Luận văn Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (oxyeleotris marmoratus) từ giai đoạn hương lên giống

Hai thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá ảnhhưởng của thức ăn ởgiai đoạn cáhương lên cágiống cábống tượng (Oxyeleotris marmoratus). Thínghiệm thứnhất đượcbốtrítrong xônhựa cóthểtích 60lít vàcho ăn thức ăn trùnquế, trùnquếkết hợp thức ăn viên, thức ăn viên. Ba nghiệm thức với ba lần lặp lại, thínghiệm kéo dài 60 ngày. Kết quảcho thấy cásửdụng thức ăn trùn quếlàtốt nhất, cho tăng trọng 1,77gvàtỉlệsống 91,11% so với hai nghiệm thức còn lại. Thínghiệm hai được bốtrítrong giai đặt trong ao, giai cóthểtích 1m3vàcho ăn thức ăn tựchếkết hợp với dịch cá, thức ăn tựchếvới trùnchỉ, thức ăn tựchế. Ba nghiệm thức với ba lần lặp lại, thínghiệm kéo dài 50 ngày. Cá ởthínghiệm sửdụng thức ăn tựchếkết hợp với dịch cácho tăng trưởng/ngày là1,08g/ngày, FCR là8,48. Cá ăn hoàn toàn thức ăn tựchếcho tăng trọng thấp là5,73 vàFCR cao 9,88. Tóm lại, tăng trọng và tỉ lệ sống của cá bống tượng ở nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn quế là thích hợp nhất cho việc ương nuôi cá bống tượngtrong giai đoạn từ hương lên giốn

pdf52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (oxyeleotris marmoratus) từ giai đoạn hương lên giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN HOÀNG PHÚ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨCĂN KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmoratus) TỪ GIAI ĐOẠN HƯƠNG LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN HOÀNG PHÚ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨCĂN KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmoratus) TỪ GIAI ĐOẠN HƯƠNG LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM 2009 1LỜI CẢM TẠ Tôi xin được phép bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và những người thân đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cán bộ hướng dẫn Ts. Bùi Minh Tâm đã động viên, giúp đỡ tận tình và cho tôi những lời khuyên qúi báo trong suốt thời gian thực hiện đề tài và viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giảng dạy của trường Đại Học Cần Thơ và khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và đã tận tâm truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn trong suốt thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn anh (chị) Đỗ Văn Minh, Nguyễn Hồng Quyết Thắng, Lê Văn Bình, Nguyễn Thanh Sử, Trần Hoàng Diễm đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Nguyễn Hoàng Phú 2MỤC LỤC MỤC LỤC .........................................................................................................2 TÓM TẮT..........................................................................................................4 DANH SÁCH CÁC BẢNG .........................................................................5 DANH SÁCH CÁC HÌNH ..........................................................................6 Chương I ............................................................................................................7 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................7 1.1. Giới thiệu ......................................................................................................7 1.2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................7 1.3. Nội dung đề tài..............................................................................................8 Chương II ..........................................................................................................9 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................9 2.1. Đặc điểm sinh học.........................................................................................9 2.1.1 Đặc điểm phân loại ..................................................................................9 2.1.2. Đặc điểm hình thái................................................................................10 2.1.3. Đặc điểm phân bố .................................................................................10 2.1.4. Tập tính sống ........................................................................................10 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. ...................................................11 2.2. Đặc điểm sinh sản .......................................................................................12 2.3. Sản xuất giống cá bống tượng .....................................................................13 2.3.1. Ương trong ao đất .................................................................................15 2.3.2. Ương trong bể xi măng .........................................................................16 2.3.3. Ương cá hương thành cá giống lớn ( 8 – 10cm) ....................................17 2.4. Ảnh hưởng của thức ăn và nhịp cho ăn lên tăng trưởng của cá bống tượng.17 2.4.1. Các loại thức ăn ....................................................................................17 2.4.2. Nhịp cho ăn ..........................................................................................18 2.4.3 Điều kiện nuôi .......................................................................................18 Chương III.......................................................................................................19 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................19 3.1. Thời gian và địa điểm..................................................................................19 33.2. Nguồn cá thí nghiệm ...................................................................................19 3.3. Vật liệu nghiên cứu .....................................................................................19 3.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................19 3.4.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................19 3.4.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn .....................................................22 3.4.3. Xử lý số liệu .........................................................................................23 Chương IV .......................................................................................................24 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................24 4.1. Các yếu tố môi trường.................................................................................24 4.1.1. Biến động của nhiệt độ, pH, oxy hoà tan và NH4+................................24 4.1.2. Hàm lượng NH4+ ..................................................................................27 4.2 Thí nghiệm1: ương nuôi cá bống tượng với các loại thức ăn khác nhau........28 4.2.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng..........................................................28 4.2.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài.............................................................28 4.2.3 Tỷ lệ sống..............................................................................................29 4.2.4 Hệ số thức ăn .........................................................................................31 4.3.Thí nghiệm 2: ương nuôi cá bống tượng từ cá hương lên cá giống trong giai. ..........................................................................................................................31 4.3.1 Tăng trưởng về khối lượng ....................................................................31 4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài .......................................................................32 4.3.3 Tỷ lệ sống..............................................................................................32 4.3.4 Hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn ............................................33 Chương V.........................................................................................................35 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................................................35 5.1 Kết luận .......................................................................................................35 5.2 Đề xuất ........................................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................36 4TÓM TẮT Hai thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn ở giai đoạn cá hương lên cá giống cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus). Thí nghiệm thứ nhất được bố trí trong xô nhựa có thể tích 60lít và cho ăn thức ăn trùn quế, trùn quế kết hợp thức ăn viên, thức ăn viên. Ba nghiệm thức với ba lần lặp lại, thí nghiệm kéo dài 60 ngày. Kết quả cho thấy cá sử dụng thức ăn trùn quế là tốt nhất, cho tăng trọng 1,77g và tỉ lệ sống 91,11% so với hai nghiệm thức còn lại. Thí nghiệm hai được bố trí trong giai đặt trong ao, giai có thể tích 1m3 và cho ăn thức ăn tự chế kết hợp với dịch cá, thức ăn tự chế với trùn chỉ, thức ăn tự chế. Ba nghiệm thức với ba lần lặp lại, thí nghiệm kéo dài 50 ngày. Cá ở thí nghiệm sử dụng thức ăn tự chế kết hợp với dịch cá cho tăng trưởng/ngày là 1,08g/ngày, FCR là 8,48. Cá ăn hoàn toàn thức ăn tự chế cho tăng trọng thấp là 5,73 và FCR cao 9,88. Tóm lại, tăng trọng và tỉ lệ sống của cá bống tượng ở nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn quế là thích hợp nhất cho việc ương nuôi cá bống tượng trong giai đoạn từ hương lên giống. 5DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3. 1 : Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Bảng 3. 2: Thành phần dịch cá thủy phân (%VCK) Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ sáng chiều ở các nghiệm thức Bảng 4.2: Biến động pH theo thời gian Bảng 4.3: Biến động oxy theo thời gian Bảng 4.4: Biến động NH4+/NH3 theo thời gian Bảng 4.5: Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá bống tượng sau 60 ngày ương bằng các loại thức ăn khác nhau. Bảng 4.6: Tỉ lệ sống của cá bống tượng. Bảng 4.7: Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá bống tượng sau 50 ngày ương trong giai bằng các loại thức ăn khác nhau. Bảng 4.8 : Tỉ lệ sống của cá bống tượng khi ương trong giai. 6DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá bống tượng ( Oxyeleotris marmoratus). Hình 4.1: Biến động nhiệt độ theo thời gian Hình 4.2: Biến động pH theo thời gian Hình 4.3: Biến động oxy theo thời gian Hình 4.4: Biến động NH4 theo thời gian Hình4.5: Trọng lượng cá gia tăng theo thời gian ương với các loại thức ăn khác nhau. Hình 4.6 : Cá bống tượng. Hình 4.7: Tăng trọng của cá khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. 7Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, các hoạt động nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ, ở các vùng ven biển nước ta nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, càng trở nên năng động. Từ nhiều hình thức nuôi, nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp. Đối tượng nuôi mang tính chất truyền thống như Tôm Sú, Tôm thẻ chân trắng, chủ yếu là các loại tôm. Riêng các loại cá mặc dầu vẫn thích nghi được với vùng nước lợ, song chưa được chú trọng trong nghề nuôi. Từ lâu chỉ là đối tượng khai thác. So với nhiều loài thuỷ sản có giá trị như cá ngừ đại dương, cá anh vũ, cá lăng nha, cá chiên, cá mú…, cá bống tượng là loài cá có giá trị kinh tế lẫn thương mại. Cá bống tượng thịt thơm ngon, không mỡ, màu sáng trong, vị ngọt thanh và thơm nhẹ ( Nguyễn Chung, 2007). Trong năm 2006, cá bống tượng loại 1 cỡ 500 – 800 g/con giá không thấp hơn 350.000 đ/ kg. Đây là loài cá thích nghi được với các điều kiện môi trường đặc biệt là các vùng nước lợ và các vùng hạ lưu sông, có độ mặn dao động từ 4 – 15 ptt. Hiện nay, nghề nuôi cá bống tượng đang trong giai đoạn bắt đầu còn mang tính tự phát như nuôi trong ao mương ở Đồng Nai, Bình Dương, nuôi bè ở An Giang, nuôi đầm ở Tân Thành Cà Mau. Những thông tin kỹ thuật về nuôi cá bống tượng hãy còn quá hiếm hoi. Cá bống tượng là loài cá có cơ thể lớn nhất trong họ cá bống, có tính ăn mồi động vật (Trần Thanh Xuân,1995). Cá tăng trưởng rất chậm, đặc biệt là ở giai đoạn nhỏ dưới 100 gr/ con, cá trên 100gr có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Để việc ương nuôi cá bống tượng đạt hiệu quả, chất lượng ở mọi môi trường và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cá tạp thì nghiên cứu: “ Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeletris marmoratus) được thực hiện. 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định loại thức ăn thích hợp và hiệu quả sử dụng thức ăn đối với sự tăng trưởng của cá Bống Tượng trong ương nuôi đạt kết quả, góp phần xây dựng quy trình ương đối tượng này. 81.3. Nội dung đề tài - Ương cá bống tượng bằng các loại thức ăn khác nhau - Theo dõi tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá. - Xác định hệ số chuyển hoá thức ăn trong giai đoạn ương từ hương lên giống. 9Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1 Đặc điểm phân loại Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus) được phân loại như sau: Lớp: Osteichthyes Lớp phụ: Artinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Loài: Oxyeleotris marmoratus Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá bống tượng ( Oxyeleotris marmoratus) Trong thuỷ sản Cá Bống Tượng còn có nhiều tên gọi khác nhau. Ở Trung Quốc có tên là Soen hock dzi, Thái Lan gọi là plabu, người Campuchia gọi là Soon – Hock (một địa danh của thuỷ vực gần Biển Hồ). Cá Bống Tượng còn có tên thương mại là Marbled sleepy Goby (Nguyễn Chung,2007). Nhiều nước trong khu vực đã nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công cá Bống Tượng như: Indonesia (1978), Thai Lan và Singapore (1980). Ở Việt Nam, năm 1985 nhiều cơ quan như viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II; khoa thuỷ sản trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh; Đại Học Cần Thơ đã nghiên cứu về sinh học và sinh sản cá Bống Tượng (Trần Thanh Xuân, 1995). Theo các kết quả của Tavarutmaneegul và Lin (1988) thì tỉ lệ sống của cá bột Bống Tượng 30 ngày tuổi trung bình là 20 % (từ 7 – 55 %) và thức ăn tự nhiên ban 10 đầu thích hợp cho cá Bống Tượng là luân trùng (Brachionus spp.) (Nguyễn Văn Tủ, 1986). Vài năm trở lại đây đã thu hút nhiều địa phương tham gia nghiên cứu đã giúp chúng ta hiểu biết ít nhiều về đặc điểm sinh học, sinh sản. 2.1.2. Đặc điểm hình thái Cá bống tượng có hình dạng như búp măng tre, thân tròn dài, phần thân trước tròn lớn nhỏ dần về phần sau và dẹp ngang về phía đuôi. Đầu rộng hơi hẹp, miệng chẻ rộng và sâu hướng lên trên. Chiều dài đầu gần bằng 1/4 chiều dài thân. Mắt nằm ở mặt trên của đầu, hơi lồi các vây to và mềm, vây đuôi tròn dài vây ngực hơi nhọn. Toàn thân cá được phủ 1 lớp vảy lược, có màu nâu nhạt hơi xám, trên thân có những đám vân lớn như vân đá cẩm thạch. Màu sắc của cá thay đổi theo khu vực cá sinh sống, cá sống trong ao hầm có màu sắc đậm hơn cá nuôi trong bè cá thiên nhiên vùng nước chảy. Cá bống tượng có miệng rộng, trong hàm có nhiều răng mọc thành dãy, cơ quan tiêu hoá có dạ dày to, ruột ngắn nên cá có tập tính ăn mồi động vật (Nguyễn Chung, 2007). 2.1.3. Đặc điểm phân bố Cá Bống Tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới là loài cá dữ điển hình, ăn động vật chủ yếu, phân bố rộng ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Campuchia… Ở Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ ( Niconski, 1963). Cá phân bố ở khắp các thuỷ vực sông rạch, mương ao, ruộng. Cá sống được ở môi trường nước bị nhiễm phèn pH = 5,5, sống được ở nước có nhiệt độ cao tới 41,50C chịu đựng được nhiệt độ lạnh 150C và độ mặn 150/00 (Nguyễn Chung, 2007). 2.1.4. Tập tính sống Cá có tập tính sống ở đáy, ban ngày ít hoạt động và thường vùi mình xuống bùn, ban đêm hoạt động bắt mồi tích cực. Cá ưa ẩn náo nơi cây cỏ rậm ven bờ và rình bắt mồi, khi gập nguy hiểm cá có thể vùi sâu trong bùn tới 1m sống được nhiều giờ. Đặc biệt cá có thể sống nhiều ngày không ăn, hoạt động trong điều kiện bị giữ trong lu, xô có nước không ngập hết thân cá. Khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp cá có hiện tượng phùng mang nổi đầu trên mặt nước. Do cá sống ở tầng đáy nên mọi biến động chất lượng môi trường nước ở tầng đáy dễ làm cá mất sức, yếu đi và chậm lớn (Nguyễn Chung, 2007). 11 Môi trường sống thuận lợi cho cá sinh trưởng tốt như nuôi trong môi trường nước ngọt không bị nhiễm phèn pH thích hợp 6,5 – 7, nhiệt độ 26 – 320C và oxy trên 3mg/l (Nguyễn Chung, 2007). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp và ngay cả chiu rut trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15 – 41,50C. Cơ quan hô hấp phụ chủ yếu là da và tuyến nhầy trên đầu, giúp cá sử dụng khí trời nhiều giờ liền trong điều kiện ẩm (Nguyễn Anh Tuấn, 1993). 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. Khi phân tích chiều dài ruột và chiều dài thân Cá Bống Tượng cho thấy tỉ lệ Li/L = 0,7 (Dương Tấn Lộc, 2002) kết hợp với miệng to rộng, hàm có nhiều răng mọc thành dãy, dạ dày to, ruột ngắn là loài cá ăn tạp thiên về động vật, khi đói cá cũng tấn công săn bắt những con cá khác và có thể ăn lẫn nhau. Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004), các nhà nghiên cứu trước đây việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn không thể thực hiện được trong ương nuôi các loài cá do thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác cá. Cá bột rất khó bắt mồi là thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết. những nghiên cứu của Kolkovski và ctv (1997), được trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004), kết quả khả quan của việc kết hợp thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến. Một số nghiên cứu cho đã cho thấy hoạt tính của enzym tiêu hoá thấp ở ngày đầu ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác (Walford và Lam, 1993 được trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2004). Vì vậy, ở hầu hết cá bột, bắt đầu ăn thức ăn ngoài, chúng đòi hỏi có thời gian nhất định để phát triển khả năng thích nghi với thức ăn bên ngoài. Cá Bống Tượng hoạt động tích cực săn mồi vào ban đêm, nếu nơi sống có điều kiện thích hợp cá hoạt động cả ban ngày. Cá ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém. Cá thích ăn tôm tép, cá sống, trùng đất, khi đói ăn tôm cá chết nhưng không ăn động vật ươn thối (Nguyễn Chung, 2007). Dưới 100g cá tăng trưởng chậm, từ 100g trở lên cá tăng trưởng nhanh, nuôi một năm có thể đạt 900g, dài 20 cm (Sở Nông Nghiệp Đồng Tháp,1994). Ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống, cá phải mất thời gian là 2 – 3 tháng mới đạt được chiều dài khoảng 3 – 4 cm. Từ cá giống để có thể đạt được kích cỡ 100 g/con cho việc nuôi bè, cá cần khoảng 4 – 5 tháng nữa. Để có được cá thương phẩm từ 400 g/con trở lên, cá giống có trọng lượng 100 g/con cần thời gian nuôi từ 5 – 8 tháng (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995). 12 2.2. Đặc điểm sinh sản Cá cái cỡ 150g/con là có thể thành thục sinh sản, sức sinh sản khá cao. Trái với quy luật tự nhiên, cá Bống Tượng càng lớn càng ít trứng, cá cỡ 150 – 200g/con có số lượng trứng nhiều nhất 270.000 trứng/kg cá cái, cỡ 250g/con giảm chỉ còn 76.000 trứng/kg và cỡ 350g/con giảm còn 58.700 trứng/kg. Cá Bống Tượng sinh sản lần đầu sau 9 – 12 tháng tuổi. Mùa sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 3 – 11, tập trung từ tháng 5 – 8, sức sinh sản 150.000 – 200.000 trứng/ kg cá cái (Dương Tấn Lộc, 2002). Cá tự bắt cặp và đẻ trứng. Trứng có hình quả lê dính chặt vào các hang, hốc đá, bọng cây, các vật hình ống hay gạch đá có dưới ao. Sau khi đẻ cá đực canh tổ và ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh tổ trứng dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy cung cấp oxy cho phôi trứng phát triển nở thành cá bột. Thời gian ấp trứng là 25 – 26 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau khi nở 1 ngày cá bột có chiều dài 0,38 – 0,4mm, cá chuyển độgn thẳng đứng rồi từ từ buông mình chìm xuống đáy. Cá bột 2 ngày tuổi dài 0,4 – 0,45mm, mắt có sắc tố đen, vi ngực xuất hiện, cá bơi thẳng đứng. Cá bột 3 ngày tuổi dài 0,5 – 0,6mm, noãn hoàng tiêu hết. Cá bột 12 ngày tuổi dài 1,5 – 3mm, đã xuát hiện đầy đủ vây. Cá bột 18 ngày tuổi dài 5 – 8mm, đã hình thành vảy, có hình dạng của cá trưởng thành. Cá con 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm. Cá con 45 ngày tuổi dài khoảng 21mm. Cá con 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm. Cá con 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm. Cá con 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm. Từ cá hương 4 – 5cm cần thêm 4 – 5 tháng cá mới đạt kích cỡ cá giống 100 g/con (Nguyễn Chung, 2007). Môi trường sống Cá bống tượng sống thích hợp và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt không bị nhiễm phèn pH thích hợp 6,5 – 7, nhiệt độ 26 – 320C và oxy trên 3 mg/l. 13 Ở những môi trường khắc nghiệt mà nhiều loài cá khác không thể sống được, cá bống tượng có thể sống được ở những vùng bị nhiễm phèn pH = 5,5, những vùng nước lợ độ mặn cao 150/00, sống được ở nhiệt độ thấp 150C và chịu được nắng nóng trên 38 – 41,50C. Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể chịu được môi trường dưỡng khí thấp chỉ cần lượng oxy hòa tan trong nước trên 2 mg/l là cá sống được. Nhưng khi phải buộc sống trong môi trường khắc nghiệt này, cá chậm lớn khó thành thục sinh sản. Cá sống ở nước lợ 60/00 vẫn phát triển thành thục sinh sản bình thường. Môi trường nước cho cá bống tượng sống rất q
Luận văn liên quan