số liệu về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU qua các giai đoạn. Nguồn số liệu sử 6 dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp: số liệu của Tổng cục thống kê; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam; số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc hội thảo, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. - Phương pháp so sánh: được sử dụng trong chương III để phân tích, so sánh các số liệu thống kê, đánh giá khách quan xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này. - Phương pháp phân tích SWOT: hay còn được gọi là phương pháp phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats). Luận án sử dụng phương pháp này để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu hay thành tựu, hạn chế cũng như cơ hội và thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trong Chương III, Chương IV để đánh giá và đề xuất các giải pháp của luận án. Ngoài các phương pháp trên đây, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp tiếp cận thể chế; Phương pháp dự báo... 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án Về lý luận: - Luận án góp phần làm rõ các khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản. - Luận án đã làm rõ và đánh giá những cơ hội và thách thức của việc thực hiện cam kết EVFTA đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Về thực tiễn: 7 - Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn từ 2008-2020, luận án đi sâu vào phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. - Đề xuất một số giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, luận án sẽ có những đóng góp về việc nhận diện những nhóm ngành, mặt hàng thủy sản mà thị trường Việt Nam có khả năng mở rộng xuất khẩu từ đó đưa ra những hàm ý cụ thể cho Chính phủ và cho doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức mà EVFTA mang lại. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên minh Châu Âu. Chương 3: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu. Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng. Các vấn đề đã được nghiên cứu đó là: 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 1.1.1. Các cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xuat_khau_thuy_san_cua_viet_nam_vao_thi_truong_lien.pdf
  • pdf2022-06-09 10-09.pdf
  • pdf666666-06092022210732.pdf
  • pdfCV dang luan an.pdf
  • pdfHO-CHI-MINH-NATIONAL-ACADEMY-OF-POLITICS.pdf
  • pdfTOM TAT LUẬN ÁN.pdf
Luận văn liên quan