hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một công tác không thể thiếu để đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp này yên tâm sản xuất, kinh doanh và phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được
tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về hoạt động này, em đã chọn "Bảo hiểm hoả
hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" làm đề tài cho
Khoá Luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận, phần còn lại của Khoá luận
được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Chương II: Hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam.
Mục đích của khoá luận nhằm xem xét toàn bộ nội dung cũng như thực
tiễn việc tiến hành hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại
Việt Nam. Khoá luận cũng sẽ đặt chúng trong mối quan hệ với quy tắc bảo
hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt hiện đang được áp dụng ở Việt Nam, từ đó
thấy được những mặt đã đạt được cũng như chưa đạt được trong hoạt động bảo
hiểm này, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của
hoạt động bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt nói riêng.
103 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 6096 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
ìm ra lửa là một trong những phát hiện lớn và có ý nghĩa trọng yếu nhất trong nền
sưởi ấm lòng người trong những ngày đông giá rét. Ngọn lửa cũng giúp loài người
thắp lên ánh sáng, giúp con người thoát khỏi thời kỳ tối tăm, mông muội, rời bỏ
phần "con" để bước sang một thời kỳ văn minh, tiên tiến, mang tính "người" hơn.
Tuy nhiên, ngọn lửa cũng đã gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ nghiêm
trọng cho con người, chẳng thế mà người ta đã nói rằng "giặc phá không bằng
nhà cháy".
Trên thực tế, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hàng năm, những trận
hoả hoạn, những cơn bão, những trận động đất… và những rủi ro khác đã phá
huỷ hàng trăm ngôi nhà, cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người
dân, gây thiệt hại đến hàng trăm tỷ USD.
Ở Việt Nam cũng vậy, hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng thường xuyên
xảy ra gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, ví dụ như các vụ cháy lớn như:
cháy chợ Đồng Xuân, cháy Vũ trường Vĩnh Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh), xí
nghiệp giày Hiệp Hưng, Xí nghiệp dược phẩm Đồng Tháp, Xí nghiệp may mặc
Sông Bé, nổ kho vũ khí Đồng Dũ…và gần đây nhất là vụ cháy toà nhà trung
tâm thương mại ITC ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Để khắc phục những hậu quả nặng nề do những vụ hoả hoạn gây ra, từ
lâu, người ta đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều biện pháp kinh tế. Trong đó, có
thể khẳng định rằng cho đến nay, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ chế thị trường đã buộc
các doanh nghiệp trong nước phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, phải tự gánh
chịu những rủi ro, tai hoạ không may xảy đến với mình chứ không còn được
Nhà nước bảo trợ, bù đắp như trước kia nữa. Đồng thời, từ khi Luật Đầu tư
nước ngoài được ban hành và thực thi, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều
nhà Đầu tư nước ngoài hơn. Trong tình hình đó, phát triển hoạt động bảo hiểm
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một công tác không thể thiếu để đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp này yên tâm sản xuất, kinh doanh và phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được
tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về hoạt động này, em đã chọn "Bảo hiểm hoả
hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" làm đề tài cho
Khoá Luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận, phần còn lại của Khoá luận
được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Chương II: Hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam.
Mục đích của khoá luận nhằm xem xét toàn bộ nội dung cũng như thực
tiễn việc tiến hành hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại
Việt Nam. Khoá luận cũng sẽ đặt chúng trong mối quan hệ với quy tắc bảo
hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt hiện đang được áp dụng ở Việt Nam, từ đó
thấy được những mặt đã đạt được cũng như chưa đạt được trong hoạt động bảo
hiểm này, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của
hoạt động bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt nói riêng.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đến PGS.TS Nguyễn
Như Tiến, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này. Em cũng cám ơn các thầy, cô trong bộ môn Vận tải và Bảo
hiểm đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu về lĩnh vực bảo
hiểm để em có thể hoàn thành tốt Khoá luận tốt nghiệp của mình.
Do hạn chế về kinh nghiệm, tài liệu và thời gian nên Khoá luận không
tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của
các thầy, các cô và các bạn để Khoá luận được hoàn thiện hơn.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HOẢ
HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TẮC CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI
RO ĐẶC BIỆT
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI
RO ĐẶC BIỆT
1.1. Khái niệm về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Trên thế giới có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về bảo hiểm hoả
hoạn và các rủi ro đặc biệt. Tuy nhiên, nhìn chung ta có thể hiểu rằng:
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm những thiệt hại do
cháy và các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi
lửa, sét đánh… gây ra cho đối tượng bảo hiểm.
Các nước khác nhau cũng có những cách giải thích khác nhau về điều kiện
công nhận có hoả hoạn. Ví dụ như Mỹ cho rằng phải có đủ 3 điều kiện sau thì
mới công nhận có xảy ra hoả hoạn:
- Phải có ánh sáng và nhiệt tạo ra ngọn lửa
- Phải là ngọn lửa độc ác
- Phải không nằm trong phạm vi loại trừ bảo hiểm trong đơn bảo hiểm
Pháp luật của Mỹ đã phân chia về lửa ra thành 2 loại là "lửa hiền lành"
(friendly fire) và "lửa độc ác" (hostile fire). Vì mục đích nhất định, ngọn lửa nào
được đốt cháy và sử dụng trong một phạm vi nhất định thì đó là "ngọn lửa hiền
lành", còn ngọn lửa nào vượt quá phạm vi nhất định và được đốt cháy ở nơi
không nên có lửa cháy thì đó là "ngọn lửa độc ác". Thí dụ bà A người Mỹ đã
mua bảo hiểm cháy cho một số đồ nữ trang của mình. Một hôm, bà A đã để một
chiếc nhẫn kim cương lên mặt khung thành lò sưởi liền tường. Khi tới nghe điện
thoại gần đó bỗng nhiên bà A thấy lớp giấy trang trí trên mặt khung lò sưởi này
đã bén lửa. Bà A vội vứt giấy này vào trong lò sưởi đang có lửa cháy, trong lúc
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
vội vàng bà vứt nhầm cả chiếc nhẫn kim cương vào trong lò sưởi. Kết quả là
chiếc nhẫn bị lửa thiêu huỷ. Bà A đòi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Doanh
nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường vì cho rằng lửa cháy trong lò sưởi là "ngọn
lửa hiền lành" và bà A đã tự vứt nhẫn vào đó mới gây thiệt hại. Sau đó toà án Mỹ
đã kết luận: "lửa trong lò sưởi là "lửa hiền lành", nhưng lửa cháy trên khung
thành lò sưởi là "lửa độc ác". Vì phải dập tắt lửa cháy trên khung thành lò sưởi,
chẳng may đã gây tổn thất khác, cũng chẳng khác gì đã trực tiếp bị tổn thất bị lửa
thiêu huỷ. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho bà A.
Riêng ở Việt Nam, để hiểu rõ về những quy định đối với bảo hiểm hoả
hoạn và các rủi ro đặc biệt thì ta phải xem xét đến Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn
và các rủi ro đặc biệt ban hành ngày 2/5/1991. Trước tiên, ta đi tìm hiểu về
những thuật ngữ có liên quan đến bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên
dùng và gây thiệt hại cho tài sản và người xung quanh.
Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với
khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy
nhiên khoảng cách gần nhất không dưới 12m. Mục đích của quy định
này là để xác định vị trí, quy vùng trách nhiệm bồi thường. Chỉ có những
tài sản nằm trong khu vực đó mới được bồi thường khi có rủi ro xảy ra,
và đã được người sở hữu hay quản lý tài sản đó tham gia mua bảo hiểm.
Tài sản: bao gồm tất cả các loại tài sản trừ những loại tài sản bị thiệt hại
do những rủi ro loại trừ. Tài sản ở đây phải là tài sản thuộc quyền sử
dụng hay quyền quản lý của người được bảo hiểm ghi trên giấy bảo
hiểm. Đồng thời tài sản đó phải nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Những rủi ro đặc biệt là các rủi ro nổ, động đất, núi lửa, giông bão, lũ
lụt… mà người được bảo hiểm chọn trong số những rủi ro liệt kê trong
bản phụ lục kèm theo quy tắc và phải được người bảo hiểm chấp nhận và
xác nhận trong đơn bảo hiểm.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
Tổn thất toàn bộ:
Tổn thất toàn bộ thực tế: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn
hoặc hư hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái
ban đầu.
Tổn thất toàn bộ ước tính: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư
hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi
bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm.
Mức miễn bồi thường: là số tiền tổn thất mà người được bảo hiểm tự
gánh chịu cho mỗi vụ hoặc mọi tổn thất. Nếu thiệt hại do tổn thất gây ra
nhỏ hơn mức miễn bồi thường này thì công ty bảo hiểm sẽ không phải
chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm.
Mức miễn thường tối thiểu nói chung không dưới 1000 USD hoặc tương
đương bằng các loại tiền khác đối với mỗi vụ tổn thất. Trong giấy chứng
nhận bảo hiểm, mức miễn thường được ghi bằng số tiền tuyệt đối tính toán
trên cơ sở tỷ lệ miễn thường, mà tỷ lệ này được xác định trên cơ sở số tiền
bảo hiểm như sau:
Bảng tỷ lệ miễn thường trên số tiền bảo hiểm
Nguồn: Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
5
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một loại hình bảo hiểm tài sản
áp dụng đối với các nhà máy, xí nghiệp, khách sạn, dịch vụ… thuộc mọi
thành phần kinh tế trong xã hội.
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một loại hình bảo hiểm bắt buộc
đối với các cơ quan, nhà máy…
- Giá trị được bảo hiểm hoả hoạn rất lớn, khi xảy ra rủi ro thì tổn thất không
chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản.
- Trong hoạt động của nghiệp vụ có mang tính kỹ thuật rất phức tạp. Đặc
điểm này sẽ được thể hiện rõ hơn qua cách xác định, phân chia các đơn vị
rủi ro, cách tính phí, công tác giám định, đề phòng hạn chế tổn thất…
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chính là sự bảo trợ cho những tổn
thất trực tiếp do hoả hoạn gây nên.
2. ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO
ĐẶC BIỆT
Đối tượng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói chung là các đối
tượng mà vì sự an toàn hay bảo toàn của đối tượng đó đã dẫn đến việc ký kết hợp
đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm - đối tượng bảo
hiểm là những mục tiêu mà các rủi ro có thể làm cho đối tượng đó bị tai nạn, tổn
thất.
Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đối tượng bảo hiểm là các
tài sản như:
- Bất động sản: Bất động sản ở đây là nhà cửa, công trình xây dựng, nhà
máy, xí nghiệp, kho tàng,… thuộc loại hình sản xuất kinh doanh hoặc các
công trình dân dụng.
Bảo hiểm hoả hoạn về bất động sản gồm: bảo hiểm nhà cửa và bảo hiểm
rừng
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
Các công trình ngầm dưới đất có thể bị loại trừ bảo hiểm. Do vậy, muốn
các công trình đó được bảo hiểm thì cần phải có một điều khoản đặc biệt và
mức phí bảo hiểm cũng sẽ cao hơn mức thông thường.
- Các động sản: Động sản cá nhân là những tài sản liên quan đến người được
bảo hiểm như đồ đạc, đồ mỹ nghệ, thú vật nuôi, các phương tiện giao
thông…
Bảo hiểm hoả hoạn về động sản gồm: bảo hiểm hoả hoạn về tài sản gia
đình, hàng hoá, vật tư…
Phương tiện giao thông đường bộ có động cơ, tín phiếu, cổ phiếu và tiền
mặt bị loại trừ khỏi động sản cá nhân
- Tài sản đa dạng cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp công
nghiệp, nông nghiệp hoặc thương mại như đồ vật, phương tiện, máy móc,
thiết bị…
Việc đảm bảo có hiệu lực bên trong công trình được bảo hiểm cũng như
trong sân và khu nhà phụ.
- Hàng hoá, có thể là nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
Việc đảm bảo có hiệu lực bên trong công trình được bảo hiểm cũng như
trong sân và khu nhà phụ.
Với đối tượng bảo hiểm rộng như thế thì khi có tổn thất xảy ra, không phải
tất cả mọi tổn thất thiệt hại đều được bảo hiểm mà chỉ có những tổn thất, thiệt
hại xảy ra do những rủi ro được bảo hiểm mới được người bảo hiểm bồi
thường. Người bảo hiểm phải xác định rõ điều đó trong phạm vi bảo hiểm.
3. QUY TẮC BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là quy tắc được ban hành
theo Quyết định số 142 - TCQĐ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành vào ngày
2/5/1991 theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam, căn cứ
vào Quyết định số 155 - HĐBT ngày 15/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ tài chính và
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
Quyết định số 179 - CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng Chính phủ về việc
thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi
ro đặc biệt được ban hành thay cho Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro
đặc biệt ban hành theo Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ Tài
chính.
Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt bao gồm 11 chương và
phần phụ lục. Mười một chương lần lượt là các chương:
Chương I. Những Quy định chung
Chương II. Phạm vi bảo hiểm
Chương III. Những loại trừ chung áp dụng chung cho tất cả các rủi ro
Chương IV. Phí bảo hiểm
Chương V. Thời hạn bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm
Chương VI. Thủ tục bảo hiểm
Chương VII. Số tiền bảo hiểm
Chương VIII. Huỷ bỏ bảo hiểm
Chương IX. Trách nhiệm của người được bảo hiểm
Chương X. Giám định và bồi thường thiệt hại
Chương XI.Xử lý tranh chấp
Trong phần phụ lục có phần:
Các rủi ro có thể lựa chọn để bảo hiểm
Biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Quy tắc bảo hiểm trộm cướp
Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3
Đơn bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bảng tỷ lệ thương tật
và mức bồi thường
Đơn bảo hiểm rủi ro cho chủ thầu…
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
8
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
Tuy nhiên, để phục vụ nội dung nghiên cứu, khoá luận chỉ đề cập đến một số
điểm chính trong Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt như: Phạm vi
bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giám định và bồi thường tổn thất.
3.1. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là việc xác định đâu là những rủi ro được bảo hiểm, đâu
là những rủi ro bị loại trừ. Phạm vi bảo hiểm có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng vì nhờ đó ta có thể tránh được các tranh chấp phát sinh không cần thiết
khi tổn thất xảy ra, giúp xác định phí bảo hiểm một cách hợp lý và xem xét giải
quyết bồi thường khi tổn thất xảy ra.
3.1.1. Các rủi ro được bảo hiểm
Theo Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, rủi ro được bảo
hiểm gồm có: (thường được liệt kê theo chữ cái)
A. Hoả hoạn (do nổ hay do nguyên nhân khác)
Cháy: Mọi thiệt hại gây ra do cháy đều được bồi thường, trừ những thiệt hại
do:
- Nổ do ảnh hưởng của cháy
- Động đất hoặc lửa ngầm dưới đất
- Bản thân tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do tự lên men, toả nhiệt hay do
quá trình xử lý bằng nhiệt.
Lấy ví dụ: Vào một ngày rất nóng, trong một nhà kho chứa đầy các thùng
nho, một thùng nho đã bị lên men và toả nhiệt làm hỏng các thùng nho khác
bên cạnh. Điểm loại trừ trên rõ ràng được áp dụng cho thùng nho đầu tiên bởi
vì nó tự động lên men, tuy nhiên sẽ không được áp dụng cho các thùng nho bên
cạnh.
Sét: Là tác động trực tiếp của tia chớp vào tài sản được bảo hiểm. Chỉ có
thiệt hại trực tiếp do sét gây ra mới được bảo hiểm bồi thường.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
Ví dụ: sét đánh vào một trạm biến thế, làm cho dòng điện tăng, giảm đột
ngột dẫn đến hỏng các thiết bị điện. Trong trường hợp này, biến thế bị tổn thất
do tác động trực tiếp của sét gây ra nên được bồi thường. Còn các thiết bị điện
bị hỏng không phải do tác động trực tiếp của sét nên không được bồi thường.
Nổ: Là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm
theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của các chất
lỏng, chất rắn hay chất khí. Trong rủi ro này, chỉ bảo hiểm các trường hợp:
- Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
- Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hay sưởi ấm trong nhà
- Những thiệt hại do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây ra
- Những thiệt hại về mặt tài sản do mất cắp trong khi hoả hoạn mà người
bảo hiểm không chứng minh được là mất cắp.
B. Nổ: Người bảo hiểm sẽ bồi thường mọi thiệt hại từ nổ trừ việc nổ nồi hơi
phục vụ sinh hoạt.
C. Máy bay hay phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện
đó rơi vào làm cho tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại.
D. Bãi công, đình công, bế xưởng, bạo động, nổi loạn hoặc hành động của
những người tham gia các cuộc gây rối lao động hay những người có ác ý
không mang tính chất chính trị. (Dù có hoả hoạn hay không có hoả hoạn
cũng đều được bồi thường). Loại trừ tài sản bị:
- Mất mát hay hư hại do tịch thu, phá huỷ, hoặc trưng dụng theo lệnh của
Chính phủ hoặc nhà cầm quyền.
- Mất mát hay hư hại do ngừng công việc.
E. Động đất: mọi thiệt hại do động đất gây ra đều được bồi thường, cho dù
động đất có gây hoả hoạn hay không.
F. Lửa ngầm dưới đất: mọi thiệt hại do lửa ngầm dưới đất gây ra (dù có hoả
hoạn hay không) đều được bảo hiểm bồi thường.
G. Cháy mà nguyên nhân duy nhất là do tài sản tự lên men, toả nhiệt hay bốc cháy.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
10
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
H. Giông tố, bão lụt: mọi thiệt hại tài sản được bảo hiểm do giông tố, bão lụt
gây ra đều được bồi thường dù có hoả hoạn hay không, nhưng loại trừ:
- Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do sương muối, sụt lở đất.
- Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá huỷ hay hư hại.
I. Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa hay ống dẫn nhưng loại trừ việc tràn nước
ttừ những hệ thống ống dẫn tự động phục vụ cho công tác chữa cháy.
J. Xe cộ hay súc vật sống không thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát của
người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào tài sản được
bảo hiểm làm tài sản đó bị thiệt hại đều được bồi thường.
K. Nước rò rỉ từ các đường ống dẫn đặt sẵn phục vụ công tác cứu hoả.
Khi mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì rủi ro A là rủi ro bắt
buộc, còn các rủi ro từ B đến K là các rủi ro phụ kèm theo rủi ro A. Tuỳ từng đối
tượng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn thêm một hoặc một số rủi
ro phụ nằm trong phạm vi từ B đến K để tham gia kèm với rủi ro hoả hoạn.
3.1.2. Những loại trừ chung áp dụng cho tất cả các rủi ro
Những điểm loại trừ nêu dưới đây được áp dụng chung cho mọi rủi ro
trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
a. Những tài sản bị thiệt hại do:
- Nổi loạn, bạo động dân sự, trừ khi những rủi ro này được xác nhận
trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
- Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự (dù
có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nổi loạn, nội chiến, khởi nghĩa,
cách mạng, binh biến, bạo động, đảo chính,...
- Khủng bố (nghĩa là sử dụng bạo lực nhằm các mục đích chính trị, bao
gồm cả việc sử dụng bạo lực nhằm gây hoang mang trong xã hội hay
một bộ phận xã hội).
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
b. Bất kỳ tổn thất nào (dù là tổn thất tài sản trực tiếp hay chi phí có liên quan
hay tổn thất có tính chất hậu quả) trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra
có liên quan đến:
- Phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ
chất thải hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân.
- Các thuộc tính phóng xạ, độc, nổ hoặc các thuộc tính nguy hiểm khác
của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó.
c. Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của Người được bảo hiểm gây ra.
d. Những tổn thất về:
- Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác
nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và Người được
bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định.
- Tiền bạc, kim loại quý, đá quý, chứng khoán