Đề tài: “Ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần ăn lên tăng trưởng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống” được thực hiện nhằm tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn và giảm chi phí sản xuất trong nuôi cá tra thâm canh. Thí nghiệm được bố trí
gồm 4 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫ u nhiên, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần.
Nghiệm thức 1 (NT 1) cá được cho ăn theo nhu cầu (nhưng nhỏ hơn 5% trọng lượng
thân) mỗi ngày 2 lần, 3 nghiệm thức còn lại cho ăn với chế độ lần lượt là: 7 ngày cho
ăn theo nhu cầu + giảm 50% trong 2 ngày (NT 2), cho ăn theo nhu cầu 7 ngày + giảm
50% trong 3 ngày (NT 3), cho ăn 7 ngày theo nhu cầu + giảm 50% trong 4 ngày (NT
4). Tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn giống như nghiệm thức đối ch ứng (ăn đến
no, 2lần/ngày, cho ăn 5% trọng lượng thân. Mật độ bố trí ban đầu là 50con/bể (800L)
và trong điều kiện các yếu tố môi tr ường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan) thích hợp cho sự
phát triển của cá.
Qua 10 tuần thí nghiệm, kết quả thu có tính khả quan, tỷ lệ sống ở các nghiệm
thức đạt khá cao (97,3 – 98,7%). Thí nghiệm cho kết quả tăng trọng giữa các nghiệm
thức không khác biệt có ý nghĩa (p>0,05), hệ số thức ăn của cá ở các nghiệm thức dao
động từ (1,39 - 1,75), cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức giảm ăn 2
ngày, thấp nhất là nghiệm thức giảm ăn 3 ngày (1,39), hiệu quả sử dụng protein thu
được trong khoảng (1,9 – 2,4) cao nhất ở nghiệm thức giảm ăn 3 ngày (2,4) và thấp
nhất ở nghiệm thức giảm ăn 2 ngày (1,9) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa.
Thành phần sinh hóa trong cơ thể cá sau khi phân tích khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) chứng tỏ thí nghiệm gỉam tỷ lệ cho ăn không ảnh hưởng lên thành
phần hóa học của cá.
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần cho ăn lên tăng trưởng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ NGUYÊN MẪN
ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI KHẨU PHẦN CHO ĂN
LÊN TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ NGUYÊN MẪN
ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI KHẨU PHẦN CHO ĂN
LÊN TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts NGUYỄN THANH PHƯƠNG
Ks. NGUYỄN HƯƠNG THÙY
2009
Luận văn tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần ăn lên tăng
trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống” đã thực hiện và
bảo vệ ngày 18/07/2009. Luận văn đã được sửa lại theo sự góp ý của hội đồng và
được ký nhận của cán bộ hướng dẫn.
Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thanh Phương
LỜI CẢM ƠN
Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Phương đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đề tài. Gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong
Khoa Thủy sản đã dạy bảo, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Xin chân thành đến chị Nguyễn Hương Thùy và các anh chị trong bộ môn
Dinh dưỡng và chế biến Thủy sản đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ và có những
lời khuyên bổ ích trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn lớp Liên thông và Nuôi trồng Thủy sản K33 và các bạn
cùng làm chung đề tài của Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản đã khích lệ,
động viên và có những ý kiến đóng góp thiết thực trong suốt khóa học cũng như
trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba, Mẹ, Anh/Chị cùng
những nguời thân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để con vượt
qua mọi khó khăn để được như ngày nay.
Xin thành thật cảm ơn!
TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần ăn lên tăng trưởng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống” được thực hiện nhằm tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn và giảm chi phí sản xuất trong nuôi cá tra thâm canh. Thí nghiệm được bố trí
gồm 4 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần.
Nghiệm thức 1 (NT 1) cá được cho ăn theo nhu cầu (nhưng nhỏ hơn 5% trọng lượng
thân) mỗi ngày 2 lần, 3 nghiệm thức còn lại cho ăn với chế độ lần lượt là: 7 ngày cho
ăn theo nhu cầu + giảm 50% trong 2 ngày (NT 2), cho ăn theo nhu cầu 7 ngày + giảm
50% trong 3 ngày (NT 3), cho ăn 7 ngày theo nhu cầu + giảm 50% trong 4 ngày (NT
4). Tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn giống như nghiệm thức đối chứng (ăn đến
no, 2lần/ngày, cho ăn 5% trọng lượng thân. Mật độ bố trí ban đầu là 50con/bể (800L)
và trong điều kiện các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan) thích hợp cho sự
phát triển của cá.
Qua 10 tuần thí nghiệm, kết quả thu có tính khả quan, tỷ lệ sống ở các nghiệm
thức đạt khá cao (97,3 – 98,7%). Thí nghiệm cho kết quả tăng trọng giữa các nghiệm
thức không khác biệt có ý nghĩa (p>0,05), hệ số thức ăn của cá ở các nghiệm thức dao
động từ (1,39 - 1,75), cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức giảm ăn 2
ngày, thấp nhất là nghiệm thức giảm ăn 3 ngày (1,39), hiệu quả sử dụng protein thu
được trong khoảng (1,9 – 2,4) cao nhất ở nghiệm thức giảm ăn 3 ngày (2,4) và thấp
nhất ở nghiệm thức giảm ăn 2 ngày (1,9) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa.
Thành phần sinh hóa trong cơ thể cá sau khi phân tích khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) chứng tỏ thí nghiệm gỉam tỷ lệ cho ăn không ảnh hưởng lên thành
phần hóa học của cá.
Kết quả cho thấy, khi giảm 50% lượng thức ăn trong 3 ngày đạt hiệu quả cao nhất
trong việc giảm chi phí thức ăn nhưng sự khác biệt chưa thể hiện rỏ ràng.
MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 1
1.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá tra ........................................................................ 3
2.1.1. Phân loại ............................................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 3
2.1.3. Phân bố .............................................................................................. 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................................... 4
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................... 4
2.2.Nhu cầu dinh dưỡng của cá tra ...................................................................... 5
2.2.1. Nhu cầu về đạm ................................................................................. 5
2.2.2. Nhu cầu chất bột đường (carbohydrate) ............................................. 6
2.2.3. Nhu cầu về chất béo ........................................................................... 7
2.2.4. Nhu cầu năng lượng ........................................................................... 8
2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong nuôi cá tra thâm
canh………………………………………………………………………..9
2.4 Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn và phương pháp cho ăn ......................... 9
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài......................................................... 12
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 12
3.3 Thí nghiệm.................................................................................................. 12
3.3.1. Cá thí nghiệm................................................................................... 12
3.3.2 Thức ăn thí nghiệm .......................................................................... 13
3.3.3. Hệ thống thí nghiệm......................................................................... 14
3.3.4. Bố trí thí nghiệm .............................................................................. 14
3.4. Chăm sóc và quản lý ................................................................................. 15
3.5. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu cá, thức ăn và môi trường ........... 15
3.6. Các chỉ tiêu thu thập và tính toán số liệu ................................................... 16
3.7. Phương pháp phân tích số liệu................................................................... 17
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 18
4.1. Biến động của các yếu tố môi trường bể nuôi thí nghiệm ........................... 18
4.2. Tỷ lệ sống .................................................................................................. 19
4.3. Sinh trưởng của cá ..................................................................................... 19
4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn ........................................................................... 21
4.5. Hiệu quả sử dụng chất đạm (PER) ............................................................. 22
4.6. Thành phần hoá học của cá trước và sau thí nghiệm ................................... 23
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 25
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 25
5.2. Đề xuất ...................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 26
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1.4: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên……………….4
Bảng 2.2.1: Nhu cầu về đạm của các loài cá da trơn……………………………....5
Bảng 2.2.1 : So sánh nhu cầu protein của các loài cá...........................................6
Bảng 3.3.2: Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm………………..13
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường qua các nghiệm thức thí nghiệm…18
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm………………………………………...19
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của cá trong thí nghiệm.......20
Bảng 4.4. Hệ số thức ăn, thức ăn ăn vào, hiệu quả sử dụng thức ăn……………….20
Bảng 4.5. Hiệu quả sử dụng protein của cá sau 10 tuần thí nghiệm……………23
Bảng 4.6. Thành phần hoá học cá trước và sau thí nghiệm ……………………24
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng cá tra………………………………………………………3
Hình 2.2.4: Chu trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể cá (Smith, 1989)…..8
Hình 3.31: Cá thí nghiệm……………………………………………………....13
Hình 3.3.2: Thức ăn thí nghiệm………………………………………………...13
Hình 3.3.: Hệ thống thí nghiệm………………………………………………...14
Phần 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi trồng thủy sản lớn
nhất của cả nước, vùng này có khoảng 934.394 ha mặt nước tự nhiên thuận lợi
cho phát triển thủy sản và thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn của vùng và đất nước. Trong các loài thủy sản nuôi thì cá tra tra
là đối tượng nuôi truyền thống, phổ biến và hiện đang được nuôi thâm canh
với qui mô lớn ở các tỉnh ĐBSCL. Cá Tra là nguồn lợi thủy sản quý, cá có
nhiều đặc tính ưu việt như tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon,
không có xương dăm, có khả năng hô hấp khí trời, việc sinh sản kiểm soát dễ
dàng và có giá trị tiêu dùng. Đặc biệt, việc sinh sản nhân tạo ca tra đã được
thực hiện thành công vào 1980 đã giúp cho nghề nuôi phát triển nhanh không
chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và là nguyên liệu quan
trọng cho xuất khẩu sang nhiều nước Châu Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và một số
nước Đông Nam Á khác. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (Vashep)
cá tra là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau
mặt hàng tôm, và đến cuối năm 2007 xuất khẩu cá tra, cá basa đạt kỷ lục 1 tỷ USD
(www.hptrad.com.vn).
Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi cá tra đang gặp nhiều khó khăn như chất
lượng giống giảm, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản khó khăn, dịch bệnh
ngày càng phổ biến, ô nhiễm môi trường nuớc, giá thức ăn gia tăng, hiệu quả
kinh tế giảm,…Hơn nữa, thị trường xuất khẩu cá tra hiện gặp nhiều trở ngại,
giá cá xuất khẩu giảm thấp, trong khi giá thành sản phẩm cao làm cho rất
nhiều nhà sản xuất cũng như các hộ nông dân thua lỗ hay phá sản. Người sản
xuất đang rất cần giải pháp thích hợp để giảm chi phí sản xuất trong đó có chi
phí thức ăn vì chi phí này chiếm hơn 70% tổng chi phí (Nguyễn Thanh
Phương và ctv., 2004). Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của cá trong quá
trình nuôi là một trong những biện pháp quan trọng góp phần làm giảm hao
hụt và chi phí thức ăn.
Tối ưu hóa khẩu phần ăn nhằm nâng cao mức độ tiêu hóa, giảm thức ăn
dư thừa,.. là một trong những biện pháp thường được dùng trong nuôi cá nói
chung. Riêng cá tra việc điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý có thể là một biện
pháp khả thi mà cần được nghiên cứu. Đề tài “Ảnh hưởng của thay đổi khẩu
phần ăn lên tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
giống” đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
Nhằm tìm ra phương pháp cho ăn hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn,
giảm chi phí sản xuất và giảm chất thải vào môi trường nuôi.
1.3. Nội dung nghiên cứu
So sánh tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống khi cho ăn luân phiên các khẩu phần ăn khác
nhau.
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Tra
Hình 2.1: Hình dạng cá tra
2.1.1.Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Theo Robert và Vidthayanon (1991), thì cá tra
thuộc:
Ngành: Chordata.
Lớp: Orteichthyes.
Bộ: Siluriformes.
Họ: Pangasidae.
Giống: Pangasianodon.
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage.1878)
Trước đây, cá tra có tên khoa học là Pangasius hypophthamus, P.
micronemus hay P. sutchi.
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá có thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng
rộng, có hai đôi râu dài. Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, có thể sống ở vùng
nước lợ (10–14%o), cá có thể chịu đựng được nước phèn (pH lớn hơn 4) và cá
không chịu đựng được nhiệt độ dưới 15oC và chịu nóng đến 39oC (Phạm Văn
Khánh, 2001).
2.1.3. Phân bố
Cá tra là loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và
Việt Nam) (Dương Nhựt Long, 2003).
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng hay ăn thịt
lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được
cho ăn đầy đủ. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn,
không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến
sinh dục. Dạ dày cá to và ruột ngắn thể hiện đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay
khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau.
Cá tra trưởng thành là loài ăn tạp. Trong tự nhiên cá ăn được mùn bả hữu cơ, rễ
cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng
được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống,… thức
ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2004).
Khi ương nuôi trên bể cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như ấu
trùng Artermia, trùn chỉ, moina, rotifer, thức ăn chế biến,... Tuy nhiên, cho cá bột ăn ấu
trùng Artermia và trùn chỉ thì tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh
Hùng, 2000). Theo Menon và Cheko (1955) (trích dẫn của Phạm Văn Khánh, 2000) thì
khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên được trình bày trong Bảng
2.1.4.
Bảng 2.1.4: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên:
Lọai thức ăn Tỉ lệ (%)
Nhuyễn thể 35,4
cá nhỏ 31,8
Côn trùng 18,2
Thực vật thượng đẳng 10,7
Thực vật đa bào 1,6
Giáp xác 2,3
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 g). Cá
trong tự nhiên có thể sống đến 20 năm. Cá lớn rất nhanh khi nuôi trong ao nuôi, sau
một năm nuôi đạt khối lượng 1–1,5 kg/con, những năm về sau cá lớn nhanh hơn có
khi đạt 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại
thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới
25 kg khi 10 năm tuổi (Dương Nhựt Long. 2004).
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá tra
2.2.1. Nhu cầu về đạm
Nhu cầu chất đạm của động vật thủy sản khoảng 25–55% ( Trần Thị Thanh
Hiền và ctv. 2004) cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Vì vậy, trong chế biến thức
ăn thủy sản thì nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm luôn là yếu tố được quan tâm đầu
tiên. Thường thì nguồn nguyên liệu cung cấp đạm có hàm lượng lớn hơn 30% tuỳ
thuộc vào nguồn gốc đạm động vật hay thực vật. Nhu cầu chất đạm tối ưu của các loài
cá trơn dao động từ 25–42% và thường từ 30–35% trong thức ăn. Tuy nhiên, các kết
quả này khác nhau giữa các loài cá cũng như giữa các tác giả trên cùng một đối tượng
nghiên cứu. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm của cá
như điều kiện môi trường, thức ăn thí nghiệm, mức độ cung cấp thức ăn, trạng thái sinh
lý của cá, phương pháp áp dụng để tính nhu cầu chất đạm,… (Trần Thị Thanh Hiền,
2003).
Bảng 2.2.1: Nhu cầu về đạm của các loài cá da trơn (trích dẫn của Trần Thị Thanh
Hiền và ctv, 2004)
Loài cá Trọng
lượng(g)
Nguồn protein Protein tối
ưu (%)
Tác giả
Cá nheo Mỹ
I. punctatus
7g Đạm trứng gà 32-36 Garling, 1976
69g Bột thịt, bột huyết, bột xương 26-32 Robinson, 1999
Cá trê trắng
C. batrachus
0,1g Bột cá + đậu nành 30
Chuapochu, 1987
Cá trê phi
C. gariepinus
40g Casein + Arg, Met 30-40
Henken et al., 1986
Cá lăng
M. nemurus
25,9 Practical 42 Khan và ctv., 1996
10 29,6 Aizam, 1983
Cá tra bần
P. kunyit
2-8 Bột cá 40 Phương và ctv.,
2000 14-22 35
Cá tra
P.hypophthalmus
2-3 Bột cá/bột đậu nành 38 Hiền và ctv., 2004
5-6 Bột cá 32,2 Hùng và ctv., 2000
Cá basa
P. bocourti
2-3 Bột cá/bột đậu nành 35 Hiền và ctv., 2004
5-6 Bột cá 27,8 Hùng và ctv., 2000
16-17 Bột cá/bột huyết (2:1) 36,7
Phuong,1998
75-81 34,9
Cá hú
P.conchophilus
2-3 Bột cá/bột đậu nành 48 Hiền và ctv., 2004
6,5 Bột cá 37,9 Liêm và ctv., 2000
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2003) nhu cầu protein của cá tra (khối lượng ban
đầu 7,51g) với hàm lượng protein từ 15-35% thì tăng trưởng của cá tỷ lệ thuận với
hàm lượng chất đạm trong thức ăn. Cá tăng trưởng chậm nhất ở nghiệm thức 15-20%
nhưng tốt nhất ở mức 35% cả về tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn. Kết quả về hệ số
thức ăn cũng cho thấy cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm càng thấp thì có FCR càng
cao, FCR thấp nhất ở thức ăn 35% đạm (FCR=1,75). Khi áp dụng phương pháp
đường cong bậc hai để tính nhu cầu chất đạm trong thức ăn để cá đạt tăng trưởng tối
đa là 40,5% và khỏang tối ưu từ 29,5–33%. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương
và ctv. (1997) thí nghiệm trên 2 cỡ cá basa giống thì hệ số thức ăn tăng từ 1,61 –
2,11đối với cá giống nhỏ (16,4–16,9 g) và tăng từ 2,1–3,27 đối với cá giống lớn
(75,4 – 81,3 g) khi cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm giảm từ 40% xuống 14%.
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì thức ăn có hàm lượng đạm thích hợp cho
giai đoạn nuôi thịt cá tra dao động từ 18–28%. Những loài cá ăn tạp hay ăn thực vật
có nhu cầu đạm khoảng 25–35%, thấp hơn nhu cầu đạm của các loài cá ăn động vật
với nhu cầu khoảng 40–52% (Bảng 2.2.1).
Bảng 2.2.1: So sánh nhu cầu protein của các loài cá
Cá ăn tạp
Hay ăn thực vật
Nhu cầu
đạm (%)
Cá ăn động vật nước
ngọt hay nước mặn
Nhu cầu
đạm (%)
Cá chép Ấn Độ 25 – 28 Cá vược 43 – 52
Cá chép 30 – 35 Cá chẽm 40 – 52
Cá rô phi 28 – 35 Cá mú 45 – 50
Cá măng biển 23 – 27 Cá lóc 50 – 52
Cá nheo Mỹ 25 – 35 Cá chình 45 - 50
(Nguồn: Lê Thanh Hùng, 2008)
Tuy nhiên, khi nói đến đạm không chỉ là hàm lượng mà còn phải chú ý đến
các axít amin tham gia cấu tạo nên chất đạm (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ a-xít
amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu chất đạm nói một cách chính xác hơn là nhu
cầu a-xít amin. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên chất đạm thì chúng còn là tiền
chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác.
2.2.2. Nhu cầu chất bột đường (carbohydrate)
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nên khi phối trộn với tỷ
lệ thích hợp trong thức ăn sẽ giảm được giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo được sự
sinh trưởng của cá. Khả năng sử dụng chất bột đường của động vật thủy sản khác
nhau giữa các loài, trong đó tính ăn là khâu quyết định như những loài ăn thực vật có
khả năng sử dụng chất bột đường tốt hơn lòai động vật, và khả năng sử dụng tốt nhất
của cá tra về chất bột đường ở mức tối đa là 35% còn đối với cá biển trung bình
khỏang 20% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003) thì thức ăn có chất bột
đường khác nhau thì ảnh hưởng tăng trọng, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm
của cá. Thức ăn có chứa 35% chất bột đường cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cá tra
có thể sử dụng mức chất bột đường trong thức ăn đến 45%. Ngược lại, mức 20% chất
bột đường trong thức ăn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng đạm, hệ số thức ăn và tăng
trọng. Ngoài ra, tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi mức chất bột đường, khi
cá sử dụng chất bột đ