Hiện tượng ngộ độthực phẩm do vi sinh vật xảy ra ởnơi trên thếgiới. Ở
Việt Nam, ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân
gây ra ngộ độthực phẩm như: Vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, độc tố
trong thực phẩm, độc tốdo quá trình hình thành trong chếbiến thực phẩm, bảo
quản, do nguyên liệu, do hóa chất bảo quản, do phụ gia, do bao bì Trong đó
nguyên nhân do vi sinh vật là thường xuyên và phổbiến nhất. Do đó việc tìm ra
những biện pháp bảo quản thực phẩm đểtránh ngộ độdo vi sinh vật là rất cần
thiết.
Hiện nay trong các nhà máy chếbiến thủy sản thường dùng chlorine trong
khâu rửa nguyên liệu. Chlorine có ưu điểm là sát khuẩn, giá thành tương đối thấp.
Tuy nhiên khi sửdụng thì nó cũng gây tác hại là khi tiếp xúc lâu ngày sẽgây
bệnh cho người tham gia sản xuất, dưlượng còn lại trong thực phẩm vượt quá
giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó nhiều nước
trên thếgiới đã có những quy định khác nhau vềviệc sửdụng loại hóa chất này,
đặc biệc là thị trường ở Châu Âu. Vì vậy việc dùng hóa chất mới để thay thế
chlorine đã và đang là một vấn đềcần thiết. Theo đó thì việc sửdụng hóa chất
mới này phải vừa đảm bảo được khảnăng ức chếvi sinh vật, vừa đảm bảo chất
lượng sản phẩm và đặc biệt là an toàn đối với người tham gia sản xuất và người
tiêu dùng.
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo quản cá tra philê bằng cách rửa trong dung dịch acid lactic và ướp trong nước đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY
BẢO QUẢN CÁ TRA PHILÊ BẰNG CÁCH RỬA TRONG
DUNG DỊCH ACID LACTIC VÀ ƯỚP TRONG NƯỚC ĐÁ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY
BẢO QUẢN CÁ TRA PHILÊ BẰNG CÁCH RỬA TRONG
DUNG DỊCH ACID LACTIC VÀ ƯỚP TRONG NƯỚC ĐÁ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
Ks. NGUYỄN THỊ NHƯ HẠ
2009
iii
TÓM TẮT
Hiện nay, hầu như các nhà máy chế biến thủy sản đều sử dụng chlorine để rửa
nguyên liệu. Chlorine là một hóa chất rẻ tiền, có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh và có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của
chlorine là sự kết hợp của nó với các chất hữu cơ tạo nên những sản phẩm phụ
gốc halogen có khả năng gây đột biến hoặc ung thư. Do đó, để giữ được chất
lượng của nguyên liệu cá tra, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho
người tiêu dùng, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
Khảo sát khả năng ức chế vi sinh vật của acid lactic ở các nồng độ 0,0%; 0,2%;
0,4%; 0,6% và 0,8% nhằm tìm ra nồng độ acid thích hợp.
Khảo sát số lần tái sử dụng nước rửa nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế.
So sánh khả năng ức chế vi sinh vật của acid lactic với chlorine 15ppm và nước
sạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khi rửa cá tra trong dung dịch acid ở nồng độ 0,4%
thì ức chế vi sinh vật tốt và không ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản
phẩm, bên cạnh đó có thể tái sử dụng nước rửa đến lần thứ 5 mà vẫn đảm bảo tốt
chỉ tiêu vi sinh.
iv
LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức như ngày hôm nay, đặc biệt là hoàn thành đề tài nghiên cứu
này, em xin chân thành cảm ơn:
Cô Đỗ Thị Thanh Hương và cô Nguyễn Thị Như Hạ trực tiếp hướng dẫn đề tài
này, đã tận tình góp ý và cung cấp những tài liệu để em hoàn thành luận văn.
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Bộ môn Dinh Dưỡng và
Chế Biến Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báo.
Tập thể cán bộ phòng thí nghiệm của Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm.
Các bạn lớp Chế Biến Thủy Sản 31 đã tận tình giúp đỡ, góp ý chân thành trong
suốt quá trình làm luận văn.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
v
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 1
1.3 Nội dung của đề tài................................................................................... 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài......................................................................... 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................3
2.1 Giới thiệu nguyên liệu cá tra...........................................................................3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của cá tra ....................................................................3
2.1.2 Thành phần hóa học của cá tra .................................................................4
2.2 Bảo quản lạnh ...................................................................................................5
2.2.1 Đặc điểm của quá trình làm lạnh .............................................................5
2.2.2 Tác dụng của việc làm lạnh ......................................................................6
2.2.3 Định luật về tốc độ làm lạnh.....................................................................6
2.2.4 Các phương pháp bảo quản lạnh ..............................................................7
2.2.5 Tác dụng của việc bảo quản lạnh bằng nước đá ....................................7
2.2.6 Các dạng nước đá thường dùng trong thủy sản......................................7
2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản lạnh...............................9
2.2.8 Biến đổi của thuỷ sản trong quá trình bảo quản lạnh ............................9
2.2.9 Vi sinh vật gây bệnh và gây hư hỏng ở cá ........................................... 10
2.2.10 Vi sinh vật trên cá ướp lạnh................................................................. 11
2.3 Giới thiệu về acid lactic................................................................................ 11
2.3.1 Cơ chế xác khuẩn của acid lactic .......................................................... 12
2.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của acid lactic ............................................... 13
2.3.3 Ứng dụng.................................................................................................. 13
2.4 Giới thiệu về Chlorine .................................................................................. 13
vi
2.4.1 Tác dụng diệt trùng của Chlorine.......................................................... 13
2.4.2 Ưu điểm.................................................................................................... 14
2.4.3 Nhược điểm ............................................................................................. 14
2.5 Những nghiên cứu có liên quan................................................................... 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGIỆM..................... 15
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................ 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 15
3.2.1 Phương pháp phân tích ........................................................................... 15
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 15
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ acid lactic đến
khả năng ức chế vi sinh vật và chất lượng sản phẩm cá tra philê theo thời gian bảo
quản trong môi trường nước đá (0 ÷ 50C)................................................................... 16
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát số lần tái sử dụng dung dịch acid lactic trong
quá trình rửa cá tra philê đến khả năng ức chế vi sinh vật và chất lượng sản phẩm
philê theo thời gian bảo quản trong môi trường nước đá (0 ÷ 50C). ....................... 18
3.2.3 Thí nghiệm 3: So sánh sự bảo quản cá tra philê bằng dung dịch acid
lactic ở nồng độ và số lần tái sử dụng nước rửa thích hợp vừa tìm được ở thí
nghiệm trước với dung dịch chlorine ở nồng độ 15ppm, nước sạch...................... 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 22
4.1 Khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ acid lactic khác nhau đến khả năng
ức chế vi sinh vật và chất lượng sản phẩm cá tra philê theo thời gian bảo quản
trong môi trường nước đá (0 ÷ 50C). ........................................................................... 22
4.2 Khảo sát số lần tái sử dụng dung dịch acid lactic trong quá trình rửa cá
tra philê đến khả năng ức chế vi sinh vật và chất lượng sản phẩm philê theo thời
gian bảo quản trong môi trường nước đá (0 ÷ 50C)................................................... 31
4.3 So sánh khả năng ức chế vi sinh vật giữa mẫu rửa trong dung dịch acid
lactic với chlorine và nước sạch ở lần tái sử dụng nước rửa thích hợp ở thí nghiệm
2. ..................................................................................................................................... 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. 46
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 46
5.2 Đề nghị ......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 47
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của cá tra .....................................................................5
Bảng 2.2: Thành phần hoá học của cá tra .....................................................................5
Bảng 3.3: Thiết bị và phương pháp sử dụng để kiểm tra các chỉ tiêu .................... 15
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra tổng vi khuẩn hiếu khí của mẫu rửa trong dung dịch
acid lactic. ...................................................................................................................... 22
Bảng 4.2: Kết quả đo pH của mẫu rửa ở các nồng độ acid lactic khác nhau ........ 25
Bảng 4.3: Nhận xét đánh giá cảm quan của mẫu xử lý trong dung dịch acid lactic
ở các nồng độ khác nhau.............................................................................................. 26
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra tổng vi khuẩn hiếu khí sau khi tái sử dụng nước rửa.
......................................................................................................................................... 31
Bảng 4.5: Kết quả đo pH của cơ thịt cá sau khi tái sử dụng nước rửa................... 34
Bảng 4.6: Nhận xét đánh giá cảm quan của mẫu xử lý trong dung dịch acid lactic
ở các lần tái sử dung nước rửa. ................................................................................... 35
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra TVKHK sau khi được rửa trong dung dịch acid lactic,
chlorine và nước sạch................................................................................................... 37
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá cảm quan giữa mẫu rửa trong dung dịch acid lactic
với chlorine và nước sạch. ........................................................................................... 43
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá tra....................................................................................................... 3
Hình 2.2: Công thức cấu tạo acid lactic................................................................ 12
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ......................................................... 16
Hình 3.2: Sơ đồ thí nghiệm bảo quản lạnh cá tra philê ở các nồng độ acid khác
nhau....................................................................................................................... 17
Hình 3.3: Sơ đồ thí nghiệm tái sử dụng dung dịch acid lactic......................... 2719
Hình 3.4:Sơ đồ thực hiện thí nghiệm giữa acid lactic, chlorine và nước sạch. .... 21
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ acid lactic đến tổng vi khuẩn
hiếu khí. ................................................................................................................ 24
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng nồng độ acid lactic đến giá trị pH của cơ
thịt cá..................................................................................................................... 26
Hình 4.3: Đồ thị biểu diển ảnh hưởng của số lần tái sử dụng nước rửa. .............. 33
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn số lần tái sử dụng nước rửa đến giá trị pH................. 34
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế vi sinh vật giữa nước sạch, chlorine
với acid lactic. ....................................................................................................... 42
9
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Hiện tượng ngộ độ thực phẩm do vi sinh vật xảy ra ở nơi trên thế giới. Ở
Việt Nam, ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân
gây ra ngộ độ thực phẩm như: Vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, độc tố
trong thực phẩm, độc tố do quá trình hình thành trong chế biến thực phẩm, bảo
quản, do nguyên liệu, do hóa chất bảo quản, do phụ gia, do bao bì…Trong đó
nguyên nhân do vi sinh vật là thường xuyên và phổ biến nhất. Do đó việc tìm ra
những biện pháp bảo quản thực phẩm để tránh ngộ độ do vi sinh vật là rất cần
thiết.
Hiện nay trong các nhà máy chế biến thủy sản thường dùng chlorine trong
khâu rửa nguyên liệu. Chlorine có ưu điểm là sát khuẩn, giá thành tương đối thấp.
Tuy nhiên khi sử dụng thì nó cũng gây tác hại là khi tiếp xúc lâu ngày sẽ gây
bệnh cho người tham gia sản xuất, dư lượng còn lại trong thực phẩm vượt quá
giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó nhiều nước
trên thế giới đã có những quy định khác nhau về việc sử dụng loại hóa chất này,
đặc biệc là thị trường ở Châu Âu. Vì vậy việc dùng hóa chất mới để thay thế
chlorine đã và đang là một vấn đề cần thiết. Theo đó thì việc sử dụng hóa chất
mới này phải vừa đảm bảo được khả năng ức chế vi sinh vật, vừa đảm bảo chất
lượng sản phẩm và đặc biệt là an toàn đối với người tham gia sản xuất và người
tiêu dùng.
Có nhiều nghiên cứu về việc thay thế chlorine bằng acid lactic, acid acetic,
acid citric, E400…. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế vi sinh
vật của acid lactic là tương đối cao. Để có thể ứng dụng acid lactic một cách có
hiệu quả trong quá trình sản xuất thì cần phải biết các điều kiện tối ưu trong quá
trình xử lý như: Nồng độ, thời gian rửa… Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Bảo
quản cá tra philê bằng cách rửa trong dung dịch acid lactic và ướp trong nước
đá”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu là tìm ra nồng độ dung dịch acid lactic và số lần tái sử dụng dung
dịch nước rửa thích hợp, từ đó có thể thay thế chlorine trong quá trình rửa nguyên
liệu cá tra trong các nhà máy chế biến thủy sản.
10
1.3 Nội dung của đề tài
Khảo sát nồng độ dung dịch acid lactic.
Khảo sát số lần tái sử dụng dung dịch nước rửa.
So sánh khả năng ức chế vi sinh vật của acid lactic với chlorine và nước
sạch.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009 (20 tuần).
11
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu nguyên liệu cá tra
Hình 2.1: Cá tra
2.1.2 Đặc điểm sinh học của cá tra
a/ Phân loại
Cá tra là một trong số 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác
định ở song Cửu Long. Cá tra phân bố ở lưu vực song MêKông, có mặt ở cả bốn
nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan.
Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong
cá tra dầu và được phân loại như sau:
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus
b/ Hình thái, sinh lý
Cá tra là cá da trơn (không có vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc,
miệng rộng, có hai đôi râu.
Cá tra sống chủ yếu ở nước vùng ngọt, có thể sống ở vùng nước lợ (nồng độ
muối từ 7 ÷ 100/00), chịu được nước phèn với pH > 5. Chịu được nhiệt độ nóng
đến 390C nhưng dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C.
12
c/ Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ươm không được cho
ăn đầy đủ.
Cá giống nuôi trong ao, chúng ăn các loại thức động vật có kích thước vừa
cở miệng của chúng vá các loại thức ăn nhân tạo. Cá lớn có tính ăn tạp thiên về
động vật nhưng dễ chuyển đổi thức ăn. Nếu thiếu thức ăn chúng có thể sử dụng
các loại thức ăn bắt buột khác như: Mùn bã hửu cơ, thức ăn có nguồn gốc động
vật và có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác như cám. Rau, động vật
đáy….
Cá còn nhỏ thì tăng nhanh về chiều dài, từ khoảng 2,5kg trở đi thì tăng trọng
lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể.
Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên
nặng 18kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8m.
Nuôi trong ao một năm cá đạt 1 ÷ 1,5kg/con (năm đầu tiên), những năm về
sau cá tăng trọng nhanh hơn có thể đạt tới 5 ÷ 6kg/con tùy thuộc vào môi trường
sống, sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn.
e/ Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái là 3 tuổi, trọng lượng cá thành
thục lần đầu từ 2,5 ÷ 3kg/con.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phục (sinh dục thức cấp) nên nếu chỉ nhìn
hình dáng bên ngoài thí khó phân biệt được cá đực, cá cái.
Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển gọi là buồng tinh
hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào. Mùa vụ thành thục của cá
trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 ÷ 6 dương lịch, cá có tập tính di cư và đẻ tự
nhiên trên những khúc song có điều kiện sinh thái phù hợp.
(
2.1.2 Thành phần hóa học của cá tra
Thành phần hóa học của cá nói chung cũng giống như động vật có vú bao
gồm các thành phần như: Nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin…. Nhưng
những thành phần này khác nhau rất nhiều, tùy theo giống, loài và từng cá thể,
phụ thuộc vào giới tính (đực, cái), môi trường sinh sống, mùa vụ. thức ăn, kích cở
13
cá và đặc tính di truyền cũng ảnh hưởng đến thành phần hoá học, đặc biệt ở cá
nuôi.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của cá tra
Thành phần hóa học của nguyên liệu cá tra được phân tích từ thịt cá trong phòng
thí nghiệm bao gồm:
Thành phần Giá trị dinh dưỡng/ 100g ăn được
Năng lượng chung
Năng lượng từ chất béo
Tổng năng lượng chất béo
Chất béo bảo hoà
Cholesterol
Natri
Protein
124,52 Kcal
30,84 Kcal
3,42 g
1,64 g
25,2 mg
70,6 mg
23,42 mg
(
Bảng 2.2: Thành phần hoá học của cá tra
Thành phần hoá học của nguyên liệu cá tra được phân tích từ thịt cá trong phòng
thí nghiệm bao gồm:
Thành phần hoá học Hàm lượng (%)
Đạm
Béo
Ẩm
14,15
2,65
75,08
(Phạm Thị Cần Thơ).
2.2 Bảo quản lạnh
2.2.1 Đặc điểm của quá trình làm lạnh
Làm lạnh hay ướp lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống gần đến
diểm đóng băng, tức là đưa nhiệt độ của phần nước tự do trong cấu trúc sản phẩm
xuống nhiệt độ lạnh mà không làm đông đặc phần nước này. Quá trình này được
thực hiện để hạ thấp tốc độ biến đổi sinh hóa và vi sinh, do đó kéo dài thời gian
bảo quản thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến. Làm lạnh dẫn đến thay đổi một
ít giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả là các
14
thực phẩm làm lạnh được người tiêu dùng nhận biết như một thực phẩm tiện
dụng, dễ chuẩn bị, lành mạnh, chất lượng cao, tự nhiên và tốt.
2.2.2 Tác dụng của việc làm lạnh
Năm 1745 nhà bác học Nga Lômônôxốp trong luận án nổi tiếng bàn về
nguyên nhân nóng lạnh đã cho rằng: “Những quá trình sống và thối rửa được làm
nhanh lên do nhiệt độ và làm chậm đi do lạnh”.
Thật vậy, sự biến đổi của thực phẩm điển hình là thủy sản là nhanh ở nhiệt
độ cao (40 ÷ 500C) cho đến sự hư hỏng, ươn thối do hoạt hóa của men phân giải
(enzyme) của bản thân nguyên liệu thủy sản và của vi sinh vật. Chủ yếu chính là
vi sinh vật làm hư hại hoàn toàn thủy sản, gây độc tính và mùi hôi thối.
Làm lạnh hay ướp lạnh với nhiệt độ từ 0 ÷ 10C là làm trì hoản tác dụng tự
tiêu và tác dụng tự phân hủy của vi sinh vật, chứ không ức chế hoàn toàn các tác
dụng này. Đa số enzyme và vi sinh vật hoạt động thích hợp trong khoảng nhiệt độ
nhất định thường là 30 ÷ 400C, trong phạm vi bình thường cứ hạ xuống 100C thì
tốc độ phản ứng giảm xuống 1/2 đến 1/3.