Vương quốc c? Champa n?m ? vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ngày
nay. Đó là một vùng lãnh thổ hẹp, có bờ biển trải dài, uốn cong, quanh năm đắm mình trong
ánh nắng mặt trời ấm áp và những cơn gió biển. Có thể vì thế chăng mà con người sống nơi
đây trở nên nhạy cảm hon v giàu trí tưởng tượng hon, d? g?n hai ngàn năm trước, họ đã cho
ra đời một trong những nền nghệ thuật sớm và đẹp nhất vùng Đông Nam Á – nền nghệ
thuật Champa.
Từ những thế kỷ trước công nguyên, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung xưa của
Việt Nam đã là một địa bàn dừng chân lý tưởng cho những con thuyền xuôi ngược giữa hai
nền văn minh lớn của phương Đông lúc bấy giờ là Ấn Độ và Trung Quốc. Trên những con
thuyền ngược xuôi buôn bán, ngoài những kiện hàng đầy ắp, các thương nhân luôn mang
theo ít nhiều những yếu tố văn hóa của đất nước họ, đặc biệt là tôn giáo, niềm tin. Thuyền
buôn của các nước ghé đến buôn bán bao nhiêu lần thì cũng bấy nhiêu lần những yếu tố
văn hóa bên ngoài tràn vào Champa. M?t s? l?a ch?n v thích ?ng th?c t? d di?n ra trong
l?ch s? d? hình thnh nn m?t n?n van hĩa Cham, một b?n s?c Cham d?c do
97 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5167 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của văn hóa ấn độ trong nền nghệ thuật cổ Champa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------
LÊ THỊ MỘNG TRINH
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
TRONG NỀN NGHỆ THUẬT CỔ CHAMPA
Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới
Mã Số : 60 22 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ BÍCH LIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài :
Vương quốc cổ Champa nằm ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ngày
nay. Đó là một vùng lãnh thổ hẹp, có bờ biển trải dài, uốn cong, quanh năm đắm mình trong
ánh nắng mặt trời ấm áp và những cơn gió biển. Có thể vì thế chăng mà con người sống nơi
đây trở nên nhạy cảm hơn và giàu trí tưởng tượng hơn, để gần hai ngàn năm trước, họ đã cho
ra đời một trong những nền nghệ thuật sớm và đẹp nhất vùng Đông Nam Á – nền nghệ
thuật Champa.
Từ những thế kỷ trước công nguyên, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung xưa của
Việt Nam đã là một địa bàn dừng chân lý tưởng cho những con thuyền xuôi ngược giữa hai
nền văn minh lớn của phương Đông lúc bấy giờ là Ấn Độ và Trung Quốc. Trên những con
thuyền ngược xuôi buôn bán, ngoài những kiện hàng đầy ắp, các thương nhân luôn mang
theo ít nhiều những yếu tố văn hóa của đất nước họ, đặc biệt là tôn giáo, niềm tin. Thuyền
buôn của các nước ghé đến buôn bán bao nhiêu lần thì cũng bấy nhiêu lần những yếu tố
văn hóa bên ngoài tràn vào Champa. Một sự lựa chọn và thích ứng thực tế đã diễn ra trong
lịch sử để hình thành nên một nền văn hĩa Chăm, một bản sắc Chăm độc đáo.
Vào những thế kỉ đầu công nguyên, thông qua những thương nhân, nhà sư, tu sĩ Bà la
môn và có lẽ cả những người nhập cư nữa, văn hóa Ấn Độ - một nền văn hoá duy linh và
giàu trí tưởng tượng - đã đến Champa và các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Chắc
hẳn, vì những người dân bản địa đã tìm thấy trong nền văn minh Ấn Độ một “tiếng nói
chung”, một sự đồng cảm trong lĩnh vực tâm linh cũng như trong tâm tư, tình cảm, thế nên,
họ đã đón nhận những yếu tố của văn hóa Ấn –vốn có trình độ cao hơn họ – với thái độ
nhiệt tình. Những quốc gia “Hinđu hóa” đã ra đời và Champa là một trong những nước tiêu
biểu.
Champa, với nền văn hóa – nghệ thuật mang đậm chất tâm linh do chịu nhiều ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ và cả bão táp biển khơi – chắc hẳn là đã phát triển rực rỡ trong nhiều
thế kỷ. Tuy nhiên, sau những biến thiên, đổi dời của lịch sử, vương quốc Champa đã không
còn, còn chăng, chỉ là những đền - tháp sừng sững, “trơ gan cùng tuế nguyệt”, những bức
phù điêu, tượng đá sinh động ẩn chứa bao điều Những đền - tháp, công trình điêu khắc ấy
chính là những mảng của quá khứ, những bằng chứng sống động về mối quan hệ giao lưu
văn hóa giữa Champa với các nước bên ngoài. Đó là những “văn bia không lời”, giúp ta giải
mã những ẩn số của quá khứ, để hiểu và cảm nhận về nền văn hóa – nghệ thuật Champa.
Để giải mã nền nghệ thuật Champa, văn hoá Ấn Độ là chìa khoá. Bởi lẽ, văn hóa Ấn Độ
là nền tảng để Champa xây dựng nền nghệ thuật của mình. Tìm hiểu ảnh hưởng của văn
hoá Ấn Độ đối với nghệ thuật Champa trong suốt quá trình hình thành, phát triển của vương
quốc cổ này, chúng ta có thể biết được Champa đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào, ở
những khía cạnh nào, mức độ ra sao. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra được những nét đặc
trưng, bản sắc của nền nghệ thuật Champa, khẳng định được giá trị của nó so với những nền
nghệ thuật khác trong khu vực và trên thế giới.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hậu duệ của người Chàm cổ đã trở thành một bộ
phận máu thịt của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, lịch sử – văn hóa Champa đã trở
thành một phần của lịch sử – văn hóa dân tộc. Hơn thế, quá trình hình thành và phát triển
bản sắc văn hóa của dân tộc là quá trình hội nhập, đóng góp và chọn lọc những giá trị văn
hóa của các tộc người sống trên đất Việt, và, văn hóa Chăm là một trong những thành tố
quan trọng làm giàu có và phong phú hơn bản sắc của văn hóa Việt Nam. Chính vì lẽ đó,
chúng ta không thể không tìm hiểu về những di sản còn lại của người Champa xưa. Tìm
hiểu để biết thêm về lịch sử – văn hóa của một bộ phận dân cư Việt Nam, đồng thời, cũng
là để góp phần vào quá trình lưu giữ và trân trọng những di sản của dân tộc.
Từ những lý do ấy, cùng với niềm say mê và những yêu cầu về kiến thức lịch sử - văn hĩa
của một giáo viên dạy sử, tôi quyết định chọn đề tài cho luận văn của mình là “Ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa”.
2. Lịch sử vấn đề :
Nhắc đến việc nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật của vương quốc Champa cổ, trước tiên,
chúng ta phải kể đến những chuyên gia nước ngoài như H. Pamlentier, F. Stern, J.
Biosselier, E. Guillon... Qua các tác phẩm L’art architetural Hindou dans L’Inde et en
Extrême Orient (H. Pamlentier), Nghệ thuật Champa (xứ An Nam cũ) và tiến trình của nó
(F.Stern), Nghệ thuật tạc tượng Champa - nghiên cứu về các đạo giáo và tiếu tượng học (J.
Boisselier), Cham art (E. Guillon)..., các tác giả đã phân tích khá cụ thể những công trình
kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của vương quốc Champa cổ, đồng thời cũng
chỉ ra những chi tiết mang dấu ấn của sự giao lưu văn hóa với bên ngoài (Ấn Độ, Môn-
Dvaravati, Angkor...). Đối với Ấn Độ, theo lời nhận định của các tác giả, có vẻ như,
Champa chỉ nhận ảnh hưởng trực tiếp từ quốc gia này vào những thế kỷ đầu sau khi lập
quốc, thời gian còn lại, chủ yếu, Champa tiếp nhận văn hóa Ấn Độ gián tiếp qua Phù Nam,
Angkor và các nước Mã Lai.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật Champa cũng không còn xa lạ. Trong
mươi năm trở lại đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết ... có giá trị ra đời, kèm
theo đó là những tên tuổi đã trở thành quen thuộc, cĩ thể kể như Lương Ninh, Ngô Văn
Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Kỳ Phương, Lê Đình Phụng, Hà Bích Liên...
Có thể nói, GS. Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử –
văn hóa Champa tại Việt Nam. Những nghiên cứu của ông mang tính cổ điển và trên cơ sở
những phát hiện của ông, trong đó có việc giải mã nội dung của các văn bia cổ Champa,
các học giả đi sau có thể tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn về lịch sử và nền văn hóa – nghệ
thuật của vương quốc cổ này. Gần đây nhất, với tác phẩm Vương quốc cổ Champa (2006),
GS. Lương NInh đã tiếp tục tạo ra một dấu ấn mới cho giới nghiên cứu hiện tại về Champa.
Liên quan trực tiếp đến nghệ thuật cổ Champa, GS. Lương Ninh đã có nhiều công trình, bài
viết rất có giá trị Thần tích Hinđu giáo và nghệ thuật tiếu tượng Hinđu ở Đông Nam Á
(1994), Lịch sử vương quốc Champa (2004), Vương quốc cổ Champa (2006). Trong những
công trình vừa kể, bên cạnh việc trình bày về sự hình thành, phát triển của vương quốc
Champa qua từng thời kỳ lịch sử, GS. Lương Ninh còn lưu ý đến đặc điểm chính của một
số phong cách kiến trúc và điêu khắc. Trong đó, ông cũng đề cập đến mối quan hệ giao lưu
văn hoá giữa Champa và Ấn Độ, chỉ ra một số ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa
Champa. Ngoài ra, GS. Lương Ninh còn phân tích một số nét khác biệt trong việc thể hiện
thần tích Hinđu trong những tác phẩm điêu khắc của vương quốc Champa cổ.
Đi theo con đường nghiên cứu mà GS. Lương Ninh đã gợi mở, Ngơ Văn Doanh cũng đã cĩ
nhiều cơng trình đặc sắc về văn hĩa – nghệ thuật liên quan đến vương quốc cổ Champa. Ơng
viết khá nhiều, dài hơi trong niềm đam mê đầy cá tính đối với nền nghệ thuật của các tộc người
sống trên đất nước Việt Nam. Liên quan đến nghệ thuật Chăm, cĩ thể kể đến : Tháp cổ
Champa, sự thật và huyền thoại (1994), Thánh địa Mỹ Sơn (2003), Văn hóa cổ Champa
(2003), Điêu khắc Champa (2004), Tháp bà Po Nagar, từ các purana Ấn Độ đến những huyền
tích dân gian của người Chăm và người Việt, Thờ Sivalinga - từ Ấn Độ tới Champa, Ấn Độ và
văn hóa Champa...Qua những tác phẩm và bài viết ấy, tác giả đã cho chúng ta một cái nhìn
khá sâu sắc, toàn diện về nền văn hóa Champa, từ kiến trúc, điêu khắc đến múa, âm nhạc.
Ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài đối với các lĩnh vực nghệ thuật của Champa
cũng được tác giả đề cập đến. Đặc biệt, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Champa
được tác giả lưu ý nhiều hơn cả. Với tám mặt giấy đầy kín chữ, bài viết Ấn Độ và văn hóa
Champa của Ngô Văn Doanh đã cho chúng ta biết nguyên nhân vì sao văn hóa Ấn Độ đến
Đông Nam Á và cung cấp cho chúng ta những tri thức cô đọng nhưng toàn diện về ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa - nghệ thuật Champa. Nhìn chung, theo quan
điểm của tác giả, văn hóa Champa (nói chung) và nghệ thuật Champa (nói riêng) chịu ảnh
hưởng khá sâu đậm của văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, văn hóa Ấn Độ, xét cho cùng, cũng chỉ
là “lớp vỏ bọc” bên ngoài của nền văn hóa Champa đậm chất bản địa mà thôi!
Bên cạnh những tác phẩm của Ngô Văn Doanh, chúng ta còn có thể tìm hiểu về văn hóa
Champa qua những công trình nghiên cứu, bài viết của Lê Đình Phụng. Các tác phẩm : Tìm
hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa (2005), Phong cách Mỹ Sơn E1 trong nghệ thuật điêu
khắc đá Champa (2006), Giá trị văn hóa của các tháp Chăm Bình Định... của Lê Đình Phụng
đã cung cấp cho ta nhiều hiểu biết về kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa cổ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đôi nét về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và các
nước khác thể hiện trên các công trình kiến trúc đền - tháp Champa.
Nghiên cứu chuyên sâu về Champa còn có thể kể đến Trần Kỳ Phương. Qua các công
trình, bài viết như Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng (1987), Di sản nghệ thuật Chăm tại
miền Trung Việt Nam (2001), Thánh đô Mỹ sơn, trung tâm nghệ thuật của vương quốc cổ
Champa (2006), Phế tích Champa: khái luận về kiến trúc đền - tháp..., Trần Kỳ Phương đã
cho ta một cái nhìn khái quát về những di sản kiến trúc, điêu khắc mà Champa để lại. Bên
cạnh đó, tác giả đã chỉ ra cho ta thấy những ảnh hưởng của tư tưởng, tôn giáo Ấn Độ thể
hiện trên các kiến trúc, đền - tháp Champa.
Chỉ viết riêng về điêu khắc, tác phẩm Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ của Huỳnh
Thị Được đã cho ta một cái nhìn so sánh giữa những hình tượng trong điêu khắc Chăm với
nguyên mẫu của nó trong thần thoại Ấn Độ. Từ cái nhìn so sánh đó, chúng ta có thể tự rút
ra kết luận là điêu khắc Chăm đã tiếp nhận ảnh hưởng của thần thoại Ấn Độ ở mức độ nào
và đã thể hiện nó ra sao?
Luận án Phó tiến sĩ “Điêu khắc đá Champa” của Phạm Hữu Mỹ cũng là một công trình
có giá trị về lĩnh vực điêu khắc đá của vương quốc cổ Champa. Trong công trình này, tác
giả đã mô tả tỉ mỉ gần như đầy đủ những tác phẩm điêu khắc đá của Champa. Tác giả cũng
dành đôi ba trang giấy để bàn về ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài đối với các tác
phẩm điêu khắc ấy. Về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, tác giả cho rằng “quá trình Champa
tiếp thu văn hoá Ấn Độ đồng thời cũng là quá trình từng bước bản địa hoá để kết hợp với tín
ngưỡng bản địa (tục thờ tổ tiên)” [46, tr.37]
Nói về điêu khắc Champa, chúng ta còn phải kể đến tác phẩm Điêu khắc Chàm của
nhóm tác giả Nguyễn Văn Cự, Phạm Ngọc Long, Cao Xuân Phổ. Tác phẩm đã nêu lên khá
rõ những nét đặc trưng của các phong cách trong nghệ thuật Champa cổ đồng thời cũng
không quên nêu bật lên đặc điểm riêng và nét độc đáo của điêu khắc Champa. Theo các
tác giả, từ thế kỷ VII, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ bắt đầu mờ dần trong điêu khắc
Champa, thay vào đó, ảnh hưởng của Khmer, Java ngày càng tăng và tính bản địa Chăm
cũng ngày càng được khẳng định. Với cách sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh kết hợp với
hàng loạt những bức hình khổ to sắc nét về các tác phẩm điêu khắc, các tác giả đã cho
chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc cái hay, cái đẹp của điêu khắc Champa.
Nhìn chung, những tác phẩm khảo cứu về văn hóa Champa (nói chung) và nghệ thuật
kiến trúc, điêu khắc Champa (nói riêng) là khá phong phú. Ngoài những tác phẩm đã nêu
trên, chúng ta còn có thể tìm thấy hàng loạt các bài viết được đăng tải trên mạng Internet.
Trong đó, có những bài viết đáng lưu ý như bài Điêu khắc Champa ở Bình Định của Cao
Xuân Phổ, Tháp Chăm Bình Định – từ kiến trúc đến lịch sử của Đinh Bá Hòa, Ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ đến tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận của Phan Quốc Anh, Thời
điểm du nhập Phật giáo vào Champa của Thông Thanh Khánh, Di sản nghệ thuật Chăm,
Nghệ thuật Chăm tại bảo tàng Guimet của Văn Ngọc... Những bài viết trên đã cung cấp cho
ta ít nhiều tư liệu về văn hoá, nghệ thuật của vương quốc Champa, đồng thời, cũng cho ta
biết thêm một số thông tin về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nghệ thuật Champa.
Cũng thuộc lĩnh vực nghệ thuật nhưng âm nhạc và múa Champa có ít công trình nghiên
cứu và bài viết hơn. Có thể giải thích hiện tượng này là do tư liệu gốc về múa và âm nhạc
Champa còn lại không nhiều. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể mường tượng được một cách
khái quát về lĩnh vực nghệ thuật này thông qua các tác phẩm, bài viết như Nghệ thuật múa
Chàm của Ngọc Canh, Bước đầu tìm hiểu, phục hồi múa cung đình Chăm của Đặng Hùng,
Đặc trưng âm nhạc nghi lễ của người Chăm Bà la môn của Văn Thu Bích, Múa Chàm của
Irasara.... Chỉ gói gọn trong vài mươi trang giấy mỏng manh, thế nhưng, bài viết Nghệ thuật
múa Chàm của tác giả Ngọc Canh đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về nghệ
thuật múa Champa, từ nguồn gốc, các hình thái múa đến đặc điểm chung của các động tác
múa. Tác phẩm của Đặng Hùng thì không bao quát như thế. Tác giả chỉ trình bày xoáy sâu
vào “Nghệ thuật múa cung đình Chăm”. Tìm hiểu tác phẩm này, chúng ta có thể biết được
những nhạc cụ mà người Champa đã dùng trong nghi lễ cung đình ngày xưa, đặc điểm của
múa cung đình Chăm và sự thay đổi trong phong cách múa cung đình Chăm qua các thời kỳ
lịch sử. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với âm nhạc và nghệ thuật múa Champa cũng
được các tác giả đề cập đến trong các tác phẩm ấy. Tuy vấn đề này chỉ được nói qua một
cách sơ lược nhưng đó cũng là những tri thức quý giá, rất hữu ích cho những ai yêu thích tìm
hiểu về âm nhạc và nghệ thuật múa Champa.
Người hướng dẫn luận văn này của tôi, Tiến sĩ Hà Bích Liên cũng là một nhà nghiên cứu
chuyên sâu về lịch sử và văn hoá của vương quốc cổ Champa. Bà đã có những công trình,
bài viết có giá trị đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền nghệ thuật độc đáo của
vương quốc này. Trong luận án tiến sĩ lịch sử của mình, khi trình bày về “quan hệ giữa
vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực”, bà đã bàn đến một số khía cạnh của
nghệ thuật Champa như là một bằng chứng của sự giao lưu. Tuy quan hệ giữa Ấn Độ và
Champa không được trực tiếp nói đến ở đây nhưng thông qua những đoạn phân tích về
tượng Phật Đồng Dương, tháp Mỹ Sơn E1..., chúng ta có thể biết được một số điều về ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với nền nghệ thuật của vương quốc Champa cổ. Ngoài công
trình trên, Hà Bích Liên còn có một số bài viết đăng trên các báo hoặc trình bày trong các
buổi hội thảo khoa học, có thể kể như : Nghệ thuật cổ Champa- những dấu ấn của giao lưu
văn hoá khu vực, Về phong cách Mỹ Sơn A1 trong nghệ thuật Champa, Phong cách Hinđu
trong nghệ thuật Chàm cổ.... Trong số đó, bài viết “Phong cách Hinđu trong nghệ thuật
Chàm cổ” có thể được xem là một bài tổng kết mang tính khái quát, cô đọng những ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa. Năm 2005,
tại hội nghị quốc tế Nghiên cứu Chăm- Những trường phái mới và cũ ( Cham Studies, Old
and New School of Thought) tại Paris, bài trình bày của bà về Hoa văn thổ cẩm Chăm
(Patters on Brocade Textiles of Cham Culture in Vietnam) đã đưa ra một cái nhìn mới về sự
tiếp nối, chuyển tiếp truyền thống từ hoa văn trên đá đến hoa văn trên vải, gắn với các
phong cách nghệ thuật cổ điển và nội dung tôn giáo. Cũng cần nói thêm rằng, hầu hết các
bài nghiên cứu trình bày trong hội thảo của nhiều học giả nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia
khác nhau, đều liên quan đến nghệ thuật Champa nếu không nói là chỉ chú trọng nghiên
cứu về nghệ thuật- một lĩnh vực nghiên cứu giúp cho nhân loại xích gần lại nhau hơn, dễ
thông cảm và trân trọng nhau hơn.
Từ những điều vừa trình bày trên, có thể nhận thấy, nền văn hoá, đặc biệt là nghệ thuật
Champa, đã được rất nhiều học giả trong, ngoài nước bàn đến và bàn một cách sâu sắc.
Luận văn của tôi, trước hết, là kế thừa những thành tựu mà các nhà nghiên cứu đã đạt được.
Bên cạnh đó, thông qua việc hệ thống lại những phát hiện của các nhà khoa học, tôi mong
muốn góp thêm một cách nhìn mới, có thể là còn rất non nớt của mình, về nền nghệ thuật
Champa, cụ thể là về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong nền nghệ thuật ấy.
3. Phạm vi nghiên cứu :
Như đã xác định ngay từ đầu, trong tên đề tài, luận văn nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của
văn hoá Ấn Độ đối với nền nghệ thuật của vương quốc Champa cổ. Cụ thể, người viết sẽ
dựa trên tiến trình phát triển của lịch sử nghệ thuật Champa mà các học giả đi trước đã tạo
dựng khá hoàn hảo để bàn chuyên về một khía cạnh : những dấu ấn còn lại của văn hoá Ấn
Độ có thể nhìn thấy trong nền nghệ thuật ấy. Thực chất, đó là đọc lại nội dung của các tác
phẩm nghệ thuật thông qua việc tìm hiểu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ẩn chứa trong nó –
tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc hơn về các tác phẩm nghệ thuật ấy, đồng thời, để hiểu rõ
hơn khát vọng về cái đẹp và thế giới tâm linh của một tộc người đã từng sống trên lãnh thổ
Việt Nam.
Nghiên cứu về