Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn cơ bản của kinh tế
vĩ mô lạm phát và tăng trưởng kinh tế có một quan hệ chế ước lẫn nhau và
lạm phát chỉ có thể ở một mức nhất định mới phù hợp cho tăng trưởng kinh
tế. Có thể nói, trong rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
thì lạm phát giữ một vai trò rất to lớn.Tuy nhiên, không phải trong mọi
trường hợp và ở mọi giai đoạn phát triển kinh tế, các lý thuyết về lạm phát
và tăng trưởng kinh tế đều đúng tuyệt đối. Lạm phát trong trường hợp cụ
thể sẽ có ảnh hưởng ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc
xem xét sự ảnh hưởng của lạm phát trong điều kiện cụ thể của quá trình đổi
mới kinh tế ở Việt Nam được đặt ra bức xúc, từ đó có những biện pháp kịp
thời kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
những chặng đường tiếp theo.
Từ những lý do trên, nhận thấy tầm quan trọng và cấp bách của vấn
đề trong khuôn khổ của đề án môn học, tôi muốn đi sâu, tìm hiểu một khía
cạnh trong vấn đề lạm phát ở Việt Nam với đề tài:“Ảnh hưởng của lạm
phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt
Nam. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong
thời gian sắp tới”
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam - Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận Văn
Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi
mới kinh tế của Việt Nam - Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm
bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới
2
MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn cơ bản của kinh tế
vĩ mô lạm phát và tăng trưởng kinh tế có một quan hệ chế ước lẫn nhau và
lạm phát chỉ có thể ở một mức nhất định mới phù hợp cho tăng trưởng kinh
tế. Có thể nói, trong rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
thì lạm phát giữ một vai trò rất to lớn.Tuy nhiên, không phải trong mọi
trường hợp và ở mọi giai đoạn phát triển kinh tế, các lý thuyết về lạm phát
và tăng trưởng kinh tế đều đúng tuyệt đối. Lạm phát trong trường hợp cụ
thể sẽ có ảnh hưởng ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc
xem xét sự ảnh hưởng của lạm phát trong điều kiện cụ thể của quá trình đổi
mới kinh tế ở Việt Nam được đặt ra bức xúc, từ đó có những biện pháp kịp
thời kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
những chặng đường tiếp theo.
Từ những lý do trên, nhận thấy tầm quan trọng và cấp bách của vấn
đề trong khuôn khổ của đề án môn học, tôi muốn đi sâu, tìm hiểu một khía
cạnh trong vấn đề lạm phát ở Việt Nam với đề tài:“Ảnh hưởng của lạm
phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt
Nam. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong
thời gian sắp tới”.
3
Mục Lục
Phần 1: Những hiểu biết chung về lạm phát và ảnh hưởng
của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế. 1
1- Nhận thức chung về lạm phát. Các quan điểm về lạm phát
2
2. Các nguyên nhân của lạm phát 3
3. Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế 5
Phần 2: Lạm phát với tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn
kinh tế ở Việt Nam 12
1. Lạm phát với tăng trưởng kinh tế trong những năm qua. 15
4
2. Vấn đề mới nảy sinh : giảm phát và ảnh hưởng của nó đối
với tăng trưởng kinh tế 16
a- Thực trạng vấn đề giảm phát 18
b- Nguyên nhân giảm phát 20
c- Các giải pháp kích cầu và hiệu quả áp dụng 26
Phần III: Một số giải pháp 32
1- Giải pháp chung để kiểm soát lạm phát, ổn định tăng trưởng
kinh tế trong những năm sắp tới 33
a- Nhóm những giải pháp cấp bách 37
b- Nhóm những giải pháp cơ bản và lâu dài 39
2- Giải pháp khắc phục giảm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế trong thời điểm hiện nay 40
Kết luận 47
5
PHẦN 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ.
1- Nhận thức chung về lạm phát. Các quan điểm về lạm phát
Lạm phát là một phạm trù kinh tế vốn có của nền kinh tế hàng hoá -
tiền tệ, là căn bệnh nảy sinh khi yêu cầu của quản lý lưu thông tiền tệ
không được tôn trọng.
Lạm phát là trong lĩnh vực lưu thông tràn ngập khối lượng tiền
thừa,làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá so với toàn bộ sản phẩm hàng
hoá, vàng, ngoại tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả tổng quát ngày
càng tăng.
Căn cứ vào cường độ của lạm phát, lạm phát được chia làm 3 mức
độ:
- Lạm phát vừa phải : là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10% một năm. lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng
kể đối với nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã : Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ
2 hoặc 3 con số trong 1 năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ
gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
6
- Siêu lạm phát : xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao
vượt xa lạm phát phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1922-1923 là siêu lạm phát
điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần.
Siêu lạm phát gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc.
Lạm phát là vấn đề không xa lạ đối với một nền kinh tế hàng hoá và
hầu hết mọi người đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở
những mức độ khác nhau. Nhưng hiểu chính xác lạm phát là gì không phải
dễ, ngay cả các nhà kinh tế học cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về
lạm phát.
a- Trường phái của Karl Marx:
Theo Marx, lạm phát là do ý chỉ chủ quan của Nhà nước. Nhà nước
chủ động tạo ra lạm phát là nhằm hai mục đích : bù đắp bội chi ngân sách
và đảm bảo lợi ích cho Nhà nước. Cơ sở để Marx coi lạm phát là hành
động chủ quan của Nhà nước xuất phát từ 2 lý do: Thứ nhất Marx khẳng
định lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa xã hội
không có lạm phát hoặc chỉ có lạm phát lành mạnh mà thôi. Thứ 2, bản
chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, giai cấp tư sản là người nắm chính
quyền. Chính giai cấp này đã bóc lột nhân dân lao động lần thứ nhất bằng
sản xuất giá trị thặng dư và lần thứ hai bằng lạm phát.
b- Trường phái kinh tế học thị trường :
7
Milton Friedman cho rằng lạm phát là một hiện tượng xã hội của tất
cả các nước có sử dụng tiền tệ hiện đại nào. Ông đã đưa ra một câu nói nổi
tiếng “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Friedman
ước định rằng nguồn gốc của mọi lạm phát là một tỷ lệ tăng trưởng cao của
cung tiền tệ đơn giản bằng cách giảm tỉ lệ tăng trưởng cung tiền tệ đến mức
thấp nhất thì có thể ngăn chặn được lạm phát. Trong thực tế có những giai
đoạn lịch sử mà một tỷ lệ lạm phát cao cho một thời kỳ kéo dài đi tiếp theo
sau mức của tăng trưởng ví dụ điển hình nhất là siêu lạm phát của Đức
trong những năm qua 1921-1923 với tỷ lệ lạm phát trong năm 1923 vượt
quá 1.000.000%. Gần đây đó là lạm phát ở Mỹ La Tinh từ 1980 đến 1990
trong đó Argentina có tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao nhất và tỷ lệ lạm phát
bình quân cao nhất trên 10.000%. Việc tỷ lệ lạm phát cao trong mọi trường
hợp trong đó tỷ lệ tăng trưởng tiền cao có thể được coi là một sự kiện ngoại
sinh là một chứng cứ vững chắc rằng tăng trưởng tiền tệ cao gây nên lạm
phát cao. Tuy nhiên ý kiến của Friedman thực tế cho rằng những biến động
tăng lên trong mức giá cả là một hiện tượng tiền tệ chỉ khi nào những biến
động tăng lên đó từ một quá trình kéo dài với định nghĩa lạm phát là việc
giá cả tăng nhanh và kéo dài thì đa số các nhà kinh tế phái tiền tệ hay phái
Keynes đều đồng ý với ý kiến của Friedman.
c. Phái tiền tệ.
8
Phái tiền tệ tin rằng một mức giá cả tăng kéo dài không thể là do bất
kỳ nguyên nhân nào khác ngoài việc tăng cung tiền tệ gây nên.Trong cách
phân tích của phái tiền tệ, cung tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất
làm dịch chuyển đường tổng cầu, cũng chính là nguyên nhân làm nền kinh
tế chuyển dịch.
Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1 với sản phẩm ở mức tỷ lệ tự nhiên, giá
cả tại P1. Nếu cung tiền tệ tăng lên đều đặn dần dần trong suốt cả năm thì
đường tổng cầu di chuyển sang phải đến AD2. Trước tiên trong một thời
gian rất ngắn, nền kinh tế có thể chuyển động đến điểm 1’, sản phẩm có thể
tăng lên trên mức tỷ lệ tự nhiên Y’. Nhưng kết quả giảm thất nghiệp xuống
dưới mức tỷ lệ tự nhiên sẽ làm lượng tăng lên, đường tổng cung nhanh
chóng di chuyển vào. Nó sẽ dừng di chuyển khi nào đạt đến AS2. Tại đó
nền kinh tế quay trở lại mức tự nhiên của sản phẩm trên đường tổng cung
dài hạn. Tại điểm thăng bằng nối (điểm 2), mức gia tăng từ P1 lên P2.
P1
P2
P3
P4
1’
2
3
4
Tổng sản phẩm
Y
Yn
AD1 AD2 AD3 AD4
AS4 AS3 AS2 AS1
Y’
1
2’
3’
Tổng
mức giá
cả P
9
Nếu năm sau đó cung tiền tệ tăng lên, đường tổng cầu sẽ lại di
chuyển sang phải đến AD3, đường tổng cung di chuyển vào từ AS2 đến
AS3, nền kinh tế sẽ chuyển động sang điểm 2’ sau đó sang 3, mức gia tăng
lên P3. Cứ như vậy nếu cung tiền tệ tiếp tục tăng thì nền kinh tế sẽ tiếp tục
chuyển động đến những mức giá càng cao hơn nữa. Khi cung tiền tệ còn
tăng thì quá trình này sẽ tiếp tục và lạm phát sẽ xảy ra.
Như vậy cách phân tích của phái tiền tệ chỉ ra rằng lạm phát nhanh là
do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc đẩy.
d. Quan điểm của phái Keynes:
Giống như kết luận của phái tiền tệ, phái Keynes cho rằng việc tăng
nhanh cung tiền tệ sẽ làm mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao do vậy gây
nên lạm phát. Cách phân tích của phái Keynes chỉ ra rằng cung tiền tệ kéo
dài sẽ có ảnh hưởng như nhau đối với đường tổng cầu và tổng cung. Phái
Keynes cũng không cho rằng có nhân tố nào khác ngoài tiền tệ có thể gây
nên lạm phát mặc dù Keynes cho phép những nhân tố khác ngoài những
thay đổi trong cung tiền tệ ảnh hưởng đến đường tổng cầu và tổng cung
như chính sách tài chính và các cú sốc cung tiền tệ.
Trong cách phân tích của Keynes, chính sách tài chính tự nó không
thể gây nên lạm phát.
AD2
AS1
AS2
Tổng
mức giá
cả P
P1
P2
2 1’
10
Ảnh hưởng của việc tăng thường xuyên từng đợt trong chi tiêu của
chính phủ đối với tổng sản phẩm và mức giá cả: Lúc đầu ở điểm 1, tại đó
sản phẩm ở mức tỷ lệ tự nhiên và mức giá cả P1. Đường tổng cầu di
chuyển đến AD2 khi tăng lên trong chi tiêu của chính phủ làm chuyển đến
điểm 1’. Tại đó sản phẩm ở trên mức tỷ lệ tự nhiên tại Y1. Đường tổng
cung di chuyển vào đến A2. Ở đó sản phẩm lại ở mức tỷ lệ tự nhiên và mức
giá cả tăng lên P2. Kết quả ròng của việc tăng thường xuyên trong chỉ tiêu
chính phủ là việc tăng thường xuyên từng đợt của mức giá cả. Tuy nhiên
với tỷ lệ lạm phát, khi ta chuyển từ điểm 1 đến 1’ rồi đến 2, mức giá cả
tăng và ta có tỷ lệ lạm phát dương. Nhưng khi tới điểm 2 thì tỷ lệ lạm phát
lại quay về số 0. Như vậy việc tăng từng đợt trong chi tiêu của chính phủ
chỉ đưa đến sự tăng tạm thời của tỷ lệ lạm phát chứ không phải là mức lạm
phát mà trong đó mức giá cả tăng kéo dài. Tuy nhiên nếu chi tiêu của chính
phủ tăng kéo dài thì có thể có mức giá cả tăng kéo dài. Nó thể hiện rằng
cách phân tích của phái Keynes có thể bác bỏ ý kiến của Fridman rằng lạm
phát lúc nào cũng là một hiện tượng tiền tệ. Nhưng vấn đề là ở chỗ việc chi
11
tiêu của chính phủ tăng lên kéo dài không phải là một chính sách có thể
thực hiện được bởi có một giới hạn đối với tổng số tiền chính phủ có thể
chi. Chính phủ không thể chi hơn 100% GDP.
Mặt khác của chính sách tài chính: đó là thuế. Việc kéo dài cắt giảm
thuế cũng không thể đưa đến lạm phát. Tương tự như trên sẽ có một sự
tăng duy nhất một lần trong mức giá cả nhưng sự tăng lên trong tỷ lệ lạm
phát sẽ chỉ là tạm thời. Ta có thể tăng mức giá cả bằng cách cắt giảm thuế
hơn nữa, nhưng quá trình này phải dừng lại khi thuế ở mức số không, khi
đó không thể giảm thuế được nữa.
Hiện tượng về phía cung tự nó cũng không thể gây ra lạm phát.
Giả sử có một cú sốc tiêu cực của cung như cấm vận dầu mỏ làm
tăng giá dầu hay công nhân đòi tăng lương thắng lợi làm đường tổng cung
di chuyển vào từ AS1 đến AS2. Nếu cung tiền tệ không thay đổi để cho
Yn
AS1
AS2
Y1 Tổng s.p Y
Tổng
mức giá
cả P
P1
P2 1’
1
12
đường tổng cầu ở tại AD1 thì nền kinh tế ở tại điểm 1’ tại đó sản phẩm ở
dưới mức tỷ lệ tự nhiên Y1 và mức giá cả là cao hơn P2. Đường tổng cung
sẽ di chuyển trở lại AS1 bởi thất nghiệp là trên tỷ lệ tự nhiên, nên kinh tế
chuyển từ điểm 1’ xuống điểm 1. Kết quả của cú sốc cung là quay trở lại
tình trạng công ăn việc làm đầy đủ ở mức giá cả ban đầu và không xảy ra
lạm phát mặc dù có thể có mức giá cả tạm thời tăng.
Như vậy việc phân tích tổng cung và tổng cầu cho thấy các quan
điểm của phái Keynes và phái tiền tệ về quá trình lạm phát không khác
nhau lắm. Thừa nhận lạm phát là một sự tăng kéo dài của mức giá cả với tỷ
lệ nhanh, đại đa số các nhà kinh tế đều đồng ý với Milton Friedman rằng
“lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”.
2. Các nguyên nhân của lạm phát:
a. Lạm phát cầu kéo:
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản
lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát cầu kéo người
ta thường nhận thấy lượng tiền không lưu thông và khối lượng tín dụng
tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa.
Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng
cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường
lao động đã đạt cân bằng.
13
Chính sách tiền tệ lạm phát có thể xảy ra khi mục tiêu công ăn việc
làm cao. Ngay khi công ăn việc làm đẩy đủ, thất nghiệp lúc nào cũng tồn
tại do những xung đột trên thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khi có
công ăn việc làm đẩy đủ (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) sẽ lớn hơn 0. Nếu ấn
định một chỉ tiêu thất nghiệp thấp dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ tạo ra
một địa bàn cho một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn và lạm phát phát sinh.
Nếu những nhà hoạch định chính sách có chỉ tiêu thất nghiệp (giả sử
4%) thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (6%) thì họ sẽ cố gắng đạt được
P1
P2
P3
P4
1’
2
3
4
Tổng sản phẩm
Y
Yn
AD1 AD2 AD3 AD4
AS4
AS3
AS2
AS1
Y’
1
2’
3’
Tổng
mức giá
cả
14
một chỉ tiêu sản phẩm lớn hơn mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm ký hiệu Y1.
Giả sử ban đầu ở điểm 1, nền kinh tế ở mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm
nhưng dưới mức chỉ tiêu sản phẩm Y1. Để đạt chỉ tiêu thất nghiệp 4%, các
nhà hoạch định chính sách ban hành các chinh sách để tăng tổng cầu làm
đường tổng cầu di chuyển đến AD2, nền kinh tế chuyển đến điểm 1’, sản
phẩm ở tại Y1 và đạt mục tiêu thất nghiệp 4%. Vì tại Y1 tỷ lệ 4% thất
nghiệp là dưới mức tỷ lệ tự nhiên nên lương sẽ tăng lên và đường tổng
cung di chuyển vào đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ sang điểm 2. Nền
kinh tế lại sẽ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 6% nhưng ở mức giá cả P2 cao hơn.
Do thất nghiệp lại cao hơn mức chỉ tiêu, các nhà hoạch định chính sách sẽ
di chuyển đường tổng cầu đến AD3 để đạt chỉ tiêu sản phẩm đến điểm 2’,
toàn bộ quá trính ẽ tiếp tục đẩy nền kinh tế đến điểm 3 và xa hơn. Kết quả
là mức giá cả tăng đều dần và lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách
không thể tiếp tục di chuyển đường tổng cầu thông qua chính sách tài chính
do những giới hạn trong việc chi tiêu của chính phủ và giảm thuế. Do đó họ
phải áp dụng chính sách tiền tệ bành trướng, do đó gây nên tỷ lệ tăng
trưởng tiền tệ cao.
Như vậy theo đuổi một chỉ tiêu sản phẩm quá cao hay tương đương
là một tỷ lệ thất nghiệp quá thấp là nguồn gốc sinh ra chính sách tiền tệ lạm
phát.
b. Lạm phát chi phí đẩy:
15
Ngay cả khi sản lượng chưa đạt mức tiềm năng nhưng vẫn có thể xảy
ra lạm phất ở nhiều nước, kể cả ở những nước phát triển cao. Đó là một đặc
điểm của lạm phát hiện tại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy,
vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng gọi
là “lạm phát đình trệ”.
Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ
bản: xăng, dầu, điện... là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường
AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả lại tăng
lên và sản lượng giảm xuống. Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột
biến thường do các nguyên nhân như thiên tại, chiến tranh, biến động chính
trị kinh tế...
Lạm phát chi phí cũng có thể là kết quả của chính sách ổn định năng
động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao. Nó xảy ra do những cú
sốc cung tiêu cực hoặc do việc các công nhân đòi tăng lương cao hơn gây
nên.
P4
P3
P2
P1 1
2
3
4
1’
2’
3’
AD1 AD2 AD3 AD4
AS4
AS3
AS2 AS1
Tổng sản phẩm Y
Tổng
mức giá
cả
16
Lúc đầu nền kinh tế ở tại điểm 1. Giả định công nhân đòi tăng lương
do họ muốn tăng lương thực tế hoặc do họ dự đoán lạm phát sẽ lên cao nên
đòi tăng lương để khớp với mức lạm phát. Ảnh hưởng của việc tăng đó
tương tự như một cú sốc cung tiêu cực làm đường tổng cung di chuyển vào
đến AS2. Nếu chính sách tài chính, tiền tệ không thay đổi thì nền kinh tế
chuyển tới điểm 1’ sản phẩm sẽ giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên trong
khi giá cả tăng lên. Khi đó do sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, các nhà
hoạch định chính sách sẽ thức hiện chính sách nhằm tăng đường tổng cầu
đến AD2, quay trở lại mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm tại điểm 2 và mức
giá cả P2. Nếu việc tăng lương lại tiếp tục thì đường tổng cung lại di
chuyển vào đến AS3, thất nghiệp lại phát triển khi chuyển đến điểm 2’, các
chính sách năng động lại được sử dụng để di chuyển đường tổng cầu đến
AD3 và đưa nền kinh tế trở lại tình hình công ăn việc làm đầy đủ với mức
giá cả P3. Nếu quá trình này tiếp tục thì kết quả sẽ là việc tăng liên tục của
mức giá cả, nghĩa là gây lạm phát. Nếu lạm phát cầu kéo đi liền với thời kỳ
mà thất nghiệp thấp hơn mức tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát chi phí đấy lại lại
đi liền với những thời kỳ mà thất nghiệp cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Khi
lạm phát cầu kéo gây nên tỷ lệ lạm phát cao hơn thì lạm phát dự tính cuối
cùng sẽ tăng lên làm cho công nhân đòi tăng lương, nên tiền lương thực tế
Y’ Yn
17
của họ không giảm xuống. Vì vậy cuối cùng lạm phát cầu kéo có thể gây
nên lạm phát phí đẩy.
c. Lam phát do thâm hụt Ngân sách:
Chính phủ có thể trang trải thâm hụt ngân sách bằng cách bán trái
khoản cho công chúng hoặc tạo ra tiền tệ (hay in tiền). Bán trái khoán cho
công chúng không có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở tiền tệ và do đó đến
cung tiền tệ, vì vậy nó sẽ không có ảnh hưởng rõ ràng đến tổng cầu và sẽ
không có lạm phát. Ngược lại việc tạo ra tiền tệ có ảnh hưởng đến tổng cầu
và có thể gây ra lạm phát. Thâm hụt ngân sách được trang trải bằng in tiền
sẽ gây ra lạm phát nếu ngân sách thâm hụt trong một thời kỳ khá dài. Trong
thời kỳ đầu nếu thiếu hụt được trang trải bằng tạo ra tiền tệ thì cung tiền tệ
sẽ tăng làm đường tổng cầu dịch sang phải và mức giá cả tăng lên. Nếu
thâm hụt ngân sách vẫn xảy ra trong thời kỳ sau, cung tiền tệ sẽ lại tăng lên
và đường tổng cầu lại di chuyển sang phải làm mức giá cả tăng hơn nữa.
Khi thâm hụt còn dai dẳng và chính phủ phải tin tiền để trang trải thâm hụt
đó thì quá trình này sẽ tiếp tục và đưa đến lạm phát kéo dài.
Tuy nhiên nếu là thâm hụt tạm thời thì nó sẽ không gây nên lạm phát
trong thời kỳ thâm hụt xảy ra, tiền tệ sẽ tăng lên để trang trải thâm hụt.
Việc di chuyển ra của đường cầu sẽ làm mức giá cả tăng lên trong thời kỳ
sau không còn thâm hụt thì không còn nhu cầu in tiền nữa. Đường tổng cầu
sẽ không di chuyển nữa, mức giá cả sẽ không tiếp tục tăng. Như vậy sự
18
tăng lên một đợt trong cung tiền tệ do thâm hụt tạm thời chỉ gây nên sự
tăng lên một đợt trong mức giá cả và lạm phát không mở rộng.
Mặc dù kết quả là lạm phát nhưng chính phủ vẫn thường xuyên trang
trải thâm hụt dai dẳng bằng tạo thêm tiền. Nếu các nước đang phát triển bị
thâm hụt ngân sách, họ không thể trang trải bằng phát hành trái khoán do
không có một thị trường vốn phát triển nên phải dùng đến cách in tiền. Kết
quả là khi bị thâm hụt nghiêm trọng so với GNP của họ thì cung tiền tệ
tăng trưởng với tỷ lệ cao và gây nên lạm phát. Ngược lại ở những nước
phát triển đặc biệt là Mỹ do có thị trường chứng khoán nhà nước phát triển
tốt nên có thể phát hành nhiều trái khoán để tài trợ thâm hụt. Tuy nhiên
không phải thâm hụt tại Mỹ không có nguy cơ lạm phát bởi Fed có thể có
mục tiêu ngăn chặn lãi suất cao. Khi chính phủ phát hành trái khoán để tài
trợ thâm hụt có thể gây nên áp lực với lãi suất. Khi đó Fed có thể mua trái
khoán để nâng giá trái khoán và ngăn chặn lãi suất tăng, kết quả là cung
tiền tăng lên và gây phát sinh lạm phát.
3. Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế.
Giữa tăng trưởng kinh tế và lam phát thường tồn tại một quan hệ tỷ
lệ chế ước lẫn nhau. Lạm phát chỉ có thể ở một mức nhất định mới phù hợp
cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế kiểm soát lạm phát là một trong nhiều mục
tiêu quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô. Về lý thuyết, nếu lạm phát ở
19
mức có thể kiểm soát được thì nền kinh tế có thể tránh được mọi hậu quả
xấu. Nếu không sẽ xảy ra những hậu quả như:
- Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng vì nó làm lệch lạc cơ cấu
giá cả, kéo theo tài nguyên, nguồn lực không được phân bố hiệu quả, kết
cục là tăng trưởng chậm.
- Lạm phát là kẻ thù của tăng trường và đầu tư dài hạn. Nếu các nhà
đầu tư không biết chắc chắn mứ