Việt Nam cónhiều điềukiệnthuậnlợi đểpháttriểnngànhthủy hảisản.
BiểnViệtNam ta dàivàrộng, lại nằmtrong vùngcónhiềuchỗgặpnhau của
cácdòngnướcvàcókhíhậunhiệt đới, nên trữlượnghảisảncủata khálớn, có
giátrịkinh tếcao. Riêng cá đãcótrên 100 loài, trong đócóhơn 40 loàicógí
trịkinh tếlớn. Nhiềusốliệukhảo sát, kểcảsốcủaLiên HiệpQuốc đãnghiên
cứutrong cácnăm 1968-1974 cho thấytrữlượnghảisảncủanướcta đạttới
khoảng 10 triệutấnbao gồmcátầngtrên, cátầng đáyvàcácloạitôm mực
Thếgiới đãcónhiềuchương trìnhmở đườngra đạidương-nơi chẳng
nhữngcókhảnăng cung cấp vôtậnvềkhoángsản, dầukhímàcònlànơi cung
cấpcho con ngườinguồnthựcphẩm khổnglồ, nguồn độngvậtvàthựcvậtvô
cùngphong phú. Năm 1980 sản lượng cá thế giới đã hơn 70 triệu tấnvàtrong
những năm gần đây, sảnlượngtôm cákhai tháccủathếgiới đãvượtkhỏimức
80 triệutấn/ năm. Thủy sản đãchiếm tớikhoảng80% nguồn đạm độngvật
trong bửa ăn củanguờiNhậtcũngnhưcủamộtsốnướctrênthếgiới.
Bên cạnh những thuận lợi về trữ lượng thủy sản, về vùng khai thác
đánhbắttương đốithuậnlợiquanh năm, nướcta còncódiệntíchmặtnướcrất
lớn đểpháttriểnnuôi tôm đồng, tôm nướclợ, cá, đặcbiệtlàpháttriểnmôhình
nuôi lươn quy môcông nghiệp. Với một sản lượng thủy sản thu hoạch lớn sẽ
bị hư hỏng chủ yếu do vi sinh vật phát triển, protein bị phân hủy.
Để giải quyết vấn đề trên có thể ngăn chặn sự phát triển vi sinh vật
bằng cách bảo quản nguyên liệu ở điều kiện nhiệt độ thấp như làm lạnh và
lạnh đôngnhằmkéodàithờigian bảoquản. Đề tài “Bảo quản lươn bán thành
phẩm theo phương pháp lạnh” được tiến hành để giải quyết vấn đề cấp bách
trên.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo quản lươn bán thành phẩm bằng phương pháp lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
MAI HOÀNG VINH
BẢO QUẢN LƯƠN BÁN THÀNH PHẨM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẠNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
MAI HOÀNG VINH
BẢO QUẢN LƯƠN BÁN THÀNH PHẨM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẠNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
2009
XÁC NHẬN
Luận văn “Bảo quản lươn bán thành phẩm bằng phương pháp lạnh” do sinh viên Mai
Hoàng Vinh thực hiện được báo cáo vào ngày 21 tháng 05 năm 2009 và đã được chỉnh
sửa theo yêu cầu của hội đồng Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thùy Sản.
Cần thơ, ngày 28 tháng 08 năm 2009
Cán bộ hướng dẫn
Ts. Đỗ Thị Thanh Hương
LỜI CẢM TẠ
Em xin tỏ lòng biết ơn đến Cô Đỗ Thị Thanh Hương đã hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em làm luận văn.
Các thầy cô ở bộ môn Dinh Dưỡng Và Chế Biến Thủy Sản đã giảng dạy em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Các cán bộ phòng thí nghiệm, các ban cùng lớp Chế Biến Thủy Sản Khoá 31 đã
tạo điều kiện cho em trao đổi và học hỏi những kiến thức cần thiết để hoàn thành
đề tài này
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót
trong quá trình thực hiện đề tài. Kính mong sự chỉ bảo của Quý Thầy Cô và ý
kiến đóng góp của các bạn để em khắc phục những thiếu sót.
Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2009
Sinh viên thực hiện
Mai Hoàng Vinh
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ.............................................................................................................i
Mục lục ...............................................................................................................ii
Danh sách bảng ..................................................................................................iv
Danh sách hình ....................................................................................................v
Tóm tắt nghiên cứu.............................................................................................vi
Chương 1: Đặt vấn đề .........................................................................................1
1.1 Giới thiệu............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu ..........................................................................1
Chương 2: Lược khảo tài liệu..............................................................................3
2.1 Kỹ thuật làm lạnh.................................................................................3
2.1.1 Lịch sử ngành lạnh ...............................................................3
2.1.2 Khài niệm lạnh .....................................................................3
2.1.3 Ý nghĩa của việc làm lạnh....................................................4
2.1.4 Công dụng của việc làm lạnh ...............................................4
2.1.5. Hiệu quả và phạm vi ứng dụng kỹ thuật làm lạnh thủy sản5
2.1.6 Một số phương pháp làm lạnh nguyên liệu thủy sản ...........6
2.2. Kỹ thuật lạnh đông ..............................................................................7
2.2.1 Mục đích làm lạnh đông.......................................................7
2.22 Sự cần thiết làm lạnh đông thủy sản .....................................7
2.2.3Quá trình lạnh đông...............................................................8
2.2.4 Phương pháp lạnh đông .....................................................10
2.3. Biến đổi thủy sản trong quá trình làm lạnh đông .........................10
2.3.1 Biến đôi vi sinh vật ............................................................10
2.3.2 Biến đổi hóa học ................................................................10
2.3.2 Biến đổi màu sắc ................................................................10
2.4 Các công trình khoa học lạnh đông trên đối tượng
thủy sản khác..............................................................................11
Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .......................................13
3.1 Địa điểm ........................................................................................13
3.2 Vật liệu ..........................................................................................13
3.3 Hóa chất.........................................................................................13
3.4 Thiết bị và dụng cụ ........................................................................13
3.5 Phương pháp..................................................................................13
3.5.1 Phương pháp thí nghiệm ....................................................14
3.5.2 Phương pháp phân tích.......................................................16
3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu..................................................22
Chương 4: Kết quả và thảo luận........................................................................23
4.1 Kết quả đánh giá nguyên liệu bảo quản ở 0oC .................................23
4.2 Kết quả đánh giá nguyên liệu bảo quản ở -20oC..............................24
4.3 Kết quả đánh giá nguyên liệu bảo quản ở -40oC..............................25
4.4 Kết quả đánh giá nguyên liệu bảo quản ở -6oC................................26
Chương 5: Kết luận và đề xuất .........................................................................30
5.1 Kết luận ............................................................................................30
5.2 Đề xuất .............................................................................................30
Tài liệu tham khảo ............................................................................................31
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân loại vi khuẩn theo nhiệt độ..........................................................4
Bảng 2.2 Quan hệ giữa lượng nước đóng băng trong thủy sản và nhiệt độ làm
lạnh đông ..................................................................................................8
Bảng 2.3 Biến đổi vi sinh và protein trong quá trình bảo quản ........................11
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của công đoạn xử lý và tình trạng thùng cách nhiệt đến chất
lượng tôm sau thời gian bảo quản ..........................................................12
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của lươn ............................................................13
Bảng 3.2 Bảng điểm đánh giá cảm quan nguyên liệu lươn...............................14
Bảng 3.3 Sáu bậc đánh giá theo TCVN 3215-79 ..............................................21
Bảng 3.4 Bảng điểm phân cấp chất lượng TCVN 3215-79 ..............................22
Bảng 4.1 Khảo sát nguyên liệu bảo quản 00C dựa vào các chỉ tiêu cảm quan. 23
Bảng 4.2 Tổng số vi sinh vật hiếu khí và sự biến đôi hàm lượng NH3 bay hơi23
Bảng 4.3 Khảo sát nguyên liệu bảo quản -200C dựa vào các chỉ tiêu cảm
quan ........................................................................................................24
Bảng 4.4 Tổng số vi sinh vật hiếu khí và sự
biến đôi hàm lượng NH3 bay hơi ...........................................................24
Bảng 4.5 Khảo sát nguyên liệu bảo quản -400C dựa vào các chỉ tiêu cảm quan25
Bảng 4.6 Tổng số vi sinh vật hiếu khí
và sự biến đôi hàm lượng NH3 bay hơi ..................................................25
Bảng 4.7 Khảo sát nguyên liệu bảo quản 60C
dựa vào các chỉ tiêu cảm quan. ..............................................................26
Bảng 4.8 Tổng số vi sinh vật hiếu khí
và sự biến đôi hàm lượng NH3 bay hơi ..................................................26
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Nhiệt độ và thời gian lạnh đông thủy sản.............................................9
Hình 4.1 Nguyên liệu trước khi bảo quản .........................................................28
Hình 4.2 Nguyên liệu sau bảo quản 6 ngày ở 0oC ............................................28
Hình 4.3 Nguyên liệu bảo quản ở -40oC sau 30 ngày .......................................29
Hình 4.4 Nguyên liệu bảo quản ở 6oC sau 4 ngày ............................................29
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Lươn là loài có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm cao (trên 18%), do vậy khi
thu hoạch bảo quản không tôt dễ bị phân hủy, làm giảm chất lượng gây thiệt hai
cho người sản xuất kể cả tiêu dùng. Thí nghiệm khảo sát sự biến đổi của nguyên
liệu lươn thông qua việc bảo quản ở các chế độ nhiệt độ lạnh và lạnh đông trong
khoảng thời gian khác nhau, kết quả cho thấy:
Sản phẩm lươn sau khi bảo quản lạnh đông 2 tháng ở -40 và -20oC biến đổi rất ít
Sau 9 ngày bảo quản ở 0oC nguyên liệu bị ươn thối, lượng vi sinh cao (5,100,000
vi sinh/ g mẫu)
Sau 4 ngày bảo quản ở 6oC trong tủ mát, nguyên liệu bắt đầu hư hỏng, điểm cảm
quan ở mức kém (mùi:2,5 ; màu sắc: 2,0; cấu trúc: 2,2) lượng vi sinh vật ngày thứ
6 tăng lên đến mức 7,085,000 vi sinh/g mẫu
Trang 10
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy hải sản.
Biển Việt Nam ta dài và rộng, lại nằm trong vùng có nhiều chỗ gặp nhau của
các dòng nước và có khí hậu nhiệt đới, nên trữ lượng hải sản của ta khá lớn, có
giá trị kinh tế cao. Riêng cá đã có trên 100 loài, trong đó có hơn 40 loài có gí
trị kinh tế lớn. Nhiều số liệu khảo sát, kể cả số của Liên Hiệp Quốc đã nghiên
cứu trong các năm 1968-1974 cho thấy trữ lượng hải sản của nước ta đạt tới
khoảng 10 triệu tấn bao gồm cá tầng trên, cá tầng đáy và các loại tôm mực…
Thế giới đã có nhiều chương trình mở đường ra đại dương- nơi chẳng
những có khả năng cung cấp vô tận về khoáng sản, dầu khí mà còn là nơi cung
cấp cho con người nguồn thực phẩm khổng lồ, nguồn động vật và thực vật vô
cùng phong phú. Năm 1980 sản lượng cá thế giới đã hơn 70 triệu tấn và trong
những năm gần đây, sản lượng tôm cá khai thác của thế giới đã vượt khỏi mức
80 triệu tấn/ năm. Thủy sản đã chiếm tới khoảng 80% nguồn đạm động vật
trong bửa ăn của nguời Nhật cũng như của một số nước trên thế giới.
Bên cạnh những thuận lợi về trữ lượng thủy sản, về vùng khai thác
đánh bắt tương đối thuận lợi quanh năm, nước ta còn có diện tích mặt nước rất
lớn để phát triển nuôi tôm đồng, tôm nước lợ, cá, đặc biệt là phát triển mô hình
nuôi lươn quy mô công nghiệp. Với một sản lượng thủy sản thu hoạch lớn sẽ
bị hư hỏng chủ yếu do vi sinh vật phát triển, protein bị phân hủy.
Để giải quyết vấn đề trên có thể ngăn chặn sự phát triển vi sinh vật
bằng cách bảo quản nguyên liệu ở điều kiện nhiệt độ thấp như làm lạnh và
lạnh đông nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Đề tài “Bảo quản lươn bán thành
phẩm theo phương pháp lạnh” được tiến hành để giải quyết vấn đề cấp bách
trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ hư hỏng của sản phẩm lươn đồng ở từng chế độ nhiệt
độ bảo quản ở những thời gian khác nhau nhằm xác định thời gian bảo quản
nguyên liệu lươn.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Gồm 3 nội dung
Ø Khảo sát chỉ tiêu cấu trúc, màu sắc, mùi của sản phẩm lươn ở các chế
độ nhiệt độ khác nhau
Trang 11
Ø Khảo sát tổng số vi sinh vật ở sản phẩm lươn khi bảo quản ở các nhiệt
độ khác nhau
Ø Xác định hàm lượng NH3 trong sản phẩm lươn khi bảo quản ở các chế
độ nhiệt độ khác nhau theo thời gian.
Trang 12
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. KỸ THUẬT LÀM LẠNH
2.1.1. Lịch sử ngành lạnh
Loài người đã biết bảo quản thịt thú bằng nước đá trong tự nhiên (băng,
tuyết) từ trước thế kĩ 15. Dần dần con người biết dùng hỗn hợp tuyết với muối
tạo thành hỗn hợp có nhiệt độ lạnh hơn để bảo quản thịt thú trong các hang
sâu.
Năm 1755, một bác sĩ người Scotland, Willam Cullen (1710-1790), đã
chế tạo đựơc nước đá bằng cách tạo chân không trong bình chứa nước; nước
trên mặt bốc hơi nhanh làm lạnh, số nước còn lại đông thành đá.
Năm 1820 Charles chế tạo ra máy sản xuất nước đá nhân tạo bằng hỗn
hợp sinh hàn (tuyết và muối theo tỉ lệ 5/1). Ngành lạnh bắt đầu phát triển.
Mãi đến năm 1868 Charles Tellier chế tạo ra chiếc máy lạnh đầu tiên,
áp dụng nguyên tắc bốc hơi chất lỏng và thu hồi để làm ngưng tụ lại trong chu
trình kín. Ông dùng máy lạnh này để trữ thịt trên tàu “Frigorigfique” đi từ
Rouen đến Buenos trong 105 ngày. Công trình này của ông đã đưa ngành lạnh
bước sang một trang mới.
Cho đến ngày nay, công nghiệp lạnh đã tiến một bước khá xa trên thế
giới với nhiều loại hệ thống làm lạnh như: Tủ lạnh, máy điều hòa không khí,
phòng lạnh, phòng lạnh đông.
2.1.2. Khái niệm lạnh
Lạnh là một trạng thái của vật chất khi nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt
độ môi trường xung quanh mà ta cảm nhận được trong điều kiện bình thường
của khí trời bằng các giác quan, kinh nghiệm và phương tiện khoa học kỹ
thuật
Có 4 trạng thái lạnh:
Ø Lạnh thường: khi nhiệt độ dưới +20oC và trên nhiệt độ đóng băng: tdb <
t < +20oC
Ø
Lạnh đông: khi nhiệt độ dưới nhiệt độ đóng băng và trên -100oC: -
100oC < t < tdb
Trang 13
Ø Lạnh thâm độ: khi nhiệt độ dưới -100oC và trên -200oC: -100oC < t < -
200oC
Ø Lạnh tuyệt đối: trong khoảng -200 đến -272,9999oC
2.1.3. Ý nghĩa của việc làm lạnh
Làm lạnh hay ướp lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống
gần đến điểm đóng băng để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, giảm tốc độ
hư hỏng sản phẩm.
2.1.4. Công dụng của việc làm lạnh
2.1.4.1. Tác dụng của nhiệt độ thấp
Năm 1745, nhà bác học Nga Lơmônôxốp trong một luận án nổi tiếng
Bàn về nguyên nhân của nóng và lạnh đã cho rằng: “Những qúa trình sống và
thối rữa được được làm nhanh lên do nhiệt độ và chậm đi do lạnh”.
Thật vậy, sự biến đổi của thực phẩm điển hình là thủy sản tăng nhanh ở
nhiệt độ cao (40- 50) cho đến sự hư hỏng, ươn thối do hoạt hóa của men phân
giải (enzym) của bản thân thủy sản và của vi sinh vật. Chủ yếu và chính là vi
sinh vật làm hư hại toàn thủy sản, gây độc tính và mùi hôi thối.
Bảng 2.1 Phân loại vi khuẩn theo nhiệt độ
Phạm vi nhiệt độ
Vi khuẩn
Thấp nhất Thích hợp nhất Cao nhất
Vi khuẩn ưa
lạnh 0
oC 15÷20oC 30oC
Vi khuẩn ưa ẩm 10÷20oC 20÷40oC 45oC
Vi khuẩn ưa
nóng
40÷90oC 50÷55oC 50÷70oC
(Nguồn Trần Đức Ba- Nguyễn Văn Tài, 2003. Công nghệ lạnh thủy sản )
Số liệu trong Bảng 2.1 cho thấy mức nhiệt độ thấp nhất mà vi khuẩn
hoạt động được là 0oC. Vì vậy nếu hạ nhiệt độ sản phẩm, nguyên liệu thủy sản
xuống dưới 0oC thì vi sinh vật sẽ bị ức chế, kìm hãm quá trình phát triển.
Một số vi khuẩn ngừng phát triển ở -3oC, một số ngừng ở -5oC và số
thứ 3 ngừng ở -10oC. Tuy vậy ở -10oC vẫn còn microcus phát triển chậm. Nấm
mốc chịu đựng lạnh tốt hơn, tuy đại đa số ngừng phát triển ở -10oC, cho thấy
có xuất hiện mucor, penicellium.
Trang 14
2.1.4.2. Tầm quan trọng của làm lạnh đối với thủy sản
Ướp lạnh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong ngành chế
biến thủy sản để ngăn ngừa sản phẩm bị hư hỏng lãng phí. Làm lạnh có ưu
điểm rất lớn trong ngành thủy sản vì:
Về bản chất, phần lớn thủy sản thích ứng tốt với phương pháp này và
được bảo quản nhanh, hữu hiệu. Bản chất thủy sản rất mau hư, hơn nữa mang
nặng tính chất mùa vụ, có những lúc bội thu. Làm lạnh sẽ giảm thiểu tối đa về
hao hụt số lượng, chất lượng thủy sản.
Về kỹ thuật, phương pháp này có khả năng giải quyết cùng một lúc các
thủy sản tại nơi đánh bắt. Ngoài ra, có thể linh động sức sản xuất của các cơ sở
chế biến và có thể điều chỉnh trang bị theo ý muốn.
Về kết quả, bảo toàn được tối đa những thuộc tính tự nhiên của thủy
sản, giữ gìn được hương vị, phẩm chất của thủy sản như lúc ban đầu.
2.1.5. Hiệu quả và phạm vi ứng dụng kỹ thuật làm lạnh thủy sản
Làm lạnh hay ướp lạnh với nhiệt độ 0÷1oC là làm trì hoãn tác dụng tự
tiêu và tác dụng phân hủy của vi sinh vật chứ không ức chế hoàn toàn các tác
dụng này. Bởi vậy nếu ướp lạnh lâu, thủy sản vẫn bị ươn.
Sự ươn thối của thủy sản thông thường phát khởi từ bên ngoài vào
trong và những thớ thịt bị ung thối là do từ bên ngoài nhiễm vào hơn là từ
trong ruột. Bởi vậy việc mổ bụng cá lấy ruột vì e sợ cá chống thối chỉ là việc
sau này phải làm khi thực hiện làm lạnh đông để bảo quản lâu dài. Da và đầu
thường là chổ sinh nở vi khuẩn nhiều nhất. Bởi vậy nếu làm lạnh trong thời
gian ngắn (trong ngày) để vận chuyển thủy sản từ nơi đánh bắt đến nơi tiêu thụ
thì việc làm lạnh bằng nước đá là phương pháp giản tiện nhất. Nhưng nếu phải
làm lạnh dài hơn do phải vận chuyển thủy sản trên lộ trình xa thì việc làm
lạnh, đặc biệt là việc ướp đá, không còn hiệu quả nữa. Dù với tỷ lệ 1kg nguyên
liệu với 2kg đá bào, nhiệt độ trong thân thủy sản chỉ có thể đạt 5÷10oC tùy
nhiệt độ ngoài trời. Vả lại, dù có tăng lượng nước đá lên bao nhiêu đi nữa cũng
không thể nào đạt được nhiệt độ dưới -5oC để có thể kìm hãm sản phẩm biến
chất và ươn thối. Tuy nhiên, nếu đưa nhiệt độ lạnh dưới điểm đóng băng của
thủy sản, hiện tượng lạnh đông chậm xảy ra, tạo nên những hạt đá trong thớ
thịt, xứ rách tế bào, tạo điều kiện may ươn thối và nhất là làm thiệt hại chất
lượng thủy sản tươi. Do đó ướp đá thủy sản cần thực hiện nhanh để đảm bảo
thuộc tính của thủy sản trước khi vi sinh vật và men phân giải xúc tiến hoạt
động.
Trang 15
Tóm lại, kỹ thuật làm lạnh là để duy trì, và giữ nguyên trạng thái ban
đầu của thủy sản trong thời gian ngắn trước khi hư hỏng do tiến độ hoạt động
của vi sinh vật và enzym. Do vậy, kỹ thuật làm lạnh được ứng dụng trong việc
bảo quản nguyên liệu thủy sản tươi sống tạm thời trước khi đưa đi chế biến
tiêu thụ hay chế biến lạnh đông.
2.1.6. Một số phương pháp làm lạnh nguyên liệu thủy sản
2.1.6.1. Ướp đá
Nguyên lý: Một con cá khi mới đánh lên, nhiệt độ cơ thể cá tương tự
như nhiệt độ của nước (25oC). Cho cá vào nước đá tiếp xúc với nhau, cá thu
nhiệt lạnh của nước đá để hạ nhiệt xuống đến 0÷2oC và nước đá hút nhiệt độ
cao của cá và tan chảy ra thành nước. Quá trình làm lạnh ổn định nếu nước đá
vẫn tiếp xúc đầy đủ với cá và tiếp tục tan chảy. Đó là hiện tượng trao đổi
nhiệt.
Có 2 Phương pháp ướp đá
Ø Ướp xóa, nước đá và thủy sản trộn đều vào nhau: 5kg thủy sản trộn với
5 hoặc 10kg nước đá tùy tỷ lệ.
Ø Ướp luân phiên, xếp lần lượt một lớp thủy sản, một lớp nước đá dày
khoảng 0,5dm và trên cùng là một lớp nước đá.
2.1.6.2. Kỹ thuật làm lạnh bằng không khí lạnh
Thủy sản được cho vào phòng và không khí trong phòng được hạ nhiệt
độ xuống đến 0- 2oC bằng máy lạnh. Như vậy, muốn làm lạnh bằng không khí
phải trang bị máy móc, nhưng bù lại, kỹ thuật này có lợi điểm là có thể tạo
nhiệt độ dưới 0 dễ dàng và duy trì một nhiệt độ nhất định.
Tác dụng làm lạnh của không khí lạnh là hiện tượng đối lưu: không khí
tiếp xúc thủy sản, tăng nhiệt, di chuyển lên trên và không khí lạnh ở nơi khác
đên thay vị trí. Có thể tăng tốc độ chuyển động của không khí bằng hệ thống
quạt gió, do đó tăng tốc độ làm lạnh. Tuy nhiên nếu tốc độ gió thổi > 10m/s thì
hầu như không tăng thêm khả năng truyền lạnh trái lại sẽ tăng quá trình oxy
hóa thủy sản, tăng quá trình hơi ẩm từ bề mặt thủy sản, gây tổn thất khối
lượng.
Trang 16
2.2. KỸ THUẬT LẠNH ĐÔNG
2.2.1. Mục đích làm lạnh đông
Làm lạnh đông thủy sản là hạ nhiệt độ, làm chậm sự hư hỏng của thủy
sản, sao cho đến khi rã đông, ta không thể phân biệt được thủy sản đông lạnh
và thủy sản tươi sống.
Nhu cầu làm lạnh đông và trữ đông ngày càng tăng khi mà việc bảo
quản thủy sản bằng ướp nước đá hay làm lạnh bằng không khí lạnh không
thích hợp với thời gian bảo quản lâu dài. Bảo quản thủy sản bằng ướp lạnh chỉ
phù hợp trong vài ngày hoặc tối đa một vài tuần, trong khi ướp đông và trữ
đông cho phép bảo quản thủy sản nhiều tháng hay có thể kéo dài đến một năm
hay hơn nửa.
Bảo quản thủy sản bằng ướp đông có một số ứng dụng. Nếu nơi đánh
bắt xa cảng cá và việc vận ch