Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu này được tiếp cận dưới góc nhìn của khoa
học về quản trị kinh doanh, các lý thuyết về quản trị kinh doanh và phân tích áp dụng
trong các DNSX chứ không nhìn trên góc độ về kinh tế vĩ mô và các khoa học khác như
kế toán kiểm toán.
b. Quy trình nghiên cứu: Luận án được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như sau:
- Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc
áp dụng PMS trong các DNSX được xác định dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các
nghiên cứu trước đây, đặc điểm các DNSX tại VN. Từ đó tác giả đề xuất mô hình và
các giả thuyết nghiên cứu.
- Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các DNSX tại
VN: Dựa trên mô hình, thang đo và các giả thuyết nghiên cứu đã phát triển từ lý thuyết
và tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 biến
độc lập: “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường”; “Quyết tâm của lãnh đạo”;
163 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN THỊ ANH THƯ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN THỊ ANH THƯ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (VIỆN QTKD)
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ VÂN HOA
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Anh Thư
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn các thày cô giáo Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Viện Quản trị Kinh doanh, Viện Sau đại học của nhà trường. Đặc biệt xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Thị Vân Hoa đã tận tình hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo công ty Kinh Đô Miền Bắc, Công ty cổ phần
dược phẩm Novaco đã cho phép tác giả tìm hiểu thực tế. Xin trân trọng cảm ơn chương
trình CEO chìa khóa thành công, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Kinh tế và Dự
báo đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập dữ liệu cũng như đăng tải các nội dung của luận
án. Xin cảm ơn gần 300 cán bộ và nhân viên từ gần 200 doanh nghiệp đã tham gia trả lời
bảng câu hỏi và cung cấp các thông tin để hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ khó
khăn trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Anh Thư
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 8
6. Bố cục của luận án ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ
THỐNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................................. 12
1.1. Bản chất của PMS .......................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm PMS .......................................................................................... 12
1.1.2. Vai trò của PMS ......................................................................................... 13
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của PMS ............................................... 14
1.2. Nội hàm và các yếu tố tác động đến PMS ..................................................... 16
1.2.1. Nội hàm PMS ............................................................................................ 16
1.2.2. Yếu tố tác động tới việc sử dụng PMS ....................................................... 19
1.3. Kinh nghiệm áp dụng PMS trên thế giới và ở VN ........................................ 23
1.3.1. Kinh nghiệm áp dụng PMS trên thế giới..................................................... 23
1.3.2. Kinh nghiệm áp dụng PMS tại VN ............................................................. 25
1.3.3. Bài học cho các DNVN khi áp dụng PMS .................................................. 27
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về PMS và khoảng trống nghiên cứu ................ 27
1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về PMS......................................... 27
1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu tại VN về PMS ................................................. 41
1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu về PMS .............................................................. 44
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 46
iv
CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 47
2.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 47
2.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 49
2.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. ............................ 49
2.2.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ............................................ 55
2.2.3. Lựa chọn thang đo ...................................................................................... 66
2.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 75
2.3.1. Thiết kế mẫu .............................................................................................. 75
2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 75
2.3.3. Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 76
2.3.4. Phân tích dữ liệu khảo sát. .......................................................................... 76
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG PMS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI
VIỆT NAM............................................................................................................... 81
3.2. Kiểm định các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp
sản xuất tại Việt Nam ............................................................................................ 88
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với việc áp dụng PMS và
kết quả kiểm định giả thuyết ................................................................................ 96
3.4. Phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS .. 96
3.5. Những vấn đề đặt ra đối với các DNSX tại VN trong việc áp dụng PMS. . 105
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 107
CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 108
4.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. ............. 108
4.2. Đề xuất giải pháp áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam ..... 111
4.3. Kiến nghị với các bên liên quan ................................................................... 118
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 120
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 125
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 133
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSC : Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)
CBCT : Chế biến chế tạo
CBNV : Cán bộ nhân viên
CP : Cổ phần
CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNSX : Doanh nghiệp sản xuất
DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam
ĐT & PT : Đào tạo và phát triển
EFA : Phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
EFQM : Tổ chức Châu Âu về quản lý chất lượng (European Foundation for
Quality Management
ERP : Hệ thống hoạch định nguồn lực DN (Enterprise resource planning)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT : Hội đồng quản trị
HQKD : Hiệu quả kinh doanh
KPI : Chỉ số đo lường hiệu suất (Key performance indicator)
KQHĐ: : Kết quả hoạt động
KQNC : Kết quả nghiên cứu
KH : KH
MLR : Mô hình hồi quy bội (Multiple Linear Regression – ký hiệu là MLR)
MVR : Mô hình hồi quy đa biến MVR (Multi Variate Regression)
NKD : Công ty Kinh đô Miền Bắc
PMS : PMS (performance measurement system)ưử
QTNB : Quy trình nội bộ
ROA : Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return On Asset)
ROE : Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
ROI : Tỉ suất sinh lời trên vốn đầu tư (Return On Investment)
ROS : Thu nhập trên doanh thu (Return On Sales)
SLR : Tổng quan theo hệ thống (Systematic literature review)
vi
TC : Tài chính
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TOPP : Chương trình sản xuất cuối cùng
TQM : Quản lý chất lượng toàn diện (Total quality management)
VCCI : Phòng Thương mại và công nghiệp VN
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum)
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các mô hình PMS ....................................................................... 15
Bảng 1.2: Mối liên hệ giữa đặc điểm hoạt động dịch vụ với đặc điểm của PMS trong
các doanh nghiệp dịch vụ .......................................................................... 30
Bảng 1.3: Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS ................................ 40
Bảng 1.4: Các giả thuyết của mô hình ........................................................................ 54
Bảng 2.1: Thang đo từ các nghiên cứu trước của biến “Việc áp dụng PMS” .............. 67
Bảng 2.2: Thang đo sau điều chỉnh của biến “Việc áp dụng PMS” ............................ 68
Bảng 2.3: Thang đo từ nghiên cứu trước của biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường” 69
Bảng 2.4: Thang đo sau điều chỉnh của biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường” . 70
Bảng 2.5: Thang đo của biến “Quyết tâm của lãnh đạo” ............................................ 71
Bảng 2.6: Thang đo của biến “Đào tạo về PMS” ....................................................... 72
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 của thang đo cho biến “ Sự tham gia của
nhân viên” ................................................................................................ 73
Bảng 2.8: Thang đo sau điều chỉnh của biến “ Sự tham gia của nhân viên” ................ 73
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 của thang đo cho biến “Sự gắn kết thành
tích với lợi ích”. ........................................................................................ 74
Bảng 2.10: Thang đo của biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” ............................. 74
Bảng 2.11: Thang đo của biến “Thái độ của người lao động đối với PMS” ................ 75
Bảng 2.12: Hệ số factor loading đạt yêu cầu theo cỡ mẫu .......................................... 77
Bảng 3.1: Kết quả thu thập phiếu điều tra .................................................................. 81
Bảng 3.2: Kết quả sàng lọc phiếu điều tra .................................................................. 81
Bảng 3.3: Thống kê mô tả mẫu 1 ............................................................................... 82
Bảng 3.4: Thống kê mô tả mẫu 2 ............................................................................... 87
Bảng 3.5: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................. 89
Bảng 3.6: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường” .. 91
Bảng 3.7: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Quyết tâm của lãnh đạo” ...................... 92
Bảng 3.8: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Đào tạo về PMS” ................................. 93
Bảng 3.9: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự tham gia của nhân viên” .................. 93
Bảng 3.10: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” ...... 94
Bảng 3.12: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Việc áp dụng PMS” ........................... 95
viii
Bảng 3.13: Ma trận hệ số tương quan......................................................................... 96
Bảng 3.14: Tóm tắt mô hình hồi quy .......................................................................... 97
Bảng 3.15: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................ 97
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................. 99
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định ANOVA khi phân nhóm DNSX theo quy mô lao động 102
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định ANOVA khi phân nhóm DNSX theo quy mô vốn .... 102
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định ANOVA khi phân nhóm DNSX theo ngành SX ....... 103
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định ANOVA khi phân nhóm DNSX theo hình thức sở hữu 103
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Số lượng DN ngành công nghiệp CBCT ......................................................... 2
Hình 2: Số lao động ngành công nghiệp CBCT ............................................................ 3
Hình 3: Tỷ trọng DN ngành CBCT kinh doanh thua lỗ ................................................ 4
Hình 1.1: Thành phần của PMS ................................................................................. 17
Hình 1.2: Đặc điểm của PMS trong DNSX ................................................................ 19
Hình 1.3: Tần suất xuất hiện của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các
nghiên cứu ................................................................................................ 37
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 48
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 50
Hình 2.3: Doanh thu của NKD (tỷ đồng) ................................................................... 58
Hình 3.1: DNSX phân nhóm theo quy mô lao động ................................................... 84
Hình 3.2: DNSX phân nhóm theo quy mô vốn ........................................................... 84
Hình 3.3: DNSX phân nhóm theo hình thức sở hữu ................................................... 85
Hình 3.4: DNSX phân nhóm theo ngành SX .............................................................. 85
Hình 3.5: Chức vụ người trả lời ................................................................................. 86
Hình 3.6: Tần suất đánh giá kết quả thực hiện PMS ................................................... 86
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Khái niệm hệ thống đo lường kết quả hoạt động (performance measurement
system - PMS) được đề cập đến lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1976 khi các học giả tìm
kiếm một công cụ có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của chương trình quản lý theo mục
tiêu giúp theo dõi, đánh giá, hỗ trợ nhân viên nhằm cải thiện kết quả thực hiện công việc
của họ. PMS được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong khoảng 2 thập kỷ gần đây do bối
cảnh kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị có xu hướng áp dụng các công cụ quản trị
hiện đại nhằm củng cố và phát triển năng lực cạnh tranh của mình.
Ba lý do chính mà PMS được đưa vào áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp (DN)
và phát huy hiệu quả được tổng hợp trong nghiên cứu của Andy Neely (1999) . Thứ
nhất là áp lực cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài khiến cho các công ty phải đồng thời
tìm cách nâng cao năng lực quản trị của mình bằng cách áp dụng một loạt các công
cụ quản lý hiện đại nhằm tiết giảm chi phí, gia tăng giá trị cho khách hàng (KH),
cải thiện vị thế cạnh tranh của mình so với đối thủ bằng cách khác biệt hóa sản
phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhanh những đòi hỏi của KH. Chính vì vậy, các công ty
buộc phải thay đổi hệ thống đo lường hoạt động của mình để đáp ứng được các yêu
cầu khi chiến lược thay đổi. Thứ hai là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH,
rất nhiều các công ty đã và đang áp dụng chương trình cải tiến liên tục. Các công
cụ hỗ trợ việc cải tiến hiện đại như quản lý chất lượng toàn diện, sản xuất tinh
gọn đều có một điểm chung là phải dựa trên việc đo lường hoạt động để cải tiến,
có nghĩa là trước khi tổ chức quyết định cải tiến thì ít nhất tổ chức đó cũng phải có
những chỉ số đo lường thể hiện lĩnh vực nào và tại sao cần phải cải tiến. Cuối cùng,
thứ 3 là với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), các dữ liệu cho hệ thống
đo lường hoạt động được thu thập, phân tích một cách dễ dàng và đơn giản hơn
trước rất nhiều. Ba lý do trên đã thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai PMS một
cách toàn diện, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về PMS trên nhiều góc độ khác nhau, trong đó hướng
nghiên cứu PMS theo đặc thù của các DN tại từng quốc gia là một hướng nghiên cứu
phổ biến. Tuy nhiên, khoảng 20 năm gần đây, có đến 95% những nghiên cứu ứng dụng
những lý thuyết kinh tế được nghiên cứu trong bối cảnh của các nước phát triển và chỉ
có 5% nghiên cứu trong bối cảnh của những nước đang phát triển (Farashahi và cộng
sự, 2005). Môi trường năng động của những nước đang phát triển này lại là một mảnh
2
đất màu mỡ để kiểm nghiệm những lý thuyết mới, kỹ thuật mới, khái niệm mới trong
lĩnh vực quản trị kinh doanh. Có rất ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu rằng những công
cụ quản trị hiện đại ở phương Tây có phát huy tác dụng trong những thị trường mới nổi
hay không. Các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận từ lâu rằng sự khác biệt về văn hóa
là nguyên nhân chính cho sự khác biệt về hệ thống, cách đo lường. PMS có thể được coi
là một trong những lý thuyết cần được kiểm chứng trong bối cảnh của những nước đang
phát triển, nơi có môi trường kinh doanh năng động hơn và có thể khác hoàn toàn với
môi trường của những nước phát triển (André A. de Waal, 2007).
Về mặt thực tiễn, các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) tại Việt Nam (VN) có vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế và đa số là các DN còn non trẻ. Theo báo cáo của
Tổng cục thống kê năm 2016, số lượng DNSX đang tăng rất mạnh từ 45.742 DN năm
2010 lên 67.490 DN năm 2015. Điều đó cho thấy có đến hơn 32% các DNSX có tuổi
đời dưới 5 năm. Mặc dù số lượng DNSX chỉ chiếm 15,3% tổng số DN tại VN nhưng
doanh thu từ các DNSX chiếm 33,5% tổng doanh thu của tất cả các DN. Số lao động
làm việc trong các DNSX chiếm tỷ trọng rất lớn. Theo báo cáo thường niên doanh
nghiệp Việt Nam 2016 do VCCI công bố, ngành công nghiệp chế biến chế tạo
(CBCT) cung cấp việc làm cho 6,2 triệu người, chiếm 48,49% số lao động trong các
DN năm 2015.
Hình 1: Số lượng DN ngành công nghiệp CBCT
Nguồn: Báo cáo thường niên DNVN 2016, VCCI
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
450,000
2010 2012 2013 2014 2015
279,360
346,777
373,213
402,326
442,485
45,472 56,305 58,688
63,251
67,490
Tổng số DNVN Số DN ng