Luận án Ý thức công dân với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân, trong đó có quá trình mở rộng và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đòi hỏi cần có sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cả xã hội và mỗi công dân. Trong đó, điều rất quan trọng là mỗi người dân ý thức đầy đủ về vai trò làm chủ của mình, tham gia tích cực, chủ động vào quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, trong đó bao hàm cả trách nhiệm xây dựng nhà nước. Nói cách khác, phát huy vai trò của ý thức công dân (YTCD) chính là một trong những điều kiện quan trọng của việc hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung ở Việt Nam hiện nay và mục tiêu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền (NNPQ) nói riêng. Để thể hiện và thực hiện đầy đủ bản chất quyền lực của mình, nhà nước XHCN phải tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ, hơn nữa phải là chế độ dân chủ XHCN, chế độ dân chủ cao nhất, triệt để nhất và rộng rãi nhất. Song, thời kỳ trước đổi mới (1986), Việt Nam đã xây dựng nhà nước mang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh hành chính, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức. Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định cần đổi mới nhà nước theo hướng dân chủ hóa tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, đồng thời phải gắn liền với quá trình đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc lựa chọn mô hình NNPQ XHCN ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Bởi, thực hiện dân chủ là một trong những nội dung cơ bản của NNPQ, đặc biệt là NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Không có NNPQ thực sự thì không có nền dân chủ rộng rãi và bền vững. Dân chủ đóng vai trò cơ sở, động lực thúc đẩy sự phát triển của NNPQ. Đối với nước ta, dân chủ hoá xã hội vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, vừa là biện pháp căn bản để đẩy nhanh sự phát triển của đất2 nước. Thậm chí, ở một góc độ nhất định, có thể nói, việc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của chế độ, của Đảng Cộng sản. Điều này cũng đã thể hiện rõ trong thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng, chống lại một trong bốn nguy cơ lớn của Đảng và chế độ suốt nhiều năm qua cũng như trong việc kiện toàn, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Có thể nói rằng, nếu chúng ta không tạo dựng được một NNPQ thực sự của dân, do dân, vì dân thì trong tương lai, xã hội ta, dân tộc ta có thể sẽ phải chịu những hậu quả mà hiện nay khó lường được

pdf181 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ý thức công dân với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯƠNG NGỌC Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS,TS. Trần Thành 2. PGS, TS. Lê Thị Thanh Hà HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự dẫn dắt của thầy, cô hướng dẫn và góp ý của các hội đồng khoa học. Các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Lương Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ý thức công dân, nhà nước pháp quyền và vai trò của ý thức công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền ............... 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò ý thức công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền............. 22 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến một số giải pháp nhằm phát huy vai trò ý thức công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Vam ................................................................................................................. 26 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm ........................ 32 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ........................ 35 2.1. Khái niệm, đặc điểm, kết cấu của ý thức công dân ................................................ 35 2.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nội dung và đặc trưng ................................................................................................................. 51 2.3. Vai trò của ý thức công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một số yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò của ý thức công dân .......................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: Ý THỨC CÔNG DÂN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................ 85 3.1. Thực trạng ý thức công dân trong tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam những năm qua ................................................................ 85 3.2. Vấn đề đặt ra trong việc phát huy ý thức công dân tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay ........................................ 114 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................ 121 4.1. Phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân ............................................................................ 121 4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách bộ máy nhà nước và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ............................................................. 128 4.3. Nâng cao nhận thức và thực hành dân chủ của công dân ..................................... 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 153 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 168 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHLB : Cộng hòa liên bang CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân KHCN : Khoa học công nghệ NNPQ : Nhà nước pháp quyền QPPL : Quy phạm pháp luật TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa YTCD : Ý thức công dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Cách giải quyết khó khăn khi thực hiện thủ tục với cơ quan chính quyền (sắp xếp theo mức độ quan trọng). ............................................................. 108 Bảng 3.2: Mức độ thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật của các cơ quan .. 113 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Ý kiến của người dân về quan điểm “Hiến pháp có vị trí tối cao trong xã hội” .................................................................................................... 100 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ công dân đi bầu cử so sánh qua 2 năm 2011 và 2016 .................... 105 Biểu đồ 3.3: Tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước .................. 109 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân, trong đó có quá trình mở rộng và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đòi hỏi cần có sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cả xã hội và mỗi công dân. Trong đó, điều rất quan trọng là mỗi người dân ý thức đầy đủ về vai trò làm chủ của mình, tham gia tích cực, chủ động vào quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, trong đó bao hàm cả trách nhiệm xây dựng nhà nước. Nói cách khác, phát huy vai trò của ý thức công dân (YTCD) chính là một trong những điều kiện quan trọng của việc hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung ở Việt Nam hiện nay và mục tiêu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền (NNPQ) nói riêng. Để thể hiện và thực hiện đầy đủ bản chất quyền lực của mình, nhà nước XHCN phải tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ, hơn nữa phải là chế độ dân chủ XHCN, chế độ dân chủ cao nhất, triệt để nhất và rộng rãi nhất. Song, thời kỳ trước đổi mới (1986), Việt Nam đã xây dựng nhà nước mang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh hành chính, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức. Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định cần đổi mới nhà nước theo hướng dân chủ hóa tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, đồng thời phải gắn liền với quá trình đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc lựa chọn mô hình NNPQ XHCN ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Bởi, thực hiện dân chủ là một trong những nội dung cơ bản của NNPQ, đặc biệt là NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Không có NNPQ thực sự thì không có nền dân chủ rộng rãi và bền vững. Dân chủ đóng vai trò cơ sở, động lực thúc đẩy sự phát triển của NNPQ. Đối với nước ta, dân chủ hoá xã hội vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, vừa là biện pháp căn bản để đẩy nhanh sự phát triển của đất 2 nước. Thậm chí, ở một góc độ nhất định, có thể nói, việc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của chế độ, của Đảng Cộng sản. Điều này cũng đã thể hiện rõ trong thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng, chống lại một trong bốn nguy cơ lớn của Đảng và chế độ suốt nhiều năm qua cũng như trong việc kiện toàn, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Có thể nói rằng, nếu chúng ta không tạo dựng được một NNPQ thực sự của dân, do dân, vì dân thì trong tương lai, xã hội ta, dân tộc ta có thể sẽ phải chịu những hậu quả mà hiện nay khó lường được. Theo đó, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đưa ra quan điểm xây dựng NNPQ. Nội dung này tiếp tục được nhấn mạnh nhiều lần qua Hội nghị Trung ương (TW) 8 khóa VII, Hội nghị TW3 khóa VIII và các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng. Đặc biệt, vấn đề xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân đã trở thành một trong tám đặc trưng của CNXH mà Việt Nam đang xây dựng với mục tiêu là: Thứ nhất, xây dựng NNPQ XHCN nhằm hướng tới của một xã hội tiến bộ, văn minh, gắn liền với phát huy quyền dân chủ của công dân, phù hợp với xu thế vận động, phát triển, tiến bộ của nhân loại. Thứ hai, xây dựng NNPQ XHCN phải khẳng định hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối thượng, tất cả mọi người, mọi tổ chức phải tôn trọng pháp luật, bộ máy nhà nước chịu sự ràng buộc của chính pháp luật do nhà nước tạo ra, quy định rõ trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân, công dân với nhà nước. Để xây dựng thành công NNPQ XHCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự lãnh đạo của Đảng, quá trình tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đội ngũ công chức, viên chức thực thi tốt công vụ, v.v... Trong đó, đặc biệt phải kể đến vai trò quan trọng của công dân - với vị thế đặc biệt của mình, vừa là chủ thể nhưng cũng đồng thời là đối tượng quản lý của nhà nước. Tự bản thân nhà nước cùng với thể chế và thiết chế của nó không làm nên thành công sự nghiệp xây dựng NNPQ XHCN, mà bắt buộc phải có nhân tố công dân trong nhà nước, công dân của nhà nước đó. Vì vậy, xây dựng NNPQ XHCN phải đề 3 cập tới vị trí, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của công dân và việc thực hiện nó trong thực tế, bởi: (i) Công dân là chủ thể quan trọng cùng với nhà nước xây dựng nên Hiến pháp, pháp luật của quốc gia; (ii) Công dân là người thực thi Hiến pháp, pháp luật; (iii) Công dân là chủ thể đóng vai trò quyết định trong việc quyền lực nhà nước được thực thi trong thực tế. Có nghĩa là, công dân trong mối quan hệ với Nhà nước có vai trò quyết định tới tiến trình xây dựng một NNPQ XHCN văn minh, tiến bộ. Điều đó đòi hỏi một sự nhận thức đầy đủ, trách nhiệm cao và những hành động cụ thể, công dân phát huy tốt quyền làm chủ để đóng góp vào quá trình xây dựng NNPQ XHCN. Trong đó, YTCD với tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội đóng vai trò quan trọng, thông qua những hành vi cụ thể, tác động tới nhà nước và quá trình xây dựng NNPQ XHCN. Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đã khẳng định vị thế người dân là công dân của nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. YTCD dần được hình thành và phát triển. Công dân ngày càng ý thức được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong xã hội cũng như quá trình tương tác với nhà nước, góp phần tham gia xây dựng nhà nước; các cơ chế thực hiện dân chủ được chú ý xây dựng, ban hành và thực thi trong cuộc sống, đáp ứng phần nào nhu cầu dân chủ hoá đời sống xã hội. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, thì những bất cập, hạn chế đang tồn tại, nảy sinh những lực cản, khó khăn mới trên con đường tiến tới hoàn thiện NNPQ XHCN. Trong đó, trình độ dân trí của một bộ phận công dân còn thấp, nhất là ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong mối quan hệ với nhà nước còn hạn chế, công dân chưa thực sự chủ động tham gia xây dựng NNPQ XHCN. Chưa tạo ra sự gắn kết phát triển của cá nhân công dân với nhiệm vụ xây dựng nhà nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng NNPQ XHCN. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa YTCD với xây dựng NNPQ và trên cơ sở đó nghiên cứu, phân tích, tìm ra hướng giải pháp phát huy vai trò của YTCD đối với việc xây dựng NNPQ XHCN là một trong những nhiệm vụ cần thiết hiện nay. 4 Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn chủ đề “Ý thức công dân với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng ý thức công dân trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam những năm qua, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện mục tiêu, đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích những vấn đề lý luận về YTCD, vấn đề xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam; vai trò của YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta những năm qua. - Đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vai trò của YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam từ năm 1994 đến nay, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm xây dựng NNPQ tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về nhà nước, pháp luật, ý thức pháp luật, YTCD. 5 Đồng thời, luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị khoa học của một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận để triển khai luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp cụ thể như lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu, so sánh, xử lý số liệu để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài luận án đặt ra. 5. Những đóng góp khoa học của luận án - Góp phần nghiên cứu sâu thêm về khái niệm, đặc điểm của YTCD, mối quan hệ giữa YTCD với NNPQ và vai trò của nó đối với quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay. - Góp phần chỉ ra thành tựu và hạn chế của YTCD trong việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam những năm qua. - Đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò YTCD trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần cung cấp thêm một số cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề ý thức xã hội, YTCD trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy một số chuyên đề triết học phần chủ nghĩa duy vật lịch sử. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã công bố, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 12 tiết. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ trước đến nay, vấn đề YTCD và tác động của nó đến việc xây dựng NNPQ đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong nước, ngoài nước dưới các góc độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu các công trình nghiên cứu gồm sách chuyên khảo, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, luận án, bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, nghiên cứu sinh xin được khái quát, tóm tắt những quan điểm, tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước, cụ thể là: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ Ý THỨC CÔNG DÂN, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về ý thức công dân Đã có nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng nước ngoài và trong nước với các công trình nghiên cứu trực tiếp, gián tiếp về vấn đề YTCD, có thể kể đến như: Các công trình nước ngoài: Quan niệm về ý thức công dân (civic conciousness), Johan Sandahl cho rằng, YTCD phải bắt đầu từ việc giáo dục ý thức lịch sử và khái niệm này song hành với ý thức lịch sử. Trên nền tảng hiểu biết về lịch sử giúp cho công dân suy nghĩ về hiện tại, tương lai quốc gia, về dân chủ, về tuân thủ pháp luật, hiểu bản sắc của chính mình và người khác [199]. Theo cách tiếp cận của Johan Sandal, YTCD hình thành và phát triển gắn kết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia dân tộc và từ lâu đã được coi là một phần quan trọng của con người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, Johan Sandal chưa đề cập một cách rõ ràng mối quan hệ và sự tác động của YTCD tới xây dựng nhà nước. Chủ thể chính đảm bảo thực thi dân chủ cho công dân. Trên bình diện toàn cầu, John M.Bunzl cho rằng, YTCD được hình thành dựa trên nhận thức của người dân rằng quản trị là cần thiết, rằng nó là chức năng để giải quyết các vấn đề của xã hội, môi trường hoặc kinh tế ở một mức độ nhất định, có thể ở cấp độ địa phương, quốc gia hay toàn cầu [190]. Nghiên cứu vấn đề mang tính vĩ mô và có cấp độ khác nhau phụ thuộc vào không gian hành động của công 7 dân, J.M. Bunzl đã tiếp cận YTCD hướng đến thúc giục công dân tham gia hoạt động quản trên ba lĩnh vực xã hội, môi trường và kinh tế. Tuy vậy, J.M. Bunzl chưa làm rõ những phương thức, cơ chế tham gia và điều kiện cùng phối hợp, thúc đẩy, hỗ trợ công dân tham gia hoạt động quản lý. Dưới góc độ trách nhiệm, YTCD được Jenifer Self cho rằng, trách nhiệm công dân bao gồm các hành động và thái độ gắn liền với quản trị dân chủ và sự tham gia vào các hoạt động xã hội. Trách nhiệm công dân có thể bao gồm việc tham gia vào chính phủ, nhà thờ, tình nguyện viên và hội viên các hiệp hội tự nguyện. Hành động trách nhiệm công dân có thể được thể hiện trong các vấn đề chính trị, kinh tế, dân sự, môi trường hoặc chất lượng cuộc sống. Các giá trị đó bao gồm công lý, tự do, bình đẳng, đa dạng, quyền hạn, quyền riêng tư, theo đúng trình tự, tài sản, tự tham gia, chân lý, lòng yêu nước, nhân quyền, luật pháp, khoan dung, hỗ trợ lẫn nhau, tự kiềm chế và tự tôn trọng. Trường học dạy trách nhiệm công dân cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra những công dân có trách nhiệm và những người tham gia tích cực trong cộng đồng và chính phủ [200]. Trong nghiên cứu của mình, J.Shelf đã đề cập khá toàn diện các giá trị, các lĩnh vực, các khía cạnh của đời sống xã hội mà công dân bằng ý thức, trách nhiệm của mình có những đóng góp nhất định, tích cực cho cộng đồng và nhà nước. Abdumalik A. Akramov quan niệm rằng, YTCD là một thành phần quan trọng của ý thức công cộng, nó phản ánh các lý tưởng quan trọng, mục đích, ý tưởng về những cách thức phát triển của cá nhân cụ thể là thành viên của xã hội. Ông cho rằng, công dân, nhất là thế hệ trẻ phải nhận thức được trách nhiệm xã hội, mỗi cá nhân phải là người bảo vệ tích cực cho các giá trị truyền thống và giá trị công cộng. Khi đề cập đến người công dân Uzbekistan, Abdumalik A. Akramov còn nhấn mạnh, nếu người đó không có ý niệm về quê hương, Tổ quốc thì không thể coi là người công dân thực sự. Tuy nhiên, YTCD không chỉ giới hạn trong cảm giác yêu mến đất nước, mà còn được xác định bởi việc thực hiện có ý thức nhiệm vụ công dân, tham gia tích cực vào sự phát triển đất nước. YTCD không thể tách rời sự phục vụ tận tuỵ đối với quốc gia, và điều đó làm nên một trong những giá trị quốc gia [188]. Đề cao giá trị của YTCD, gắn vai trò của YTCD với sự phát triển quốc gia, nhưng A.A. Akramov chưa đề cập tới mối quan hệ giữa YTCD với nhà nước. Có lẽ, những phân tích của A.A. Akramov 8 mới chỉ dừng lại như một lời kêu gọi tất cả mọi công dân phải làm, nên làm và cần phát huy trách nhiệm của mình đối
Luận văn liên quan