Luận văn Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu thành long tại thành phố Cần Thơ

Dưa hấu là loại trái được dùng ăn tươi được đa số người dân ưa chuộng, giàu dinh dưỡng và là một trong những loại hoa màu ngắn ngày đang được quan tâm do việc trồng dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, người nông dân canh tác dưa hấu gặp phải nhiều khó khăn mà lớn nhất là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum mà chưa có biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trị bệnh này. Để giải quyết vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phòng chống bệnh này như: luân canh cây trồng, sử dụng thuốc hóa học, trong đó việc sử dụng ngọn ghép cho năng suất cao lên gốc ghép kháng bệnh đã đem lại hiệu quả và đang được ứng dụng nhiều nước trên thế giới. Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Hà Lan việc ghép rau được bắt đầu rất sớm (công nghệ ghép rau bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1927) và được áp dụng rộng rãi với đầy đủ các máy móc hiện đại cho việc ghép nhanh chóng và chính xác. Còn ở Việt Nam việc ghép dưa hấu trên bầu bí còn giới hạn và chưa có các số liệu khoa học nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc ghép rau nói chung và ghép trên dưa hấu nói riêng. Do đó nhằm mở ra một hướng mới cho việc ghép dưa và giải quyết tính cấp thiết trong sản xuất hiện nay đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ” được tiến hành nhằm mục đích xác định gốc ghép có khả năng sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và phẩm chất ngon của cây ghép trong điều kiện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

doc60 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu thành long tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -o0o- HỒ PHƯƠNG QUYÊN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -o0o- HỒ PHƯƠNG QUYÊN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. Trần Thị Ba ThS. Võ Thị Bích Thủy Cần Thơ - 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Do sinh viên: Hồ Phương Quyên thực hiện Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày…. tháng….. năm 2008 Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Thị Ba ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Hồ Phương Quyên iii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ----oOo---- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI DƯA HẤU THÀNH LONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Do sinh viên Hồ Phương Quyên thực hiện và bảo vệ trước hội đồng: Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ............................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Luận văn đã được đánh giá ở mức: .......................................................................... DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày .... tháng..... năm 2008 Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Hồ Phương Quyên Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1984 Con ông: Hồ Thế Thủy Con bà: Nguyễn Phương Thảo Quê quán: xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Bán Công Cà Mau, thành phố Cà Mau năm 2002. Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2003. Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học 2008. v LỜI CẢM ƠN Kính dâng! Ba mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người, mang lại cho con niềm tin và nghị lực để vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống. Thành kính ghi ơn! Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên và giúp đỡ em trong trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Quí Thầy, Cô và các anh chị cán bộ của Bộ môn Khoa học Cây trồng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành biết ơn! Thầy chủ nhiệm Ngô Thành Trí đã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn thành hết khóa học. Cô Nguyễn Thị Nghiêm, Thầy Phạm Hoàng Oanh tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Chị Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Chân thành cảm ơn! Anh Sơn, Phú, chị Thơi, các bạn Minh Cảnh, Như Thùy, Thúy Kiều, Hồng Cúc, Hồng Thi,Tuấn Kiệt, Tâm, Nhờ… đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thân gửi về! Các bạn lớp Nông Học Khóa 29 những tình cảm thân thương nhất, lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai. HỒ PHƯƠNG QUYÊN vi HỒ PHƯƠNG QUYÊN, 2008. “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép dưa hấu lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba và ThS Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép dưa hấu lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ” vụ Thu Đông 2006 - 2007 tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ, được thực hiện nhằm tuyển chọn gốc ghép thích hợp cho dưa hấu có sức sinh trưởng mạnh, năng suất trái cao và phẩm chất trái ngon. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức: (1) Gốc ghép bầu Nhật 1; (2) Gốc ghép bầu Nhật 2; (3) Gốc ghép bầu Địa Phương và (4) Đối chứng không ghép. Diện tích thí nghiệm 400 m2 , diện tích lô 31,54 m2 (8,3 m × 3,8 m). Sử dụng giống dưa hấu F1 Thành Long, làm ngọn ghép và đối chứng không ghép. Khoảng cách cây 0,5 m, mật độ trồng 8.500 cây/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy về năng suất trái dưa hấu cao nhất ở gốc ghép bầu Nhật 2 (12,92 tấn/ha) cao hơn so với đối chứng không ghép (9,28 tấn/ha) là 28,2%, bầu Nhật 1 (10,63 tấn/ha) là 17,7% và bầu Địa Phương (12,01 tấn/ha) là 7,1%. Về tăng trưởng giữa các gốc ghép dưa hấu trên gốc bầu Địa Phương và bầu Nhật 2 thể hiện tương đương nhau và cao hơn so với đối chứng không ghép và gốc ghép bầu Nhật 1. Bệnh đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) cao nhất là trên dưa hấu đối chứng không ghép (98%) ở thời điểm 25 ngày sau khi trồng. Gốc ghép không ảnh hưởng đến phẩm chất trái dưa hấu so với dưa hấu không ghép. Lợi nhuận thu được cao nhất là ở gốc ghép bầu Nhật 2 với tỷ suất lợi nhuận là 1,0. vii MỤC LỤC Trang Tiểu sử cá nhân v Lời cảm ơn vi Tóm lược vii Mục lục viii Danh sách bảng x Danh sách hình xi MỞ ĐẦU ........ .................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................ 2 1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và tình hình sản xuất dưa hấu ............ 2 1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng dưa hấu ................................. 2 1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên thế giới........... 2 1.2 Tầm quan trọng của việc ghép ........................................................... 3 1.2.1 Ý nghĩa.. .................................................................................... 3 1.2.2 Dưa hấu ghép bầu ...................................................................... 5 1.3 Quá trình nghiên cứu và ứng dụng việc ghép ngọn dưa hấu .............. 5 1.3.1 Sản xuất dưa hấu ghép trên thế giới........................................... 5 1.3.2 Sản xuất dưa hấu ghép ở Việt Nam........................................... 6 1.4 Một vài kết quả nghiên cứu về giống gốc ghép.................................. 7 1.5 Một số điểm lưu ý trong canh tác dưa hấu ghép................................. 9 1.5.1 Vườn ươm.................................................................................. 9 1.5.2 Ngoài đồng................................................................................. 9 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................. 11 2.1 Phương tiện.... .................................................................................... 11 2.1.1 Địa điểm và thời gian................................................................. 11 2.1.2 Tình hình thời tiết ...................................................................... 11 2.1.3 Vật liệu.. .................................................................................... 12 2.2 Phương pháp.. .................................................................................... 12 2.2.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................... 13 2.2.2 Kỹ thuật trồng dưa hấu ghép...................................................... 14 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi......................................................................... 17 2.2.4 Hiệu quả kinh tế ......................................................................... 19 2.2.5 Phân tích số liệu......................................................................... 19 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................. 20 viii 3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................. 20 3.2 Bệnh đốm phấn trên lá ....................................................................... 21 3.3 Tình hình sinh trưởng ......................................................................... 22 3.3.1 Chiều dài thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép.......... 22 3.3.2 Số lá trên thân chính của dưa hấu trên các loại gốc ghép.......... 24 3.3.3 Đường kính gốc thân.................................................................. 26 3.3.4 Kích thước trái ........................................................................... 29 3.4 Thành phần năng suất và năng suất trái.............................................. 31 3.4.1 Trọng lượng trung bình trái ....................................................... 31 3.4.2 Trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn cây ........................ 31 3.4.3 Năng suất trái ............................................................................. 33 3.5 Một số chỉ tiêu về phẩm chất trái ....................................................... 34 3.5.1 Độ brix của thịt trái dưa hấu ...................................................... 34 3.5.2 Độ dày vỏ trên trái và tỷ lệ trọng lượng thịt trái trên trọng lượng trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau........................................... 35 3.5.3 Thời gian tồn trữ của trái dưa hấu.............................................. 35 3.5.4 Số hột trái dưa hấu ..................................................................... 36 3.6 Hiệu quả kinh tế.................................................................................. 37 3.6.1 Tổng chi và thu .......................................................................... 37 3.6.2 Lợi nhuận ................................................................................... 37 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 39 4.1 Kết luận.......... .................................................................................... 39 4.2 Đề nghị .......... .................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới (FAOSTAT, 2007) 3 2.1 Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân cho thí nghiệm dưa hấu tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10- 12/2006). 16 2.2 Lịch phun thuốc trừ sâu bệnh trên dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại ĐHCT (tháng 10-12/2006). 17 3.1 Đường kính giữa các gốc ghép bầu tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 26 3.2 Đường kính gốc thân ngọn ghép cây dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10- 12/2006). 27 3.3 Tỷ lệ đường kính ngọn/gốc của cây dưa trên gốc ghép tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 28 3.4 Trọng lượng rễ thân lá và trọng lượng toàn dây dưa hấu ở thời điểm thu hoạch trên các gốc ghép khác nhau Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 32 3.5 Độ Brix, độ dày vỏ, tỷ lệ TL thịt trái/TL trái và thời gian tồn trữ trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 36 3.6 Hiệu quả kinh tế của việc trồng dưa ghép tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 38 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Tình hình thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm (Đài khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2006). 11 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ”. 13 2.3 Cây con dưa hấu trên gốc ghép 2 ngày sau khi trồng, Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10/2006). 15 3.1 Tỷ lệ bệnh đốm phấn của cây dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 21 3.2 Triệu chứng gây hại do bệnh đốm phấn của cây dưa hấu ở giai đoạn 25 ngày sau khi trồng tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 22 3.3 Chiều dài thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính dưa hấu qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006) 24 3.4 Số lá trên thân chính và tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính dưa hấu qua các giai đoạn khảo sát tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 25 3.5 So sánh tỷ lệ đường kính ngọn trên gốc ghép (a) gốc ghép bầu Nhật 1, (b) gốc ghép bầu Nhật 2, (c) gốc ghép Địa Phương ở 35 NSKT tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10- 12/2006). 29 3.6 Kích thước trái và tỷ lệ chiều cao/đường kính trái của trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 30 3.7 Hình trái dưa hấu trên các gốc ghép (a) bầu Nhật 1, (b) bầu Nhật 2, (c) bầu Địa Phương, (d) Đối chứng không ghép tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 30 xi 3.8 Trọng lượng trung bình trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 31 3.9 Năng suất trái dưa hấu và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng (%) tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10- 12/2006). 34 3.10 Số hột trên trái dưa hấu trên các gốc ghép khác nhau tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (10-12/2006). 37 xii MỞ ĐẦU Dưa hấu là loại trái được dùng ăn tươi được đa số người dân ưa chuộng, giàu dinh dưỡng và là một trong những loại hoa màu ngắn ngày đang được quan tâm do việc trồng dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, người nông dân canh tác dưa hấu gặp phải nhiều khó khăn mà lớn nhất là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum mà chưa có biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trị bệnh này. Để giải quyết vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phòng chống bệnh này như: luân canh cây trồng, sử dụng thuốc hóa học,… trong đó việc sử dụng ngọn ghép cho năng suất cao lên gốc ghép kháng bệnh đã đem lại hiệu quả và đang được ứng dụng nhiều nước trên thế giới. Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Hà Lan… việc ghép rau được bắt đầu rất sớm (công nghệ ghép rau bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1927) và được áp dụng rộng rãi với đầy đủ các máy móc hiện đại cho việc ghép nhanh chóng và chính xác. Còn ở Việt Nam việc ghép dưa hấu trên bầu bí còn giới hạn và chưa có các số liệu khoa học nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc ghép rau nói chung và ghép trên dưa hấu nói riêng. Do đó nhằm mở ra một hướng mới cho việc ghép dưa và giải quyết tính cấp thiết trong sản xuất hiện nay đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại thành phố Cần Thơ” được tiến hành nhằm mục đích xác định gốc ghép có khả năng sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và phẩm chất ngon của cây ghép trong điều kiện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA HẤU 1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng dưa hấu * Nguồn gốc cây dưa hấu Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus Lanatus (Thunberg), tên tiếng Anh là watermelon, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa hấu có nguồn gốc nhiệt đới khô và nóng của Châu Phi (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Ito (1994), dưa hấu có nguồn gốc nam Châu Phi và được đưa vào Trung Quốc vào năm 1600. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 3000 năm. Ở nước ta, dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18, dưa được xem là loại trái cây không thể thiếu được vào ngày tết cổ truyền của nhân dân ta (Trần Thị Ba và ctv., 1999). * Giá trị dinh dưỡng trái dưa hấu Theo USDA (2004) 100 g trái ăn được có 91,51 g nước, 32 Kcal, 5,26 g protein, 0,43 g lipit, 7,18 g glucid, 8 g Ca, 116 mg K, 9 mg P, chứa 14 loại vitamin, 18 loại acid amin và nhiều loại acid béo. Ngoài ra, trái dưa hấu còn chứa β- caroten 4200 UI (Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, 2003). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) trong 100 phần ăn được của trái dưa hấu có chứa 90% nước, 9% carbohydrate, 0,7% protein, 0,1% lipid, 80 mg Ca, 10 mg Mg, 14 mg P, 0,2 mg Fe. 1.1.2 Tình hình trồng dưa hấu ở Việt Nam và trên thế giới Theo FAO (1996) trên thế giới diện tích trồng dưa hấu năm 1980 khoảng 2 triệu hecta, đến năm 2006 tăng lên khoảng 4 triệu hecta, trong khi sản lượng năm 1980 khoảng 30 triệu tấn/năm, đến năm 2006 khoảng 100 triệu tấn/năm. Ở Việt 3 Nam diện tích trồng dưa hấu năm 1980 là 9.000 hecta đến năm 2.006 khoảng 28 ngàn hecta (FAOSTAT, 2007). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) sản lượng trồng dưa hấu hàng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn/năm với diện tích canh tác khoảng 2 triệu hecta. Ở Việt Nam, diện tích trồng dưa khu vực phía Nam ước lượng khoảng 20.000 hecta. Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới (FAOSTAT, 2007) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Năm Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam 1996 2.362.930 18.500 19,7 10,8 46.577.823 200.000 1997 2.487.534 19.000 23,5 10,5 58.487.116 200.000 1998 2.748.265 19.000 21,7 10,5 59.770.033 200.000 1999 2.919.394 19.000 24,4 10,5 71.281.836 200.000 2000 3.050.359 19.000 24,7 10,5 75.271.012 200.000 2001 3.232.397 19.000 25,1 12,9 81.069.724 244.714 2002 3.240.576 19.000 25,3 12,9 81.839.727 244.714 2003 3.667.336 20.000 22,6 12,2 83.199.791 244.714 2006 3.780.000 28.000 26,6 15,2 100.600.000 420.000 1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GHÉP 1.2.1 Ý nghĩa Ghép là một trong những phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một bộ phận của cây giống sang một gốc cây khác để tạo nên một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (Trịnh Thị Thu Hương, 2001). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003), ghép cành trên cây ăn trái là một phương pháp đem cành hay mầm nhánh cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt, năng suất cao… gắn sang một gốc cây khác để tạo thành một cá thể mới 4 thống nhất. Ưu điểm của phương pháp này là lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép tốt chịu đựng được điều kiện môi trường bất lợi như hạn, úng, sâu bệnh. Trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc ghép và ngọn ghép gắn liền nhau. Sau khi được gắn liền các mô mềm chỗ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông nhau được (Trần Thế Tục, 1998). Theo Osaka (1999) thì mục đích chính của việc ghép rau cải là tránh bệnh trong đất như là tránh bệnh trong đất như Fusarium oxysporum trên họ bầu bí dưa và héo vi khuẩn ở họ cà. Gốc ghép càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, sản lượng càng cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60563 kilobooks.com.doc
  • pdf60563 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan