Ngày nay, do đời sống vật chất con người phát triển dẫn đến nhu cầu giải trí và
thưởng thức cái đẹp ngày càng phong phú đa dạng, việc nuôi cá cảnh đã trởthành
thú vui và là niềm đam mê phổbiến của nhiều người trong xã hội. Trong thếgiới
cá cảnh muôn màu muôn vẽ, ngoài những loài cá có hình dáng đẹp, giá trịkinh tế
cao như: cá Dĩa, La Hán, Neon, cá Rồng, thì cá Vàng là loài cá được nuôi phổ
biến nhất. Cá Vàng được nuôi đầu tiên ởTrung Quốc, trải qua hàng ngàn năm, đến
nay cá Vàng đã có mặt khắp nơi trên thếgiới. Với hơn 125 chủng loại, đa dạng về
hình dáng, màu sắc đã góp phần làm cho không gian sống trởnên đẹp, tinh tếvà
sống động hơn.
Hiện nay, cá Vàng tuy được nuôi phổbiến, rộng rãi nhưng việc sinh sản của chúng
còn nhiều vấn đềhạn chế, chưa chủ động được nguồn giống cảvềsốlượng và chất
lượng. Trong khi đó, tại thịtrường trong nước và thếgiới cá Vàng đã phát triển
thành một mặt hàng xuất khẩu ngày càng có nhu cầu lớn vềsốlượng, chất lượng
và chủng loại mới. Trên cơsở đó, đềtài: “Ảnh hưởng của phương pháp phun
mưa và tiêm kích dục tố đến sinh sản của cá Vàng” được thực hiện nhằm có
thêm thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất giống cá Vàng, chủ động tạo ra được đàn
cá con khỏe mạnh và góp phần vềcon giống trên thịtrường.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của phương pháp phun mưa và tiêm kích dục tố đến sinh sản của cá vàng (carassius auratus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
PHUN MƯA VÀ TIÊM KÍCH DỤC TỐ
ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ VÀNG
(Carassius auratus)
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN MINH TUẤN NGUYỄN HOÀNG TÂM
KS. NGUYỄN THÀNH TÂM MSSV: 06803035
LỚP: NTTS K1
Cần Thơ, 2010
2
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Luận văn: Ảnh hưởng của phương pháp phun mưa và tiêm kích dục tố đến sinh
sản của cá Vàng
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG TÂM
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K1
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng
bảo vệ luận văn đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Tây Đô
Cần Thơ, ngày 28 tháng 07 năm 2010
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
……………………….. ………………………..
ThS. NGUYỄN MINH TUẤN NGUYỄN HOÀNG TÂM
………………………..
KS. NGUYỄN THÀNH TÂM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
………………………..
ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG
3
LỜI CẢM TẠ
Sau 03 tháng thực tập từ tháng 03 năm 2010 đến tháng 06 năm 2010 tại trại cá
cảnh Minh Hiếu, QL91B, khu vực 3, Phường An Khánh – Quận Ninh Kiều – TP.
Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế. Nay
luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Chi
Cục Thủy Sản – TP. Cần Thơ và Thầy Nguyễn Thành Tâm – Khoa Sinh Học Ứng
Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tận lòng hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em trong suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường
Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau
này.
Em xin cảm ơn anh Dương Minh Hiếu chủ trại cá cảnh QL91B đã nhiệt tình chỉ
dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình làm luận văn mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với sự hiểu biết
còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu
của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
NGUYỄN HOÀNG TÂM
4
TÓM TẮT
Cá Vàng (Carassius auratus) là một trong những loài cá cảnh được nuôi phổ biến
nhất hiện nay, ngoài nhu cầu giải trí nó còn góp phần làm cho không gian sống trở
nên đẹp, sống động hơn và có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường. Tuy nhiên,
việc sinh sản của chúng còn nhiều vấn đề hạn chế. Trên cơ sở đó, đề tài đã được
thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của phương pháp phun mưa, tiêm LHRH_a +
Motilium và não thùy đến tỷ lệ sinh sản của cá Vàng. Đề tài tiến hành gồm 3 thí
nghiệm.
Thí nghiệm 1, kích thích cá Vàng sinh sản bằng phun mưa gồm 4 nghiệm thức,
thời gian phun mưa của các nghiệm thức 1, 2, 3 lần lượt là 1, 2, 3 giờ/lần, nghiệm
thức 4 không phun mưa được dùng làm đối chứng. Kết quả cho thấy cá Vàng hoàn
toàn có khả năng sinh sản bằng hình thức phun mưa. Tỷ lệ cá tham gia sinh sản gia
tăng theo thời gian phun mưa, sau 1 giờ đạt 33,33%, sau 2 giờ đạt 66,66%, sau 3
giờ đạt 100%.
Thí nghiệm 2, tiêm LHRH_a + Motilium với các liều lượng tương ứng là 50, 100,
150 µg LHRH_a và 1 viên Motilium. Cả 3 nghiệm thức cá đều sinh sản với tỷ lệ
đạt là 66,66 – 100%. Trong đó liều lượng 150 µg cho kết quả cao nhất với sức sinh
sản là 81.165 trứng/kg , tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt 99,70%, thời gian hiệu ứng
thuốc cũng ngắn nhất là 8,20 giờ. Thời gian phát triển phôi là 32 – 36 giờ ở nhiệt
độ 27 – 28,5 oC.
Thí nghiệm 3, cá đẻ khá tốt với kích dục tố não thùy (1, 2, 3 mg/kg), tỷ lệ cá đẻ đạt
66,66 – 100%. Trong đó liều tiêm 2 mg/kg cá cái cho kết quả cao hơn hẳn về tỷ lệ
đẻ, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở. Sức sinh sản là 14.016 – 66.025
trứng/kg. Tỷ lệ thụ tinh đạt 98,70 – 99,62%. Tỷ lệ nở dao động từ 99,05 – 99,78%.
Tuy nhiên, thời gian hiệu ứng thuốc lại kéo dài đến 55,18 giờ.
Từ khóa: Cá Vàng, phun mưa, sinh sản nhân tạo, kích dục tố, thành thục sinh dục
5
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ..................................................................................................................i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................viii
CHƯƠNG 1....................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
1.1 Giới thiệu...............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................1
CHƯƠNG 2....................................................................................................................2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................................2
2.1 Nguồn gốc và hình thái phân loại cá Vàng ...........................................................2
2.1.1 Nguồn gốc .....................................................................................................2
2.1.2 Hình thái phân loại ........................................................................................2
2.2 Đặc điểm sinh học cá Vàng...................................................................................3
2.2.1 Đặc điểm phân bố ..........................................................................................3
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................3
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................3
2.2.4 Đặc điểm sinh sản..........................................................................................3
2.3 Một số kích dục tố và chất kích thích sinh sản ở cá ..............................................4
2.3.1 LHRH_a (Luteotropin Hormon Realeasing Hormon_analog)......................4
6
2.3.2 Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên)........................................................4
2.4 Cơ sở khoa học của việc kích thích cá đẻ bằng phương pháp sinh thái ................6
2.5 Kỹ thuật ấp trứng dính...........................................................................................6
2.6 Một số kết quả nghiên cứu sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá........................7
CHƯƠNG 3....................................................................................................................9
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................9
3.1 Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................................9
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................9
3.1.2 Trang thiết bị phục vụ sinh sản ......................................................................9
3.1.3 Một số loại kích dục tố sử dụng trong sinh sản..............................................9
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
3.2.1 Chọn cá bố mẹ ................................................................................................9
3.2.2 Bố trí thí nghiệm...........................................................................................10
3.2.3 Khảo sát các chỉ tiêu môi trường..................................................................12
3.2.4 Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản ......................................................................12
3.3 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................12
CHƯƠNG 4..................................................................................................................13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................13
4.1 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 1 ..................................13
4.1.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường .................................................13
4.1.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng phun mưa kết hợp thay nước...............13
4.2 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 2 ..................................15
4.2.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường .................................................15
4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng LHRH_a + Motilium...........................16
4.3 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 3 ..................................17
4.3.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường .................................................17
4.3.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng não thùy...............................................18
4.4 So sánh kết quả sinh sản giữa 3 thí nghiệm ........................................................19
4.5 Kết quả theo dõi sự phát triển phôi cá Vàng .......................................................20
7
CHƯƠNG 5..................................................................................................................22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................22
5.1 Kết luận ...............................................................................................................22
5.2 Đề xuất.................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................23
PHỤ LỤC ...................................................................................................................A1
8
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tác dụng cuả một số loại kích dục tố .........................................................5
Bảng 2.2: Liều lượng hormon kích thích cá sinh sản.................................................5
Bảng 4.1: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 4 NT thí nghiệm 1..................13
Bảng 4.2: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 4 NT thí nghiệm 1...........................14
Bảng 4.3: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 NT thí nghiệm 2..................15
Bảng 4.4: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 3 NT thí nghiệm 2...........................16
Bảng 4.5: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 NT thí nghiệm 3..................17
Bảng 4.6: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 3 NT thí nghiệm 3...........................18
Bảng: Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 1............................................................A1
Bảng: Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 2............................................................A1
Bảng: Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 3............................................................A1
Bảng: Các chỉ tiêu sinh sản thí nghiệm 1 ................................................................. B1
Bảng: Các chỉ tiêu sinh sản thí nghiệm 2 ................................................................. B1
Bảng: Các chỉ tiêu sinh sản thí nghiệm 3 ................................................................. B1
Bảng: Thời gian phát triển phôi cá Vàng.................................................................C1
Bảng: Một số chỉ tiêu sinh sản khác .........................................................................C1
9
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá Vàng .....................................................................2
Hình 3.1: Cá Vàng cái .................................................................................................10
Hình 3.2: Cá Vàng đực................................................................................................10
Hình 3.3: Tiêm kích dục tố .........................................................................................11
Hình 3.4: Kích dục tố ..................................................................................................11
Hình 3.5: Hệ thống thí nghiệm 1 ................................................................................11
Hình 3.6: Hệ thống thí nghiệm 2 ................................................................................11
Hình 3.7: Hệ thống thí nghiệm 3 ................................................................................11
Hình 4.1: Sức sinh sản ở 3 mức thời gian phun mưa ...............................................14
Hình 4.2: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức thời gian phun mưa ..........................15
Hình 4.3: Sức sinh sản ở 3 mức liều lượng LHRH_a...............................................16
Hình 4.4: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức liều lượng LHRH_a ..........................17
Hình 4.5: Sức sinh sản ở 3 mức liều lượng não thùy................................................19
Hình 4.6: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở 3 mức liều lượng não thùy ...........................19
Hình: Qúa trình phân cắt và phát triển phôi cá Vàng............................................C2
10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức
TGHƯT: Thời gian hiệu ứng thuốc
TLĐ: Tỷ lệ đẻ
SSSTT: Sức sinh sản thực tế
TLTT: Tỷ lệ thụ tinh
TLN: Tỷ lệ nở
LHRH_a: Luteotropin Hormon Releasing Hormon_analog
DOM: Domperidon (Motilium)
HCG: Human Chorionic Gonadotropin
GnRH: Gonadotropin Releasing Hormon
GTH: Gonadotropin hormon
FSH: Follicle Stimulating Hormon
LH: Luteinizing Hormon
l: Lít
ppt: Phần ngàn
QL: Quốc lộ
TP: Thành phố
11
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngày nay, do đời sống vật chất con người phát triển dẫn đến nhu cầu giải trí và
thưởng thức cái đẹp ngày càng phong phú đa dạng, việc nuôi cá cảnh đã trở thành
thú vui và là niềm đam mê phổ biến của nhiều người trong xã hội. Trong thế giới
cá cảnh muôn màu muôn vẽ, ngoài những loài cá có hình dáng đẹp, giá trị kinh tế
cao như: cá Dĩa, La Hán, Neon, cá Rồng,…thì cá Vàng là loài cá được nuôi phổ
biến nhất. Cá Vàng được nuôi đầu tiên ở Trung Quốc, trải qua hàng ngàn năm, đến
nay cá Vàng đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Với hơn 125 chủng loại, đa dạng về
hình dáng, màu sắc đã góp phần làm cho không gian sống trở nên đẹp, tinh tế và
sống động hơn.
Hiện nay, cá Vàng tuy được nuôi phổ biến, rộng rãi nhưng việc sinh sản của chúng
còn nhiều vấn đề hạn chế, chưa chủ động được nguồn giống cả về số lượng và chất
lượng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước và thế giới cá Vàng đã phát triển
thành một mặt hàng xuất khẩu ngày càng có nhu cầu lớn về số lượng, chất lượng
và chủng loại mới. Trên cơ sở đó, đề tài: “Ảnh hưởng của phương pháp phun
mưa và tiêm kích dục tố đến sinh sản của cá Vàng” được thực hiện nhằm có
thêm thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất giống cá Vàng, chủ động tạo ra được đàn
cá con khỏe mạnh và góp phần về con giống trên thị trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được phương pháp kích thích sinh sản phù hợp làm cơ sở xây dựng qui
trình kỹ thuật sản xuất giống cá Vàng, góp phần chủ động về con giống cho nghề
nuôi cá Vàng đang phát triển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Kích thích cá Vàng sinh sản bằng phương pháp phun mưa ở các thời gian khác
nhau.
Kích thích cá Vàng sinh sản bằng tiêm LHRH_a + Motilium, não thùy ở các
liều lượng khác nhau.
Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh sản như: Thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ đẻ, sức
sinh sản thực tế, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, theo dõi quá trình phát triển phôi.
CHƯƠNG 2
12
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và hình thái phân loại cá Vàng
2.1.1 Nguồn gốc
Cá Vàng có nguồn gốc từ họ cá chép - Cyprinidae là kết quả của quá trình lai tạo
và chọn lọc giống, theo Mai Đình Yên (1992), cá Vàng có hệ thống phân loại như
sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Carassius
Loài: Carassius auratus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh : Goldfish
Tên tiếng Việt : Cá Vàng
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), cá Vàng là một dạng đột biến của cá Diếc bạc. Trong
tự nhiên, cá Diếc có màu trắng bạc. Do kết quả chọn lọc lai tạo, nuôi dưỡng, thuần
hóa trong những điều kiện khác nhau. Cá Diếc bạc ban đầu đã biến đổi dần về hình
thái và màu sắc thành nhiều chủng loại rất đa dạng khoảng 300 loài.
2.1.2 Hình thái phân loại
Cá Vàng có thân hình tròn và ngắn. Đa số cá có màu đỏ cam hoặc vàng nghệ, đôi
khi pha đốm đen hoặc đỏ sẫm. Đặc điểm chung của loài này là trên đầu chúng có
bờm màu đỏ tươi bao phủ giống như bờm sư tử. Cá càng lớn bờm càng to và rõ nét
(Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.2 Đặc điểm sinh học cá vàng
2.2.1 Đặc điểm phân bố
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá vàng
(Nguồn:
13
Cá Vàng sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt. Tuy nhiên cá có thể sống được
trong môi trường nước lợ khoảng 10 ppt (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Nguyễn Sơn Hải (2005), cá Vàng có khả năng chịu đựng biến thiên nhiệt độ
cao, nhiệt độ thích hợp từ 10 – 30 oC, thích sống trong vùng nước sạch có các yếu
tố thủy lý hóa trung bình trở lên, độ pH dao động từ 5 – 8 .
Theo Vương Trung Hiếu (2007), cá Vàng có thể sống trong ao, xuống độ sâu đến
20m. Vùng khí hậu tự nhiên của chúng là nhiệt đới và cận nhiệt đới.
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Vàng ăn tạp, thức ăn của chúng là lăng quăng, trùn chỉ, giáp xác, côn trùng,
thực vật, mùn bã hữu cơ (chất đáy)… và những thức ăn bột mà chúng ta tạo ra cho
chúng (Việt Chương và Nguyễn Sô, 2009).
Theo Đức Hiệp (2000), giun tươi là thức ăn tốt nhất cho cá Vàng, làm cá tăng
trưởng nhanh, khỏe, đẹp, nhất là cá Vàng đầu lân. Cá bột mới nở vừa ra khỏi trứng
khi đó cơ quan tiêu hoá chưa phát triển hoàn chỉnh, lúc này cá chỉ quanh quẩn ở
đám trứng hoặc nằm dưới đáy bể để hô hấp, cá ăn vi sinh vật hay những chất còn
lại trong trứng. Hết ngày thứ 3 khi hệ tiêu hoá hoàn chỉnh cá mới tự đi kiếm ăn.
Giai đoạn này cá có thể ăn một số loại thức ăn sống như: ấu trùng, trứng nước.
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Vàng tăng trưởng nhanh, cá ương khoảng 1 tháng có chiều dài 1 – 2 cm, sau 4
– 6 tháng ương cá dài 4 – 5 cm. Vào mùa xuân, hè cá sinh trưởng nhanh, mùa
đông cá sinh trưởng chậm lại (Đức Hiệp, 2000).
Theo Vương Trung Hiếu (2007), cá Vàng có thể phát triển chiều dài tối đa khoảng
59 cm và trọng lượng tối đa là 4,5 kg (khá hiếm, thậm chí vài con chỉ đạt được
phân nửa kích cỡ đã nêu). Trong môi trường sống tối ưu, cá vàng có thể sống trên
20 năm (kỷ lục thế giới là 49 năm).
2.2.4 Đặc điểm sinh sản
Cá Vàng sinh sản trong tự nhiên gần giống như cá chép. Cá Vàng khó phân biệt
giới tính. Nhìn chung thì cá đực và cái có hình dáng gần giống nhau. Thường thì
phải chờ đến mùa sinh sản mới chọn lọc đực cái ra được (Việt Chương và Nguyễn
Sô, 2009).
Vào mùa sinh sản, có thể nhận biết cá đực bởi một số đặc điểm sau: nắp mang và
mép vây ngực có những nốt sần; cá cái có bụng to hẳn ra ở một bên, bơi lội chậm
chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến