Để đáp ứng nhu cầu giải khát của các thành phần xã hội trên địa bàn, hiện nay, ở
thành phố Hồ Chí Minh tồn tại rất nhiều quán café. Mỗi quán theo đuổi một phong cách
khác nhau tuy nhiên cùng chung một mục đích là thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu và
lợi nhuận.
Với cà phê pet, xuất phát từ lòng yêu thương động vật, đồng thời hiểu được sự khó
khăn trong việc nuôi dạy thú cưng trong gia đình tại thành phố, chúng tôi muốn dựa vào
kiến thức đã được trang bị trên giảng đường đại học cùng những kinh nghiệm ít ỏi trong
quá trình làm thêm tạo ra một sân chơi để những người có cùng đam mê như chúng tôi
đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi thú cưng.
50 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6221 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận chứng kinh tế kỹ thuật quán cà phê thú cưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
LỚP NGOẠI THƯƠNG 1 – KHÓA 34
Môn học: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT
QUÁN CÀ PHÊ THÚ CƯNG
GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu
Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC
I) NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................ 4
1. Lý do chọn hình thức café pet.................................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................. 4
3. Các phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin................................................................... 4
4. Các kết quả nghiên cứu về phân tích tự nhiên, con người, kinh tế, xã hội......................... 5
5. Phân tích thị trường - khách hàng tiêu thụ ............................................................................. 5
6. Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường .......................................................................... 7
II) HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ............................................................................................................. 11
1. Hình thức đầu tư ...................................................................................................................... 11
2. Thông tin sơ bộ về quán.......................................................................................................... 12
3. Thời gian phục vụ .................................................................................................................... 12
III) CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUÁN................................................................ 12
1. Sản phẩm PETA cung cấp cho khách hàng.......................................................................... 12
2. Danh sách nước uống và món ăn phục vụ tại PETA........................................................... 13
3. Số lượng hàng bán ................................................................................................................... 13
4. Nhu cầu cho sản phẩm của PETA ......................................................................................... 13
IV) CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG
CỦA QUÁN ....................................................................................................................................... 18
1. Tiêu chuẩn lựa chọn nguyên vật liệu .................................................................................... 18
2. Nguồn cung cấp ....................................................................................................................... 19
3. Lịch trình cung cấp và chi phí cho từng lịch trình............................................................... 19
4. Giải pháp về cơ sở thiết yếu cho hoạt động của quán......................................................... 19
V) PHƯƠNG ÁN VỀ KHU VỰC VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................... 20
1. Những tiêu chí khi lựa chọn địa điểm của quán .................................................................. 20
2. Mô tả địa điểm được chọn ...................................................................................................... 20
3. Chi phí cho địa điểm được chọn ............................................................................................ 21
VI) CÔNG NGHỆ, TRANG THIẾT BỊ CỦA QUÁN .............................................................. 21
1. Tiêu chuẩn để lựa chọn ........................................................................................................... 21
2. Bảng tóm tắt các trang thiết bị, vật dụng sử dụng ............................................................... 22
VII) HẠNG MỤC XÂY DỰNG..................................................................................................... 26
1. Diện tích, quy mô quán ........................................................................................................... 26
2. Giải pháp kiến trúc, phối cảnh ............................................................................................... 26
3. Tổ chức thi công và tổng tiến độ xây dựng quán................................................................. 27
VIII) TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ BỐ TRÍ NHÂN VIÊN .................................................. 27
1. Sơ đồ quản lí............................................................................................................................. 27
2. Tổ chức hoạt động quản lí ...................................................................................................... 28
3. Dự trù nhân viên và tiền lương .............................................................................................. 28
IX) TÀI CHÍNH KINH TẾ ............................................................................................................ 28
1. Chi phí đầu tư ban đầu và cơ cấu vốn ................................................................................... 28
2. Thông số chi tiết về hoạt động kinh doanh .......................................................................... 35
3. Phụ lục thông số đầu vào của PETA ..................................................................................... 38
X) HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................................................... 40
1. Xác định doanh lợi xã hội của dự án..................................................................................... 47
2. Xác định lợi ích kinh tế - xã hội ............................................................................................ 48
XI) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................. 48
1. Kết luận ..................................................................................................................................... 48
2. Kiến nghị .................................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 50
3
LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT
I) NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1. Lý do chọn hình thức café pet
Để đáp ứng nhu cầu giải khát của các thành phần xã hội trên địa bàn, hiện nay, ở
thành phố Hồ Chí Minh tồn tại rất nhiều quán café. Mỗi quán theo đuổi một phong cách
khác nhau tuy nhiên cùng chung một mục đích là thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu và
lợi nhuận.
Với cà phê pet, xuất phát từ lòng yêu thương động vật, đồng thời hiểu được sự khó
khăn trong việc nuôi dạy thú cưng trong gia đình tại thành phố, chúng tôi muốn dựa vào
kiến thức đã được trang bị trên giảng đường đại học cùng những kinh nghiệm ít ỏi trong
quá trình làm thêm tạo ra một sân chơi để những người có cùng đam mê như chúng tôi
đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi thú cưng.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu về thị trường, khách hàng, đối thủ… để nắm được tình
hình kinh doanh, từ đó:
- Đưa ra chính sách kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cho quán
- Đánh giá khả năng tài chính - rủi ro
- Cung dịch vụ giải trí cùng thú cưng, giải khát cùng một số dịch vụ thư giãn khác
cho khách hàng.
3. Các phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin
o Trên mạng, báo chí, xin số liệu trực tiếp từ các cửa hàng trang trí nội thất, các siêu
thị, các quán café, trà sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh…
o Tham khảo sách báo, tạp chí và xin ý kiến từ các anh chị hoạt động trong cùng
lĩnh vực.
- Tổng hợp và xử lý thông tin
o Các phương pháp phân tích định lượng thông qua các chỉ số tài chính.
o Đánh giá định tính theo quan sát thực tế và các thông tin thu thập được
4
4. Các kết quả nghiên cứu về phân tích tự nhiên, con người, kinh tế, xã hội
Dưới đây là kết quả nghiên cứu sơ lược về thành phố Hồ Chí Minh – địa bàn thực hiện
dự án
- Tự nhiên: thuộc vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ,
thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận, 5 huyện với tổng diện tích là 2,095.01 km2,
địa hình phần lớn bằng phẳng và thấp. Thành phố này nằm trong vùng có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, nóng nhất vào tháng 4 và lạnh nhất vào tháng
12. Độ ẩm trung bình cả nàm khoảng 77.5%. Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các tháng
trong năm tương đối thấp. Một thuận lợi của thành phố đó là không trực tiếp chịu ảnh
hưởng của lũ lụt nên việc phát triển kinh tế có phần dễ dàng hơn so với các tỉnh miền
trung hay đồng bằng sông Cửu Long.
- Con người: theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến ngày 1/4/2010, thành phố
Hồ Chí Minh có 7,382,287 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng kí
thì dân số thực tế của thành phố đã vượt quá 8 triệu người. Mật độ dân số trung bình ở
khoảng 3,419 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh
vào loại cao nhất trong cả nước với 2,800 USD/ người/năm.
- Kinh tế - xã hội: thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả
nước. Tính đến tháng 9/2011, tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt khoảng 358,361 tỷ
đồng. Các ngành công nghiệp, dịch vụ đều tăng đáng kể. Nhiều công trình hạ tầng trọng
điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hôi. Lĩnh vực văn
hóa - xã hội tiếp tục có nhiều tiến bộ, công tác chăm lo cho các đối tượng diện chính sách
và người nghèo được quan tâm chu đáo. Thành phố tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và
trật tự xã hội.
Như vậy, có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiềm năng đối với nhiều
ngành công nghiệp, dịch vụ trong đó có cả lĩnh vực mà dự án hướng đến.
5. Phân tích thị trường - khách hàng tiêu thụ
Xét về nhu cầu hiện tại, chúng tôi phân thành 2 phần để tiện phân tích:
5
- Nhu cầu tiêu thụ cà phê, nước giải khát
Như phân tích bên trên, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc từ
các khắp các vùng miền trong cả nước cùng với kinh tế phát triển, tất yếu dẫn đến lượng
tiêu thụ nước giải khát các loại đáng kể.
Quán cà phê Sài Gòn nhiều đến nỗi người ta tưởng... như không có. Nó như là một
điều cần phải có của đời sống người Sài Gòn. Đâu đâu cũng có sự hiện diện của quán cà
phê, từ góc hẻm nhỏ đến những đại lộ. Không ai có thể thống kê chính xác có bao nhiêu
quán cà phê tại Sài Gòn vì biểu đồ cà phê ở đây dày đặc và biến đổi liên tục.
Năm 2009, viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn, IPSARD nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà
Nội với 700 hộ dân được lấy mẫu điều tra.
Kết quả cho thấy, người thường uống cà phê tại thành phồ Hồ Chí Minh có độ tuổi
trung bình nhỏ hơn 36.3 tuổi. Khác hẳn với Hà Nội, những người uống café phần lớn có
trình độ đại học hay chí ít cũng là tốt nghiệp trung học phổ thông, tại thành phố Hồ Chí
Minh, người uống café gần như thuộc mọi thành phần. Trong đó, dân kinh doanh uống
nhiều nhất với 26.3%, kế đến là sinh viên, học sinh, và cuối cùng là những người về hưu.
Điều tra này cũng cho thấy, mỗi năm người dân Sài gòn bỏ ra hơn 120,000 đồng để mua
1.65 kg cà phê, cao gấp 3 lần so với Hà Nội.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 12% người dân TP.HCM mua cà phê uống vài
lần trong tuần và 40% mua uống vài lần trong tháng, trong khi ở Hà Nội, chỉ có 0.6% số
người mua cà phê uống vài lần trong tuần. Điều này dễ dàng nhận thấy qua số lượng quán
cà phê và tập quán uống cà phê... vỉa hè của người Sài Gòn, còn người Hà Nội ngồi vỉa
hè là để uống nước chè (trà). Chưa kể về thói quen uống cà phê thì người Hà Nội uống
theo mùa, lễ Tết uống nhiều hơn, còn ở TPHCM gần như uống quanh năm.
Tỷ lệ người dân vào quán uống cà phê cũng khác nhau. Gần một nửa người Sài Gòn
có vào quán uống cà phê, còn Hà Nội tỷ lệ này thấp hơn nhiều.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, các quán café rộng bình quân 175 mét vuông, 56 bàn
với 23 nhân viên. Sản phẩm bán tại quán cũng đa dạng, có tới 40 loại nước giải khát
trong đó có cà phê.
6
- Mức độ quan tâm đến thú cưng tại thành phố Hồ Chí Minh
Có thể nói hiện nay người dân thành phố, đặc biệt là những bạn thanh thiếu niên và
em nhỏ quan tâm ngày càng nhiều hơn đến động vật, đặc biệt là những chú thú cưng.
Điều này được chứng minh khi số lượng khách đến tham quan Thảo Cầm Viên ngày càng
nhiều và tăng thêm 14% mỗi năm. Thêm vào đó là những hoạt động dành cho thú cưng
như “Puppy Day Out” hay “pet icon”… thu hút được rất nhiều người tham gia.
Có thể nói, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về cà phê, nước giải khát cũng
như mức độ quan tâm đến động vật tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Điều này
khiến cho chúng tôi càng tin tưởng hơn đến khả năng thành công của dự án cà phê pet.
6. Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường
a. Khách hàng mục tiêu
Như những chia sẻ bên trên, khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người có
cùng lòng đam mê về động vật, thú cưng.
Tuy nhiên, do kinh phí có giới hạn cũng như để tiện cho việc trang trí, tạo phong
cách riêng cho quán, chúng tôi quyết định đi theo hướng thu hút những khách hàng dưới
30 tuổi.
b. Các đối thủ cạnh tranh
- Cạnh tranh trực tiếp
Theo tìm hiểu, hiện nay tại Việt Nam, hình thức cafe pet còn khá mới lạ. Trong khi Hà
Nội có “Ailu coffee cat” và “pet café” với những sinh vật cảnh “dễ thương” như thằn lằn,
kì nhông, rắn, rồng Nam Mỹ… thì tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có quán café nào
như vậy. Nếu dự án thành công, có lẽ chúng tôi sẽ là những người đi đầu trong lĩnh vực
này.
- Cạnh tranh gián tiếp
Hiện nay, quán café tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều như “nấm mọc sau mưa” nên đối
thủ cạnh tranh gián tiếp của dự án tương đối nhiều. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một
số đối thủ “nặng kí” trong khu vực cà phê pet xây dựng:
7
o Quán Dạ Khúc
Cà phê Dạ Khúc nằm sâu trong một con hẻm trên đường Phạm Ngọc Thạch. Quán
khác với những quán cà phê hiện nay với kiến trúc đơn giản, gần gũi, với những mảng
tường xi măng màu ngà giống như những biệt thự vùng biển. Không gian quán gần như
tách hẳn với thế giới bên ngoài.
Đây là nơi thích hợp để bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn bên những bộn bề của cuộc
sống.
Giá tham khảo:
Café các loại : 18,000 đồng/ly
Sinh tố : 18,000 đồng/ly
Mocktail : 25,000 – 28,000 đồng/ly
Cocktail : 30,000 – 35,000 đồng/ly
Các món ăn nhẹ: 15,000 – 35,000 đồng/ phần
o Quán Sỏi Đá
Sỏi Đá là một quán cà phê khá lãng mạn nằm trong một con hẻm nhỏ yên tĩnh trên
đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3. Khi mới bắt đầu khởi công xây dựng, quán đã thu hút
không ít sự chú ý của dân ghiền những quán cà phê có không gian “art”
Không giống những quan cà phê thời thượng có kiểu décor hiện đại trong những
ngôi nhà hộp kín bưng, Sỏi Đá có không gian thoáng mát với nhiều cây xanh và kiến trúc
theo hướng mở, trông giống như một ngôi nhà hóng gió, bốn hướng trống trải.
Buổi trưa, có phục vụ cơm trưa văn phòng với những món ăn kho, canh được chế
biến theo thực đơn thay đổi hằng ngày.
Giá tham khảo:
Thức uống buổi sáng: 17,000đ – 49,000đ
Buổi tối: 29,000đ – 36,000đ
Điểm tâm: 18,000đ – 34,000đ
o Cà phê Hideaway
Cà phê Hideaway thuộc hệ thống cà phê Illy nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch.
8
Quán có không gian rất thoáng mát cùng với cách bày trí pha lẫn một sắc vàng lan
tỏa của những ngọn đèn tạo một cảm giác khá ấm áp.
Quán được thiết kế theo phong cách châu Âu rất sang trọng và lịch sự cùng với
nhiều món ăn mang hương vị châu Âu như bò lăn tiêu, thịt heo nướng…
Giá trung bình từ 20,000đ – 85,000đ
o Cà phê Gió Bắc
Cà Phê Gió Bắc là địa điểm quen thuộc của các bạn trẻ Sài Gòn. Nơi đây, chiếm
một vị trí có thể ngồi ngắm nhìn Hồ Con Rùa và ngồi ở góc nào bạn cũng có thể nhìn trực
diện nhà thờ Đức Bà, địa danh nổi tiếng của Sài Gòn.
Nội thất đơn giản, không có gì nổi bật nhưng cách bày trí những bộ bàn gỗ tròn nho
nhỏ trên lầu làm thực khách có tư thế ngồi thoải mái và cũng có chút gì đó hoài cổ nhờ
vào kiểu bàn ghế này.
Nơi đây còn phục vụ cơm trưa văn phòng với giá cả phải chăng, cung cách phục vụ
từ tốn, nhẹ nhàng gây thiện cảm cho người đến quán.
Giá trung bình từ 12,000đ – 30,000đ.
Do đối tượng mà quán cà phê pet nhắm đến là những khách hàng trẻ tuổi nên ở đây
không thể không kể đến những quán trà sữa trên địa bàn
o Trà sữa Blog
Địa chỉ: 210, Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3
Trà sữa Blog chú trọng sử dụng hình ảnh thiên nhiên để trang trí quán. Tại đây,
khách hàng có thể tìm được một không gian riêng. Những bậc thang cao dần sẽ đưa mọi
người lên những căn phòng nho nhỏ, xinh xinh, tạo nên không khí ấm cúng, thú vị.
Giá trung bình khoảng 18,000đ – 25,000 đ
o Trà sữa -18 độ C
Với một không gian khá rộng rãi, thoáng mát cùng lối trang trí trẻ trung hiện đại,
“trà sữa âm 18 độ C” đã thu hút được khá nhiều bạn trẻ tới đây.
Tới đây bạn sẽ được thưởng thức những loại đồ uống độc đáo, được ưa thích cùng
một số loại thức ăn nhanh không kém phần hấp dẫn.
Giá tham khảo 20,000đ – 35,000đ.
9
c. Vị trí của cà phê pet
Khi quyết định kinh doanh ai cũng muốn biết mình ở vị trí nào so với đối thủ, cà
phê pet cũng vậy. Dựa vào đặc điểm nổi trội, khả năng cạnh tranh, khả năng phát huy thế
mạnh của chính mình, cà phê pet đã tự lựa chọn cho mình vị trí như sơ đồ sau:
Chất lượng cao
C D
B
Giá thấp Giá cao
A
Chất lượng thấp
A Nhóm quán cốc lề đường C PETA
Nhóm quán trà sữa Nhóm quán café cao cấp dành
B D
cho người có thu nhập cao
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ về thị trường thành phố Hồ Chí Minh, hiện giờ cà
phê pet có 2 nhóm đối thủ chính là nhóm D - nhóm dành cho người có thu nhập cao,
được xem là có chất lượng tốt nhất với giá cả rất cao nên đáp ứng cho số ít khách hàng;
nhóm B là nhóm các quán trà sữa có chất lượng tương đối cao, giá ở tầm vừa phải, thu
hút được phần lớn sinh viên trong vùng. Còn nhóm A với chất lượng thấp, giá rẻ, có thể
nói đây không phải là đối thủ của cà phê pet.
Chúng tôi tự tin định vị cà phê pet ở vị trí C bởi vì điểm đặc trưng của quán là
những hoạt động vui chơi giải trí cùng thú cưng bên cạnh những thức uống, món ăn ngon,
được pha chế một cách chuyên nghiệp. Theo đó là cung cách phục vụ tận tình, chu đáo,
10
tạo nên không khí thoải mái, ấm cúng. Với phương châm “khách hàng là thượng đế”
chúng tôi hi vọng có thể xây dựng một hình ảnh cà phê pet tốt đẹp, thân thiện trong lòng
khách hàng.
d. Giải pháp tăng tính cạnh tranh
Đặc điểm nổi bật của cà phê pet chính là tiên phong trong việc đưa thú cưng đến
gần khách hàng trong quán cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là lợi thế cạnh
tranh lớn nhất của cà phê pet. Bên cạnh đó, không thể lơ là cung cách phục vụ cũng như
những điểm mới lạ trong quá trình hoạt động.
Sau đây là những giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh của dự án:
- Thiết kế nội thất quán thân thiện, trẻ trung và có thể được thay đổi, làm mới hàng
năm.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ một cách chuyên nghiệp, gần gũi với khách
hàng.
- Đối với nhân viên khu vực bếp sẽ được khuyến khích và hỗ trợ nâng cao khả năng
pha chế, nấu ăn để đưa ra thực đơn, thức uống mới lạ, hấp dẫn.
- Tăng cường các hoạt động có sự tham gia giữa khách hàng và thú cưng.
- Đưa ra những đợt giảm giá đặc biệt đối với các ngày lễ lớn.
- Tổ chức các sự kiện offline, gặp mặt giữa các thành viên có cùng chung niềm đam
mê cuộc thi giữa thú cưng, không chỉ của quán mà còn của khách hàng (nếu có).
- Tìm nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, giá tương đối để đưa ra mức giá phù
hợp…
II) HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
1. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư của dự án là hùn vốn. Ban đầu nhóm thực hiện