Luận văn Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng tỷ lệ sống của cá leo (wallago attu) ương trong bể

Đề tài “Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu) ương trong bể” được tiến hành từ 04/04/2009 và kết thúc vào 17/06/2009 với 3 thí nghiệm được thực hiện tại Trại Cá Thực Nghiệm của Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ nhằm xác định loại giá thể và tỷ lệ giá thể thích hợp để ương cá Leo đạt hiệu quả cao. Ở thí nghiệm 1: mật độ 95 con/m 2 , thể tích nước 300 lít với giá thể bằng dây nylon được bố trí vào 3 nghiệm thức, thì nghiệm thức 25% giá thể che phủ trên mặt nước (1 bó 21,5 g) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 50% và 75% giá thể. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 75% giá thể. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống không có sự khác biệt (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Ở thí nghiệm 2: mật độ 500 con/m 2 , thể tích nước 500 lít, với giá thể bằng dây nylon được bố trí vào 4 nghiệm thức thì nghiệm thức 75% giá thể (3 bó) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 0%, 25% và 50% giá thể. Tỷ lệ sống nghiệm thức 0% giá thể cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ở thí nghiệm 3 với 3 nghiệm thức: giá thể bằng dây nylon, rong, không giá thể đều cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

pdf90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng tỷ lệ sống của cá leo (wallago attu) ương trong bể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THANH SỬ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN TĂNG TRƯỞNG TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LEO (Wallago attu) ƯƠNG TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THANH SỬ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN TĂNG TRƯỞNG TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LEO (Wallago attu) ƯƠNG TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LAM MỸ LAN Ths. BÙI CHÂU TRÚC ĐAN 2009 39 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ts. Lam Mỹ Lan, Ts. Dương Nhựt Long, Ts. Bùi Minh Tâm, Th.s. Nguyễn Bạch Loan, Th.s Bùi Châu Trúc Đan và K.s Nguyễn Hoàng Thanh đã tận tình dìu dắt, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học cũng như khi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ đã dạy và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn những người bạn chân thành, nhiệt tình đã giúp đỡ tôi vượt qua chặn đường học tập cũng như hoàn thành luận văn. Sau cùng, xin tỏ lòng biết ơn thầm kín đến cha, mẹ, những người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này. Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009 Người cảm tạ Nguyễn Thanh Sử 40 TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu) ương trong bể” được tiến hành từ 04/04/2009 và kết thúc vào 17/06/2009 với 3 thí nghiệm được thực hiện tại Trại Cá Thực Nghiệm của Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ nhằm xác định loại giá thể và tỷ lệ giá thể thích hợp để ương cá Leo đạt hiệu quả cao. Ở thí nghiệm 1: mật độ 95 con/m2, thể tích nước 300 lít với giá thể bằng dây nylon được bố trí vào 3 nghiệm thức, thì nghiệm thức 25% giá thể che phủ trên mặt nước (1 bó 21,5 g) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 50% và 75% giá thể. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 75% giá thể. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống không có sự khác biệt (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Ở thí nghiệm 2: mật độ 500 con/m2, thể tích nước 500 lít, với giá thể bằng dây nylon được bố trí vào 4 nghiệm thức thì nghiệm thức 75% giá thể (3 bó) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 0%, 25% và 50% giá thể. Tỷ lệ sống nghiệm thức 0% giá thể cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ở thí nghiệm 3 với 3 nghiệm thức: giá thể bằng dây nylon, rong, không giá thể đều cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Thực nghiệm cho thấy: ương cá Leo trong bể xi măng hay bể nhựa có giá thể thì cá sẽ tăng nhanh về khối lượng và chiều dài so với không có giá thể. Lượng giá thể (21,5 g) che phủ 25% diện tích mặt nước bể ương thì ương cá Leo trong bể xi 41 măng sẽ cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống hiệu quả. Dây nylon hay rong đều có thể làm giá thể tốt trong việc ương cá Leo trong bể nhựa. 42 MỤC LỤC Lời cảm tạ ................................................................................. i Tóm tắt .................................................................................... ii Mục lục ................................................................................... iii Danh sách bảng ........................................................................ v Danh sách hình ....................................................................... vi Chương 1: Đặt vấn đề .............................................................. 1 1.1. Giới thiệu ............................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................... 2 1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài .............................. 2 1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................... 2 Chương 2: Tổng quan tài liệu .................................................. 3 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá Leo ................ 3 2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá Leo ...... 3 2.1.2. Đặc điểm về phân bố .................................. 5 2.1.3. Đặc điểm về dinh dưỡng............................. 5 2.1.4. Đặc điểm về sinh trưởng............................. 6 2.1.5. Đặc điểm thành thục và sinh sản cá Leo ..... 7 2.1.6. Tình hình ương cá Leo bột ......................... 8 2.2. Những vật liệu có thể làm giá thể trong ương nuôi các loài thủy sản ....................................................... 9 2.2.1. Dây nylon ....................................................... 9 2.2.2. Rong ............................................................. 10 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................... 11 43 3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................... 11 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................... 11 3.2.1. Bố trí thí nghiệm .......................................... 11 3.2.2. Chăm sóc và quản lý bể thí nghiệm .............. 13 3.2.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu ......................................................................... 14 Chương 4: Kết quả và thảo luận ............................................. 16 4.1. Một số yếu tố môi trường được theo dõi trong thí nghiệm ....... 16 4.1.1. Một số yếu tố môi trường ở thí nghiệm 1 ..... 16 4.1.2. Một số yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2 ..... 17 4.1.3. Một số yếu tố môi trường ở thí nghiệm 3 ..... 17 4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo ương trong bể .......................... 18 4.2.1. Ương cá Leo trong bể xi măng ở mật độ 95 con/m2 (thí nghiệm 1) ..................................... 18 4.2.2. Ương cá Leo trong bể xi măng ở mật độ 500 con/m2 (thí nghiệm 2) ..................................... 24 4.2.3. Ương cá Leo trong bể nhựa (thí nghiệm 3)... 28 Chương 5: Kết luận và đề xuất ............................................... 33 5.1. Kết luận ................................................................. 33 5.2. Đề xuất .................................................................. 33 Tài liệu tham khảo ................................................................. 34 Phụ lục ....... ........................................................................... 37 44 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1. Thức ăn và thời gian cho ăn trong thí nghiệmtrang 14 Bảng 4.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1 ............................................................................................. 16 Bảng 4.2. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2 ............................................................................................. 17 Bảng 4.3. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 3 ............................................................................................. 18 Bảng 4.4. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 1 ............................................................................................... 20 Bảng 4.5. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 1 22 Bảng 4.6. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 2 ............................................................................................... 25 Bảng 4.7. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 2 27 Bảng 4.8. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 3 ............................................................................................... 29 Bảng 4.9. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 3 31 45 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Leo (Wallago attu)...... trang 4 Hình 3.1. Giá thể dây nylon ................................................... 12 Hình 3.2. Rong thí nghiệm ..................................................... 12 Hình 3.3. Hệ thống bể xi măng ương cá Leo thí nghiệm 1 và 2 ............................................................................................... 13 Hình 3.4. Hệ thống bể nhựa ương cá Leo thí nghiệm 3 .......... 13 Hình 4.1. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 1 ............................................................................................... 19 Hình 4.2. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 1 . 21 Hình 4.3. Tỷ lệ sống của cá Leo thí nghiệm 1 ........................ 23 Hình 4.4. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 2 ............................................................................................... 24 Hình 4.5. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 2 . 26 Hình 4.6. Tỷ lệ sống của cá Leo thí nghiệm 2 ........................ 28 Hình 4.7. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 3 ............................................................................................... 29 Hình 4.8. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 3 . 30 Hình 4.9. Tỷ lệ sống của cá Leo thí nghiệm 3 ........................ 32 46 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Từ đầu những năm của thập kỷ 90 Việt Nam thường xuyên đứng hàng thứ 7 trên thới giới về tổng sản lượng sản phẩm thủy sản. Từ năm 2000, Việt Nam trở thành một trong 20 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD và đứng hàng thứ 29 về sản lượng thủy sản xuất khẩu trên thới giới (Lê Xuân Sinh, 2005). Có được tiếng vang đó, một phần nhờ sự đóng góp to lớn của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với những đối tượng nuôi truyền thống như cá Tra, cá Basa, cá Lóc đồng, cá Rô đồng, tôm Càng xanh ở những vùng nuôi nổi tiếng như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… Những năm gần đây thị trường sản phẩm thủy sản của Việt Nam có nhiều biến động, các vụ kiện bán phá giá cá da trơn mà chủ yếu là cá Tra (2003) và tôm (2004) đã từng làm cho nghề nuôi hai đối tượng chủ lực này lao đao trong thời gian qua (Lê Xuân Sinh, 2005). Vì thế, việc tìm những đối tượng nuôi mới đem lại lợi nhuận kinh tế cao, ổn định đầu vào và đầu ra nhằm tăng thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, tăng tính cạnh tranh trên thị trường thới giới đang được quan tâm. Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là loài có kích thước lớn, phẩm chất thịt ngon, được nhiều người ưa thích (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Từ đó, cho thấy cá Leo là loài có giá trị kinh tế, có tiềm năng triển vọng lớn để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Tuy là loài có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn lợi cá Leo đánh bắt từ tự nhiên là chủ yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, nguồn cá tự nhiên đang suy giảm mạnh cần được bảo vệ (Mai Đình Yên, 1992, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Từ năm 1945 đến năm 2006 đã có 84 tài liệu nghiên cứu liên quan đến loài Wallago attu được công bố (Fishbase, (2006), trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Tuy nhiên, đến năm 2004, cá Leo mới được cho sinh sản nhân 47 tạo tại một trại cá ở Malaysia (Fishbase, (2005), trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Để nhân rộng một đối tượng nuôi cho người dân thì việc đảm bảo chủ động nguồn giống là rất quan trọng. Năm 2008, Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã thành công trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Leo (Wallago attu). Tuy nhiên, việc ương cá Leo từ cá bột lên cá giống đang gặp nhiều khó khăn do chưa am hiểu sâu về đặc điểm sống của loài cá này dẫn đến tỷ lệ sống chưa cao. Trước sự khó khăn trên, để có một qui trình sản xuất giống cá Leo (Wallago attu) hoàn chỉnh từ khâu chọn cá bố mẹ, nuôi vỗ, thụ tinh nhân tạo, ương từ cá bột lên cá giống một cách hoàn thiện, hiệu quả đề tài “Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu Bloch and Schneider, 1801) ương trong bể” được tiến hành. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định loại giá thể và tỷ lệ giá thể thích hợp để ương cá Leo đạt hiệu quả cao. 1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài  Theo dõi một số yếu tố môi trường ương.  Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương trong bể có sử dụng giá thể.  So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương khi sử dụng loại giá thể và lượng giá thể khác nhau. 1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 04/04/2009 và kết thúc vào 17/06/2009 với 3 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 từ 04/04/2009 đến ngày 16/05/2009. Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 được thực hiện cùng thời gian từ 18/05/2009 đến ngày 17/06/2009. Địa điểm: tại Trại Cá Thực Nghiệm của Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 48 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá Leo 2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá Leo Cá Leo thuộc họ cá Trèn (Siluridae) là một trong 8 họ thuộc bộ cá Trơn (Siluriformes). Siluridae bao gồm 7 giống là: Belodontichthys, Hemisilurus, Kryptopterus, Micronima, Ompok, Silurichthys và Wallago. Các loài cá thuộc giống Wallago có những đặc điểm chung như: miệng rộng, mắt không nằm dưới da, vi lưng có 5 tia vi, vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu (Rainboth, 1996; Fishbase, 2006 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Trên thế giới, có 5 loài cá thuộc giống Wallago đã được xác định là: Wallago attu, W. Leerii, W. hexanema, W. maculates, W. russelli và W. miropogon (Fishbase, 2004; Fishbase, 2006). Loài cá Leo (Wallago attu) đã được Bloch & Schneider định danh và công bố vào năm 1801 với tên khoa học ban đầu Silurus attu. Sau đó Smith (1945), Taki (1974), Mai Đình Yên và ctv (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cùng nhận thấy rằng xếp loài cá Leo vào giống Wallagonia sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, Rainboth (1996), Fishbase (2005, 2006) lại không thống nhất với các tác giả trên và cùng xếp loài cá này vào giống Wallago. Hiện nay, hầu hết các báo cáo về cá Leo đều sử dụng tên khoa học là Wallago attu (trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Theo báo cáo của Nguyễn Bạch Loan (2008) cá Leo được phân loại như sau: Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Osteithyes Lớp phụ: Actinopterygii Bộ: Siluriformes 49 Họ: Siluridae Giống: Wallago Loài: Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Leo Cá Leo (Wallago attu) có tên tiếng Anh là Freshwater shark hay Giant sheatfish (Nguyễn Bạch Loan, 2008) . Ở Việt Nam, cá Leo có một số tên gọi khác như cá Leo ở Miền Nam và cá Nheo ở miền Bắc (Mai Đình Yên, 1978). Ở Cambodia thường gặp 2 loài cá Leo: Wallago attu và Wallago leeri (Rainboth, 1996, trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu) có thân thon dài, dẹp bên (Kawamoto et al, 1972; Mai Đình Yên, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Bạch Loan, 2008). Đầu dẹp bằng, ngắn. Miệng rất rộng và không co duỗi được, rạch miệng hướng lên trên và kéo dài qua khỏi đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng hàm bén nhọn và có nhiều răng chó. Có hai đôi râu : râu mép dài đến gốc vi hậu môn, râu hàm kéo dài đến gốc miệng. Mắt nhỏ, hình bầu dục, khoảng cách giữa hai mắt rộng. Lỗ mang rộng, màng mang không dính với eo mang. Có 28–36 lược mang trên cung mang thứ nhất (Nguyễn Bạch Loan, 2008). Thân và đầu cá Leo không có vẩy (Nguyễn Bạch Loan, 2008) . Đường bên, bắt đầu từ sau bờ trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Vi lưng nhỏ (D.I.4), tia vi lưng thứ nhất dài tương đương 2 lần tia vi lưng thứ hai (Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu) không có gai lưng, không có vi mỡ lưng (Phan Phương Loan, 2006). Theo Mai Đình Yên (1992), cá Leo (Wallago attu) có màu xanh thẫm, bụng trắng nhạt, các vi có màu hơi vàng. Trong khi Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993); Nguyễn Bạch Loan (2008) cho rằng mặt lưng của thân và đầu cá Leo (Wallago attu) có màu xám đen, ánh xanh lá cây và nhạt dần 50 xuống hai bên bụng. Bụng có màu trắng bạc, vi hậu môn, vi đuôi, vi ngực có màu xám đen. 2.1.2. Đặc điểm về phân bố. Cá Leo (Wallago attu) có giá trị kinh tế, là một trong 97 loài cá kinh tế nước ngọt được thống kê ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Bộ (Trần Tấn Trịnh et al., 1996 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Đây, là một trong những loài cá phân bố rộng. Theo Bloch and Schneider (1801), nhiệt độ thích hợp cho cá Leo sinh sống 19–290C, pH = 6–7 (trích bởi Phan Phương Loan, 2006). Có thể bắt gặp cá Leo (Wallago attu) ở nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam châu Á như: Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Afganistan, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Cambodia, Trung Quốc và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Fishbase, 2004 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu), là loài cá nội địa, phân bố chủ yếu ở các con sông lớn, các hồ lớn. Ngoài ra, có thể bắt gặp loài cá này ở những dòng suối, ở vùng cao. Cá trưởng thành, thường sống ở những nơi có mức nước sâu thuộc các con sông chính hoặc các nhánh sông lớn. Khi mùa lũ đến, chúng sẽ di cư lên những nơi nước đứng hoặc chảy chậm với nền đáy phủ lớp bùn hay lớp phù sa như những cánh đồng, các vùng đất ngập nước sâu ở hai bên bờ sông, kênh, rạch . Cá Leo sẽ ở lại đây trong suốt mùa lũ để tìm mồi và sinh sản. Khi mùa lũ qua đi, cũng là lúc mực nước của dòng sông Mekong giảm xuống, cá Leo sẽ trở về trú ẩn ở những vực nước sâu thuộc sông Mekong hay các phụ lưu lớn và chúng sẽ sống tại đây suốt cả mùa khô (Fishbase, 2006 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). 2.1.3. Đặc điểm về dinh dưỡng Cấu tạo và chức phận của cơ quan bắt mồi và tiêu hóa có liên hệ chặt chẽ với sự khác biệt về thức ăn của cá. Theo Nikoloxki (1964), cá ăn thịt có miệng kiểu vồ bắt, với đặc điểm là miệng rộng, răng sắc trên xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái. Chiều dài của ruột có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm dinh dưỡng của cá, những loài cá thiên về động vật sẽ có chỉ số Li/L0 <= 1 (tỷ lệ của chiều dài ống tiêu hóa và chiều dài thân), cá ăn tạp có chỉ số Li/L0 = 1-3 và cá ăn tạp thiên về thực vật có chỉ số Li/L0 > 3 (trích bởi Phan Phương Loan, 2006). 51 Hầu hết các loài cá trơn đều có tập tính bắt mồi chủ động (Leygendre, 1994; Buttle, 1994, được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Kiểm, 1997). Cá trơn có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau và sinh trưởng của cá có phần không tăng khi thành phần protein vượt quá 45% (Nguyễn Văn Kiểm, 1997 trích bởi Phan Phương Loan, 2006). Theo Nguyễn Bạch Loan (2008) Cá Leo (Wallago attu) là loài cá dữ điển hình với miệng rất rộng, răng hàm và răng khẩu cái có nhiều răng chó dài, vách thực quản rất dày, dạ dày dạng túi và rất lớn, ruột thẳng và ngắn (chiều dài ruột trên chiều dài thân = 0,61), thức ăn của cá Leo trưởng thành gồm có: cá (98,18– 98,81%), nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ, giun, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh. Điều này, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Fishbase (2004) là: “ Cá Leo là loài cá ăn động vật, thức ăn của loài cá này gồm cá con, giáp xác và nhuyễn thể.” Nhóm thức ăn thường gặp của cá Leo là các loài cá thuộc họ cá Chép nhất là loài cá Cirrhinus spp. Ở cá giống và trưởng thành cá Leo đều bắt mồi chủ động (Roberts, 1993 được trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu) có thể nhịn ăn một thời gian sau khi đã no. Ngoài tự nhiên, thức ăn thường ngày của cá Leo chủ yếu là các loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) như các loài cá Lòng tong, Mè vinh, cá Linh…(Fishbase, 2006 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Lilabati và Viswanath (1996) đã nghiên cứu cơ thịt cá Leo ở vùng Manipur, Ấn Độ cho thấy hàm lượng
Luận văn liên quan