Luận án Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

Khái niệm hệ thống đo lường kết quả hoạt động (performance measurement system - PMS) được đề cập lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1976 khi các nhà nghiên cứu tìm kiếm một công cụ có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của chương trình quản lý theo mục tiêu giúp theo dõi, đánh giá, hỗ trợ nhân viên nhằm cải thiện kết quả thực hiện công việc của họ. PMS được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong khoảng 2 thập kỷ gần đây do môi trường kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị có xu hướng áp dụng các công cụ quản trị hiện đại nhằm củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Có ba lý do chính mà PMS được đưa vào áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và phát huy hiệu quả (Needly, 1999). Thứ nhất là áp lực cạnh tranh gay gắt từ môi trường bên ngoài khiến cho các công ty phải đồng thời tìm cách nâng cao năng lực quản trị của mình thông qua việc áp dụng một loạt các công cụ quản lý hiện đại nhằm tiết giảm chi phí, gia tăng giá trị cho khách hàng, cải thiện vị thế cạnh tranh của mình so với đối thủ bằng cách khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhanh những đòi hỏi của khách hàng. Chính vì vậy, các công ty buộc phải thay đổi hệ thống đo lường hoạt động của mình để đáp ứng được các yêu cầu khi chiến lược thay đổi. Thứ hai là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, rất nhiều các công ty đã và đang áp dụng chương trình cải tiến liên tục. Các công cụ hỗ trợ việc cải tiến hiện đại như quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn (lean production) đều có một điểm chung là phải dựa trên việc đo lường hoạt động để cải tiến, có nghĩa là trước khi tổ chức quyết định cải tiến thì ít nhất tổ chức đó cũng phải có những chỉ số đo lường thể hiện lĩnh vực nào và tại sao cần phải cải tiến. Cuối cùng, thứ 3 là với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dữ liệu cho hệ thống đo lường hoạt động được thu thập, phân tích một cách dễ dàng và đơn giản hơn trước rất nhiều. Ba lý do trên đã thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai hệ thống đo lường kết quả hoạt động toàn diện, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về PMS trên nhiều góc độ khác nhau, trong đó hướng nghiên cứu PMS theo đặc thù của các doanh nghiệp tại từng quốc gia là một hướng nghiên cứu phổ biến. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, có đến 95% những nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết kinh tế được nghiên cứu trong 2 bối cảnh của các nước phát triển và chỉ có 5% nghiên cứu trong bối cảnh của những nước đang phát triển (Farashahi và cộng sự, 2005). Tuy vậy, môi trường năng động của những nước đang phát triển này là một mảnh đất màu mỡ để kiểm nghiệm những lý thuyết mới, kỹ thuật mới, khái niệm mới trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Có rất ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu rằng những công cụ quản trị hiện đại ở phương Tây có phát huy tác dụng trong những thị trường mới nổi hay không. Các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận từ lâu rằng sự khác biệt về văn hóa là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong hệ thống, phương pháp đo lường. Hệ thống đo lường kết quả hoạt động có thể được coi là một trong những lý thuyết cần được kiểm chứng trong bối cảnh của những nước đang phát triển, môi trường kinh doanh này có thể năng động hơn và có thể khác hoàn toàn với môi trường của những nước phát triển (André A. de Waal, 200

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Khái niệm hệ thống đo lường kết quả hoạt động (performance measurement system - PMS) được đề cập lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1976 khi các nhà nghiên cứu tìm kiếm một công cụ có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của chương trình quản lý theo mục tiêu giúp theo dõi, đánh giá, hỗ trợ nhân viên nhằm cải thiện kết quả thực hiện công việc của họ. PMS được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong khoảng 2 thập kỷ gần đây do môi trường kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị có xu hướng áp dụng các công cụ quản trị hiện đại nhằm củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Có ba lý do chính mà PMS được đưa vào áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và phát huy hiệu quả (Needly, 1999). Thứ nhất là áp lực cạnh tranh gay gắt từ môi trường bên ngoài khiến cho các công ty phải đồng thời tìm cách nâng cao năng lực quản trị của mình thông qua việc áp dụng một loạt các công cụ quản lý hiện đại nhằm tiết giảm chi phí, gia tăng giá trị cho khách hàng, cải thiện vị thế cạnh tranh của mình so với đối thủ bằng cách khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhanh những đòi hỏi của khách hàng. Chính vì vậy, các công ty buộc phải thay đổi hệ thống đo lường hoạt động của mình để đáp ứng được các yêu cầu khi chiến lược thay đổi. Thứ hai là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, rất nhiều các công ty đã và đang áp dụng chương trình cải tiến liên tục. Các công cụ hỗ trợ việc cải tiến hiện đại như quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn (lean production) đều có một điểm chung là phải dựa trên việc đo lường hoạt động để cải tiến, có nghĩa là trước khi tổ chức quyết định cải tiến thì ít nhất tổ chức đó cũng phải có những chỉ số đo lường thể hiện lĩnh vực nào và tại sao cần phải cải tiến. Cuối cùng, thứ 3 là với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dữ liệu cho hệ thống đo lường hoạt động được thu thập, phân tích một cách dễ dàng và đơn giản hơn trước rất nhiều. Ba lý do trên đã thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai hệ thống đo lường kết quả hoạt động toàn diện, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về PMS trên nhiều góc độ khác nhau, trong đó hướng nghiên cứu PMS theo đặc thù của các doanh nghiệp tại từng quốc gia là một hướng nghiên cứu phổ biến. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, có đến 95% những nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết kinh tế được nghiên cứu trong 2 bối cảnh của các nước phát triển và chỉ có 5% nghiên cứu trong bối cảnh của những nước đang phát triển (Farashahi và cộng sự, 2005). Tuy vậy, môi trường năng động của những nước đang phát triển này là một mảnh đất màu mỡ để kiểm nghiệm những lý thuyết mới, kỹ thuật mới, khái niệm mới trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Có rất ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu rằng những công cụ quản trị hiện đại ở phương Tây có phát huy tác dụng trong những thị trường mới nổi hay không. Các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận từ lâu rằng sự khác biệt về văn hóa là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong hệ thống, phương pháp đo lường. Hệ thống đo lường kết quả hoạt động có thể được coi là một trong những lý thuyết cần được kiểm chứng trong bối cảnh của những nước đang phát triển, môi trường kinh doanh này có thể năng động hơn và có thể khác hoàn toàn với môi trường của những nước phát triển (André A. de Waal, 2007). Về mặt thực tiễn, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đa số là các doanh nghiệp còn non trẻ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2016), số lượng doanh nghiệp sản xuất đang tăng rất mạnh từ 45.742 doanh nghiệp năm 2010 lên 67.490 doanh nghiệp năm 2015. Điều đó cho thấy có đến hơn 32% các doanh nghiệp sản xuất có tuổi đời dưới 5 năm. Mặc dù số lượng doanh nghiệp sản xuất chỉ chiếm 15,3% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng doanh thu từ các doanh nghiện sản xuất chiếm 33.5% tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn và những hạn chế trong năng lực và trình độ quản trị, vấn đề tìm kiếm động lực phù hợp cho sự tăng trưởng bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh được các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất quan tâm hơn bao giờ hết. Để củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, ngoài việc xây dựng chiến lược, đầu tư vào các hoạt động marketing, phát triển sản phẩm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và ứng dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp hiện đại đang được chú trọng, ưu tiên. PMS đã được áp dụng hiệu quả tại các nước phát triển nhưng ở Việt Nam mức độ áp dụng còn hạn chế. Vậy PMS đang được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam như thế nào? Làm thể nào để áp dụng PMS một cách hiệu quả? Trong những điều kiện nào thì có thể áp dụng PMS? Trong nỗ lực tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi này, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam” với mong muốn giúp các nhà quản lý 3 có thể đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý để áp dụng PMS hiệu quả trong doanh nghiệp mình, từ đó tăng năng lực cạnh tranh góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là: - Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất. - Kiểm định mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. - Đề nghị những giải pháp cho các bên liên quan để có thể áp dụng được PMS. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - PMS đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào? - Những yếu tố nào tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng? - Mức độ tác động của những yếu tố này như thế nào trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam? - Các doanh nghiệp và các bên liên quan nên làm gì để có thể áp dụng PMS một cách hiệu quả để nâng cao trình độ quản trị trong doanh nghiệp? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam”.  Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS bao gồm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Luận án này tập trung nghiên cứu 6 yếu tố thuộc về nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: (1) Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; (2) Quyết tâm của lãnh đạo; (3) Đào tạo về PMS; (4) Sự tham gia của nhân viên; (5) Sự gắn kết thành tích với lợi ích; (5) Thái độ của người lao động đối với PMS. 4 Việc áp dụng PMS: “Việc áp dụng PMS” được khám phá theo nhiều khía cạnh khác nhau. Khái niệm “việc áp dụng PMS” trong luận án này được hiểu là việc áp dụng PMS trong doanh nghiệp có phát huy hiệu quả hay không thông qua các kết quả đầu ra của hệ thống. Doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam: Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo có nhà máy sản xuất tại Việt Nam có quy mô từ 10 lao động trở lên. - Về địa bàn nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất có nhà máy đặt tại Miền Bắc Việt Nam, trọng tâm là Hà Nội và các tỉnh lân cận. - Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được tổng hợp từ các nghiên cứu hoặc tài liệu được công bố từ năm 2017 trở về trước. Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 5/2018. 4. Những đóng góp mới của luận án (1) Tổng quan được tình hình nghiên cứu về PMS trong và ngoài nước, tổng hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp. (2) Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất và kiểm định được mô hình trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. (3) Khẳng định được các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và mức độ tác động của từng yếu tố: Các yếu tố này bao gồm Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; Quyết tâm của lãnh đạo; Đào tạo về PMS; Sự tham gia của nhân viên; Sự gắn kết thành tích với lợi ích; Thái độ của người lao động đối với PMS. (4) Phát hiện hai biến quan sát mới để hoàn thiện bộ thang đo cho 2 biến độc lập là “Sự tham gia của nhân viên” và “ Sự gắn kết thành tích với lợi ích”. (5) Đề xuất một số giải pháp để các nhà quản trị và các bên liên quan tham khảo trong quá trình triển khai áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: (1) Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng 5 quan nghiên cứu về hệ thống đo lường kết quả hoạt động; (2) Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu; (3) Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam; (4) Chương 4: Kiến nghị và đề xuất. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 1.1. Bản chất của PMS 1.1.1. Khái niệm PMS Khái niệm PMS sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên định nghĩa của Neely (2003): PMS là quá trình lượng hóa hiệu quả và hiệu suất của hoạt động, bao gồm quá trình lựa chọn, thiết kế các thước đo, thu thập phân tích số liệu, quản lý thông tin, đánh giá kết quả thực hiện. 1.1.2. Vai trò của PMS Hệ thống đo lường kết quả hoạt động hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng vì những lý do sau: (1) PMS có thể giúp triển khai chiến lược, thống nhất các mục tiêu của cá nhân với mục tiêu của tổ chức, kiểm soát quả trình thực hiện mục tiêu của tổ chức; (2) PMS có thể cung cấp thông tin giúp cho các nhà quản lý có thể theo dõi được hiệu quả và hiệu suất làm việc của bản thân và đánh giá nhân viên, từ đó có các giải pháp để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; (3) PMS có thể sử dụng để truyền thông nội bộ cũng như tới các bên liên quan bên ngoài công ty. 1.2. Nội hàm và các yếu tố tác động đến PMS 1.2.1. Nội hàm PMS Một tổ chức được coi là có hệ thống đo lường kết quả hoạt động khi tổ chức đó có ít nhất là một bộ thước đo được thiết kế, chọn lọc và có hoạt động thu thập, rà soát, xử lý các dữ liệu liên quan đến các thước đo này. PMS xuất phát từ chiến lược, liên kết hoạt động với các mục tiêu chiến lược, được triển khai như một công cụ đo lường chiến lược và theo dõi kết quả quả doanh nghiệp, có thể thay đổi một cách linh hoạt khi chiến lược thay đổi. PMS được định nghĩa cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính dài hạn và dễ áp dụng. Ba thành thần cơ bản của PMS được thể hiện trong hình sau: 6 Hình 1.1: Thành phần của PMS Nguồn: Franco – Santos và cộng sự (2007)_ 1.2.2. Yếu tố tác động tới việc sử dụng PMS Lý thuyết quản trị theo tình huống được áp dụng trong các nghiên cứu liên quan đến hệ thống đo lường kết quả hoạt động theo các mức độ khác nhau. Luận điểm chính của lý thuyết quản trị theo tình huống cho rằng việc thiết kế và áp dụng một hệ thống kiểm soát phụ thuộc vào bối cảnh của tổ chức bao gồm các yếu tố bên trong tổ chức và các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài. Patrizia Garengo và Umit Bititci (2007) tổng hợp từ các nghiên cứu trước và phân chia các yếu tố tình huống tác động đến việc áp dụng PMS thành hai nhóm yếu tố: - Nhóm yếu tố bên trong tổ chức: Bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ cấu tổ chức và quy mô tổ chức; yếu tố liên quan đến văn hóa tổ chức và phong cách quản lý; Phong cách lãnh đạo, kỹ năng quản lý, cam kết của lãnh đạo: - Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài: Sự không chắc chắn của môi trường bên ngoài là một khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất trong nhóm yếu tố này (Chenhall, 2003) 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về PMS và khoảng trống nghiên cứu 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về PMS PMS được sử dụng trong các tổ chức phi lợi nhuận, trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Việc áp dụng PMS trong các loại hình tổ chức này cũng có nhiều điểm khác nhau do bối cảnh, mục tiêu và đối tượng phục vụ của từng loại hình tổ chức này là khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới về PMS có thể chia nhóm theo 7 đối tượng áp dụng PMS như: (1) nghiên cứu về PMS trong các tổ chức công và tổ chức phi lợi nhuận; (2) nghiên cứu về PMS trong các doanh nghiệp phi sản xuất; (3) nghiên cứu về PMS trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về PMS Theo tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về PMS tại Việt Nam còn rất hạn chế. Các công trình nghiên cứu ít ỏi này chủ yếu tập trung vào việc thiết kế xây dựng PMS trong những tình huống cụ thể. Những nghiên cứu này có thể phân thành 2 nhóm: (1) Nhóm nghiên cứu về việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các DNVN; (2) Nhóm nghiên cứu về việc áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard và KPI trong các DNVN 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu PMS là một công cụ quản trị hiện đại và đã được triển khai áp dụng tại các nước phát triển. Các nghiên cứu về PMS cũng được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, các nước Châu Âu và có một số rất ít các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Một trong những hướng nghiên cứu về PMS trên thế giới là nghiên cứu ứng dụng PMS theo đặc thù của từng quốc gia với đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong doanh nghiệp nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về các yếu tố này trong điều kiện và hoàn cảnh của các DNSX ở Việt nam. Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, một số yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS cũng như các khó khăn trong quá trình áp dụng đã được các nhà nghiên cứu và các công ty tư vấn nêu ra mang tính “liệt kê”, nhằm để rút kinh nghiệm chứ chưa nghiên cứu mức độ tác động của từng yếu tố đến việc áp dụng PMS, giúp cho các nhà quản trị cân nhắc, xem xét để quá trình triển khai áp dụng được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, nghiên cứu yếu tố tác động đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong điều kiện đặc thù của các DNSX tại Việt nam giúp lấp đầy khoảng trống nghiên cứu nêu trên, không những có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn đóng góp về mặt lý luận nhằm bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về hệ thống đo lường kết quả hoạt động. 8 CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu Các bước trong quy trình nghiên cứu được xây dựng dựa trên quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2011), tóm tắt như sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước đây, đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất tại Việt nam. Từ đó tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. - Kiểm tra mô hình và thang đo: Dựa trên mô hình, thang đo và các giả thuyết nghiên cứu đã phát triển từ lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia tư vấn triển khai PMS trong các doanh nghiệp sản xuất và 4 lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất khác để điều chỉnh bảng câu hỏi lần 1, sau đó tác giả tiến hành nghiên cứu tình huống tại hai doanh nghiệp sản xuất cụ thể, một doanh nghiệp đại diện cho các công ty lớn và 1 doanh nghiệp đại diện cho các công ty vừa và nhỏ. Mục đích của nghiên cứu tình huống này là để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình và thang đo, các giả thuyết nghiên cứu và tìm kiếm những điểm mới trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi từ tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tình huống tại hai doanh nghiệp, tác giả điều chỉnh bảng hỏi lầ 2 và tiến hành khảo sát sơ bộ trên 136 cán bộ nhân viên từ các doanh nghiệp sản xuất để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, hoàn thiện bảng hỏi trước khi tiến hành khảo sát định lượng chính thức. - Thu thập dữ liệu điều tra, khảo sát: Giai đoạn này tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi tới đối tượng khảo sát và đôn đốc để thu thập phiếu trả lời. - Phân tích kết quả khảo sát: Sau khi thu thập phiếu trả lời, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ và đưa vào phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu. - Kết luận về các yếu tố tác động, mức độ tác động của từng yếu tố và các giả thuyết nghiên cứu sẽ được đưa ra dựa trên kết quả phân tích dữ liệu khảo sát. - Kiến nghị giải pháp và điều kiện áp dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp 9 sản xuất tại Việt Nam. 2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. 2.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam Giả thuyết H2: Quyết tâm của lãnh đạo có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam Giả thuyết H3: Đào tạo về PMS có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam Giả thuyết H4: Sự tham gia của nhân viên có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam Giả thuyết H5: Sự gắn kết thành tích với lợi ích có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam 10 Giả thuyết H6: Thái độ của người lao động đối với PMS có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam 2.2.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Từ nghiên cứu hai tình huống thực tế của hai doanh nghiệp là công ty Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty cổ phần dược phẩm Novaco (Novaco) với mục đích kiểm tra mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến Việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt nam, có thể rút ra những điểm sau: - Có mối liên hệ giữa 6 yếu tố tác động tới việc áp dụng PMS: (1) mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; (2) Quyết tâm của lãnh đạo; (3) Mức độ đào tạo về PMS; (4) Sự tham gia của nhân viên ; (5) Sự gắn kết kết quả hoạt động; (6) Thái độ của người lao động đối với PMS. Những phát hiện này nhất quán với kết quả từ các nghiên cứu trước đây. - Tại cả hai công ty, khi đề cập đến hệ thống đo lường kết quả hoạt động thì các lãnh đạo và quản lý tham gia phỏng vấn đều liên hệ ngay đến hệ thống KPI mà họ đang áp dụng. Nói cách khác là khái niệm PMS và KPI được hai doanh nghiệp hiểu là khá giống nhau và thuật ngữ KPI được nhắc đến nhiều hơn và sử dụng thường xuyên khi đề cập đến hệ thống đo lường kết quả hoạt động - Khi đề cập đến yếu tố “Sự tham gia của nhân viên” vào việc áp dụng PMS thì tại cả hai công ty, người lao động đều được tham gia thiết kế, lựa chọn các thước đo của mình, được tham gia thảo luận kết quả KPI. Như vậy bộ thang đo gồm cho biến độc lập “ Sự tham gia của nhân viên” gồm 2 mục (người lao động được tham gia thiết kế PMS; người lao động được tham gia lựa chọn các thước đo) trong các nghiên cứu trước là chưa đầy đủ, cần phải bổ sung thêm nội dung về việc “người lao động được tham gia vào việc thảo luận, giải thích cho kết quả thực hiện KPI của họ”. - Khi đề cập đến yếu tố “sự gắn kết thành tích với lợi ích” thì tại NKD và Novaco, thành tích không chỉ gắn với lợi ích tài chính, phi tài chính mà còn là yếu tố quan trọng để xem xét trong quá trình bổ nhiệm, tăng lương, xây dựng lộ trình nghề nghiệp. Tương tự như trên, bộ
Luận văn liên quan